You are on page 1of 4

Chuyên đề 5 : ÁNH TRĂNG

TÁC GIẢ: Nguyễn Duy

I/ Tìm hiểu chung:


1. Tác giả:
- - Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ- Quê quán: Xã Đông
Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)
- - Sự nghiệp sáng tác:
-     + Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba
-     + Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với
chùm thơ vô cùng xuất sắc.
-     + Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
-     + Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về
Văn học Nghệ thuật
-     + Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và
em”…
- - Phong cách sáng tác: Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều
sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành từ cuộc khánh
chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông giàu chất triết lý thiên về chiều sâu
nội tâm với những trăn trở day dứt, suy tư về những vấn đề của cuộc
sống

2. Tác phẩm
a.Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ sáng tác năm 1978, 3 năm sau khi kết thúc
chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đây là thời kì
máu lửa đã đi qua, nhân dân được sống trong hòa bình giữa những những
tiện nghi, hiện đại nên đã quên đi gian lao, nghĩa tình quá khứ
-Nguyễn Duy thuộc con người từng trải qua bao gian khổ, chứng kiến
những hi sinh mất mát của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng
sống gắn bó với thiên nhiên tình nghĩa.’ÁNH TRĂNG’ được viết trong
bối cảnh cảm xúc đó là một lần giật mình của Nguyễn Duy trước sự lãng
quên
b.Thể loại/ Ý nghĩa nhan đề: thể thơ 5 chữ
Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời
người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó
nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”,
thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là
biết thức tỉnh lương.
Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc. “Ánh trăng”
có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ
thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự
nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

c.Bố cục của bài thơ:

- Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả
và vầng trăng trong hiện tại

- Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về

- Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng

II/ Đọc tìm hiểu chi tiết


1. Hai khổ thơ đầu: Trăng quá khứ
- bài thơ mở đầu bằng một hoài niệm bắt đầu bằng quá khứ rất xa, khi đó
vầng trăng gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ, nhất là những
gian lao của chiến tranh.
-Trăng là hình ảnh của thiên nhiên: hồn nhiên, tươi mát, thơ mộng, gợi
lên vẻ đẹp và sự thanh bình.
-Trong những năm tháng chiến tranh, người lính xông pha trận mạc, gắn
bó với những cánh rừng, thiên nhiên, đất nước, mọi niềm vui, nỗi buồn
đều gắn bó với những đêm trăng.Trăng vì thế mà trở thành bạn, thành tri
kỷ, đồng hành trên mỗi bước đường gian lao. Trăng hiện diện như hình
ảnh quá khứ, hiện thân của những ký ức chan hòa tình nghĩa. Vầng trăng
đã được nhân hóa để trở thành người bạn ân tình, ân nghĩa của nhân vật
chữ tình.
2. Hai khổ thơ tiếp: Trăng hiện tại
3. Với sự gắn bó ân tình tưởng như không bao giờ quên vầng trăng tình
nghĩa ấy nhưng hoàn cảnh sống thay đổi đã khiến người ta quên lãng
vầng trăng xưa. Tác phẩm không chỉ là 1 địa điểm khác mà còn 1 hình
ảnh của một cuộc sống mới, của hòa bình khi chiến tranh đã đi qua.
Ánh điện, cửa gương là hình ảnh của cuộc sống tiện nghi, hiện đại,
tạo ra sự đối lập với hoàn cảnh sống của con người trong quá khứ.
Sống trong hoàn cảnh mới, con người đã có sự thay đổi, vầng trăng
tình nghĩa, tri kỷ trở thành người dưng xa lạ, con người sống trong
đầy đủ, tiện nghi, êm ấm, đã có tình hoặc vô tình quên đi quá khứ gian
khổ.
4. Lãng quên vô tình có thể là mãi mãi nếu không có một bất ngờ khiến
hoàn cảnh bài thơ được đẩy đến bước ngoặt mới. Trong khoản khắc
bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh sáng người ta không khỏi ngỡ ngàng,
bàng hoàng khi nhận ra vầng trăng vẫn tròn đầy nguyên vẹn như xưa.
Trăng thiên nhiên không phải khi tắt điện mới đột ngột xuất hiện mà
đột ngột là trạng thái cảm xúc bất ngờ của con người khi nhận ra trăng
vẫn tròn, vẫn tỏa sáng, vẫn đồng hành cùng mình.
III/ Hai khổ thơ cuối: suy ngẫm về trăng
5. Khổ thơ thứ 5 đã diễn tả lỗi cảm xúc mãnh liệt của nhân vật chữ tình
khi đối diện với trăng. Khi ng và trăng đối mặt thì những kỷ niệm,
tình cảm xưa đã trở về. Sự xuất hiện của trăng đã tác động mạnh mẽ
làm thức tỉnh cảm xúc và lương tâm con ng. Nguyễn Du gặp lại ánh
trăng như gặp lại ng bạn tuổi thơ, ng bạn sát cánh kề bên trong những
năm tháng gian khổ. Vầng trăng nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên
những năm tháng gian khổ ấy. Tác giả không giấu được niềm xúc
động mãnh liệt của mình. Vầng trăng nhắc nhở tác giả đừng quên tình
đồng chí, đồng đội, tình bạn, những ng đã từng đồng cam cộng khổ,
chia ngọt sẻ bùi trong những năm tháng chiến đấu đầy gian nan thử
thách. Nhà thơ đối diện với vầng trăng, với ng bạn tri kỷ mà mình đã
quên lãng chính là hiện tại, đối diện với quá khứ, vô tình bạc bẽo đối
diện với thủy chung. Đối diện với trăng, con ng soi mình vào quá khứ,
vào một thời họ đã quên lãng, Trăng gợi bao liên tưởng, gợi cả hình
ảnh của hiện tại: sự giàu đẹp và nỗi vất vả, gian lao, niềm tin và hy
vọng, sự lớn lao, hùng vĩ của thiên nhiên cùng với sức mạnh của con
ng trong cuộc sống. Khổ thơ cuối đã thể hiện những suy ngẫm của ng
về trăng, những triết lý nhân sinh sâu sắc này, trăng và ng như có sự
đối lập. Trăng là biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng, không thay
đổi, cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ.
Cho dù con ng đổi thay nay vô tình quên lãng, ánh trăng không một
lời trách cứ, gọi lên ánh nhìn nghiêm khắc mà bao dung, tình cảm,
tấm lòng của trăng cũng chính là tình đồng đội, đồng bào. Cái giật
mình ấy thể hiện những suy nghĩ, trăn trở, tự đối tranh với chính mình
để sống tốt hơn, “giật mình” để không chìm vào quên lãng, không
đánh mất quá khứ. Dòng thơ cuối dồn nén bao tâm sự, là lời sám hối,
ăn năn, không được cất lên nhưng chính vì thế càng trở lên ám ảnh,
day dứt. Qua đó nhà thơ muốn nhắc nhở mọi ng về lẽ sống, đạo lý ân
tình, thủy chung
IV/ TỔNG KẾT: SGK
6. Từ một câu chuyện riêng bài thơ đã cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía
về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian khổ mà tình
nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị.
7. Bài thơ có sức khái quát lớn dù chỉ xuất phát từ 1 câu chuyện riêng.
Không chỉ thành công ở triết lý sâu xa của nhân vật trữ tình, tác phẩm
còn thành công ở kết cấu và giọng điệu thơ. Bài thơ là sự kết hợp hài
hòa giữa tự sự và trữ tình. Thể thơ 5 chữ phù hợp với chất tự sự được
kể bằng giọng kể tâm tình, thấm thía. Cách trình bày các chữ cái đầu
dòng thơ không viết hoa làm cho sự việc diễn ra liền mạch về ý tưởng
cũng như về hình ảnh thơ, nhịp thơ trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng
theo lời kể.

LUYỆN TẬP:

You might also like