You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUY TRÌNH


TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU ĐẬU XANH
NGUYÊN HẠT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY
TNHH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN MR.BEAN

Sinh viên : Lê Thị Xuân Viên


Chuyên ngành : Kinh doanh quốc tế
Khóa : 43
GVHD : ThS. Dương Ngọc Hồng

NĂM 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUY TRÌNH


TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU ĐẬU XANH
NGUYÊN HẠT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY
TNHH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN MR.BEAN

Sinh viên : Lê Thị Xuân Viên


Chuyên ngành : Kinh doanh quốc tế
Khóa : 43
GVHD : ThS. Dương Ngọc Hồng

NĂM 2020
i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý doanh nghiệp Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Chế biến Nông sản Mr.Bean đã tạo điều kiện cho tôi được học hỏi và
làm việc thực tế tại Công ty. Đặc biệt là anh Lê Sài Gòn – phụ trách trực tiếp hướng dẫn
thực tập cho tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc trau dồi những kinh nghiệm làm việc
thực tiễn và luôn luôn sẵn sàng trao đổi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Dương Ngọc Hồng –
giảng viên hướng dẫn học kỳ doanh nghiệp của tôi đã trực tiếp giúp đỡ và chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cô là một giảng viên cực kỳ tâm
huyết, cô rất nhiệt tình trong việc phản hồi bất kể lời thắc mắc nào từ sinh viên, hướng
dẫn từ những sai sót nhỏ nhất. Điều đó khiến tôi thật sự rất trân trọng và quý mến cô.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến với toàn thể Quý Thầy cô thuộc khoa Kinh
doanh quốc tế - Marketing, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình
truyền đạt vô vàn những kiến thức bổ ích và quý báu trong suốt khoảng thời gian học
tập tại trường. Và xin gửi lòng biết ơn đặc biệt đến thầy Bùi Thanh Tráng – phụ trách
giảng dạy bộ môn Quản trị Xuất nhập khẩu, đã giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về lĩnh vực
này, đem lòng yêu thích và thực sự muốn nghiêm túc tìm hiểu về Xuất Nhập khẩu của
Việt Nam nhiều hơn thế nữa.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều!

Trân trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2020


Tác giả ký tên

Lê Thị Xuân Viên


ii

LỜI CAM KẾT


Tôi tên là Lê Thị Xuân Viên, là tác giả của luận văn tốt nghiệp mang tên “Giải pháp
nâng cao hiệu quả trong quy trình triển khai đơn hàng xuất khẩu đậu xanh nguyên hạt
sang thị trường Mỹ tại Công ty TNHH Chế biến Nông sản Mr.Bean”. Tôi xin cam đoan
rằng nội dung của luận văn này là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng
viên phụ trách Thạc sĩ Dương Ngọc Hồng. Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu được
trình bày trong khóa luận này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu, bảng biểu được chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau
nhằm phục vụ cho việc phân tích và đánh giá đã được trích dẫn cụ thể và rõ ràng trong
phần tài liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2020


Tác giả ký tên

Lê Thị Xuân Viên


iii

BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP


iv

BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC KỲ DOANH NGHIỆP CỦA GVHD

TÊN SINH VIÊN: MSSV: LỚP:


ĐƠN VỊ THỰC TẬP: _

GVHD
ĐIỂM TỐI
TIÊU CHÍ CHẤM
ĐA
ĐIỂM
PHẦN 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP 15
1. Nội dung (thông tin chi tiết, cụ thể, bám sát quá trình thực tập, bài học rút
10
ra…)
2. Hình thức trình bày (hình thức trình bày theo quy định, cách thức trích
5
dẫn, bố cục chuyên nghiệp…)
PHẦN 2: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 45

1. Nội dung
(hiểu biết về doanh nghiệp tốt, nội dung mang tính thực tiễn cao, phù
hợp với chương trình đào tạo, tính logic, tính đầy đủ, tính sáng tạo 20
trong xác định vấn đề hoặc xây dựng giải pháp…)
2. Kỹ năng nghiên cứu độc lập
(tìm kiếm tài liệu đầy đủ và phù hợp, phân tích/đánh giá thông tin,
phương pháp nghiên cứu phù hợp, hoàn thành bám sát tiến độ kế 5
hoạch…)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
(xác định vấn đề chính xác, xây dựng cơ sở đề xuất phù hợp với chuyên
môn, xây dựng và chi tiết hóa bộ giải pháp mang tính thực tiễn và khả 10
thi…)
4. Hình thức trình bày
(văn phong rõ ràng, súc tích, không có lỗi ngữ pháp, văn phạm,trình bày
5
theo đúng quy định….)
5. Thái độ, hành vi
(chuyên nghiệp, trung thực, cầu tiến, quản trị thời gian, chủ động, tích
5
cực…)

TỔNG ĐIỂM 60

Họ & tên GVHD:


Chữ ký: Ngày:
v

TÓM TẮT
Xuất khẩu Nông sản đang dần trở thành lĩnh vực đóng góp nhiều GDP cho nền kinh
tế nước nhà, được phát triển trong điều kiện kinh tế Hội nhập và hàng loạt những hiệp
định thương mại ra đời. Điều này là cơ sở là bàn đạp để các doanh nghiệp nông sản Việt
Nam phát triển và đầu tư. Đồng nghĩa với việc môi trường cạnh tranh trong ngành chế
biến và xuất khẩu nông sản sẽ ngày một gay gắt hơn. Để phát triển và khẳng định được
vị thế cho mình thì cá nhân doanh nghiệp trong lĩnh vực này không chỉ cung cấp sản
lượng sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn phải trôi chảy trong quy trình
thực hiện hợp đồng xuất khẩu, hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng và chính xác
phù hợp với chi phí thỏa thuận. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Chế biến
Nông sản Mr.Bean chuyên chế biến đậu xanh nguyên hạt xuất khẩu sang nhiều thị
trường hấp dẫn, với phạm vi nghiên cứu quy trình trong Công ty từ giai đoạn 2017 đến
2019, tác giả đã nhận ra trong quy trình còn tồn đọng nhiều vấn đề hạn chế, bất cập tuy
nhỏ và có khi có vấn đề không trực tiếp nằm trong quy trình nhưng cũng ảnh hưởng khá
lớn đến cả quy trình, nếu không nhanh chóng cải thiện trong tương lai có thể sẽ khiến
doanh nghiệp tụt lùi so với nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Nhận thấy được điều
đó, tác giả đã lựa chọn đề tài này với mục đích là để phân tích và nghiên cứu, từ đó đưa
ra những đề xuất về một số giải pháp thiết thực với mong muốn sẽ góp phần chút ít vào
sự cải thiện, nâng cao hiệu quả trong quy trình triển khai đơn hàng của Công ty trong
tương lai. Để chi tiết hơn thì tác giả đã đưa ra giải pháp cho khâu tìm kiếm khách hàng
và ký kết hợp đồng thông qua công việc cụ thể như xây dựng quy trình Marketing xuất
khẩu để tìm nguồn khách mới, trau dồi kỹ năng cho bộ phận Sales, chú trọng công tác
chăm sóc khách hàng; giải pháp cho khâu chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu bao
gồm các công việc như tìm nguồn cung đậu xanh tốt hơn, phát triển đa dạng các loại đậu
xuất khẩu, hay hoàn thiện công tác chuẩn bị chứng từ liên quan đến khâu này. Ngoài ra
sẽ có thêm một số giải pháp nằm ngoài quy trình nhưng ảnh hưởng khá lớn đến quy
trình như giải pháp cải thiện nguồn nhân lực hay giải pháp nâng cấp hệ thống cơ sở vật
chất và cập nhật thông tin nhanh chóng.
Thông qua việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quy
trình như thế , tác giả rất hy vọng luận văn này cũng sẽ là nguồn tham khảo cho các
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản khác để tìm ra những mặt hạn chế còn tồn
tại ở doanh nghiệp và đưa ra phương hướng phát triển hiệu quả hơn.
vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... ii
BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................ 3iii
BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................iv
TÓM TẮT........................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ..................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
MR.BEAN VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP .....................................................................3
1.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp ...............................................................3
1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ..................................................3
1.1.2 Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý Công ty ..................................................5
1.1.3 Những đặc điểm về sản phẩm đậu xanh chủ lực của Công ty ....................6
1.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty từ 2017 – 2019 .........8
1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 – 2019 ...................................9
1.2 Giới thiệu về bộ phận thực tập .........................................................................10
1.2.1 Giới thiệu đôi nét về phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty ......10
1.2.2 Giới thiệu chi tiết về công việc của vị trí thực tập ....................................10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG XUẤT
KHẨU ĐẬU XANH NGUYÊN HẠT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY
TNHH MR.BEAN .........................................................................................................12
2.1 Phân tích sơ lược về quy trình triển khai thực hiện hợp đồng xuất khẩu đậu xanh
nguyên hạt cho khách hàng Mỹ tại Công ty TNHH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
MR.BEAN .................................................................................................................12
2.1.1 Sơ đồ tổng quát quy trình ..........................................................................12
2.1.2 Diễn giải quy trình tổng quát ....................................................................12
2.1.3 Cụ thể một quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu đậu xanh nguyên hạt
cho khách hàng Mỹ tại Công ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean...................15
vii

2.2 Đánh giá cá nhân về quy trình triển khai đơn hàng xuất khẩu đậu xanh nguyên
hạt sang thị trường Mỹ của Công ty TNHH MR.BEAN ...........................................34
2.2.1 Phương pháp thực hiện..............................................................................34
2.2.2 So sánh thực tế và lý thuyết ......................................................................35
2.2.3 So sánh quy trình triển khai đơn hàng của một số Công ty xuất khẩu nông
sản khác trên toàn cầu và Công ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean ...............37
2.2.4 Những điểm mạnh và hạn chế của doanh nghiệp trong quy trình triển khai
đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty TNHH Mr.Bean .................39
2.2.5 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy trình triển
khai đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty TNHH Mr.Bean..........41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................43
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU ĐẬU XANH
NGUYÊN HẠT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY TNHH MR.BEAN ......44
3.1 Thực trạng về xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ .............44
3.1.1 Cơ hội ........................................................................................................44
3.1.2 Thách thức .................................................................................................47
3.2 Các định hướng phát triển của Công ty Chế biến nông sản Mr.Bean đến năm
2025 . .........................................................................................................................48
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quy trình triển khai đơn hàng xuất
khẩu đậu xanh nguyên hạt sang thị trường Mỹ của Công ty .....................................49
3.3.1 Giải pháp cho khâu tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng mới..........49
3.3.2 Giải pháp cho khâu chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu .................52
3.3.3 Một số giải pháp nằm ngoài quy trình triển khai đơn hàng nhưng ảnh hưởng
lớn đến tổng quan quy trình ...................................................................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................58
KẾT LUẬN ..................................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................60
PHỤ LỤC 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP ..........................................................................62
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN ........................................................82
viii

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

Thông tin tổng quan về Công ty TNHH Chế biến Nông sản
1.1 3
Mr.Bean

1.2 Thông tin đặc điểm giống đậu xanh chủ lực của Công ty 6

1.3 Tình hình xuất khẩu qua các thị trường từ năm 2017 - 2019 8

1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2017-2019 9

Điểm khác biệt trong quy trình triển khai hợp đồng xuất khẩu của
2.1 một số Công ty khác so với Công ty TNHH Chế biến nông sản 37
Mr.Bean

3.1 Đề xuất chiến lược 4P cơ bản 51

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ Nội dung Trang

Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Công ty TNHH Chế biến Nông sản
1.1 5
Mr.Bean

Sơ đồ tổng quát về quy trình triển khai thực hiện một hợp đồng
2.1 xuất khẩu đậu xanh của Công ty TNHH Chế biến nông sản 12
Mr.Bean

3.1 Quy trình marketing xuất khẩu 50


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình Nội dung Trang


Hợp đồng xuất khẩu đậu xanh cho khách hàng Mỹ đã thực hiện
2.1 16
của Công ty TNHH Mr.Bean
2.2 File theo dõi tiến độ sản xuất 17
INVOICE xuất khẩu đậu xanh cho khách hàng Mỹ của Công ty
2.3 18
TNHH Mr.Bean
Giấy chứng nhận đóng gói xuất khẩu đậu xanh cho khách hàng Mỹ
2.4 19
của Công ty TNHH Mr.Bean
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất khẩu đậu
2.5 21
xanh cho khách hàng Mỹ của Công ty TNHH Mr.Bean
Giấy chứng nhận hun trùng cho lô hàng xuất khẩu đậu xanh cho
2.6 22
khách hàng Mỹ của Công ty TNHH Mr.Bean
2.7 Trang website shipping line tra cứu lịch tàu 23
2.8 Trang website theo dõi lô hàng đang đi 25
2.9 Giao diện của phần mềm khai báo Hải quan 26
2.10 Giao diện chính tờ khai xuất khẩu 27
2.11 Giao diện khai đơn vị xuất khẩu của tờ khai xuất khẩu 27
2.12 Giao diện khai báo cấp số định danh hàng hóa 28
2.13 Giao diện khai thông tin vận đơn của tờ khai xuất khẩu 28
2.14 Giao diện khai thông tin hóa đơn của tờ khai xuất khẩu 28
2.15 Giao diện khai thông tin thuế và bảo lãnh của tờ khai xuất khẩu 29
Giao diện khai thông tin thông số container trong nghiệp vụ khác
2.16 29
của tờ khai xuất khẩu
2.17 Giao diện khai thông tin container của tờ khai xuất khẩu 29
2.18 Giao diện khai thông tin danh sách hàng hóa của tờ khai xuất khẩu 30
Giấy chứng nhận xuất xứ cho đơn hàng xuất khẩu đậu xanh của
2.19 33
Công ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean
3.1 Dự báo dân số Hoa Kỳ trong tương lai 44
Tỷ trọng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang một số thị trường chính
3.2 45
trong 7 tháng đầu năm 2019
x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc


ASEAN
gia Đông Nam Á
B/L Bill of Lading – Vận đơn
C/O Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
CIF Cost Insurance Freight – Giá thành, Bảo hiểm, Cước
FCL Full Container Loading – Hàng nguyên container
FWD Forwarder – Đơn vị chuyển tiếp hàng hóa, giấy tờ
GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
L/C Letter of Credit – Tín dụng thư
S/I Shipping Instruction – Hướng dẫn vận chuyển
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
USD United States dollar – Đồng đô la Mỹ
VGM Verified Gross Mass – Xác định khối lượng container
XNK Xuất Nhập khẩu
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh thực tập
Ngày nay, nhờ vào sự phát triển vượt bật của nền kinh tế hội nhập đã giúp cho ngành
ngoại thương ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng GDP của cả nước. Từ đó hàng
loạt Công ty xuất nhập khẩu ra đời góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên
ngành này. Cùng với sự yêu thích và đam mê trau dồi thêm kiến thức về quy trình xuất
nhập và khai thác bộ chứng từ đã giúp tôi quyết định chọn lĩnh vực này để thực tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Và rất may mắn nộp đơn ứng tuyển và được nhận làm
thực tập sinh vị trí Sales Assistant tại Công ty Mr.Bean.
Trong khoảng thời gian thực tập 10 tuần theo quy định của trường, sự kỳ vọng lớn nhất
của tôi tại Công ty là làm quen được tất cả bộ chứng từ, tự bản thân thực hiện quy trình
của một hợp đồng xuất khẩu.
2. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển chiếm tầm quan trọng vượt bậc của kinh doanh quốc tế, không chỉ
xuất hiện nhiều các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mà còn đẻ ra hàng loạt doanh nghiệp
dịch vụ Logistics phục vụ cho quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hay nhập khẩu.
Chính vì những Công ty dịch vụ này ra đời sẽ khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế
biến nông sản Việt Nam dù không có kinh nghiệm xuất khẩu sang nước ngoài cũng có
thể hợp tác để mở rộng thị trường kinh doanh thành công tốt đẹp. Điều đó sẽ làm gia
tăng sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp với nhau và đặc biệt là gây nhiều
khó khăn hơn cho Công ty Mr.Bean nếu như quy trình triển khai đơn hàng tại Công ty
chưa được tốt sẽ dễ gây phiền toái về phía khách hàng hơn. Trong quá trình thực tập tại
doanh nghiệp là Công ty Chế biến nông sản đặc biệt là mặt hàng đậu xanh xuất khẩu
sang nhiều thị trường với chặng đường dài trên biển như Châu Mỹ, Châu Âu, tôi nhận
ra trong quy trình triển khai hợp đồng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề nhỏ nhưng có thể
sẽ ảnh hưởng lớn về lâu dài cho doanh nghiệp. Điều đó sẽ dễ làm cho kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp đi xuống và ảnh hưởng xấu đến lòng tin lâu dài từ khách hàng. Chính
vì thế mà tôi lựa chọn đề tài này để phân tích và nghiên cứu, cho ra một vài đề xuất về
giải pháp cho doanh nghiệp cải thiện quy trình được hiệu quả hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các quy trình hiện tại Công ty đang thực hiện sau đó so sánh với các quy
trình hiện có của các Công ty trên cùng lĩnh vực, ngành nghề; nhận xét những hạn chế
còn mắc phải từ đó đưa ra các đề xuất cải thiện.
2

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:


- Quy trình thực tế triển khai đơn hàng xuất khẩu đậu xanh nguyên hạt sang Mỹ của
Công ty là gì?
- Các yếu tố gây ra điểm hạn chế trong quy trình thực tế đó là gì?
- Các giải pháp cụ thể nào giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong quy trình thực tế
đó?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quy trình triển khai
và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ.
Phạm vi thời gian: thu thập số liệu của Công ty trong 3 năm gần nhất (2017-2019).
Phạm vi không gian: Công ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean.
5. Phương pháp thực hiện đề tài
Phỏng vấn trực tiếp để lấy thông tin: gặp trực tiếp phỏng vấn về công việc được thực
hiện từ anh Gòn hướng dẫn trong quá trình thực tập tại Công ty, từ đó đưa ra phương
hướng nghiên cứu và viết bài luận văn này.
Phương pháp thu thập và thống kê số liệu: tất cả số liệu thu thập được đều rất nhiều và
tràn lan, ban đầu sẽ chưa biết được số liệu hay thông tin nào là cần thiết để đưa vào luận
văn. Nên sau khi thu thập sẽ phân loại và sắp xếp vào những file cụ thể và dựa vào đó
sẽ thống kê được thông tin nào là cần thiết cho luận văn.
Phương pháp so sánh: so sánh số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh của kỳ trước
với kỳ sau, từ đó rút ra kết luận, nhận xét về một số tiêu chí hiệu quả về hoạt động kinh
doanh của Công ty. So sánh một vài tiêu chí khác biệt giữa một số Công ty xuất khẩu
nông sản cùng lĩnh vực trong nước với Công ty TNHH Mr.Bean.
Phương pháp phân tích, nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết: thực hiện phân tích quy trình
triển khai đơn hàng, tổng hợp tất cả những so sánh và phân tích đó để đưa ra kết luận,
đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp nâng cao và cải thiện quy trình thực hiện đơn
hàng xuất đi Mỹ một cách tối ưu nhất cho Công ty.
6. Bố cục khóa luận
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty và công việc thực tập.
Chương 2: Thực trạng triển khai đơn hàng xuất khẩu đậu xanh nguyên hạt sang thị
trường Mỹ tại Công ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc triển khai đơn hàng xuất khẩu
đậu xanh nguyên hạt sang thị trường Mỹ tại Công ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean.
3

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN NÔNG


SẢN MR.BEAN VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp
1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chế biến Nông sản Mr.Bean được thành lập
vào ngày 17/03/2014 và chính thức đi vào hoạt động ngày 20/03/2014. Giấy phép đăng
ký hoạt động kinh doanh lần đầu với mã số 1201466924 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Tiền Giang cấp vào ngày 17/03/2014.
Bảng 1.1: Thông tin tổng quan về Công ty TNHH Chế biến Nông sản Mr.Bean
Tên doanh nghiệp CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN MR.BEAN
Tên Tiếng Anh MR.BEAN AGRICO LIMITED COMPANY
Tên viết tắt MR.BEAN AGRICO CO,LTD
Trụ sở chính Ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang,
Việt Nam
Văn phòng đại Block A, Chung cư The Art – Gia Hòa, 532A Đỗ Xuân Hợp,
diện phường Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế 1201466924
Email mrbean@mrbeanco.com
Điện thoại (+84) 942.054.075
Fax (+84) 942.054.075
Giám đốc Nguyễn Thanh Trung
Lĩnh vực kinh Được thành lập từ năm 2014 tại tỉnh Tiền Giang với tên gọi là
doanh Công ty TNHH Chế biến Nông sản Mr.Bean. Công ty luôn
mong muốn phát triển và tạo dựng vị thế với những dự án xuất
nhập khẩu nông sản cung cấp cho thị trường trong nước và
xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản, Hàn Quốc,…
(Nguồn: Phòng kế toán)
1.1.1.2 Quá trình phát triển
Trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế quốc tế, không
một quốc gia nào phát triển nào mà không tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc
4

tế. Việt Nam cũng tham gia vào quá trình đấy đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước như hiện nay. Với mong muốn phát triển ngành xuất nhập
khẩu ở tỉnh Tiền Giang của giám đốc Nguyễn Thanh Trung, Công ty TNHH Chế Biến
Nông sản Mr.Bean được thành lập. Tính đến tháng 4 năm 2020, Công ty đã thành lập
được hơn 6 năm trong ngành xuất nhập khẩu nông sản ở thị trường quốc tế. Với nhu cầu
sử dụng cao, sản lượng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, nhập khẩu đậu của Việt
Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2012. Do sản lượng thế giới trong những năm qua ít
biến động giúp ổn định được giá cả, cùng với thu nhập bình quân tăng lên khiến người
tiêu dùng trong nước chi nhiều tiền hơn vào các sản phẩm nông sản. Công ty chuyên về
cung cấp đậu xanh tại Việt Nam và được vận hành bởi hơn 50 nhân viên được đào tạo
kĩ càng và có kinh nghiệm phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất. Công ty tập
trung đẩy mạnh nhập khẩu, cung cấp và xuất khẩu sang các thị trường lớn để khẳng định
vị trí cũng như thương hiệu của mình trên trường quốc tế. Lợi thế thành lập khi thị
trường xuất nhập khẩu trong nước đang được đẩy mạnh nhưng trong quá trình hoạt động
Công ty vẫn gặp không ít khó khăn về sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn hơn hay
các thị trường lớn nhưng qua đó, Công ty rút thêm nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong
nghề. Với chỉ hơn 6 năm kể từ khi thành lập, Công ty vẫn đang cố gắng phát huy tiềm
năng và khẳng định thương hiệu của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, đáp
ứng được các tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng và đảm bảo sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp.
1.1.1.3 Mục tiêu hoạt động
“Trở thành Doanh Nghiệp xuất khẩu, sản xuất, phân phối hàng đầu Việt Nam và
trường Quốc Tế ”. Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa lợi nhuận, tạo công ăn việc làm,
gia tăng phúc lợi xã hội và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh nhằm mang lại
niềm tin cho người tiêu dùng vào chất lượng của sản phẩm. Điểm tựa cho chiến lược
phát triển là những yếu tố chủ lực sau:
- Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.
- Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và nghiên cứu thị trường mới. Củng cố
hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường khó
tính đặc biệt là ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc,...
- Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng khác nhau.
5

1.1.1.4 Chức năng


Công ty Mr.Bean chuyên về hoạt động thu mua nông sản, chế biến và xuất khẩu như:
tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán ký kết hợp đồng, nhập hàng về nước. Ngoài ra, Công
ty còn chế biến nông sản, xuất khẩu và là người trực tiếp đáp ứng nhu cầu của khách
xuyên suốt quy trình làm hàng từ khâu nguyên liệu cho đến khi người mua nhận được
hàng. Mặt khác, Công ty còn mở rộng thêm kinh doanh các dịch vụ khác như: làm tư
vấn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu về những vấn đề có liên quan đến xuất nhập
khẩu. Và với những điểm mạnh của mình, Công ty vẫn luôn cố gắng phát triển để đáp
nhu cầu của thị trường hiện nay một cách hiệu quả nhất.
1.1.1.5 Sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Sứ mệnh:
- Đối với khách hàng: Cung cấp sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhu cầu, phấn
đấu trở thành nhà cung cấp nông sản lớn mạnh cho thị trường trong nước và quốc tế.
- Đối với nhân viên: Xây dựng không gian và môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn,
nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, lộ trình thăng tiến rõ
ràng và cơ hội phát triển hội nhập quốc tế cao.
Giá trị cốt lõi: Nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng tầm uy tín với khách hàng.
1.1.2 Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý Công ty
1.1.2.1 Sơ đồ cấu trúc tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Công ty TNHH Chế biến Nông sản
Mr.Bean

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH
PHÒNG KẾ PHÒNG KINH
CHÍNH NHÂN
TOÁN DOANH XNK
SỰ

BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN


SALES CHỨNG TỪ GIAO NHẬN

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)


6

1.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, đại diện cho Công ty chịu mọi trách nhiệm trước
pháp luật và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của Công ty trên
mọi phương diện. Giám đốc là người quyết định về các chính sách, chế độ của nhân viên
trong Công ty.
Phó giám đốc: là người có nhiệm vụ làm tham mưu cho giám đốc những điều cần thiết,
triển khai để thực hiện các quyết định của giám đốc; Phụ trách quản lý các phòng ban
chức năng theo phân công của giám đốc, tạo sự nhịp nhàng trong công tác quản lý.
Phòng kế toán: chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính, định mức, vốn lưu động cần
thiết đảm bảo cho quá trình kinh doanh; hạch toán việc thu chi và quyết toán kinh doanh
của Công ty.
Phòng hành chính - nhân sự: là nơi quản lý nguồn nhân sự trong Công ty, phụ trách
việc tuyển thêm lao động, chấm công cho công nhân; đào tạo, tổ chức các hoạt động tập
thể, gắn kết mọi người trong cùng Công ty lại với nhau, tạo mối quan hệ bền chặt.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: đóng vai trò hết sức quan trọng trong hiệu quả
kinh doanh, hoạt động chính trong lĩnh vực tìm kiếm, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh
doanh và triển khai hợp đồng. Được chia thành 3 bộ phận: bộ phận Sales, bộ phận chứng
từ và bộ phận giao nhận.
1.1.3 Những đặc điểm về sản phẩm đậu xanh chủ lực của Công ty
Bảng 1.2: Thông tin đặc điểm giống đậu xanh chủ lực của Công ty
Tên gọi giống - Đậu xanh 208
sản phẩm cung - Tên Tiếng Anh: Mungbean 208
cấp hiện tại - Tên viết tắt: ĐX 208
- Vòng đời ngắn (59 - 62 ngày), cao 60 - 70 cm.
- Có khả năng thích ứng với nhiều môi trường đất
- Nở hoa và chín đồng thời
Đặc điểm của
- Có màu xanh lá cây đánh bóng đậu - hình bầu dục
giống ĐX 208
- Về năng suất:
 Vụ Hè - Thu: 1,0-1,3 tấn/ha
 Vụ Đông - Xuân: 2,0-2,5 tấn/ha
- Trọng lượng mỗi hạt: 50-55gram.
7

- Giống này có thể canh tác trên nhiều loại đất tơi xốp, không
nhiễm phèn.
Kỹ thuật trồng - Số lượng giống sử dụng cho mỗi ha: 15-20kg/ha.
trọt - Khoảng cách: 50cmx20cmx02 cây/hốc hoặc 40cmx30cmx02
cây/hốc.
- Khai thác trong điều kiện thời tiết khô hoặc nắng.
- Trong vụ Đông Xuân, tưới nước để giữ độ ẩm của đất.
- Cách tưới: tưới bằng vòi hoa sen hoặc tưới rãnh, không tưới
ngập úng .
Đặc điểm thủy
- Luôn giữ độ ẩm thích hợp để cây phát triển tốt.
lợi
- Khi nở, áp dụng tràn ngập thủy lợi nhưng không bị úng.
- Khi gieo hạt và ra hoa, luôn giữ đủ nước cho hạt nảy mầm tốt
trong đất, ít rụng hoa, hạt đậu căng tròn.
- Giống này có thể trồng 03 vụ / năm. Tuy nhiên, nó phụ thuộc
Mùa vụ vào đất nền , thời tiết. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch đậu
xanh ở miền nam Việt Nam là vào tháng 4, tháng 8 và tháng
11.
- Thời gian thu hoạch: 60 – 65 ngày sau khi gieo.
- Thu hoạch 02 hoặc 03 lần tùy theo tình hình chín.
- Phương pháp thu hoạch: hoàn toàn bằng tay 100% cho mọi lần,
Đặc điểm thu
không dùng máy, không làm rụng lá bằng hóa chất trước khi
hoạch
thu hoạch.
- Sau khi thu hoạch lần 1, bón thêm phân Ure + Kali, liều lượng
bằng 1/3 tổng lượng phân bón được dùng cho lần 1.
(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)
Nhận xét:
Thông qua những thông tin về đặc điểm loại giống đậu xanh mà Công ty cung cấp ra
thị trường, thì ta có thể thấy Công ty rất kỹ càng trong việc đưa ra những quy chuẩn về
hạt cũng như quy cách trồng trọt như vậy, điều này có thể là minh chứng cho việc Công
ty rất tập trung vào chất lượng sản phẩm từ phía các nhà cung cấp cụ thể là phía nhà
nông để làm nguồn nông sản chủ lực cho công việc xuất khẩu của Công ty.
8

1.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty từ 2017 – 2019
Bảng 1.3: Tình hình xuất khẩu qua các thị trường từ năm 2017 - 2019
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Thị trường Tỷ Tỷ Tỷ
Trị giá Trị giá Trị giá
xuất khẩu trọng trọng trọng
(nghìn đồng) (nghìn đồng) (nghìn đồng)
% % %
Ấn Độ 29.089.012 33,00 25.460.457 30,45 31.524.009 33,15
Mỹ 17.125.457 19,43 19.003.145 22,73 21.320.467 23,09
Hàn Quốc 15.237.179 17,29 14.723.076 21,20 13.072.913 14,16
Nhật Bản 14.590.430 16,55 10.972.029 13,12 12.310.101 13,33
Các thị
12.097.202 13,73 13.457.230 12,51 14.091.005 15,26
trường khác
Tổng cộng 88.139.280 100 83.615.937 100 92.318.495 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)
Nhận xét:
Thông qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy Công ty Mr.Bean chủ yếu xuất khẩu mặt
hàng nông sản đậu xanh qua các thị trường như Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, và
một số thị trường khác. Và dễ dàng thấy được Ấn Độ, Mỹ và Hàn Quốc là 3 thị trường
trọng tâm và chủ yếu của Công ty đặc biệt là Ấn Độ với tỷ trọng cao nhất qua các năm,
là thị trường có tiềm năng rất lớn trong các thị trường xuất khẩu hiện nay Công ty đang
nắm giữ. Còn đối với thị trường Mỹ, là thị trường tiềm năng thứ 2 của Công ty, tỷ trọng
qua các năm đều tăng đều cụ thể năm 2019 tăng 0,36% so với năm 2018. Điều này cho
thấy Công ty hiện đang có xu hướng nắm giữ tốt mối quan hệ với các khách hàng Mỹ,
Công ty nên nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị trường Mỹ và mở rộng số
lượng khách hàng hơn nữa. Nắm bắt được nhu cầu đó của thị trường tiềm năng, Công
ty vẫn đang cố gắng hoàn thiện từng ngày để mang đến hàng hóa chất lượng cao và đảm
bảo nhất cho khách hàng.
9

1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 – 2019
Bảng 1.4: Bảng kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2017-2019
Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Doanh thu HĐKD 88.139.280 83.615.937 92.318.495

Chi phí HĐKD 79.479.230 77.297.890 81.910.011

Lợi nhuận trước thuế 8.660.050 6.318.047 10.408.484

Lợi nhuận sau thuế 6.928.040 5.054.437,6 8.326.787,2

(Nguồn: Phòng kế toán)


Nhận xét:
2017-2018: Qua bảng kết quả ta thấy năm 2018 Công ty đã gặp khá nhiều khó khăn
nên mới dẫn đến sự sụt giảm khá lớn về doanh thu và lợi nhuận như vậy. Là thời điểm
thị trường thế giới gặp nhiều thay đổi về giá xuất nhập khẩu và hàng rào thuế quan, tỷ
giá hối đoái thì bị biến động mạnh, cùng với những áp lực trong nước cũng như doanh
nghiệp gặp chút khó khăn về tài chính, nên đã ảnh hưởng đến kết quả của quy trình xuất
nhập khẩu mặt hàng nông sản. Cụ thể là doanh thu của Công ty vào năm 2018 giảm
mạnh 5,13% so với năm 2017 (tức 4.523.343.000 đồng), đã ảnh hưởng rất lớn đến tình
hình phát triển của doanh nghiệp. Vì thị trường diễn biến xấu nên chi phí chạy marketing
để kéo thị trường là rất lớn, lúc này Công ty vẫn đang thuê ngoài dịch vụ chạy quảng
cáo, thế nên mặc dù doanh thu giảm mạnh nhưng chi phí cũng giảm không đáng kể, cụ
thể chỉ giảm 2,74% so với năm 2017 (tức 2.181.340.000 đồng). Điều này phần nào phản
ánh được mức tiêu thụ của mặt hàng nông sản với doanh thu giảm nhưng chi phí điều
hành Công ty vẫn giữ ở mức trung bình nên lợi nhuận Công ty thu được không nhiều.
Cụ thể doanh thu giảm 27% so với lợi nhuận năm 2017 (tức giảm 1.873.602.400 đồng).
điều này cũng là vấn đề nan giải cho ban lãnh đạo Công ty. Tìm cách khắc phục để kéo
thị trường nóng trở lại.
2018-2019: Doanh thu năm 2018 có sự biến chuyển rõ rệt, trở lại mức cân bằng khi
các thị trường lớn trở lại tiêu thụ một mạnh mẽ. Thể hiện qua mức tăng 8.702.558.000
đồng, tăng 10,4% doanh thu từ năm 2018 đến năm 2019, trong khi tình hình xuất khẩu
10

vẫn đang bình ổn. Điều này chứng minh sự trở lại mạnh mẽ của thị trường nhập khẩu
nông sản đối với thị trường nước ngoài. Khi doanh thu tăng thì chi phí phải tăng theo
cụ thể tăng 5,97% so với năm 2018 (tức 4.612.121.000 đồng). Vì mức chi phí chênh
lệch cũng không quá đáng kể nên sẽ làm cho lợi nhuận thu về của Công ty khả quan
hơn rất nhiều so với 2018, cụ thể lợi nhuận 2019 tăng 64,7% (tức 3.272.349.600 đồng).
Điều này có lẽ sẽ là động lực khiến Công ty phát triển và là dấu hiệu đáng mừng cho
việc khởi sắc của thị trường xuất khẩu nông sản.
1.2 Giới thiệu về bộ phận thực tập
1.2.1 Giới thiệu đôi nét về phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là bộ phận tổ chức các đơn hàng tùy theo kế hoạch
được đề ra bởi cấp trên là Trưởng phòng kinh doanh và thông qua Giám đốc, đảm bảo
việc ký kết và thực hiện các đơn hàng theo đúng với thỏa thuận với khách hàng. Nhiệm
vụ của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cũng được chia theo 3 bộ phận riêng lẻ:
Bộ phận Sales:
- Tìm kiếm nhà cung cấp, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tìm kiếm khách hàng
mới.
- Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng nhiều hình thức như liên lạc thường xuyên,
gửi chính sách ưu đãi,...
Bộ phận chứng từ:
- Theo dõi, quản lý, lưu trữ các chứng từ, công văn.
- Thực hiện các hợp đồng chuyên chở xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng
không.
- Soạn thảo hồ sơ hải quan, các công văn cần thiết giúp cho hoạt động của người giao
nhận không gặp khó khăn.
- Soạn thảo hợp đồng, các điều kiện và thương thảo với đối tác về lô hàng.
- Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên hệ với người giao nhận để thông báo
những thông tin cần thiết về lô hàng.
- Sắp xếp lịch tàu, thông báo tình trạng hàng hóa cho khách hàng.
Bộ phận giao nhận:
- Tiến hành thực hiện các thủ tục, nghiệp vụ giao nhận.
- Nhân viên giao nhận ra cảng, sân bay làm thủ tục giao nhận hàng đồng thời liên hệ
với các Công ty vận tải nội địa giao hàng đến kho bãi.
11

1.2.2 Giới thiệu chi tiết về công việc của vị trí thực tập
Vị trí thực tập: Thực tập sinh Sales Assistant, Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu.
Địa điểm thực tập: Block A, Chung cư The Art – Gia Hòa, 532A Đỗ Xuân Hợp, phường
Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Công việc chi tiết được đảm nhận:
- Kiểm tra đơn hàng và lập xác nhận đơn hàng hoặc hóa đơn chiếu lệ được đưa xuống
từ nhân viên kinh doanh. Sau đó soạn thảo hợp đồng dựa trên thông tin về đơn hàng,
làm hóa đơn thương mại (commercial invoice) và packing list gửi cho sếp kiểm tra.
- Giải quyết các vấn đề về vận chuyển với hãng tàu, Forwarder (FWD, giá cước vận
chuyển và kiểm soát sự cố vận chuyển.
- Theo dõi và kiểm tra Booking.
- Soạn S/I và hợp tác với FWD để gửi S/I trực tuyến trên trang web của các hãng tàu.
- Sắp xếp và theo dõi hàng mẫu và thời gian làm hàng ở xưởng.
- Giải quyết vấn đề về bảo hiểm (nếu có).
- Kiểm tra hàng hóa, đóng hàng vào container, giải quyết khiếu nại của khách hàng
- Soạn thảo toàn bộ bộ tài liệu, kiểm tra tài liệu nháp và gửi cho khách hàng.
- Kiểm soát thanh toán

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Qua những thông tin được tổng hợp ở Chương 1, tác giả đã nêu sơ lược về tổng quan
Công ty Mr.Bean. Nắm được quá trình hình thành và quá trình phát triển của Công ty,
những đặc trưng về sản phẩm Công ty cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, tác giả còn đưa ra số liệu về kết quả kinh doanh trong những năm gần đây.
Tính đến thời điểm hiện tại thì Công ty chỉ mới hoạt động được 5 năm nhưng qua kết
quả kinh doanh cho thấy sự vận hành và phát triển của Công ty khá suôn sẻ. Và để có
được những con số doanh thu và lợi nhuận đáng kể đó, thật sự không thể không nhắc
đến sự nỗ lực và cố gắng làm việc của toàn thể nhân viên Công ty nói chung và bộ phận
kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Họ không những phải giỏi trong cách Sales và tìm
kiếm khách hàng mà còn phải chuyên nghiệp trong quy trình xuất khẩu giúp hàng hóa
dễ dàng xuất đến tay khách hàng. Và để biết được quy trình triển khai hợp đồng xuất
khẩu đó cụ thể như thế nào? Quy trình đó có khác gì với lý thuyết đã học hay không?
Tác giả sẽ đề cập rõ ở chương 2 sau đây.
12

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG XUẤT
KHẨU ĐẬU XANH NGUYÊN HẠT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY
TNHH MR.BEAN

2.1 Phân tích sơ lược về quy trình triển khai đơn hàng xuất khẩu đậu xanh nguyên
hạt cho khách hàng Mỹ của Công ty
2.1.1 Sơ đồ tổng quát quy trình
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng quát về quy trình triển đơn hàng xuất khẩu đậu xanh của
Công ty Mr.Bean

Bước 1: Xác
Bước 2: Chuẩn Bước 3: Kiểm Bước 4: Thuê
nhận đơn hàng
bị nguồn hàng tra hàng xuất phương tiện
và ký kết hợp
xuất khẩu khẩu vận tải
đồng

Bước 5: Mua Bước 6: Thực Bước 7: Giao Bước 8: Thực


bảo hiểm hàng hiện các thủ tục hàng cho người hiện thủ tục Hải
hóa Hải quan vận chuyển quan tại Cảng

Giải quyết các


Bước 9: Thanh
khiếu nại (nếu
toán tiền hàng
có)

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2020).


2.1.2 Diễn giải quy trình tổng quát
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương được Công ty TNHH Chế biến
Nông sản Mr.Bean tổ chức như sau:
2.1.2.1 Xác nhận đơn hàng và ký kết hợp đồng
Đây là bước khởi đầu của bất kỳ một Công ty sản xuất hay thương mại nào cũng cần
phải có. Cụ thể, sau khi phòng Sales chốt được một đơn hàng bất kỳ từ phía khách hàng
trong và ngoài nước, ngay lập tức sẽ chuyển thông tin đến phòng Xuất – Nhập khẩu.
Sau đó phòng XNK sẽ dựa trên những thông tin được cung cấp về khách hàng và đơn
hàng để tiến hành làm hợp đồng, tự kiểm tra lại hợp đồng vừa lập ra một lần nữa rồi
trình báo lên phòng sếp xem, gửi bản hợp đồng nháp cho khách hàng xem qua và cuối
cùng là ký kết hợp đồng.
13

2.1.2.2 Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu


Để chuẩn bị nguồn hàng hóa xuất khẩu thì các nhân viên kho sẽ kiểm tra lượng hàng
trong kho, nếu lượng hàng không đủ thì nhân viên mua hàng sẽ tiến hành tìm kiếm nguồn
hàng thông qua các đại lý cung cấp có uy tín với mức giá tốt nhất có thể.
2.1.2.3 Kiểm tra hàng xuất khẩu
Trước khi giao hàng cho đối tác thì bộ phận Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm có trách
nhiệm kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, vì đây là mặt hàng nông sản
nên phải tiến hành kiểm dịch và kiểm nghiệm. Việc kiểm nghiệm ở cửa khẩu dó các cơ
quan giám định hàng hóa xuất nhập khẩu có chức năng tiến hành và kiểm dịch do cục
bảo vệ thực vật tiến hành.
2.1.2.4 Thuê phương tiện vận tải
Sau quá trình đàm phán diễn ra, hai bên quyết định điều kiện thương mại cho hợp
đồng và đối với Công ty Mr.Bean thì thường sẽ thỏa thuận theo điều kiện CIF (Incoterms
2010), nên Công ty Mr.Bean sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.
2.1.2.5 Mua bảo hiểm hàng hóa
Với điều kiện thương mại cho hợp đồng là CIF (Incoterms 2010), nên Công ty
Mr.Bean sẽ tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa xuất theo điều kiện mà hai bên đã thỏa
thuận.
2.1.2.6 Thực hiện các thủ tục Hải quan
Để hàng hóa được thông quan xuất khẩu thì nhân viên khai báo hải quan cần tiến
hành thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng bao gồm: khai và nộp tờ khai hải quan; nộp
xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa
điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; nộp thuế
và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và
quy định của pháp luật có liên quan.
2.1.2.7 Giao hàng cho người vận chuyển
Giao hàng hóa xuất khẩu cho Cảng thì cần ký hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng hóa
với cảng. Trước khi giao hàng phải giao các giấy tờ: bảng liệt kê hàng hóa (cargo list),
lệnh xếp hàng (shipping order), thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp (shipping note).
Sau đó giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho. Và sau cùng, cảng sẽ giao hàng
xuất khẩu cho hãng tàu.
14

2.1.2.8 Thực hiện các thủ tục tại Cảng


Công ty Mr.Bean giao hàng theo hình thức FCL nên phải xem lịch trình hàng hải cả
các hãng tàu, lựa chọn hãng tàu và điền vào bảng lưu khoang, lưu cước (Booking Note)
rồi đưa cho hãng tàu ký, kèm theo bảng liệt kê hàng hóa (cargo list) -> hãng tàu sẽ cấp
cho doanh nghiệp lệnh giao vỏ container -> Sau đó, Công ty sẽ kéo container rỗng về
kho của mình, đóng hàng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, làm thủ tục hải quan, niêm phong,
kẹp chì. -> giao hàng nguyên container cho hàng tàu tại bãi container (Container Yard),
trước khi hết thời hạn quy định (Closing Time), xuất trình tờ khai hàng hóa xuất khẩu
đã có xác nhận thông quan của hải quan để hãng tàu vào sổ tàu. -> Cuối cùng, khi tàu
đến cảng bỏ hàng, hãng tàu sẽ tổ chức việc vận chuyển, xếp hàng lên tàu và cấp vận đơn
đường biển (Bill Of Lading)
2.1.2.9 Thanh toán tiền hàng
Phải liên hệ với phòng kế toán để kiểm tra xem tiền hàng đã vào tài khoản đủ so với
giá trị hợp đồng ban đầu hay chưa sau đó ngay lập tức chuyển bộ chứng từ sang cho
khách hàng để họ ra cảng đối chiếu và nhận hàng khi hàng đến. Có rất nhiều phương
thức thanh toán trên lý thuyết, những phương thức mà Công ty Mr.Bean thường sử dụng
nhất là phương thức chuyển tiền bằng điện - Telegraphic Transfer (TT) trả trước và tín
dụng thư – Letter of Credit (L/C) trả ngay:
- Phương thức thanh toán TT trả trước: khách hàng sẽ phải chuyển tiền cho Công ty
trước rồi mới gửi hàng đi. Phương thức này thường được dùng đối với khách hàng
thân thiết của Công ty và đặc biệt là Công ty người thân của sếp nên mới đủ tin tưởng
và sử dụng thường xuyên phương thức thanh toán này vì thực tế nó rất rủi ro cho
người bán nếu không đủ lòng tin.
- Phương thức thanh toán L/C trả ngay: khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm yêu cầu
ngân hàng bên họ mở L/C sớm trước khi làm hàng, và sau khi Công ty nhận được
L/C từ ngân hàng thông báo thì sẽ tiến hành chuẩn bị hàng hóa và giao hàng cho
khách theo L/C quy định, sau giao hàng Công ty sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng
thông báo để chuyển sang cho ngân hàng mở kiểm tra hợp lý sẽ tiến hành chuyển tiền
cho mình, và sau cùng khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ từ phía ngân hàng mở và ra
cảng nhận hàng.
15

2.1.2.10 Giải quyết các khiếu nại (nếu có)


“Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khách hàng có sự vi phạm
thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trường hợp cần
thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp
thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo. Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại
đòi bồi thường cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách
hàng để giải quyết khẩn trương kịp thời và có tình có lý” (Theo International Commerce
Consultancy Center, 2016).
2.1.3 Cụ thể một quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu đậu xanh nguyên hạt
cho khách hàng Mỹ tại Công ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean
Bước 1: Xác nhận đơn hàng – ký kết hợp đồng
Xác định thông tin từ bộ phận Sales và dựa trên thông tin đó và bắt đầu soạn thảo hợp
đồng, một số điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng:
- Soạn thảo hợp đồng bằng file excel.
- Số hợp đồng: bắt buộc phải có để quản lý, có thể lấy ngày tháng năm lập hợp đồng
để tạo số hợp đồng.
- Ngày hợp đồng: không được ghi tắt mà phải ghi rõ ràng: April 20, 2019
- Thông tin của đối tác: cần phải đầy đủ và chính xác nhất.
- Tên hàng hóa: phải ghi rõ tên, năm mùa vụ sản xuất thu hoạch và hàng loại nào.
- Số lượng: phải có đơn vị tính đi kèm.
- Chất lượng, quy cách: phải chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng nếu như có thay
đổi và phải thật cẩn thận vì nếu sai quy cách sẽ dẫn đến sai cả lô hàng.
- Đơn giá: con số có phần thập phân, điều kiện thương mại đi kèm, Incoterms bản nào
và đồng tiền được sử dụng.
- Tổng trị giá: con số phải có phần thập phân, cần phải kiểm tra thật kỹ mảng tính toán,
có cả số tiền bằng số và bằng chữ.
- Dung sai có thể thể hiện ở kế phần số lượng hoặc số tiền đều được.
- Đóng gói bao bì: Chỉnh sửa lại theo yêu cầu của khách. Phần này rất quan trọng, vì
bao bì sai, dẫn đến sản xuất sai.
- Shipment/Delivery: Không để cụ thể ngày giao hàng, chỉ để tháng. Không để
Estimated Time of Arrival (ETA) vì bất lợi cho người bán. Đầy đủ cảng đi, cảng đến,
16

transshipment và partial shipment là được. Nếu là giao hàng từng phần thì phải ghi
rõ lịch giao hàng. Số lượng của từng lần giao. Thời gian giao của từng lần giao.
- Thanh toán: Tùy vào mỗi hợp đồng mà soạn cho đúng.
- Vì đa số các hợp đồng ngoại thương đều được viết bằng tiếng nước ngoài nên trong
khâu đàm phán và ký hợp đồng, nhân viên Quản lý Đơn hàng cần hết sức lưu ý đến
việc sử dụng từ ngữ để tránh những hiểu lầm gây nên những tổn thất không đáng có.
Sau khi đã soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu theo thông tin từ phòng Sales, từ khách
hàng thì nhân viên Công ty tự kiểm tra lại hợp đồng lần nữa tất cả các thông tin và đảm
bảo độ chính xác sau đó trình team leader kiểm tra, trình sếp xem. Chuyển cho Công ty
đối tác xem hợp đồng nháp, nếu Công ty đối tác đồng ý và thấy bản hợp đồng đưa ra là
đúng đảm bảo quyền lợi hai bên thì bên Công ty đối tác ký trước và gửi fax hoặc gửi
email cho Công ty.
Hình 2.1 Hợp đồng xuất khẩu đậu xanh cho khách hàng Mỹ đã thực hiện của
Công ty TNHH Mr.Bean

(Nguồn: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


17

Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu


Bộ phận thu mua sẽ lên kế hoạch mua 17,720.00 kg đậu xanh hạt nguyên vỏ với kích
cỡ đạt yêu cầu mà hợp đồng đưa ra là size 3.8mm từ các chủ đầu nậu chuyên cung cấp
đậu xanh chất lượng tốt, đạt chuẩn theo yêu cầu của hợp đồng đã được ký kết trước đó.
Sau khi đã thu mua được 17,720.00 kg đậu xanh đạt yêu đạt yêu cầu, bộ phận nhà máy
sản xuất sẽ sàng lọc, đóng gói 25kg/túi. Lập một lệnh Sản Xuất/Production Order. Lập
lệnh này có thể bằng hệ thống hoặc file Excel. Tuy nhiên, cơ bản lệnh này là việc chúng
ta truyền đạt lại toàn bộ yêu cầu của khách hàng về sản phẩm (số lượng, chất lượng, bao
bì…) để nhà máy/bộ phận kho sản xuất hàng ra. Nhất là những yêu cầu đặc biệt từ khách
hàng.
Hình 2.2 File theo dõi tiến độ sản xuất

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


Trong quá trình nhà máy sàng lọc và đóng đậu xanh thì nhân viên chứng từ sẽ tiến
hành làm Invoice, Packing list, S/I:
INVOICE: Khi làm Invoice cần chú ý những vấn đề sau:
- Ngày Invoice: không được trước ngày hợp đồng. Nếu có L/C, thì ngày Invoice không
được trước ngày mở L/C.
- Nhớ dẫn chiếu số hợp đồng. Hoặc dẫn chiếu số L/C nếu dùng L/C (không chỉ trên
Invoice mà còn trên tất cả các chứng từ khác).
- Tên hàng: Đậu xanh hạt nguyên vỏ (GREEN MUNG BEANS) phải chính xác
- Số lượng: 17,700.00
- Đơn vị tính: KGS.
- Đơn giá: phải kèm sales term cụ thể như $1.760 CIF OKLAHOMA PORT, USA,
INCOTERMS 2000.
18

- Tổng trị giá (bằng số và bằng chữ): $31,152.00 (Say: United States Dollars thirty one
thousand one hundred fifty two only).
Hình 2.3 INVOICE xuất khẩu đậu xanh cho khách hàng Mỹ của Công ty TNHH
Mr.Bean

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


19

PACKING LIST: Để cho bộ phận đóng gói biết được quy cách đóng gói hàng hóa, đáp
được tiêu chuẩn xuất khẩu mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Phiếu đóng gói
phải được làm chính xác, nếu không sẽ sai quy cách đóng gói của cả lô hàng. Nếu như
sai quy cách đóng gói sẽ gây thiệt hại rất lớn, làm mất uy tín của Công ty đối với khách
hàng.
Hình 2.4 Giấy chứng nhận đóng gói xuất khẩu đậu xanh cho khách hàng Mỹ của
Công ty TNHH Mr.Bean

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


20

S/I: Sau khi làm xong Phiếu đóng gói (Packing List), Copy PACKING LIST thành một
sheet mới, đổi tên sheet thành S/I và đổi tiêu đề thành DETAILS of B/L. Remove-copy
sang 1 new book/file mới và đổi tên thành Shipping Instruction và gửi cho hãng tàu hoặc
submit lên website. Lưu ý: Packing list và S/I chỉ hoàn thiện khi có số cont số seal (lấy
từ người đi lấy cont rỗng)
Bước 3: Kiểm tra hàng xuất khẩu
Vì mặt hàng xuất khẩu ở đây là đậu xanh nguyên hạt nên Công ty Mr.Bean buộc phải
làm kiểm dịch (hình 2.5) và hun trùng cho hàng hóa (hình 2.6). Việc kiểm tra hàng xuất
khẩu nhằm đảm bảo chất lượng hàng hàng hóa cũng như đảm bảo về mặt số lượng hàng
giao cho Công ty L&H BEAN SPROUT Co cũng như đảm bảo uy tín, tạo lòng tin cho
đối tác. Kiểm tra hàng hóa ở Công ty Mr.Bean luôn trải qua hai cấp kiểm tra:
- Ở cấp cơ sở: do bộ phận kiểm định chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Công ty tiến
hành kiểm tra. Bộ phận Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm (KCS) sẽ kiểm tra chất lượng
hạt đậu xanh, kích thước ở hạt phải đạt theo yêu cầu xuất khẩu theo như hợp đồng mà
hai bên đã thỏa thuận. Bộ phận KCS cũng phụ trách kiểm luôn quy cách đóng gói
phải đạt yêu cầu xuất khẩu.
- Ở cấp cửa khẩu: do cơ quan giám định hàng hóa xuất nhập khẩu kiểm tra. Nhân viên
Công ty sẽ lấy mẫu đậu xanh hạt nguyên vỏ và làm đơn gửi tới cơ quan kiểm dịch
thực vật của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, cùng với đó là những mô tả về
hàng hóa. Hoàn tất hồ sơ và chờ trong vòng từ 7 - 10 ngày sẽ có kết quả. Vì vậy cần
phải canh thời gian sao cho hợp lý để tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa, để đảm
bao lô hàng được xuất khẩu theo thời gian mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
21

Hình 2.5 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất khẩu đậu xanh
cho khách hàng Mỹ của Công ty TNHH Mr.Bean

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


22

Hình 2.6 Giấy chứng nhận hun trùng cho lô hàng xuất khẩu đậu xanh cho khách
hàng Mỹ của Công ty TNHH Mr.Bean

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


23

Bước 4: Thuê phương tiện vận tải


(1) Tra cứu lịch tàu:
Truy cập trang web: https://shippingschedule.com.vn/. Theo thông tin từ hợp đồng mà
hai bên đã thỏa thuận thì thời gian giao hàng sẽ rơi vào khoảng ngày 10 tháng 5 năm
2018. Tra cứu ở tất cả các hãng tàu với những thông tin như sau:
- POL: HOCHIMINH CITY.
- POD: LONG BEACH.
- ETD: chọn ngày từ đầu tháng 5 (01/05/2018) vì theo thỏa thuận thì hàng sẽ đi từ ngày
10 tháng 05 năm 2018.
- ETD: đi bằng đường biển từ Việt Nam sang Mỹ khoảng 20 ngày nên chọn là
01/06/2018.
Hình 2.7 Trang website shipping line tra cứu lịch tàu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


(2) Hỏi cước từ hãng tàu: Khi hỏi cước cần cung cấp những thông tin sau:
- Commodity: Green Mung Beans
- Packing: in PP 25kg per bag
- Volume: 10FCLs x 20’
- Delivery time: in 15 May 2018
- Route: HCMC – Oklahoma City
- Sales term: CIF Oklahoma City, Incoterms 2010
24

Lưu ý: cần phải đề cập đến Freetime 2 đầu. Dùng áp lực số lượng lớn để gây áp lực
với FWD cho giá cước tốt. Luôn luôn check với ít nhất 3 FWDs/hãng tàu để có giá tốt.
Chỉnh sửa lại thông tin lô hàng để so sánh giá cho dễ mà không làm náo loạn thị trường
cước của ngày hôm đó. Phải nhận được email xác nhận của FWD về freetime, nhất là
freetime đầu ở đầu cảng nhập là Oklahoma, tuyệt đối không được hứa suông và hứa sau.
Khi nhận bảng chào giá của hãng tàu/FWD, cho dù là email hay văn bản, thì phải đủ các
thông tin gồm:
- Phí địa phương được trả tại cảng bốc hoặc dỡ hàng (Local charge) phí đầu ở Việt
Nam vì theo thỏa thuận của Công ty Mr.Bean và Công ty L&H Bean Sprout là CIF
Oklahoma, nhất là phụ phí xếp dỡ tại cảng - Terminal Handling Charge (THC).
- Cước tàu (Ocean freight).
- Free time: Demurrage - DEM (phí lưu container tại bãi do hãng tàu thu), Detention -
DET (phí lưu container tại kho do hãng tàu thu).
Không nhận một mức chào giá chung chung. Nguyên tắc lựa chọn FWD: chuyên nghiệp,
dễ thương, và xử lý tốt mối quan hệ với hãng tàu.
(3) Booking:
Vì Công ty chuyên xuất khẩu nên sẽ nhờ FWD lo việc vận chuyển. FWD sẽ lấy
Booking. Booking thường được hãng tàu phát hành (issue/release) tầm 7-10 ngày trước
ngày tàu chạy. Cần phải canh thời điểm này để hối thúc Booking. Cần lấy Booking sớm,
để lấy container rỗng sớm để đóng hàng, do vậy, cần phải khai ngày hàng hóa sẵn sàng
ở xưởng mình sớm. Khi kiểm tra một Booking, bên cạnh các thông tin quan trọng. Tùy
tình hình sản xuất và vận tải nội địa của mình, cần phải chú ý các vấn đề: Cut-off time
(cut-off của cont hàng, cut-off SI và Cut-off doc), nơi lấy cont rỗng, nơi hạ cont hàng với
khách. Liên hệ với FWD nói với hãng tàu. Gây áp lực bằng khối lượng (volume) hàng.
Sau khi nhận được Booking, kiểm tra thấy đúng mọi thông tin thì phải gửi cho khách
xem để khách hàng an tâm rằng Công ty đã đặt được tàu rồi.
(4) Trang web để dò tìm xem lô hàng đang đi đến đâu trên biển/trên đường bay
Truy cập trang website: https://www.track-trace.com/ . Nhập số vận đơn đường biển
(B/L), nhấn “Track” để theo dõi hành trình tàu đang đi trên biển.
25

Hình 2.8 Trang website theo dõi lô hàng đang đi

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


(5) VGM: Một số thông tin cần lưu ý khi làm VGM:
- Phải submit VGM cho hãng tàu trước cut-off VGM (deadline).
- Khối lượng sử dụng lớn nhất là max gross weight (kg), nó được ghi trên cánh cửa
container.
- Xác nhận khối lượng toàn bộ của container (Verified gross mass of a packed container
(kg)) chính là khối lượng gross weight thực tế của hàng (khối lượng tịnh (Net weight)
của hàng + bao bì + pallets…) và vỏ container (Tare weight) của container.
- Khối lượng vỏ cont ghi trên cửa container.
- Để dễ nhớ: vỏ cont 20’ thường nặng tầm 2.2 tấn, vỏ cont 40’ thường nặng 4.4 tấn,
tùy hãng tàu.
- Đơn vị cân có thể là chủ hàng hoặc đơn vị kiểm định.
- Phương pháp cân 1 là phương pháp cân thực tế tổng trọng lượng của cái container.
- Phương pháp cân 2 là cân lý thuyết: cộng tất cả các phần nhỏ lại với nhau.
26

Bước 5: Mua bảo hiểm hàng hóa


Theo sự thỏa thuận trong hợp đồng của Công ty M.r Bean và Công ty L&H BEAN
SPROUT, thì Công ty M.r Bean sẽ là bên chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng
này. Cần lưu ý thời điểm viết email mua bảo hiểm là sau khi có B/L nháp. Đừng hối bản
Giấy chứng nhận bảo hiểm nếu như tàu chưa chạy vì điều này sẽ gây khó chịu cho bên
Công ty bảo hiểm.
Bước 6: Thực hiện thủ tục Hải quan
Thực hiện khai Hải quan điện tử: Căn cứ vào nội dung thông tin được khách hàng
cung cấp như hợp đồng ngoại thương (Sales Contract), hóa đơn thương mại (
Commercial Invoice), phiếu đóng gói (Packing List), Booking, S/I. Nhân viên chứng từ
của Công ty Mr.Bean sẽ tiến hành lên tờ khai thông qua hệ thống khai báo hải quan điện
tử ECUS. Để khai báo hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS, Công ty cần đăng ký
tham gia hệ thống tại Tổng Cục Hải Quan, tải phần mềm ECUS5 về máy và tạo tài khoản
trên hệ thống. Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn đã cài đặt
phần mềm và đã đăng ký tham gia. Sau đây sẽ là chi tiết các giao diện trên hệ thống
phần mềm khai hải quan (từ hình 2.9 đến hình 2.18) mỗi một giao diện sẽ tương ứng với
mỗi bước trong quá trình khai hải quan:
Hình 2.9 Giao diện của phần mềm khai báo Hải quan

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


27

Hình 2.10 Giao diện chính tờ khai xuất khẩu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


Hình 2.11 Giao diện khai đơn vị xuất khẩu của tờ khai xuất khẩu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


28

Hình 2.12 Giao diện khai báo cấp số định danh hàng hóa

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


Hình 2.13 Giao diện khai thông tin vận đơn của tờ khai xuất khẩu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


Hình 2.14 Giao diện khai thông tin hóa đơn của tờ khai xuất khẩu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


29

Hình 2.15 Giao diện khai thông tin thuế và bảo lãnh của tờ khai xuất khẩu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


Vì đây là khai báo hàng xuất khẩu nên phải đính kèm HYS số container số seal. Để
đính kèm HYS thành công trước tiên phải tạo một file excel gồm ba cột: cột 1 là Số vận
đơn, cột 2 là Số Container, cột 3 là Số Seal vào mục “Nghiệp vụ khác” trên giao diện
của tờ khai xuất khẩu (hình 2.16)
Hình 2.16 Giao diện khai thông tin thông số container trong nghiệp vụ khác của
tờ khai xuất khẩu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


Hình 2.17 Giao diện khai thông tin container của tờ khai xuất khẩu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


30

Hình 2.18 Giao diện khai thông tin danh sách hàng hóa của tờ khai xuất khẩu

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


Lưu ý: Cần phải kiểm tra lại tính chính xác của tất cả các thông tin vừa nhập liệu. Sau
khi kiểm tra và xác nhận thông tin, nhân viên chứng từ tiến hành bước nghiệp vụ tiếp
theo là bước khai trước thông tin tờ khai (IDA – quy trình khai thông tin nhập khẩu).
Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin
hệ thống trả về, nhân viên chứng từ tiến hành thực hiện khai chính thức tờ khai (IDC -
thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu) với cơ quan Hải quan. Sau đó nhấn chọn “Lấy kết
quả phân luồng, thông quan”. Việc lấy kết quả phân luồng sẽ cho ra 1 trong 3 trường
hợp sau:
- Luồng xanh (miễn kiểm) : tức là hàng hóa đã được thông quan. Người khai in tờ khai
và nộp cho hải quan để được thông quan hàng hóa.
- Luồng vàng (kiểm tra bộ chứng từ) : Nếu tờ khai bị phân luồng vàng thì người khai
nộp bộ hồ sơ giấy để hải quan tiến hành kiểm tra. Trường hợp có yêu cầu đem hàng
về kho bảo quản thì phải có công văn gửi chi cục hải quan nơi hàng được đưa về để
tiến hành kiểm tra.
31

- Luồng đỏ (kiểm tra bộ chứng từ và hàng hóa thực tế) : Nếu tờ khai bị phân luồng đỏ
thì người giao nhận phải mang hồ sơ giấy và đem hàng đến hải quan để kiểm tra thực
tế hàng hóa.
 Đối với lô hàng này của Công ty được hệ thống trả kết quả phân luồng 3D: là luồng
đỏ, kiểm tra hàng hóa tại địa điểm kiểm tra tập trung với số tờ khai: 302508977800.
Và luồng đỏ bắt buộc phải đính kèm Invoice, Hợp đồng, Packing list ngay sau việc
khai tờ khai chính thức xong. Nhân viên chứng từ phải in 2 bộ tờ khai hải quan, 2 tờ
mã vạch, in Invoice, Hợp đồng, Packing list, Giấy kiểm dịch và Giấy hun trùng ra
Cảng nộp cho bộ phận Hải quan để kiểm tra bộ chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hóa
cho đến khi hợp lý. Sau đó, Nhân viên Công ty Mr.Bean kết hợp cùng nhân viên giao
nhận Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc Huy đưa hàng đến nơi kiểm hóa.
Công việc cuối cùng của thủ tục Hải quan là thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với thuế xuất
khẩu là 0% đối với mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, vẫn phải nộp các khoản lệ phí theo
yêu cầu khi làm thủ tục Hải quan (thường thì phí khai hải quan là 150.000đ)
Bước 7: Giao hàng cho người vận chuyển
Công ty TNHH Chế biến Nông sản chỉ tập trung vào xuất khẩu hàng hóa, chuyên vận
chuyển Công ty đã thuê Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc Huy làm công tác vận
chuyển.Vì vậy cần phải canh ngày liên hệ với Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc
Huy để lấy container và kéo về kho đóng hàng. Khi lấy container cần phải căn dặn Công
ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc Huy là lấy container tốt, nếu lấy container hư hỏng
thì Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc Huy sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho
lô hàng này. Sau khi hoàn tất việc đóng hàng vào container thì Công ty TNHH Tiếp Vận
Quốc Tế Phúc Huy sẽ kéo hàng ra cảng trước giờ cắt máng của hãng tàu đã quy định
trong Booking. Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc Huy phải hoàn tất tất cả các thủ
tục để hàng được vào sổ tàu. Sau khi tàu chạy thì Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế
Phúc Huy sẽ lấy Master Bill từ hãng tàu và phát hành House Bill cho Công ty Mr.Bean.
32

Bước 8: Thực hiện thủ tục Hải quan tại Cảng và xin cấp C/O
(1) Thanh lý hải quan tại bãi:
Nhân viên Công ty Mr.Bean kết hợp cùng nhân viên giao nhận Công ty TNHH Tiếp
Vận Quốc Tế Phúc Huy mang tờ khai hải quan đã thông quan đến hải quan giám sát bãi
ghi số container/seal và thanh lý hải quan bãi ô 27 của tờ khai để tiến hành thanh lý tờ
khai. Sau đó nhân viên giao nhận Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc Huy photo
tờ khai hải quan điện tử sau đó nộp tờ khai (cả tờ gốc lẫn bản photo) để kiểm tra tại
phòng thanh lý. Cuối cùng, đợi Hải quan đến để thanh lý, kiểm tra đóng dấu xác nhận
và trả lại bản gốc.
(2) Vào sổ tàu:
Nhân viên giao nhận Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc Huy nộp tờ khai hải quan
để vào sổ tàu. “Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu. Kết thúc quá trình
làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu
theo kế hoạch của hãng tàu. Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước giờ Closing Time nếu không
hàng sẽ rớt lại không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan”.
(3) Xin cấp C/O:
Công ty Mr.Bean xuất khẩu mặt hàng đậu xanh hạt nguyên hạt cho Công ty L&H Bean
Sprout ở thành phố Oklahoma tại Mỹ nên C/O sẽ được cấp bởi phòng VCCI là Form
X. Nhân viên Công ty Mr.Bean cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp C/O. Đơn xin cấp C/O
cần điền đầy đủ các thông tin trên tất cả các ô trên hệ thống và phải được in từ trên hệ
thống xuống và phải có dấu mộc đỏ và chữ ký của Giám đốc Công ty Mr.Bean. C/O
gồm: Một bản gốc và 3 bản photo có dấu mộc đỏ và chữ ký của Giám đốc.
33

Hình 2.19 Giấy chứng nhận xuất xứ cho đơn hàng xuất khẩu đậu xanh của Công
ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)


Bước 9: Thanh toán tiền hàng
Công ty Mr.Bean và Công ty L&H Bean Sprout đã thỏa thuận sẽ thanh toán sau 10
ngày nhận được hàng. Nhân viên xuất nhập khẩu phải theo dõi cùng nhân viên kế toán
để nhận được tiền hàng theo như đã thỏa thuận hai bên trong Sales Contract (hợp đồng
kinh doanh).
Khi đã hoàn thành các thủ tục để hàng được lên tàu, và tàu chạy thì nhân viên chứng
từ sẽ scan bộ chứng từ gốc gửi cho khách hàng để khách hàng kiểm tra trước bộ chứng
từ. Nếu không có sai sót gì thì tiếp tục gửi chứng từ gốc cho khách hàng sau khi việc
thanh toán đã đúng với thỏa thuận.
34

Bước 10: Giải quyết khiếu nại (nếu có)


“Đối với các khiếu nại về số lượng, trọng lượng hàng, nếu là lỗi của Công ty thì giải
quyết bằng cách giao đủ số hàng thiếu hoặc trả lại số tiền hàng giao thiếu. Về phẩm chất
không phù hợp, Công ty hoàn chi phí, giảm giá hàng bán; thay hàng khuyết tật bằng
hàng mới phù hợp với phẩm chất; hủy hợp đồng. Về việc không hoặc chậm giao hàng
thì nộp phạt hoặc bồi thường tùy trường hợp cụ thể. Nếu hợp đồng quy định rằng người
mua có nghĩa vụ cung cấp bao bì mà người mua giao cho Công ty chậm trễ, làm Công
ty không giao được hàng hoặc giao hàng không đúng thời gian thì Công ty có thể khiếu
nại người mua”. Nhìn chung, việc giải quyết khiếu nại được Công ty tiến hàng nghiêm
túc, thỏa thuận thường hướng tới sự nhất trí của hai bên mà không phải chuyển sang giải
quyết bằng kiện tụng.
2.2 Đánh giá cá nhân về quy trình triển khai đơn hàng xuất khẩu đậu xanh nguyên
hạt sang thị trường Mỹ của Công ty TNHH MR.BEAN
2.2.1 Phương pháp thực hiện
2.2.1.1 Mô tả sơ lược về phương pháp thực hiện
Phương pháp được tác giả sử dụng chủ yếu trong bài luận văn này đó là phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phân tích – đối chiếu – so sánh – tổng hợp thông tin. Để thực hiện
được bước phân tích thông tin thì cần phải tập trung vào nghiên cứu tất cả những tài liệu
liên quan đến quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu bằng cách đọc, quan sát, thu thập,
phân loại và chọn lọc. Tài liệu ở đây vừa bao gồm những tài liệu viết (như sách, báo,
website, chứng từ, sổ tay ghi chép, cũng như các bảng thống kê, báo cáo,...) và những
tài liệu không viết (như quan sát hiện thực hóa quy trình thực hiện từ phía anh chị nhân
viên chính thức; những lời góp ý, training từ anh phụ trách hướng dẫn thực tập; cũng
như văn hóa Công ty,...)
2.2.1.2 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Quan sát và lấy ý kiến chuyên môn từ cấp trên
Để thực hiện được bài luận văn này trước hết là việc suy nghĩ về đề tài viết luận văn
cũng như nhìn nhận được vấn đề cần khắc phục hiện tại ở Công ty Mr.Bean, thì cần phải
quan sát trong quy trình làm việc của các anh chị cùng phòng ban khi thực hiện một hợp
đồng xuất khẩu như thế nào, sau đó trao đổi và lấy ý kiến góp ý từ phía anh Lê Sài Gòn
phụ trách trực tiếp hướng dẫn thực tập cho tôi về vấn đề đã nhận thấy đó. Cuối cùng là
35

chốt được đề tài thành công thông qua anh Gòn và sự đồng ý của giảng viên phụ trách
hướng dẫn học kỳ doanh nghiệp – cô Dương Ngọc Hồng.
Bước 2: Thu thập, phân loại và chọn lọc thông tin
Sau khi xác định được đề tài và định hướng phát triển đề tài thì tiến hành tìm kiếm
và thu thập một số thông tin thiết yếu giúp ích cho đề tài nghiên cứu như thông tin về
Công ty, thông tin về sản phẩm đậu xanh và các loại nông sản khác, bộ chứng từ hợp
đồng đã thực hiện rồi, các lý thuyết về quy trình thực hiện hợp đồng, các lý thuyết
chuyên môn về xuất nhập khẩu, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp,...Bên cạnh việc đọc những thông tin do Công ty cung cấp thì tôi còn tham khảo
qua web mạng và tài liệu học tập của bộ môn quản trị xuất nhập khẩu được học ở học
kì 6 do Thầy Bùi Thanh Tráng phụ trách giảng dạy. Sau khi thu thập được những thông
tin cần thiết tôi bắt đầu tiền hành tìm hiểu và phân loại thông tin bằng cách tạo ra Folder
để chia thành các nhóm thông tin như nhóm thông tin liên quan đến Công ty (như thông
tin chung, miêu tả công việc, tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh...); nhóm thông
tin về thị trường; nhóm các loại chứng từ, nhóm thông tin về sản phẩm... Việc phân loại
như thế này sẽ giúp dễ tìm kiếm và quản lý thông tin hơn. Tiếp đến là đọc dữ liệu và
chọn lọc ra những thông tin cần thiết có thể giải thích và làm sáng tỏ cho những luận
điểm trong luận văn và đưa vào bài.
Bước 3: Phân tích – đối chiếu – so sánh – tổng hợp thông tin
Là bước quan trọng nhất để làm sáng tỏ và đi sâu vào từng luận điểm. Sau khi đã
chọn lọc được những thông tin hữu ích cho bài nghiên cứu thì tôi tiến hành phân tích
chúng để người đọc có thể dễ dàng nắm chắc nội dung và hiểu tường tận bản chất của
thông tin cũng như bản chất của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu như thế nào.
Và quá trình phân tích sẽ bao gồm cả phương pháp so sánh và đối chiếu giữa những
thông tin trên lý thuyết với công việc thực tế khi quan sát có điểm giống và khác nhau
ra sao. Phương pháp này nhằm giúp kiểm tra được độ chính xác, tính khoa học, hợp lý
của thông tin. Sau cùng sẽ là tổng hợp thông tin để đưa ra kết luận ưu và nhược điểm
của thông tin cũng như đưa ra những nguyên nhân nào hình thành nên nhược điểm đó
để định hướng khắc phục.
2.2.2 So sánh thực tế và lý thuyết
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu xuất nhập khẩu trên các diễn đàn, website, nghiên
cứu giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu của Nhà Xuất Bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh và
36

trong suốt thời gian học tập tại trường ở học kì 6 với bộ môn Quản trị xuất nhập khẩu
do Thầy Bùi Thanh Tráng phụ trách giảng dạy nhiệt tình, chi tiết giúp tôi hiểu rõ về mặt
lý thuyết của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm 9 bước quan trọng đó là (1)
xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa, (2) chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, (3) kiểm tra chất
lượng hàng hóa, (4) mua bảo hiểm hàng hóa, (5) thuê phương tiện vận tải, (6) làm thủ
tục hải quan, (7) giao hàng lên tàu, (8) làm thủ tục thanh toán và (9) giải quyết các khiếu
nại nếu có. Sau khi được thực tập tại Công ty Mr.Bean, có cơ hội được quan sát và thực
hiện quy trình làm hợp đồng xuất khẩu thực tế mặt hàng đậu xanh nguyên hạt cho khách
hàng Mỹ, đã giúp tôi có thể thực tế hóa các lý thuyết đã học và tham khảo. Tuy nhiên,
việc giống lý thuyết hoàn toàn 100% là điều không thể có, nên trong quá trình thực tập
Công ty đã giúp tôi nhìn nhận và có thể so sánh được những điểm giống và khác nhau
giữa lý thuyết đã học và công việc thực tế như sau:
Điểm giống nhau:
Ở thực tế và lý thuyết thì nhìn chung các bước và các giai đoạn đều có trình tự thực
hiện tương tự nhau. Ví dụ như phải thực hiện bước làm thủ tục hải quan rồi mới đến
bước giao hàng hóa lên tàu chứ không thể xáo trộn trình tự giữa các bước với nhau được.
Điểm khác nhau:
Theo lý thuyết, bước đầu tiên của quy trình triển khai hợp đồng xuất khẩu là “Xin
giấy phép xuất khẩu hàng hóa”, dù có tham khảo ở sách báo, trang mạng hay cả ở giáo
trình thì bước đầu tiên đều là bước này. Tuy nhiên, ở thực tế tại Công ty Mr.Bean thì
hoàn toàn không có bước này trong quy trình.“Xin giấy phép xuất khẩu”, theo như kết
quả nhận định của ICCC (2016) đã cho rằng: “trước đây là một công việc bắt buộc đối
với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài.
Nhưng theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung đăng ký kinh
doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ
thương mại”.
Ngoài ra, trong quy trình lý thuyết không đề cập đến bước “Thực hiện các thủ tục hải
quan tại Cảng và xin cấp C/O” nhưng ở thực tế tại Công ty Mr.Bean lại tách rời bước
đó thành 1 bước chính và quan trọng trong quy trình sau khi “Giao hàng cho người vận
chuyển”. Vì các thủ tục như vào sổ tàu rất quan trọng và cần phải chính xác và đúng
thời gian, nếu không thì lô hàng sẽ không được đưa lên tàu đúng với giờ tàu chạy, hàng
37

sẽ rất dễ bị “rớt” lại. Tuy nhiên cũng vì Công ty không trực tiếp thực hiện việc này mà
thuộc về nhiệm vụ của Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Phúc Huy, nên việc đưa bước
này thành một trong những bước chính trong quy trình triển khai đơn hàng xuất khẩu để
nhân viên phụ trách chính đơn hàng này nắm rõ thời điểm và tự giác nhắc nhở với Công
ty đối tác để đảm bảo thực hiện đúng quy trình.
Mặc dù giữa thực tế và lý thuyết có một số sự khác biệt trong quy trình thực hiện hợp
đồng xuất khẩu, nhưng những sự khác biệt này không quá lớn, chỉ là đôi khi cần lược
bỏ bớt hoặc phát sinh thêm một số việc vào quy trình để có thể chuyển biến phù hợp,
giúp giảm bớt thời gian và chi phí phát sinh cho công việc, để quy trình có thể diễn ra
hiệu quả hơn. Và cũng thật sự nhờ sự giảng dạy nhiệt tình và rõ ràng, cụ thể của thầy cô
trên trường lớp, sự hướng dẫn cũng như chia sẻ những tài liệu liên quan đến ngành nghề
bổ ích về quy trình triển khai hợp đồng xuất nhập khẩu, giúp tôi có thể áp dụng những
lý tuyết đó đi vào thực tế trong khoảng thời gian được thực tập tại Công ty Mr.Bean này.
2.2.3 So sánh quy trình triển khai đơn hàng của một số Công ty xuất khẩu nông
sản khác trên toàn cầu và Công ty Mr.Bean
Bảng 2.1 Điểm khác biệt trong quy trình triển khai hợp đồng xuất khẩu của một
số Công ty khác so với Công ty TNHH Chế biến nông sản Mr.Bean
Tên Công ty
Điểm khác biệt trong quy trình triển khai đơn hàng so với
và mặt hàng
Công ty TNHH Mr.Bean
xuất khẩu
Công ty cổ phần Thêm bước “Làm bảng màu, may mẫu, gửi mẫu và tiếp nhận phản
Vinatex Quốc hồi thông tin từ khách hàng” trong quy trình triển khai đơn hàng
Tế xuất khẩu may mặc. Vì mặt hàng quần áo thì quy cách thành phẩm
(xuất khẩu may là mục cực kỳ quan trọng, chỉ cần sai 1 tí quy cách là cả lô hàng có
mặc) thể phải hủy nên nhà xuất khẩu cần phải gửi mẫu (màu, chất liệu
và cả mẫu nguyên) cho khách và tiếp nhận chính xác yêu cầu thành
phẩm để tránh xảy ra những sai sót không đáng có làm ảnh hưởng
đến cả quy trình làm hàng.
Thêm bước “Gửi mẫu xuất hàng cho khách” sau khi thành phẩm
đã được đóng gói hoàn chỉnh. Sau khi gửi cho khách, nếu khách
duyệt mẫu này thì nhân viên bắt đầu chuẩn bị xuất hàng đi; còn
trong trường hợp khách hàng còn yêu cầu sửa đổi thì nhân viên
38

quản lý đơn hàng phải tiếp tục làm việc với xưởng sản xuất để tiến
hành sửa đổi theo nhu cầu của khách hàng.
Bước “Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu” khá là đơn giản, chỉ kiểm tra
số lượng tổng, còn về mặt chất lượng hàng hóa thì không phức tạp
như mặt hàng nông sản của Công ty TNHH Mr.Bean phải trải qua
quá trình kiểm dịch thực vật và hun trùng sản phẩm mới đóng cont
hàng và vận chuyển đi.
Công ty Lương Thêm bước “Thu mua hàng hóa để xuất khẩu”. Sau khi hợp đồng
thực Tiền Giang được ký kết thì Công ty tiến hàng cử nhân viên đi thu mua, tập
(Tiengiang trung làm thành lô hàng xuất khẩu. Vì không phải là Công ty sản
Food Company) xuất và chế biến gạo nên để có hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu thì
(xuất khẩu gạo) Công ty phải thu mua trực tiếp từ nông dân hoặc doanh nghiệp tư
nhân trong và ngoài tỉnh sau đó đưa hàng hóa về trữ ở các kho
xưởng dự trữ gạo nằm ven sông của Công ty sở hữu.Và dựa trên
yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu, Công ty sẽ đưa ra các điều kiện
phù hợp cho hợp đồng thu mua về chất lượng, số lượng, mẫu mã,
phương thức thanh toán,...
Công ty cổ phần Thêm bước “Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán” vào cuối quy trình
Anh Minh Quân thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Vì theo như hợp đồng đã ký với
(xuất khẩu thủy khách hàng thì Công ty cổ phần Anh Minh Quân chấp nhận thỏa
hải sản) thuận về phương thức thanh toán là L/C trả chậm, nhưng sau khi
Công ty giao hàng xong thì lại cần tiền gấp cho việc sản xuất tiếp
theo nên sẽ tiến hành chiết khấu (có nghĩa là bán lại) bộ chứng từ
cho Ngân hàng của mình. Số tiền Công ty nhận được sẽ nhỏ hơn
so với giá trị lô hàng ban đầu vì Công ty phải chịu khoản phí chiết
khấu cho ngân hàng.
(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2020)
Thông qua những điểm khác biệt được tổng hợp qua bảng trên, có thể thấy nhìn chung
thì quy trình thực hiện, triển khai đơn hàng xuất khẩu của bất kể Công ty nào cũng đều
tương tự nhau ở các bước chính. Tùy thuộc vào mặt hàng và sản phẩm xuất khẩu khác
nhau sẽ có những yêu cầu trong quy trình thực hiện hợp đồng khác nhau. Cụ thể là theo
quyết định số 57/1998/NĐ/CP, tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều
39

được quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh nội địa của
mình mà không cần đăng ký giấy phép kinh doanh xuất khẩu. Nhưng với những mặt
hàng sau đây bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu trước khi làm hàng gồm: thuốc tân
dược, các loại hạt giống, động thực vật, mẫu khoáng sản, gỗ, mỹ phẩm, chất lỏng,...
Đối với những mặt hàng này trong quy trình sẽ luôn luôn có bước “Xin giấy phép xuất
khẩu”.
2.2.4 Những điểm mạnh và hạn chế của doanh nghiệp trong quy trình triển khai
đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty TNHH Mr.Bean
2.2.4.1 Điểm mạnh
Vị trí doanh nghiệp thuận lợi:
Trụ sở chính của Công ty nằm tại tỉnh Tiền Giang, dễ dàng tìm kiếm được nguồn
hàng chất lượng. Ngoài ra, chi nhánh của Công ty đặt tại quận 9 rất thuận lợi cho việc
làm hàng, các thủ tục hải quan cũng được nhanh chóng hơn.
Về đội ngũ nhân viên:
Có sự phân công trong công việc hợp lý cho từng nhân viên, sắp xếp nhân viên tiếp
cận khách hàng, ký kết hợp đồng, nhân viên mua hàng, nhân viên chuyên khai hải quan,
vì như vậy sẽ dễ quản lý và giám sát, rút ngắn được thời gian làm hàng và tiết kiệm được
chi phí hơn.
Đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn tốt và rất có trách nhiệm trong công việc
và dưới sự quản lý và chỉ đạo chuyên nghiệp, thân thiện và tận tình của Cấp trên cùng
với sự phân chia công việc hợp lý, tinh thần hợp tác cao giữa các nhân viên và các phòng
ban giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng và chính xác. Do đó, khi khách hàng
hợp tác với Công ty cũng ngày càng yên tâm và tin tưởng hơn.
Về môi trường làm việc:
Vì được làm việc trong môi trường năng động nên có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ
phận trong Công ty, nhờ vậy mà công việc hoàn thành nhanh hơn, nhân viên làm theo
đúng quy định của pháp luật tránh lãng phí thời gian kiểm tra.
Môi trường làm việc thân thiện, nhân viên thì hòa nhã với nhau. Vì vậy các lô hàng
được các nhân viên hoàn thành một cách tốt nhất.
40

2.2.4.2 Hạn chế


Về mặt hàng xuất khẩu:
Công ty chỉ xuất khẩu một mặt hàng duy nhất là đậu xanh nên chưa phong phú mặt
hàng xuất khẩu nên thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng do Công ty xuất khẩu chủ
yếu phục vụ khách hàng thân quen.
Về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất sản xuất quy mô chưa lớn đang trong quá trình mở rộng quy mô.
Đường truyền máy tính đôi khi không ổn định làm gián đoạn công việc. Khả năng cập
nhật thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vẫn chưa được hiệu quả trong Công ty,
làm việc theo lối truyền thống là chủ yếu.
Về giá thành xuất khẩu:
Giá bán còn cao vì nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng hàng chất lượng cao và phải
mua hàng từ đầu nậu đã qua trung gian nên giá thành bị đội lên, và hiện Công ty chưa
có vùng trồng chuyên canh.
Về trình độ chuyên môn của nhân viên và các phòng ban:
Đội ngũ nhân viên trẻ chiếm tỷ lệ khá cao nên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm
thực tế, thiếu cọ xát với nghiệp vụ nên thường gặp khó khăn đối với những lô hàng đặc
biệt, nhất là hàng kiểm hóa. Và nghiệp vụ chuyên môn chưa cao nên đôi lúc việc kiểm
tra bộ chứng từ còn xảy ra sai sót cần phải khắc phục. Đây là một công việc rất phức tạp
vì bao gồm nhiều công đoạn và phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ như: hợp đồng, hóa đơn
thương mại, giấy phép nhập khẩu…Nếu thiếu một trong các giấy tờ theo quy định thì
hàng hóa sẽ không thể thông quan được. Trong quá trình lên hồ sơ, do các yếu tố khách
quan cũng như chủ quan, đôi lúc nhân viên giao nhận có những sơ suất trong việc đối
chiếu thông tin của các loại giấy tờ so với thực tế và khi khai báo với hải quan dẫn đến
phải thay đổi thông tin tờ khai và cần thêm thời gian để khắc phục sự cố xảy ra khiến
quá trình thông quan lô hàng bị trì hoãn. Do lượng công việc quá nhiều nên gây ra áp
lực cho nhân viên đặc biệt là mùa cao điểm cuối năm nên buộc nhân viên phải thường
xuyên tăng ca để kịp tiến độ hoàn thành. Bên cạnh đó, tính liên kết và hợp tác làm việc
giữa các phòng ban vẫn chưa thật sự hiệu quả, tính làm việc độc lập vẫn còn cao cũng
là một hạn chế tồn đọng tại Công ty Mr.Bean.
41

2.2.5 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy trình triển
khai đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty TNHH Mr.Bean
2.2.5.1 Nguyên nhân bên ngoài
Cơ chế quản lý của Nhà nước:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa luôn chịu sự chi phối và quản lý chặt chẽ của
Nhà nước, chính vì thế khi doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện trao đổi hàng hóa quốc
tế cần phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính khác nhau. Do vậy tốc độ thực hiện nghiệp
vụ giao hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào các quy định và chính sách của Nhà
nước như cách thức thông quan, các tiêu chí phải xác minh và chứng thực, số lượng
chứng từ cần xuất trình và tốc độ xử lý chứng từ của hải quan… Cụ thể ở bước “Thực
hiện các thủ tục hải quan”, chủ yếu thời gian ở khâu này dành cho việc chờ phản hồi từ
cơ quan Hải quan, nếu quá trình xử lí chứng từ ở khâu này diễn ra nhanh chóng sẽ giúp
tối đa hóa thời gian giao hàng của Công ty.
Tình hình xuất khẩu trong nước và quốc tế về nông sản:
Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với giá trị thương
mại hai chiều, đặc biệt là thương mại nông sản tăng trưởng liên tục trong những năm
qua. Trong bảy tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản
giữa hai nước đạt 7,53 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019. Nhằm tháo gỡ những
khó khăn cho các doanh nghiệp, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chuyên ngành phía Mỹ để những thủ tục về kiểm
dịch hai bên ngày càng thông thoáng và theo đúng thông lệ quốc tế. (Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, 2020). Chính vì ngày càng được ưu ái trong quy trình xuất nhập
các mặt hàng nông sản giữa Mỹ và Việt Nam, nên các doanh nghiệp sản xuất và chế
biến nông sản ngày càng tận dụng và phát triển, mở rộng các mặt hàng nông sản đa dạng
hơn để phát huy ở thị trường này. Điều này dẫn đến việc tăng cao khả năng cạnh tranh
đối với Công ty TNHH Mr.Bean, khiến Công ty chưa đủ mạnh dạn để mở rộng mặt hàng
sản xuất cũng như xuất khẩu.
Tình hình cạnh tranh trong ngành:
Sản xuất và chế biến nông sản là một lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất của Việt Nam,
cùng với những lợi ích đến từ giá trị thương mại giữa Việt Nam và Mỹ tăng trưởng liên
tục những năm gần đây, đã khiến cho ngành sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu
sang thị trường Mỹ trở nên thiết yếu hơn. Chính vì thế đã làm cho sức cạnh tranh trong
42

ngành nghề xuất khẩu nông sản của nước nhà trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Cụ thể là
theo thống kê từ kết quả dò tìm cụm từ về Công ty xuất khẩu nông sản của Việt Nam
đến thời điểm hiện tại đã có mặt hơn 150 kết quả. Và trong tương lai con số này chắc
chắn sẽ ngày càng gia tăng hơn nữa khi mối quan hệ giữa 2 nước càng trở nên bền vững
hơn. Điều này ngầm cho thấy không chỉ riêng Công ty Mr.Bean mà tất cả các doanh
nghiệp cùng ngành khác đều phải dốc sức nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch
vụ để chạy đua bền vững trong tình hình cạnh tranh này. Nếu không thì rất khó để có
chỗ đứng trong thị trường dài hạn.
Sức ép chi phí từ các Công ty Logistics, Forwarder:
Nông sản xuất khẩu Việt Nam khó cạnh tranh với các mặt hàng tương tự của Thái
Lan hay nhiều nước là do chi phí logistics quá cao, phụ thuộc vào các hãng vận chuyển
nước ngoài. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công
Thương), câu hỏi muôn thuở của doanh nghiệp là chi phí. Doanh nghiệp nông sản mong
doanh nghiệp logistics hỗ trợ chi phí. Tuy nhiên, cách giảm bền vững nhất có lẽ là doanh
nghiệp nông sản nên tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, điều này sẽ giúp giá thành
hạ xuống. Đồng thời, lâu nay doanh nghiệp nông sản thường có quan niệm hàng không
đắt, trong khi đường sắt lại kém linh hoạt. "Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp
thay đổi nhận thức này để doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp logistics có thể bắt
tay giải quyết các vấn đề vướng mắc, từ đó kéo giảm chi phí logistics", ông Hải khuyến
nghị. (Lê Thúy, 2020)
Tình hình dịch bệnh Covid 19:
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 vừa qua, đã ảnh hưởng
không ít đến cả thị trường trong nước và nước ngoài, khó lường trước được. Chính vì lo
lắng về sự truyền nhiễm lây lan từ dịch bệnh, nên nhiều thị trường nhập khẩu càng phải
gay gắt hơn, thắt chặt hơn trong việc lựa chọn nguồn nhập nông sản cũng như yêu cầu
nghiêm ngặt đối với việc kiểm tra, thanh tra chất lượng, truy xuất nguồn gốc hàng hóa
từ nước xuất khẩu. Chính vì lẽ đó mà tất cả mọi loại hình doanh nghiệp đều rất lao đao
về sự ảnh hưởng của dịch bệnh không riêng gì Công ty Mr.Bean.
2.2.5.2 Nguyên nhân bên trong
Về cấp lãnh đạo:
Chủ trương của sếp chỉ muốn tập trung vào xuất khẩu đậu xanh để phục vụ cho những
khách hàng quen của sếp, nên chưa mở rộng được thị trường xuất khẩu cũng như mặt
43

hàng xuất khẩu. Và cũng chính vì lý do chỉ tập trung duy nhất vào mặt hàng đậu xanh
nên nhân viên chỉ có kinh nghiệm xuất khẩu ở mãng đậu xanh vì vậy chưa có kinh
nghiệm ở những loại đậu khác. Do đó nếu muốn mở rộng mặt hàng xuất khẩu Công ty
có thể phải chi ra nhiều khoản đào tạo kiến thức và nghiệp vụ hơn cho nhân viên, điều
này có lẽ còn là thách thức khiến các cấp lãnh đạo còn băn khoăn chưa thực hiện được.
Về cơ sở vật chất:
Máy móc trang thiết bị dùng cho ngành gạo được đội ngũ sản xuất cải tiến cho việc
dùng để sản xuất đậu xanh nên máy móc trang thiết bị chưa hiện đại dẫn đến năng suất
sản xuất chưa đạt hiệu quả tối đa.
Về giá thành sản phẩm xuất khẩu:
Giá bán còn cao nhằm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng chất lượng hạt đậu phải
tốt và đạt chuẩn, ngoài ra do bị phụ thuộc vào nguồn cung là các chủ đầu nậu trong nước
cộng thêm thị trường bất ổn nên giá cũng bị biến động theo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Qua việc phân tích thực trạng quy trình triển khai một hợp đồng xuất khẩu thực tế
của Công ty. Tác giả đã tổng hợp, so sánh với quy trình lý thuyết cùng với các quy trình
của một số Công ty khác trong cùng lĩnh vực. Công ty chỉ mới đi vào hoạt động cách
đây gần 6 năm nên việc gặp nhiều bất cập, hạn chế trong quy trình thực hiện cũng là
điều hiển nhiên. Do đó, Công ty vẫn luôn cố gắng để cải thiện hiệu quả trong quy trình
qua từng ngày, từng đơn hàng hoàn tất. Không những chỉ tốt hơn về mặt thực hiện quy
trình đó mà Công ty còn không ngừng cố gắng phát triển thêm nguồn khách hàng và đối
tác mới. Để hiện thực hóa được những mục tiêu phát triển đó thì rất cần đưa ra những
phương hướng cải thiện trong thời gian sắp tới. Và thông qua những nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp của tác giả ở chương này sẽ là tiền đề để tác giả đề ra một số các đề xuất
về giải pháp cải thiện hiệu quả cho quy trình hơn cũng như một số kiến nghị trong
chương 3 sau đây.
44

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU ĐẬU XANH
NGUYÊN HẠT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY TNHH MR.BEAN

3.1 Thực trạng về xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ
3.1.1 Cơ hội
Mỹ là quốc gia đông dân số và đứng thứ 3 trên thế giới
Hình 3.1 Dự báo dân số Hoa Kỳ trong tương lai

(Nguồn: DanSo.org)
Qua hình ảnh thống kê dự báo dân số của Mỹ được nêu trên, ta có thể thấy Mỹ luôn
có xu hướng tăng dân số qua mỗi năm kể từ thời điểm hiện tại. Vừa là quốc gia đông
dân đứng thứ 3 thế giới và Mỹ còn vừa là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người
cao sẽ giúp cho nhu cầu tiêu thụ nông sản sẽ vừa đa dạng và không bao giờ là hết cần
thiết đối với người dân của quốc gia này. Chính vì thế mà các doanh nghiệp sản xuất,
chế biến và xuất khẩu nông sản trên toàn cầu luôn lấy nước Mỹ làm điểm đến cần thiết,
làm khách hàng thân thiết khi xuất khẩu vào thị trường này.
Mỹ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Hoa
Kỳ trong 7 tháng đầu năm 2019 4,78 tỷ USD, tăng 12,6% trong khi xuất khẩu sang
Trung Quốc đạt 4,74 tỷ USD, giảm 8,9%. Do vậy, Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm 20,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, Trung Quốc
chiếm 20,7%, tiếp đến là EU chiếm 12,0%, ASEAN chiếm 9,5%; Nhật Bản chiếm 8,4%
(Hạ An, 2019). Những con số này được thống kê thành biểu đồ bên dưới:
45

Hình 3.2 Tỷ trọng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang một số thị trường chính
trong 7 tháng đầu năm 2019

(Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)


Và chính những con số biết nói này đã cho thấy nhu cầu về việc nhập khẩu nông sản
từ Việt Nam của Hoa Kỳ rất cao, thế nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng tận dụng cơ
hội này để mở rộng mặt hàng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản của mình để
chất lượng mặt hàng xuất khẩu càng được cải thiện hơn nhằm giúp cho sự ưa chuộng
của Mỹ càng tăng cao hơn đối với nông sản Việt Nam.
Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ mang lại nhiều lợi ích
Sau khoảng thời gian dài kể từ khi hiệp định ra đời đã giúp cho mối quan hệ về thương
mại giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng bền vững và mang lại nhiều thành tựu. Có người
đã nhận định rằng: “Năm 2019, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam chiếm 28,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Theo Phòng thương mại Mỹ tại
Việt Nam (AmCham), Việt Nam đang gia tăng vị thế là nhà cung cấp hàng đầu trong
khu vực ASEAN cho Mỹ. từ một nước thành viên ASEAN có kim ngạch xuất khẩu vào
Mỹ thuộc loại ít nhất, năm 2014 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, chiếm
21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu ASEAN vào Mỹ, vượt Malaysia (19,8%) Thái Lan
(14,7%), Indonesia (12,5%), Singapore (9,5%); con số này có thể hơn 30% trước năm
46

2020 nếu xu hướng này được tiếp tục; không chỉ tăng về khối lượng, hàng hóa chất
lượng và giá trị gia tăng cao của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ ngày một nhiều hơn”
(Nguyễn Mại, 2020). Chính vì những lợi ích hiệp định thương mại này mang lại đã giúp
cho hàng loạt các Công ty thuộc lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn rất
nhiều trong việc phát triển đa dạng thị trường tiêu thụ mặt hàng nông sản nhiều hơn.
Cơ hội lớn cho Việt Nam khi thương chiến Mỹ - Trung xảy ra
Có nhận định cho rằng: “Việt Nam đương nhiên là nước được hưởng lợi nhiều nhất
từ cả hai cực của thương chiến. Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh. Theo số
liệu từ Cục Thống kê Mỹ, hàng nhập khẩu từ Việt Nam tăng đến 40% trong 3 tháng đầu
năm 2019, đó là khi thương chiến chưa leo thang với hàng loạt biện pháp đáp trả của
đôi bên trong tháng 5 và tháng 6. Là nền kinh tế sản xuất nhiều mặt hàng tương đồng
với Trung Quốc, nước ta sẽ được hưởng lợi khi tăng thuế đánh vào các mặt hàng của
Trung Quốc” (Nguyễn Khắc Giang, 2019). Nhận định trên cũng sẽ là một lợi thế lớn
cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng
như mở rộng mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, cũng rất cần phải
sáng suốt khi đưa ra những quyết định giúp tối đa hóa những lợi ích giữa các Công ty
Việt Nam và đối tác Mỹ, cần tạo dựng mối quan hệ bền vững hơn trong bàn cờ cơ hội
này.
Chính phủ Việt Nam hỗ trợ rất nhiều trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng nông sản
Trong những năm gần đây, Nhà nước luôn dành sự quan tâm và hỗ trợ cho ngành
Nông nghiệp với mục tiêu sẽ phát triển ngành nghề, đổi mới tư duy, mở rộng thị trường
xuất khẩu nông sản và thực hiện tăng cường cải thiện công tác về quản lý, quản trị sản
xuất, kinh doanh. Mặt khác, còn có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền để liên kết các
DN với các hộ nông dân để xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung với quy mô lớn,
giúp ích cho quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra toàn cầu. Ngoài ra Nhà nước còn hỗ
trợ nghiên cứu về công nghệ thông tin, hỗ trợ về xây dựng quy hoạch đất đai doanh
nghiệp, hỗ trợ về đầu tư, vay vốn để nâng cao giá trị của ngành nghề…”Những hỗ trợ
này góp phần tăng tiềm lực cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường Mỹ” (Theo Tạp chí Tài chính, 2017).
47

3.1.2 Thách thức


Sản phẩm nông sản Việt Nam phải thông qua trung gian bằng thương hiệu “nước
ngoài”
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)
cho biết: “Mặc dù xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh, nhưng nông lâm thuỷ sản xuất
khẩu chủ yếu dưới dạng thô, tươi hoặc qua sơ chế, xuất khẩu chế biến sâu chiếm tỷ lệ
rất thấp. Theo đó, một số mặt hàng nông lâm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu đứng top
đầu thế giới, song giá trị thấp. Đại diện IPSARD nhận định, là một trong những nước
dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, tuy nhiên có đến hơn 80% lượng nông sản của
Việt Nam chưa xây được xây dựng thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác,... IPSARD
dẫn số liệu thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ KH&CN), trong hơn 90.000
thương hiệu hàng hoá được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, mới có khoảng 15% là của
các doanh nghiệp trong nước và có đến 80% hàng nông sản của nước ta được bán ra thị
trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Điều này là bất lợi lớn, làm giảm
sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường, gây thiệt hại lớn cho ngành nông
nghiệp” (Bảo Phương, Thu Trà, 2018).
Luật pháp Mỹ yêu cầu khá gắt ge đối với các quốc gia xuất khẩu nông sản vào Mỹ
Nhận định cho rằng: “Mỹ tăng cường kiểm soát thông qua các tiêu chuẩn như: GMP
(viết tắt của Good Manufacturing Practices, được dịch là thực hành tốt sản xuất), ISO
(viết tắt của International Organization for Standardization là Tổ chức tiêu chuẩn hóa
Quốc tế độc lập), HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points,
được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), an toàn vệ
sinh thực phẩm… trong sản xuất và chế biến mặt hàng nông sản khi đưa vào thị trường
Mỹ. Muốn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng nông sản thì phải quan tâm từ
khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, bảo
quản, vận chuyển… Trong khi đó sản xuất kinh doanh mặt hàng này của Việt Nam còn
rất lạc hậu, nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết” (Thế Vinh, 2019). Bên cạnh đó, thông tin từ
website của Thư viện Học liệu mở Việt Nam (n.d) cho rằng: “Luật pháp Mỹ quy định,
tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào đều thuộc
thẩm quyền của Chính Phủ liên Bang, Bộ thương Mại, Văn phòng Đại diện thương mại,
uỷ ban Thương Mại Quốc Tế, và cụ thể nhất là Hải quan Mỹ là những cơ quan có trách
48

nhiệm về vấn đề này. Các giấy tờ cần xuất trình trong quy trình nhập hàng vào Mỹ gồm:
giấy nhập khẩu hải quan, hoá đơn thương mại, danh mục kiện hàng (nếu có), giấy tờ
khác theo yêu cầu cụ thể của Chính quyền Liên bang hay địa phương. Mỹ có rất nhiều
quy định luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các qui định về chất lượng, kỹ thuật…
Vì thế, khi các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa nắm rõ hệ thống quy định về luật lệ của
Mỹ thường cảm thấy khó làm ăn tại thị trường này. Một số quy định của Mỹ về vấn đề
nhập khẩu: Nhãn hiệu và nhãn thương mại, hạn ngạch nhập khẩu, làm thủ tục hải quan.
Luật chống bán phá giá, vấn đề gian lận thương mại…”.
Giá cả mang tính cạnh tranh cực cao
Vẫn là thông tin từ website của Thư viện Học liệu mở Việt Nam (n.d) cho rằng:
“Nước Mỹ là một nước có nền nông nghiệp phát triển có năng xuất cao, là nước hàng
năm nhập khẩu hàng tỷ USD hàng nông sản. Cho nên hàng nông sản của Việt Nam phải
Thị Trường Mỹ và Cơ hội cho các Doanh Nghiệp Nông Sản Việt Nam 8/9 cạnh tranh
được với các hàng nông sản của các doanh nghiệp Mỹ mới có thể có được chỗ đứng trên
thị trường. Tại thị trường Mỹ, yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn chất lượng
sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết. Hàng hoá
bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán. Số lượng và chất lượng dịch vụ này
là điểm mấu chốt cho sự tín nhiệm đối với người bán. Các nhà kinh doanh tại thị trường
Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt. Người tiêu dùng Mỹ thường nôn nóng, nhưng
lại mau chán, vì thế nhà sản xuất phải sáng tạo và thay đổi nhanh chóng đổi mới cải tiến
đối với sản phẩm của mình. Như vậy, những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập
khẩu là những rào cản phi thuế đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chất lượng
hàng hoá không tăng và giá cả không hạ thì việc tăng kim ngạch và cơ cấu hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ là một vấn đề nan giải”.
3.2 Định hướng phát triển của Công ty Chế biến nông sản Mr.Bean đến năm 2025
- Tăng cường tìm kiếm và nghiên cứu để mở rộng thị phần, mở rộng quy mô khách
hàng, bước ra khỏi rào cản chỉ làm việc với đối tác quen thuộc suốt mấy năm kể từ
khi thành lập đến nay. Đồng thời vẫn phải duy trì được những mối quan hệ đối tác cũ
để xây dựng lòng tin tốt đẹp sẽ mang lại một cái nhìn tích cực đối với các đối tác mới.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và cả chất lượng dịch vụ của các Công ty hợp tác
trong quy trình thực hiện đơn hàng của mình. Không những chỉ tập trung hoàn toàn
vào công việc sản xuất để chất lượng hàng hóa đi lên, mà Công ty còn phải quản lý
49

tốt, theo sát tốt các công việc do đối tác dịch vụ Logistics đảm nhiệm, để đem lại uy
tín tốt nhất cho khách hàng của chính mình.
- Tìm hiểu và phát triển mở rộng sản phẩm xuất nhập khẩu của Công ty, không chỉ
dừng lại ở một mặt hàng chủ lực là đậu xanh, mà Công ty rất cần phải phát triển thêm
nhiều mặt hàng nông sản khác để tìm thêm nguồn doanh thu mới cũng như tận dụng
tối đa tài sản hiện có là xưởng sản xuất với quy mô không hề nhỏ ở tỉnh Tiền Giang.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhân viên, nghiên cứu và đổi mới công tác chỉ đạo
làm việc trong Công ty, nâng cao và phát huy tối đa kỹ năng trong công việc của nhân
viên trong quy trình triển khai hợp đồng cho khách hàng.
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quy trình triển khai đơn hàng
xuất khẩu đậu xanh nguyên hạt sang thị trường Mỹ của Công ty
3.3.1 Giải pháp cho khâu tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng mới
3.3.1.1 Cơ sở của giải pháp
Thứ nhất, với nhiều lợi ích từ hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mang lại,
cũng như hàng loạt những cơ hội đến từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung và nhu cầu tiêu
thụ nông sản của Mỹ cũng ngày một gia tăng đáng kể. Chính những lợi thế đó nên sức
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản của Việt
Nam ngày càng gay gắt hơn xưa. Nên Công ty cần phải gia tăng khai thác và mở rộng
thị trường xuất khẩu cũng như tìm kiếm khách hàng mới nhiều hơn thì mới có thể duy
trì được trong ngành này.
Thứ hai, hiện tại theo như sơ đồ tổ chức của Công ty được đề cập ở chương 1, thì
Công ty vẫn chưa có bộ phận Marketing, điều này có thể sẽ làm cho định hướng về việc
mở rộng thị trường kinh doanh trong vài năm tới của Công ty trở nên khó khăn hơn.
Theo như kết quả kinh doanh được thống kê từ phòng kinh doanh thì phần lớn khách
hàng của Công ty từ khi mới thành lập đến thời điểm hiện tại đều là khách hàng thuộc
diện quen biết, có mối quan hệ với sếp từ trước, nên Công ty vẫn chưa tiến hành mở
rộng thêm bộ phận marketing để xúc tiến sản phẩm cũng như mở rộng thị trường hơn.
Do đó, để thực hiện được mục tiêu theo định hướng phát triển trong vài năm sắp đến thì
Công ty rất cần phải thiết lập bộ phận Marketing riêng.Vì phòng kinh doanh, bộ phận
sản xuất hay phòng xuất nhập khẩu đều tập trung công việc chuyên môn của họ. Và
quan trọng là mỗi công việc của một Công ty mang vai trò xuất nhập khẩu rất dày đặc
và cần mức độ tập trung cao, thế nên không thể đưa nhiệm vụ nghiên cứu thị trường vào
50

cho bất kỳ phòng ban nào được mà chỉ có mỗi bộ phận chuyên sâu về marketing sẽ biết
cách phát triển công việc này.
3.3.1.2 Nội dung thực hiện giải pháp
Xây dựng quy trình Marketing xuất khẩu để tìm kiếm khách hàng mới
Để công việc mở rộng thị trường trở nên hiệu quả hơn thì Công ty cần phải mở thêm
phòng ban Marketing, điều này mới dễ dàng giúp Công ty thực hiện tốt hơn trong việc
tập trung nghiên cứu thị trường hay nhu cầu của khách hàng. Không những thế, hoạt
động kinh doanh ở từng thị trường nước ngoài đều khác nhau do đó ứng biến tùy theo
từng thị trường mà ta nên vận dụng các quan điểm marketing xuất khẩu nào cho phù
hợp. Chính vì thế bộ phận Marketing sẽ biết cách tiến hành từng bước trong quy trình
marketing xuất khẩu ra sao. Cụ thể các bước thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1 Quy trình marketing xuất khẩu

Nghiên cứu Marketing xuất khẩu


Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Xác định hình thức xuất khẩu
Xác lập yếu tố Mar - Mix xuất khẩu
Vận hành và kiểm tra các nỗ lực

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2020)


Muốn thành công trong việc xuất khẩu sang nước ngoài thì việc đầu tiên bất kể bộ
phận Marketing nào cũng phải làm đó là tập trung “nghiên cứu marketing xuất khẩu”
từ bản chất hay cụ thể là nghiên cứu tập quán sử dụng, nhu cầu thói quen của người tiêu
dùng nước đó như thế nào...Sau khi đã nghiên cứu kỹ thì sẽ tiến hành “lựa chọn thị
trường xuất khẩu” bằng cách phân tích, chọn lọc và phân loại đối với sản phẩm đậu
xanh của Công ty mình thì sẽ nên đưa vào thị trường nào là phù hợp. Tiếp đến sẽ “xác
định hình thức xuất khẩu” trực tiếp hay gián tiếp, có thông qua chi nhánh, đại lý của
Công ty ở nước ngoài hay không, hay cần thông qua các tổ chức khác như
Forwarders...Và bước quan trọng nhất là “xác lập yếu tố Mar – mix xuất khẩu”, cũng
giống như nội địa thì marketing mix xuất khẩu cũng có chiến lược cơ bản nhất đó là
chiến lược 4P sẽ được xác lập một cách chung quy nhất thông qua bảng biểu dưới đây:
51

Bảng 3.1: Đề xuất chiến lược 4P cơ bản

Sản phẩm (Product) Giá cả (Price)


- Quy cách sản phẩm đậu xanh nguyên - Phải biết định giá các hoạt động dịch vụ
hạt như thế nào để đủ tiêu chuẩn xuất xuất khẩu cũng như các loại giá cước
khẩu. FWD đưa ra để cộng vào giá thành sản
- Kế hoạch phát triển sản phẩm nông sản phẩm hợp lý khi thỏa thuận hợp đồng.
mới (có thể đậu xanh qua chế biến, hoặc
các loại nông sản khác,...)
- Quy định về bao bì, nhãn mác xuất
khẩu.

Phân phối (Place) Xúc tiến (Promotion)


- Xây dựng mối quan hệ tốt với các đối - Quảng cáo
tác và khách hàng trong và ngoài nước - Chào hàng
để lan rộng tên tuổi của Công ty. - Khuyến mại
- Nên tìm kiếm và liên kết với một số - ...
Công ty thương mại để họ có thể làm đại
diện tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản
phẩm của mình.
(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2020)
Tuy nhiên, với sự tiên tiến vượt bậc như hiện nay của các doanh nghiệp về thương
mại sản xuất và xuất khẩu nông sản, thì Công ty sau khi thành lập bộ phận Marketing,
không chỉ phát huy chiến lược 4P cơ bản ban đầu, mà còn phải nghiên cứu và phát triển
vị thế marketing với mô hình marketing 7P hay một số mô hình chiến lược marketing
chuyên sâu hơn. Bước tiến cuối cùng là vận hành và kiểm tra năng lực marketing của
bộ phận nhờ vào việc kiểm tra các kế hoạch theo năm, quý, tháng, hay kiểm tra khả năng
sinh lời,... Tóm lại, nhờ vào bộ phận này chắc chắn sẽ giúp cho Công ty tìm hiểu rõ hơn
về nhu cầu của khách hàng, định hướng cho những chiến lược mới của Công ty, dễ dàng
tìm kiếm nguồn khách hàng mới cũng như xâm nhập được những thị trường tiêu thụ
nông sản khó tính như Nhật Bản hay các nước EU,...
52

Trau dồi cho bộ phận Sales các kỹ năng cần thiết


Để việc đàm phán và ký kết hợp đồng diễn ra thành công thì quan trọng nhất là ở kỹ
năng của nhân viên Sales. Có thể ví nhân viên kinh doanh như bức tranh của Công ty
vậy, vì khị họ giao tiếp với khách hàng và làm cho khách hàng hài lòng, thỏa mãn nhu
cầu về mặt sản phẩm cũng như dịch vụ của Công ty thì họ sẽ rất có thiện cảm và chọn
mình. Ở môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như thời điểm hiện nay, thì không hề thiếu
đối thủ sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung và đậu xanh nói riêng, thế
nên sự lựa chọn cho các khách hàng nước ngoài rất đa dạng, có thể sản phẩm đậu xanh
của mình chưa đủ cạnh tranh về chất lượng bằng đối thủ nhưng cách phục vụ và kỹ năng
ăn nói của nhân viên kinh doanh tốt chắc chắn khách hàng sẽ chọn mình và chọn trung
thành với mình. Chính vì thế Công ty nên trau dồi và nâng cao kỹ năng giao tiếp, đàm
phán cho nhân viên phòng kinh doanh thông qua việc trích quỹ để chi cho các buổi học
kỹ năng mềm bên ngoài.
Chú trọng công tác quản trị và chăm sóc khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là động lực để Công ty
Mr.Bean nỗ lực hoàn thiện hơn mỗi ngày. Do đó công tác quản trị quan hệ khách hàng
luôn phải được đầu tư và quan tâm đúng mức. Đảm bảo hiệu quả về thời gian giao hàng
cũng như bảo quản tốt chất lượng hàng hóa cũng chính là một cách chăm sóc tốt khách
hàng. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Công ty Mr.Bean phải luôn tìm hiểu nhiều
hình thức chăm sóc khác nhau nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của Công ty, mang lại
sự hài lòng cho khách hàng và giữ chân khách hàng trung thành với mình nhiều hơn. Do
đó, Công ty nên có riêng bộ phận chăm sóc khách hàng để có đủ kiến thức, kĩ năng
chuyên môn giải quyết các khiếu nại từ phía khách hàng cũng như chăm sóc và quản trị
chặt chẽ tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Bộ phận này sẽ làm việc phối hợp cùng bộ
phận kinh doanh để giữ chân khách hàng tốt nhất có thể.

3.3.2 Giải pháp cho khâu chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
3.3.2.1 Cơ sở của giải pháp
Thứ nhất, hiện nay các Công ty Forwarder được thành lập rất nhiều trong giai đoạn
ngành kinh doanh quốc tế đang phát triển sôi nổi. Họ là bên thứ ba có kinh nghiệm về
vận chuyển và Logistics, họ sẽ hợp tác với nhiều Công ty sản xuất cùng một lúc để giúp
các Công ty này đưa hàng, vận chuyển hàng hóa sang thị trường nước ngoài. Điều này
sẽ rất có lợi cho những Công ty chuyên về sản xuất đặc biệt là đối thủ của Công ty
53

Mr.Bean, hàng loạt những Công ty chuyên sản xuất và chế biến nông sản dù không có
kinh nghiệm trên thị trường quốc tế cũng có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng và trao
đổi mua bán xuất khẩu thành công nếu như nguồn sản phẩm của họ đa dạng, chất lượng
và giá thành hợp lý. Điểm yếu của Công ty Mr.Bean ở thời điểm hiện tại như tác giả
cũng đã đề cập ở chương 2 là chỉ tập trung xuất khẩu duy nhất một mặt hàng đậu xanh.
Việc này có thể sẽ khiến cho khách hàng khó có thể hợp tác lâu dài nếu Công ty bên
nhập khẩu cần nguồn cung đa dạng các loại đậu.
Thứ hai, ngày nay bắt đầu có mặt khá nhiều các trung tâm mang danh kiểm định hàng
hóa. Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, nếu họ khó tính sẽ yêu cầu
kiểm định ở những cơ quan thuộc nhà nước cực kỳ uy tín thì mới đồng ý mua hàng, và
điều không thể tránh khỏi cho Công ty Mr.Bean nếu làm theo chỉ định của bên mua đó
là đối mặt với chi phí không hề rẻ cũng như khó khăn trong quá trình kiểm định nếu
Công ty không tạo dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan đó, dẫn đến trễ nại trong quy
trình triển khai hợp đồng.
3.3.2.2 Nội dung thực hiện giải pháp
Tìm nguồn cung đậu xanh chất lượng
Công ty Mr.Bean nên đầu tư vùng trồng chuyên canh cây đậu xanh, nhằm đảm bảo
được chất lượng hạt đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng. Ngoài ra Công ty cũng nên hợp
tác với nông dân, nông dân trồng theo yêu cầu của Công ty và Công ty sẽ bao tiêu sản
phẩm, ký hợp đồng lâu dài cùng nhà nông, đôi bên cùng có lợi. Công ty tìm những nhà
cung cấp uy tín, chất lượng sản phẩm tốt nhằm đảm bảo được sản phẩm thu mua và giá
phải chăng.
Đa dạng các loại đậu xuất khẩu
Từ khi mới thành lập đến nay, theo chủ trương của sếp thì Công ty chỉ đang xuất khẩu
chuyên sâu một loại giống đậu xanh nguyên hạt 208 duy nhất, ngoài ra chưa phát triển
thêm bất kì loại giống nào khác hay các loại đậu khác. Với thời gian thu hoạch cho loại
giống đậu xanh 208 là từ 60-65 ngày, một năm có thể trồng 02-03 vụ, vì thế Công ty
nên nghiên cứu các giống đậu khác có thể trồng xen canh hoặc trồng thay thế giống đậu
xanh trong những khoảng thời gian mà đất nền hay thời tiết không phù hợp cho giống
DX208 để tiết kiệm thời gian và không gian khi đất nền trống và vừa tạo điều kiện việc
làm cho hộ nhà nông mang lại nguồn cung xuất khẩu mới cho Công ty. Mặt khác, tận
dụng xưởng chế biến nông sản ở Tiền Giang để nghiên cứu và sản xuất các dòng đậu
54

xanh qua sơ chế hoặc chế biến sâu thành một số sản phẩm nông nghiệp của Công ty,
điều này sẽ giúp tạo dựng được tên tuổi của Công ty về lâu về dài.
Hoàn thiện công tác chuẩn bị các chứng từ liên quan đến khâu kiểm tra hàng hóa
xuất khẩu
“Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu” rất quan trọng đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu vì
cả 2 loại giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và giấy chứng nhận hun trùng đều nằm
trong bộ chứng từ cần có để thực hiện các thủ tục hải quan, làm vận đơn đường biển,
làm giấy chứng nhận xuất xứ, hay hoàn thiện đầy đủ để giao cho bên ngân hàng hoặc
người nhập khẩu... Nếu xảy ra sai sót hoặc liên hệ chậm trễ với bên trung tâm kiểm dịch
sẽ dẫn đến trễ nại thời gian làm hàng, tốn thêm chi phí, làm giảm uy tín và chất lượng
dịch vụ. Vì thế, giải pháp cho Công ty cải thiện vấn đề trễ và khó khăn trong quá trình
kiểm tra hàng hóa đó là Công ty nên tìm ra một Công ty hay trung tâm dịch vụ chuyên
cả 2 quy trình là kiểm dịch thực vật và hun trùng luôn cho hàng hóa với mức giá hợp lý,
từ đó duy trì và thiết lập mối quan hệ tốt với trung tâm để mỗi khi có đơn hàng họ có
thể ưu tiên xử lý trôi chảy cho hàng hóa của Công ty mình.
3.3.3 Một số giải pháp nằm ngoài quy trình triển khai đơn hàng nhưng ảnh hưởng
lớn đến tổng quan quy trình
3.3.3.1 Giải pháp về cải thiện nguồn nhân lực
3.3.3.1.1 Cơ sở của giải pháp
Cạnh tranh gay gắt trong điều kiện hội nhập, ngành sản xuất và chế biến nông sản
xuất khẩu luôn đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn và kiến
thức ngoại ngữ tốt. Chính vì vậy, với mong muốn phát triển một cách bền vững trong
lĩnh vực này thì Công ty Mr.Bean cần phải đầu tư một nguồn nhân lực mạnh hơn so với
các đối thủ trong ngành. Cũng như đã từng có nhận định cho rằng: “Không chỉ các
chuyên gia kinh tế hay kỹ thuật mà ngay cả những nhân viên cũng phải hiểu rõ về kinh
doanh các hoạt động sản xuất và dịch vụ xuất khẩu, biết cách làm thế nào để đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của khách hàng”.
3.3.3.1.2 Nội dung thực hiện giải pháp
Chú trọng vào tổ chức thực hiện hợp đồng
Mỗi nhân viên nên tập trung, theo dõi một lô hàng nhất định sẽ đảm bảo độ chính xác
cao hơn. Ngay sau khi nhận được các chứng từ rời rạc, nhân viên cần phải kiểm tra kỹ
55

về nội dung, đối chiếu các chứng từ có khớp với nhau không, nếu có sai sót thì phải báo
ngay cho Công ty để kịp thời sửa chữa.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên
Thường xuyên cho nhân viên Công ty tham gia các khóa đào tạo kiến thức chuyên
môn, một số lớp học kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ, tạo điều kiện cho nhân viên có
cơ hội học tập những người có kinh nghiệm, tự tìm hiểu về các thay đổi trên thị trường,
cập nhật kiến thức về những mẫu hàng hóa mới lạ. Khuyến khích nhân viên học tập
ngoại ngữ, tin học ngoài giờ làm việc.
Tổ chức các cuộc thử tài giả lập giải quyết tranh chấp, xử lý tình huống khiếu nại, bồi
thường, hoặc đặt ra một vài giải thưởng, bằng khen nếu trong quá trình làm việc xử lý
tốt nhiều đơn hàng thành công và trơn tru. Nhân viên được khách hàng quý mến hay
hoàn thành công việc một cách xuất sắc thì rất đáng để khen thưởng. Sự tôn vinh cá
nhân trong Công ty là một việc rất tốt giúp tạo dựng được ý thức cạnh tranh cho tập thể
nhân viên trong Công ty, điều đó sẽ làm nâng cao năng suất lao động và làm việc hiệu
quả hơn cho mỗi cá nhân. Hơn nữa, Công ty mà có nhiều khoảng lương bonus sẽ góp
phần thu hút thêm nhiều nguồn lực giỏi hơn.
Tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực trẻ
Lĩnh vực xuất nhập khẩu và nghiệp vụ Logistics ngày nay đang trên đà phát triển
mạnh và dần chiếm tỷ lệ phần trăm công việc đem lại mức thu nhập ổn định nhất. Điều
này cũng khiến cho lớp tri thức trẻ ngày nay có xu hướng theo ngành nghề thuộc lĩnh
vực này nhiều hơn đặc biệt họ đều xuất thân đa số ở các trường đại học danh tiếng như
Kinh tế, Ngoại thương, Kinh tế đối ngoại, Giao thông vận tải, Sư phạm kỹ thuật,... Chính
nhờ nguồn nhân lực trẻ này họ có lợi thế tiếp cận được nguồn tri thức mới mẻ, bên cạnh
đó còn có khả năng nhạy bén với ngoại ngữ hay trình độ về công nghệ thông tin cũng
cao. Điều đó sẽ đem lại lợi ích cho Công ty về lâu dài nếu Công ty có kế hoạch tuyển
dụng và đào tạo kỹ càng. Việc tiếp cận với tầng lớp sinh viên này cũng không quá khó
thông qua việc tổ chức một số chương trình như ngày hội việc làm tại các trường đại
học, các buổi tham quan thực tế tại doanh nghiệp và xưởng sản xuất ở Tiền Giang, hoặc
trở thành nhà đồng hành tài trợ cho một số chương trình hay cuộc thi liên quan đến
ngành nghề tại các câu lạc bộ của một số trường đại học để được hưởng một số quyền
lợi cụ thể như được quảng bá hình ảnh Công ty đến với toàn thể sinh viên tham dự, hoặc
56

được cung cấp data về sinh viên đăng ký tham gia các cuộc thi đó chẳng hạn, từ đó giúp
cho Công ty có thể tìm được nguồn nhân lực thông minh và tài giỏi thuộc lĩnh vực này.
Phân công công việc phù hợp với trình độ nhân viên
Khi chú trọng vào việc nâng cao nguồn nhân lực trẻ không có nghĩa là Công ty hoàn
toàn tin tưởng vào khả năng tiếp cận công việc thực tế của họ. Do đó, những công việc
quan trọng và cần sự dày dặn trong kinh nghiệm như xử lý những đơn hàng rơi vào kiểm
hóa luồng đỏ, hoặc những công việc liên quan đến thủ tục hải quan,... phải giao cho
những nhân viên lâu năm để tránh những sai sót không đáng có xảy ra như rớt hàng,
hàng không lên tàu được, trễ nại thời gian cũng như tăng chi phí phát sinh đáng kể. Giai
đoạn đầu với những lớp nhân viên trẻ như vậy rất cần sự theo dõi chặt chẽ và nên phân
công làm việc theo từng nhóm để họ có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
Phân bổ tuyển dụng thêm nhân viên chứng từ mùa cao điểm
Công việc của bộ phận chứng từ rất dày đặc bao gồm việc phải chuẩn bị bộ chứng từ
hàng xuất, hàng nhập và cả nội địa lẫn quốc tế. Mỗi một bộ chứng từ lại gồm rất nhiều
giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị nhưng bộ phận này hiện tại ở Công ty rất ít. Trong trường
hợp có ít đơn hàng trong tháng thì thời gian chuẩn bị bộ chứng từ sẽ giãn ra, dài hơn, đỡ
nặng nề hơn, có thể hoàn thành kịp các chứng từ cũng như cẩn thận, chi tiết hơn. Tuy
nhiên, đến những mùa cao điểm các đơn hàng đến nhiều cùng một lúc thì sẽ rất khó để
1 nhân viên có thể đảm nhận nhiều đơn hàng cùng lúc, điều này sẽ không dễ dàng trong
việc kiểm soát chứng từ, đối chiếu thông tin có thể sẽ thiếu sót và sự nhầm lẫn rất dễ
xảy ra. Hậu quả sẽ tốn rất nhiều thời gian để làm lại hoặc tốn thêm nhiều chi phí phát
sinh khi sai sót xảy ra. Chính vì thế, Công ty Mr.Bean nên phân bổ lại số lượng nhân
viên các phòng ban cho hợp lý hoặc có một số biện pháp tuyển dụng nhân viên part-
time hay thực tập sinh kịp thời trong những mùa cao điểm như vậy. Đừng cố gắng dồn
nén nhân viên khi bắt họ phải liên tục tăng ca làm việc, làm việc ngoài giờ sẽ dễ gây mất
thiện cảm, tăng cảm giác mệt mỏi cho những nhân viên giỏi của Công ty.
Nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp giữa các phòng ban
Quy trình triển khai một hợp đồng xuất khẩu sẽ diễn ra rất nhiều bước và tập hợp
nhiều bộ phận trong Công ty. Vì thế, Công ty Mr.Bean rất cần phải có sự trao đổi công
việc lẫn nhau giữa các bộ phận, phòng ban một cách nhịp nhàng là cực kỳ quan trọng.
Hiện tại trong quá trình thực tập quan sát và nhận thấy Công ty chỉ triệu tập họp nhân
viên bộ phận 2 lần trong tháng, nhưng chỉ có lần họp cuối tháng mới đầy đủ tất cả các
57

bộ phận, còn lần họp giữa tháng chỉ thường có mặt phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là
chủ yếu. Do đó, Công ty Mr.Bean nên thường xuyên tổ chức họp nhân viên của các bộ
phận vào đầu tuần là cần thiết. Giải pháp này sẽ giúp cho cấp trên có thể quản lý tốt tiến
độ làm việc của từng nhân viên và phân công công việc hợp lý hơn, đồng thời đầu tuần
các nhân viên có cơ hội trao đổi công việc lẫn nhau, tạo động lực cho tuần làm việc hiệu
quả hơn.
3.3.3.2 Giải pháp cập nhật thông tin và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất
3.3.3.2.1 Cơ sở của giải pháp
Theo khảo sát của Hiệp hội dịch vụ Logistics Việt Nam (Vietnam Logistics Business
Association – VLA) năm 2016 và theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hải (2018) cho
rằng: “Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) trong hoạt động xuất
nhập khẩu và kể cả hoạt động Logistics trong nước còn ở mức rất khiêm tốn (chủ yếu
tập trung ở lĩnh vực khai báo hải quan và GPS), chưa có Công ty nào ứng dụng các hệ
thống tự động hóa cho kho hàng, trung tâm phân phối”. Và mặc dù chỉ mới thành lập
được gần 6 năm, nhưng Công ty Mr.Bean cũng cần thiết phải nghiên cứu và thực thi
một số phần mềm thông minh, nâng cấp cơ sở vật chất cho văn phòng và xưởng sản xuất
ở Tiền Giang thì mới có cơ hội vững vàng phát triển mạnh hơn so với các đối thủ trong
ngành.
3.3.3.2.2 Nội dung thực hiện giải pháp
Thường xuyên cập nhật thông tin từ chính phủ về ngành nghề liên quan
Công ty cần thường xuyên cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin sửa
đổi, bổ sung của các luật lệ liên quan ngành xuất nhập khẩu, logistics hay các thông tư,
nghị định về ngành cũng như tỷ giá hối đoái trong thanh toán quốc tế để công việc được
tiến hành thuận lợi, tránh sai sót gây mất thời gian.
Cải tiến và đổi mới trang thiết bị sản xuất tại xưởng chế biến
Vì Công ty trước đây đã mua lại xưởng chế biến gạo để cải tiến thành xưởng sản xuất
và chế biến đậu xanh phục vụ cho việc xuất khẩu của Công ty. Và trong khoảng thời
gian đầu Công ty chỉ tận dụng mọi trang thiết bị của ngành gạo để cải tiến phục vụ cho
sản xuất đậu xanh để tiết kiệm chi phí nên máy móc và trang thiết bị chưa hiện đại dẫn
đến năng suất chưa được tối đa hóa. Tùy vào khả năng tài chính, Công ty cần đưa ra
chiến lược nên tiếp tục nâng cao cải tiến hay có thể thay mới một số trang thiết bị hiện
đại hơn nhằm giảm thiểu thời gian sản xuất cũng như gia tăng chất lượng sản phẩm hơn.
58

Cập nhật, nâng cấp phiên bản mới nhất cho bộ phận khai báo hải quan
Hệ thống VNACCS khai báo hải quan điện tử ECUS luôn nâng cấp phiên bản giúp
cho việc khai báo được dễ dàng và cụ thể hơn. Do đó Công ty phải thường xuyên theo
dõi nếu có phiên bản mới thì nên nhanh chóng nâng cấp kịp thời để bộ phận nhân viên
có thể nghiên cứu những thay đổi của hệ thống so với các phiên bản trước đây một cách
kỹ lưỡng trước khi sử dụng tránh gây sai sót và thiếu hụt thông tin khi khai báo hải quan.
Bổ sung một số phần mềm hữu ích cho quản trị hàng hóa và tồn kho
Đối với kho sản phẩm ở dưới xưởng sản xuất có thể áp dụng phần mềm Auto ID Data
Capture (viết tắt là AIDC) cụ thể như việc quét mã vạch, hay kiểm kho tự động, các
chức năng nhận dạng tần số vô tuyến để theo dõi hiệu quả dòng chảy của hàng hóa trong
kho. Hoặc áp dụng hệ thống phần mềm quản trị tồn kho (Enterprise Resource Planning
– ERP) để quản lý hàng hóa và chuỗi cung ứng hàng hóa tốt hơn.
Có thể áp dụng một số phần mềm có chức năng định vị và theo dõi hàng hóa lưu thông
trong quá trình di chuyển nội địa hay quốc tế thông qua ứng dụng Item Tracking hay
Tracking number. Những phần mềm hữu ích này thường được ứng dụng ở các bưu điện
viễn thông, các Công ty giao nhận vận tải hay các Công ty chuyển phát nhanh,...Các
phần mềm này mang lại khá là nhiều thông tin về hàng hóa, rất có lợi cho việc nắm bắt
tình trạng lô hàng của Công ty mình đang đi đến đâu, để thông báo cho phía khách hàng
yên tâm hơn, ngoài ra cũng giúp Công ty dự báo được chính xác thời điểm hàng đến nơi
để khách hàng chuẩn bị công tác nhận hàng hóa và thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Tóm lại, thông qua quá trình nghiên cứu lý thuyết về quy trình triển khai đơn hàng
xuất khẩu mặt hàng đậu xanh của Công ty và kết quả phân tích, so sánh, tổng hợp ở
chương 2, tác giả đã đưa ra được một số quan điểm về cơ hội và thách thức đối với
ngành nghề xuất nhập khẩu nói chung và Công ty Mr.Bean nói riêng, về phương hướng
phát triển mới cho Công ty trong vài năm tới. Từ đó sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những
đề xuất về các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình triển khai đơn hàng
xuất khẩu đậu xanh một cách cơ bản mà doanh nghiệp có thể cải thiện và thực hiện được
trong thời gian sắp tới.
59

KẾT LUẬN

Quy trình thực hiện hợp đồng Xuất – Nhập khẩu không chỉ đóng vai trò hết sức quan
trọng trong sự phát triển của mỗi Công ty trong lĩnh vực này nói riêng và mà còn ở cả
sự phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung. Sức ảnh hưởng này biểu hiện ở việc
nếu quy trình xuất nhập của nước ta phát triển và mang lại tối đa hóa lợi nhuận cũng
như tối thiểu hóa thời gian lẫn chi phí thì chắc chắn sẽ được quốc tế biết đến và công
nhận hệt như cách chúng ta vẫn đang từng bước nâng cao, học hỏi từ các quốc gia phát
triển trên thế giới vậy.
Với kinh nghiệm hoạt động còn non trẻ khi chỉ mới thành lập và phát triển được gần
6 năm nên Công ty vẫn còn tồn đọng vài bất cập trong quy trình xử lý đơn hàng xuất
khẩu. Dù vậy, Công ty vẫn khẳng định được cơ hội phát triển tốt với số lượng lớn khách
hàng tin tưởng và hợp tác lâu dài, bên cạnh đó Công ty còn có tinh thần rất nỗ lực trong
việc thôi thúc sếp mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho những định
hướng phát triển trong tương lai thì Công ty ắt hẳn phải cải thiện hiệu quả hoạt động của
quy trình triển khai đơn hàng xuất khẩu thông qua thực hiện một cách linh hoạt các giải
pháp về nguồn lực, marketing, nâng cao cơ sở vật chất và quản lý kho bãi, quản lý xưởng
chế biến. Với tiềm năng phát triển của Công ty, nếu cải thiện được những bất cập còn
tồn đọng này thì chắc chắn trong tương lai Công ty sẽ khẳng định được tên tuổi của mình
đến với thị trường trong nước và và thị trường của các đối tác quốc tế.
Bài luận văn được viết dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm của tác giả trong
suốt khoảng thời gian trau dồi kiến thức trên giảng đường đại học và khoảng thời gian
thực tập tại Công ty này. Chắc chắn sẽ còn những thiếu sót trong cách trình bày cũng
như lối văn diễn đạt, tác giả mong sẽ được góp ý và sửa đổi từ phía thầy cô, giảng viên
hướng dẫn để bài luận này được hoàn thiện nhất có thể.
Lời cuối cùng tác giả muốn gửi đến cô Dương Ngọc Hồng – giảng viên hướng dẫn
Học kỳ doanh nghiệp khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing năm 2020 và các anh chị
đồng nghiệp tại Công ty một lời cảm ơn chân thành đã nhiệt tình giải đáp những thắc
mắc và giúp tác giả hoàn thành bài luận văn này một cách tốt nhất.
60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Phương, Thu Trà (2018). Nghịch lý: Top đầu thế giới nhưng được hưởng
phần ít nhất. Truy cập ngày 29/09/2020 tại: <https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-
truong/nong-san-viet-xuat-khau-dung-top-dau-the-gioi-nhung-khong-thuong-hieu-
491105.html>.
2. Đại học Thương mại. (n.d). Thị Trường Mỹ và Cơ hội cho các Doanh Nghiệp
Nông Sản Việt Nam. Truy cập ngày 28/09/2020 tại: <https://voer.edu.vn/m/thi-truong-
my-va-co-hoi-cho-cac-doanh-nghiep-nong-san-viet-nam/4066ae90>.
3. Hạ An (2019). Mỹ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Truy
cập ngày 28/09/2020 tại: <https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kinh-te-
dau-tu/my-la-thi-truong-xuat-khau-nong-san-lon-nhat-cua-viet-nam-3518461.html>.
4. Lại Thị Thim (2016). Quy trình triển khai đơn hàng tại tổng Công ty cổ phần
VINATEX, Luận văn báo cáo thực tập, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
5. Lê Thúy (2020). Logistics đang ''đè bẹp'' sức cạnh tranh của nông sản Việt. Truy
cập ngày 25/09/2020 tại: <https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/logistics-dang-de-
bep-suc-canh-tranh-cua-nong-san-viet-1072998.html>.
6. Nguyễn Khắc Giang (2019). Thương chiến Mỹ - Trung và cơ hội của Việt Nam.
Truy cập ngày 28/09/2020 tại: <https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/thuong-chien-
my-trung-va-co-hoi-cua-viet-nam-544044.html>.
7. Nguyễn Mại (2020). Quan hệ thương mại và đầu tư Việt - Mỹ trong 1/4 thế kỷ.
Truy cập ngày 26/09/2020 tại: <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/quan-he-
thuong-mai-va-dau-tu-viet-my-trong-14-the-ky-324712.html>.
8. Nguyễn Minh Sơn (2010). Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Kim Chung (2016). Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng xuất
khẩu thủy hải sản bằng đường biển tại Công ty cổ phần Anh Minh Quân, Luận văn báo
cáo thực tập, Trường Đại học Tôn Đức Thắng TP Hồ Chí Minh.
10. Như Huỳnh (2020). Đẩy mạnh xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Mỹ. Truy
cập ngày 25/09/2020 tại: <https://vietnambiz.vn/day-manh-xuat-nhap-khau-nong-san-
viet-nam-my-20200915110732298.htm>.
61

11. Tạp chí tài chính (2017). Cơ hội và thách thức cho hàng nông sản Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu. Truy cập ngày 29/09/2020 tại: <http://tapchitaichinh.vn/nghien-
cuu-trao-doi/co-hoi-va-thach-thuc-cho-hang-nong-san-viet-nam-trong-chuoi-gia-tri-
toan-cau-125064.html>.
12. Thế Vinh (2019). Phập phù chế biến nông sản. Truy cập ngày 29/09/2020 tại:
<https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/phap-phu-che-bien-nong-san-1059089.html>.
13. Trần Như Quỳnh (2015). Quy trình xuất khẩu gạo bằng đường biển tại Công ty
lương thực Tiền Giang, Luận văn báo cáo kiến tập, Trường Đại học Kinh tế -Luật TP
Hồ Chí Minh.
14. Vũ Thị Hải (2018). Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc
tế tại Công ty TNHH JET Delivery Logistics Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Dân lập Hải Phòng.
15. Vũ Thị Tú Liên (2019). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong quy
trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Trung tâm
Dịch vụ Logistics Tân Cảng, Luận văn báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TP
Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra

Tuần 1: 03/08 – 09/08/2020

- Tham quan doanh nghiệp ở - Quan sát được - Rèn luyện được
Chung cư The Art - Gia Hoà, không gian nơi làm kỹ năng quan sát
523A Đỗ Xuân Hợp, phường việc. các vật dụng,
Phước Long B, Quận 9, - Làm quen các anh không gian xung
TP.HCM. chị đồng nghiệp quanh.
Thứ Hai
- Biết vị trí làm việc của mình, trong công ty. - Cải thiện được kỹ
03/08
tham quan các phòng ban. năng giao tiếp,
- Được giới thiệu với các anh tập hòa đồng,
chị trong công ty. thân thiện với
những người mới
quen.
- Đọc tài liệu và được nghe - Hiểu hơn về công - Phân loại các
giới thiệu sơ bộ về công ty ty, về sản phẩm giống & loại đậu
…và tham khảo tài liệu về công ty cung cấp và xanh
nông sản đậu xanh, tài liệu công việc vị trí - Cần trau dồi kỹ
Thứ Ba
về các điều khoản trong một mình cần làm. năng đọc hiểu tài
04/08
vài hợp đồng của công ty. liệu.
- Thái độ và tinh
thần cần tập trung
cao độ.
- Được xuống xưởng chế biến - Được trực tiếp xem - Kỹ năng quan sát
nông sản tham quan ở ấp Mỹ quy trình chế biến quy trình sản xuất
Đức, Xã Mỹ Phước, Huyện và đóng gói sản và công nhân ở
Thứ Tư Tân Phước, Tỉnh Tiền phẩm. xưởng.
05/08 Giang. - Quan sát được công - Thái độ phải nhiệt
việc tại xưởng ra tình và đầy năng
sao. lượng khi được đi
tham quan.
- Gặp giảng viên hướng dẫn - Nắm rõ được kế - Cải thiện kỹ
Dương Ngọc Hồng nghe hoạch cho kỳ thực năng nghe &
Thứ Năm hướng dẫn về học kỳ doanh tập để hoàn thành nắm thông tin
06/08 nghiệp; cách trình bày nhật đúng tiến độ. nhanh.
ký thực tập; tư vấn về đề tài - Xác định được đề - Cần kỹ năng lên
viết khóa luận; các mốc thời tài viết khóa luận. kế hoạch quản lý
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
gian cần chú ý để nộp bài. - Tổng hợp lại việc thời gian cá nhân
Hỏi đáp các thắc mắc cùng cần bắt đầu (soạn & xây dựng lịch
cô. file nhật ký thực trình phù hợp
tập) cho học kỳ
doanh nghiệp.
- Tiếp tục đọc và xem qua bộ - Được thực tế hơn - Tùy vào điều kiện
chứng từ mẫu cần có khi thực về bộ chứng từ và được nhắc trong
hiện một hợp đồng xuất khẩu được hướng dẫn mỗi hợp đồng mà
đậu xanh của công ty cách để chuẩn bị BCT được chuẩn
BCT. bị sẽ có khác nhau
đôi chút.
Thứ Sáu - Cần rèn luyện
thêm kỹ năng đọc
07/08
nhiều tài liệu và
nhìn nhận được
điểm khác nhau
giữa chúng.
- Cần phải có tính
kiên trì và tập
trung.
- OFF - Mở mang hiểu biết - Trau dồi kiến
- Ở nhà đọc tài liệu về sản về sản phẩm, đặc thức về đậu xanh
phẩm công ty cho mang về. thù sản phẩm và một số loại
- Điều chỉnh file nhật ký thực - Hoàn tất nhật ký nông sản khác.
Thứ Bảy tập. tuần 1 - Kỹ năng đọc hiểu
Chủ nhật - Đọc tham khảo các file yêu - Nắm rõ hơn về và chọn lọc thông
08/08 cầu và hướng dẫn về học kỳ những thay đổi về tin.
doanh nghiệp 2020 trên yêu cầu làm khóa - Thái độ và ý thức
09/08 trang LMS luận trong năm nay. cần tự giác tìm
hiểu thêm từ tài
liệu, số liệu của
công ty và từ
internet.

Tuần 2: 10/08 – 16/08/2020

- Được học quy trình làm - Nắm rõ thực tế - Cần tính tập
Thứ Hai
chứng từ, ghi nhớ các thuật công việc nhân trung, nghiêm
10/08
ngữ, tiếp tục xem lại những viên chứng từ cần chỉnh trong khi
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
chứng từ công ty đã thực làm là những gì. nghe giảng và
hiện gần đây. - Làm quen được với hướng dẫn về quy
- Luyện đọc và kiểm tra chứng công việc ở công ty trình làm chứng
từ. và môi trường làm từ.
- Quan sát các anh chị làm việc. - Lắng nghe và ghi
chứng từ trong ngày. - Biết thêm cách sử nhớ các thao tác
- Phụ giúp các anh chị scan, dụng các thiết bị in sử dụng các thiết
photo các tài liệu liên quan ấn trong công ty. bị in ấn.
khi cần thiết.
- Phụ phòng kế toán làm debit, - Sắp xếp giấy tờ, - Cần tập trung cao
sắp xếp công nợ. công nợ theo trật độ và khả năng
- Thực hành theo dõi đơn tự, quy chuẩn của ghi nhớ vị trí sắp
hàng, tình trạng đơn hàng công ty. xếp các giấy tờ
được chỉ định. - Ghi nhớ cho những quan trọng.
Thứ Ba - Đọc thêm tài liệu về chứng lần đặt để các - Phải biết tự giác
11/08 từ. chứng từ sau. ghi chép các kiến
- Hỏi anh Gòn hướng dẫn về - Cập nhật tình hình thức quan trọng
quy trình thực hiện 1 hợp đơn hàng. khi được training.
đồng xuất khẩu chi tiết của - Hệ thống các kiến
công ty, trao đổi về đề tài viết thức đã được
khóa luận. training.
- Được hướng dẫn cách check - Làm quen được hệ - Cải thiện kỹ năng
lịch tàu trên website. thống website quan sát và ghi
- Tập check lịch tàu, book tàu check lịch tàu của nhớ thực hiện các
dựa trên các hợp đồng đã công ty. lệnh trên hệ thống
thực hiện trước đây. - Làm quen cấu trúc website.
Thứ Tư
- Được hướng dẫn và xem qua soạn mail của công - Cải thiện kỹ năng
12/08
cách nhận email, sắp xếp ty. đọc, viết email
email, soạn email yêu cầu và chuyên nghiệp và
phản hồi email với bên đối follow form mail
tác forwarder và phòng kinh công ty.
doanh.
- Được hướng dẫn cách kiểm - Học thêm nhiều - Cần ghi chép và
tra Booking (các lịch cut-off, thuật ngữ trong học thêm các
Thứ Năm kiểm tra số tàu, số chuyến, số công việc. thuật ngữ hay sử
13/08 cont, loại cont, và các chỉ số - Làm quen được dụng trong lĩnh
liên quan...) kiểm tra lịch tàu. vực này.
- Phụ giúp hỗ trợ các công - Hiểu được cách xử - Trau dồi kỹ năng
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
việc văn phòng, scan, photo lý các thời gian cut- lắng nghe hướng
các tài liệu liên quan khi cần off nếu xảy ra vấn dẫn, và thực hiện
thiết, mua vài văn phòng đề trễ nại. đúng thời điểm,
phẩm,... - Thành thạo thiết bị hạn chế sự trì
- Viết đề cương chi tiết cho đề in ấn. hoãn hay chậm
tài đã được duyệt, trao đổi trễ xảy ra vì các
với anh Gòn. mốc thời gian
Cut-off rất quan
trọng trong 1 lô
hàng.
- Theo dõi đơn hàng hiện tại - Học thêm chi tiết - Kỹ năng vận
của công ty. công việc cần làm dụng các hướng
- Tập thực hiện các file và chuẩn bị các loại dẫn được anh chị
Invoice, Packing List, SI,... chứng từ cho đơn training về cách
cho đơn hàng cũ đã thực hàng. thức theo dõi đơn
hiện. - Hiểu được bước hàng sau đó tự
- Theo dõi email từ phòng kinh đầu thực hiện 1 đơn thực hiện chúng,
Thứ Sáu doanh, nhận booking từ hàng mới cần làm và nắm được tình
14/08 Sales sau đó liên hệ hãng tàu những gì. trạng hiện tại của
để lấy booking cho lô hàng đơn hàng.
mới. - Cần có tinh thần
- Điều chỉnh đề cương chi tiết tập trung và sẵn
lần cuối và submit cho cô sàng khi bắt đầu
trên trang LMS. được giao thực
hiện lô hàng thật
mới.
- OFF - Tự lập ra 1 file - Cần tự giác hệ
- Hệ thống lại các công việc công việc cần làm thống lại các kiến
được hướng dẫn ở công ty, khi nhận đơn hàng thức về quy trình
soạn ra dòng chảy công việc từ Sales. đã được training
Thứ Bảy
và các bước thực hiện. - Hoàn tất nhật ký tại công ty vào 1
Chủ nhật
- Tiếp tục điều chỉnh file nhật thực tập 2 tuần. file cá nhân để sử
15/08
ký thực tập tuần 2. dụng sau này.
16/08
- Xem lại đề cương chi tiết,
điều chỉnh lời văn cho phần
mở đầu và bắt đầu triển khai
ý để viết chương 1.
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra

Tuần 3: 17/08 – 23/08/2020

- Thông báo booking mới cho - Giải quyết được - Cẩn thận và chính
bên Forwarder những công việc xác giữa việc
- Chốt booking và soạn bản cần làm ban đầu khi nhận thông tin và
nháp hợp đồng dựa trên các nhận booking mới. soạn thảo hợp
thông tin phòng Sales đã đồng phải khớp
deal với khách hàng. với nhau để tiết
Thứ Hai
kiệm thời gian
17/08
chỉnh sửa về sau.
- Cần phải rõ ràng
và mạch lạc khi
liên hệ và báo
việc cho
Forwarder.
- Tiếp tục theo dõi đơn hàng - Nắm được những - Cần tinh thần tập
mới đang được thực hiện. bước tiếp theo về trung làm việc,
Tiến hành các công việc tiếp quy trình làm 1 lô theo dõi liên tục
theo trong quy trình: nộp SI hàng tại công ty. biết được tình
cho hãng tàu, xin debit cước - Kết hợp với trạng của đơn
phí và liên hệ phòng kế toán Forwarder để công hàng, đủ hay
Thứ Ba
thanh toán, nhận dự trù sale. việc được hoàn thiếu và đến bước
18/08
Làm debit gửi cho khách thành nhanh hơn. nào... và thực
hàng và yêu cầu thanh toán. hiện tiếp cho quy
- Phụ giúp hỗ trợ các công trình.
việc văn phòng, scan, photo
các tài liệu liên quan khi cần
thiết, ghi hóa đơn...
- Tiếp tục theo dõi đơn hàng - Phần này cũng còn - Cần nhanh nhẹn
đang được thực hiện. Tiến có vài thiếu xót và và tập trung xử lý
hành các công việc tiếp theo hơi chậm trong công việc, theo
Thứ Tư, trong quy trình: liên hệ hãng công việc. Nên dõi tiến độ đơn
Thứ Năm tàu cấp lệnh thả hàng cho được các anh chị hỗ hàng và nắm rõ
19/08 đầu nhập sau khi khách hàng trợ khá nhiều trong bước tiếp theo
20/08 báo đã thanh toán. hôm nay. cần làm gì.
- Trao đổi với anh Gòn về dữ - Cần tập trung tiếp
liệu, thông tin của công ty và thu và học hỏi
nghe anh phân tích sơ lược nhiệt tình từ các
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
về kết quả kinh doanh của anh chị mentor
công ty, làm cơ sở để thu hướng dẫn.
thập dữ liệu viết Chương 1.
- Được hướng dẫn về cách làm - Học thêm kiến thức - Rèn luyện kỹ
Bill Lading. về Bill Lading, năng lắng nghe
- Đi nhận Bill Lading từ hãng cách làm và cách hướng dẫn và
tàu. nhận Bill. thực hiện theo
- Hỗ trợ team các công việc - Nắm được những cho chính xác.
Thứ Sáu trong quy trình làm lô hàng: bước tiếp theo về - Kỹ năng vận
21/08 làm LOI, liên hệ book tàu, quy trình làm 1 lô dụng những kiến
làm SI, email cho khách hàng nhập tại công thức đã biết để
hàng,... ty. thực hiện công
- Hổ trợ kế toán: xuất hóa việc cụ thể.
đơn, gửi thư chuyển phát
nhanh...
- OFF - Trong giai đoạn
- Tiếp tục viết lại, chỉnh lại này rất cần thiết
Thứ Bảy phần mở đầu. phải vạch ra kế
Chủ Nhật - Sắp xếp dữ liệu đã thu thập, hoạch cho mỗi
22/08 viết chương 1. ngày, bố trí thời
23/08 - Điều chỉnh nhật ký thực tập gian hợp lý để
tuần 3. viết luận và ôn
- Ôn tiếng anh. bài.

Tuần 4: 24/08 – 30/08/2020

- Kiểm tra lại và báo cáo tiến - Sắp xếp lại tiến độ - Nhanh nhẹn hơn
độ của các đơn hàng trong công việc. trong việc giải
tuần trước. - Giải quyết được quyết thông tin
- Giải quyết vấn đề về booking vấn đề booking và match với nội
hàng xuất Mỹ mới với có thể tự xác nhận dung booking cần
Thứ Hai Forwarder từ thông tin bên được đơn hàng thiết.
sale giao cho. mới. - Cẩn thận hơn
24/08
- Chốt booking đơn hàng mới trong việc soạn
và soạn bản nháp hợp đồng file công việc về
dựa trên kết quả deal với số liệu và thông
khách hàng. tin về khách
- Kiểm tra và chỉnh sửa một số hàng.
file của các đơn hàng cũ.
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
- Soạn cut off VGM sau khi - Tính khối lượng - Tư duy nhanh
nhận đầy đủ thông tin từ tổng hàng, tổng trong việc tính
xưởng và log. cont cho cut off toán khối lượng
- Hỏi giá cước tàu và chọn lọc. VGM. container.
- Gửi email cho khách hàng - Liên lạc thông báo - Rèn được kỹ năng
hỏi về thông tin của người tiến độ với khách viết email bằng
Thứ Ba nhận hàng và người được hàng giúp cho công tiếng Anh và sử
25/08 thông báo để hoàn thành file việc được hoàn dụng các cụm từ
Invoice, packing list, S/I. thành thuận lợi chuyên ngành với
- Kiểm tra lại thanh toán và hơn. khách hàng.
gửi B/L của đơn hàng cũ. - Thể hiện thái độ
chuyên nghiệp và
nhiệt tình với
khách hàng.
- Soạn file Invoice, packing - Hoàn thành file - Học hỏi được
list, S/I của đơn hàng mới. công việc cho đơn cách giải quyết
- Kiểm tra bảo hiểm mua kèm hàng mới. trong việc chọn
theo điều kiện CIF. - Báo cáo kết quả, mua bảo hiểm.
- Viết báo cáo cho đơn hàng thể hiện năng suất - Biết thêm về cách
Thứ Tư đã hoàn thành của tuần làm việc với sếp. viết thông tin
26/08 trước (đã giao hàng xong và - Tự tìm ra điểm yếu hưởng thụ bảo
nhận thanh toán). trong nghiệp vụ. hiểm đảm bảo
- Liệt kê những nghiệp vụ quyền lợi cho cả
(trong bản báo cáo) cần doanh nghiệp và
được hướng dẫn thêm cho khách hàng.
mentor.
- Chỉnh sửa và hoàn chỉnh bản - Biết thêm một số - Cần quan sát
báo cáo. kiến thức về cách ,nắm rõ các mốc
- Tiếp tục theo dõi các đơn soạn chứng từ, cách thời gian trong
hàng hiện tại. theo dõi vận đơn. quá trình làm
- Soạn thông tin của các cut - Nắm rõ các bước hàng để bảo đảm
Thứ Năm off (đơn hàng cũ) cần làm và làm tiến độ cho khách
27/08 - Gửi email cung cấp thông tin hàng trôi chảy hơn. hàng, tránh gây
đơn hàng cho forwarder. phát sinh chi phí
- Hỗ trợ team các công việc không hiệu quả.
trong quy trình làm lô hàng:
làm LOI, revise thông tin vận
đơn, email cho khách
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
hàng,book grab gửi Bill gốc
cho khách hàng.
- Gửi email kiểm tra tiến độ - Hiểu rõ hơn tình - Rèn kỹ năng quản
của xưởng. huống có thể xảy ra lý thời gian và sắp
- Hỗ trợ team chứng từ: làm trong khi handle xếp công việc
LOI, chỉnh sửa Bill, khai một lô hàng và cách hiệu quả khi làm
Manifest, sắp xếp file. xử lý. hàng.
Thứ Sáu - Tổng kết lại các công việc - Hoàn thành thực tế - Rèn luyện kĩ năng
trong tuần và tự đánh giá được 1 lô hàng xuất dự trù trước
28/08
hiệu quả so với các tuần nhờ sự hướng dẫn những gì có thể
trước. và giúp đỡ tận tình xảy ra và xử lý
- Tổng kết các file đã hoàn từ các anh chị trong tình huống.
thành trong 2 tuần đầu (cả team.
file đã được duyệt và chưa
được duyệt, chỉnh sửa).
- OFF. - Mọi dữ liệu về - Sẽ tăng thêm
- Sắp xếp lại các file công việc công việc được gọn động lực làm việc
trên máy tính cá nhân. gàng hơn, đồng hiệu quả hơn nếu
Thứ Bảy thời cũng sắp xếp như biết sắp xếp
được những file cá và sáng tạo nơi
29/08
nhân ngăn nắp. lưu trữ dữ liệu
trên những thiết
bị cá nhân của
mình.
- Thi Toeic. - Đã thi xong Toeic. - Sẽ trau dồi kĩ
- Chỉnh sửa và hoàn tất - Hoàn tất các năng Tiếng Anh
Chương 1 theo sự góp ý của Deadline bản thân nâng cao hơn nữa
cô. đặt ra. trong tương lai.
Chủ Nhật - Chỉnh sửa và hoàn tất file - Cần phải tự giác
30/08 nhật ký thực tập 4 tuần. đặt ra những mốc
thời gian để hoàn
thành công việc
tốt và trôi chảy
hơn.

Tuần 5: 31/08 – 06/09/2020

- Giải quyết vấn đề về booking - Biết được cách sử - Nhanh nhẹn hơn
Thứ Hai
hàng xuất Mỹ mới với dụng phần mềm trong việc giải
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra

31/08 Forwarder từ thông tin bên SMS của quyết thông tin
Sales giao cho.(Check lịch forwarder. match với nội
tàu, hỏi giá cước, nhận báo - Handle được thông dung booking cần
giá cước, thảo luận giá cước, tin trong hợp đồng. thiết.
chốt giá cước). - Cẩn thận hơn
- Chốt booking đơn hàng mới trong việc soạn
đó và soạn bản nháp hợp file công việc về
đồng dựa trên kết quả đã số liệu và thông
deal với khách hàng. tin về khách hàng.
- Kết toán cho lô hàng cũ đã
xong tuần trước.
Thứ Ba - Book tàu. - Liên lạc thông báo - Không chỉ công
01/09 - Gửi email cho khách hàng tiến độ với khách việc lặp đi lặp lại
hỏi về thông tin của người hàng cũng được là sẽ dễ dàng và
nhận hàng và người được thành thạo hơn giúp nhàn rỗi, mà mỗi
thông báo để hoàn thành file cho công việc hoàn lần thực hiện các
Invoice, packing list, S/I. thành thuận lợi bước công việc
- Gửi Booking và kế hoạch hơn. phải có tính sáng
đóng tàu cho Log. - Việc book tàu cũng tạo riêng trong
quen thuộc và quy trình để thuận
nhanh chóng hơn. lợi và nhanh
chóng hơn cho cá
nhân mình nhưng
vẫn đảm bảo
đúng kết quả.
Thứ Tư
Nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9
02/09
Thứ Năm - Theo dõi một lô hàng xuất - Biết cách sắp xếp, - Rèn luyện kĩ năng
03/09 Mỹ : truyền tờ khai Manifest. hệ thống lại tin phân chia công
- Hỗ trợ team chứng từ: làm nhắn trong Outlook việc rõ ràng, cụ
LOI, chỉnh sửa Bill, khai sao cho dễ theo dõi. thể, để dễ dàng
Manifest, sắp xếp file. - Nắm rõ các bước theo dõi và thực
- Sắp xếp phân chia công việc cần làm và làm hiện. Tránh xảy ra
theo tiến độ cần thực hiện hàng trôi chảy hơn. việc trễ deadline
như (gấp – thực hiện trong - Biết cách hệ thống hay tránh phát
ngày – trong tuần – trong công việc quan sinh chi phí
tháng,...) trọng với mức độ từ không mong
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
cao đến thấp hơn. muốn.
Thứ Sáu - Theo dõi và làm VGM để gửi - Biết cách theo dõi - Cần theo dõi
04/09 cho anh chị phòng chứng từ tiến độ công việc chính xác những
để kịp thời hạn Cut off cũng như theo dõi khoảng thời gian
VGM.( Phải submit file mềm trạng thái của đơn cut off vì một khi
VGM cho hãng tàu trước hàng. đã trễ bất kì 1 Cut
cut-off VGM. Đồng thời phải - Hiểu rõ tầm quan off nào cũng đều
đưa file cứng (Có dấu công trọng của các loại rất ảnh hưởng đến
ty) cho tài xế chở cont hàng Cut Off từ cao đến những tiến trình
ra cảng). thấp. tiếp theo đặc biệt
- Theo dõi để đáp ứng kịp thời - Biết cách liên hệ là trễ cut off CY
gian Cut off doc = cut off BL với bộ phận khác là rất khó khăn để
nháp. để giao việc hay liên hệ và xin
- Thông báo với nhân viên nhận việc. hãng tàu hay xin
chạy hiện trường để lấy BL Cảng để được đưa
đúng hạn từ hãng tàu. hàng lên tàu.
Thứ Bảy - OFF - May mắn là đơn - Rèn luyện kĩ năng
Chủ Nhật - Xem lại email của khách hàng công ty cho nhận diện và suy
05/09 hàng để đối chiếu với quy phép mình được luận vấn đề.
06/09 trình thực hiện lô hàng, yêu handle cùng anh - Rèn luyện kỹ
cầu của khách hàng từ đầu Gòn thì khớp với năng đọc và so
có khớp với lúc giao hàng lúc KH deal ban sánh với công
hay không để suy nghĩ giải đầu nên việc thực việc thực tế.
pháp khắc phục cũng như hiện đơn hàng trôi - Cần tập trung
hướng đi cho chương 2+3. chảy. nghiên cứu nội
- Nghiên cứu thông tin để viết - Còn trước đây có dung cụ thể hơn.
Chương 2. vài đơn hàng trong
- Tìm hiểu quy trình thực hiện lúc thực hiện có sự
hợp đồng xuất khẩu trên chỉnh sửa trong yêu
nguồn internet để so sánh với cầu sản phẩm so
quy trình hiện tại của công ty với ban đầu, nên sẽ
cũng như quy trình mà bản được thực hiện lâu
thân được thực hiện trong 3 hơn.
tuần qua.

Tuần 6: 07/09 – 13/09/2020

- Kiểm tra, theo dõi việc thanh - Biết cách email cho - Cần tự giác tìm
Thứ Hai
toán của khách hàng đã phòng kế toán để đến các anh chị
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra

07/09 hoàn thành theo đúng hợp kiểm tra và theo dõi phòng kế toán
đồng chưa trước khi gửi bộ trạng thái thanh thông qua email
chứng từ gốc chính cho toán tiền hàng của hoặc gặp trực tiếp
khách. khách hàng đến vì công việc của
- Sắp xếp bộ chứng từ theo đâu. anh chị khá nhiều.
đúng trình tự: INV, PL, BL, - Biết trình tự các
CO, các chứng từ liên quan chứng từ được sắp
đến hàng, hối phiếu, chứng xếp đúng thứ tự ra
thư bảo hiểm… (bản chính sao.
trước, bản copy sau). - Biết cách liên hệ
- Email cho KH check thông bên chuyển phát
tin người nhận BCT cuối nhanh BCT mà
cùng rồi liên hệ bên chuyển công ty thường hay
phát nhanh gửi đi. hợp tác và đã tạo
dựng niềm tin.
Thứ Ba - Email cho khách để thông - Nắm rõ được thông - Cần phải chắc
08/09 báo đã chuyển BCT đi và tin BCT đi và đến chắn và quán
thời gian dự kiến khách có chính xác để chủ xuyến được tiến
thể nhận được BCT. động email cho độ công việc cũng
- Viết báo cáo tổng kết và kết khách. như trạng thái
toán đơn hàng đã hoàn tất - Nhận đánh giá tích đơn hàng và trạng
cho anh Gòn kiểm tra và cực từ sếp về công thái BCT, luôn
trình lên cho sếp. việc đã hoàn thành chủ động email
- Hỗ trợ team scan, in ấn BCT khi phụ trách thông báo cho
và các tài liệu liên quan. handle 1 đơn hàng. khách biết những
- Phụ phòng kế toán nhập hóa - Xây dựng mối quan thông tin cần
đơn,làm các debit, sắp xếp hệ tốt đẹp hơn với thiết, không nên
công nợ. các anh chị trong để khách chờ lâu,
công ty, nhận được khách sẽ dễ rơi
sự niềm nở, vui vẻ vào trạng thái lo
hơn từ đồng lắng về hàng hóa,
nghiệp. dễ mất thiện cảm
với khách.
- Luôn làm việc với
tinh thần sẵn sàng
giúp đỡ mọi
người xung
quanh để hoàn
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
thành công việc
nhanh và hiệu quả
hơn.
Thứ Tư Hỗ trợ cho đơn hàng của anh - Được trải nghiệm - Nhờ vào việc
09/09 Gòn: công việc kiểm tra, giúp đỡ anh chị
- Kiểm tra nội dung của L/C đối chiếu các nội dày dặn kinh
được gửi từ Ngân hàng dung trong L/C và nghiệm hơn để xử
thông báo xem có khớp với hiểu rõ hơn một vài lý một số việc
thông tin trong hợp đồng hay khoản mục, các trong thời gian
không. mốc thời gian trong rảnh mới giúp bản
- Hỗ trợ kiểm soát Surrender L/C. thân học hỏi được
Release, free-time (DEM / - Biết cách ước tính thêm nhiều kiến
DET) sau đó mail cho FWD và quản lý thời gian thức về công việc.
về vấn đề trễ hạn hàng hóa làm hàng và đưa Vì là thực tập sinh
tại xưởng. hàng ra cảng tốt sau nên chỉ được giao
đó biết cách xin phụ trách những
freetime 2 đầu ra đơn hàng dễ tính
sao. nên việc học hỏi
luôn cần thiết ở
các anh chị đồng
nghiệp lâu năm.
- Cần phải quán
xuyến cũng như
rèn luyện kỹ năng
quản lý thời gian
tốt để liên hệ kịp
thời với FWD về
thời gian freetime
DEM/DET tránh
phát sinh chi phí
không đáng có.
Thứ Năm - Đọc báo giá và điền đơn - Được trải nghiệm - Khi chưa có đơn
10/09 đăng ký bảo hiểm cho lô tự đi sang công ty hàng mới thì phải
hàng. bảo hiểm để làm tự chủ động hỏi
- Phối hợp với công ty bảo đơn và nhận bảo và giúp đỡ, hỗ trợ
hiểm làm hợp đồng bảo hiểm hiểm. các anh chị trong
cho lô hàng. - Được quan sát và team tránh để thời
- Nhận giấy chứng nhận bảo biết thêm môi chết.
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
hiểm và kiểm tra, sau đó trường làm việc của
mang về công ty trình cho công ty bảo hiểm.
anh Gòn.
- Hỗ trợ anh Gòn scan, in ấn
một số tài liệu liên quan.
Thứ Sáu - Hỗ trợ phòng kế toán làm - Tiếp tục một ngày - Luôn làm việc với
11/09 báo cáo tổng hợp thu chi và được trải nghiệm bị tinh thần sẵn sàng
profit của tháng 08; nhập bóc sang phòng kế giúp đỡ mọi
hóa đơn đã thanh toán; toán làm việc và người xung
photo một số tài liệu cần phụ việc. quanh để hoàn
thiết. - Hiểu được các thành công việc
- Trao đổi với anh Gòn về bước khai hải quan nhanh và hiệu quả
hướng phát triển và phân bằng phần mềm và hơn.
tích chương 2, cách khai hải được cung cấp các
quan ra sao. hình ảnh từ giao
diện khai hải quan.
Thứ Bảy - Sau khi những thông tin đã - Viết được 2/3 nội - Cần phải tập
Chủ Nhật được thu thập để tiến hành dung của chương 2. trung hơn và phân
12/09 viết Chương 2 trong tuần chia thời gian hợp
13/09 trước, thì tuần này sẽ phân lý hơn để có thể
loại, phân tích, so sánh, đưa nghỉ ngơi đủ và
những thông tin cần thiết vào viết bài kịp hơn.
bài và viết bài theo lối văn
hoàn chỉnh.
- Tìm kiếm một vài luận văn
liên quan đến lĩnh vực cũng
như gần sát với đề tài nghiên
cứu để tham khảo cách phân
tích và lối viết của họ (thông
qua Researchgate).

Tuần 7: 14/09 – 20/09/2020

- Tham gia cuộc họp của - Được nghe các anh - Về kiến thức hiểu
Thứ Hai phòng kinh doanh và phòng chị phòng kinh được là cách chốt
xuất nhập khẩu để báo cáo doanh báo cáo về sales từ phòng
14/09
tiến độ làm việc và trạng thái khó khăn và thuận kinh doanh.
của các đơn hàng nhận được lợi trong công việc - Về kỹ năng là cần
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
trong nửa tháng (Cuộc họp chốt sale và cách học hỏi nhiều về
như thế này sẽ diễn ra 1 làm việc với khách cách trình bày kết
tháng 2 lần – giữa tháng và hàng của từng anh quả của các anh
cuối tháng). chị cũng khá là chị Sales rất tuyệt
- Nhận hóa đơn chiếu lệ và khác nhau. vời, rõ ràng, mạch
hợp đồng khách hàng soạn - Chỉnh sửa xong lạc, trôi chảy và
sẵn cho lô hàng xuất Nhật hợp đồng mới gửi cực cuốn hút.
mới từ Sales. cho anh Gòn kiểm - Cần trau dồi kỹ
- Kiểm tra và chỉnh sửa hợp tra. năng lắng nghe và
đồng khách soạn sẵn. thu thập, ghi chép
thông tin nhanh
và chính xác khi
họp.
Thứ Ba - Liên hệ FWD kiểm tra lịch - Check và chốt được - Nhanh nhẹn hơn
15/09 trình vận chuyển cho lô giá cước. trong việc giải
hàng, kiểm tra giá cước và - Book được tàu và quyết thông tin
book tàu, book containers. liên hệ cho hãng tàu match với nội
- Theo dõi và kiểm tra thành công. dung booking cần
Booking, thông tin của người - Chỉnh sửa được nội thiết.
nhận bị sai nên liên hệ với dung Booking note - Cẩn thận hơn về
hãng tàu để sửa đổi nội dung kịp thời. thông tin của
Booking note. khách hàng cần
- Soạn S/I gửi cho FWD để gửi phải chính xác để
lên trang web của hãng tàu. tránh xảy ra
những lỗi nhỏ này
làm mất thời gian
của bản thân và
ảnh hưởng đến
người khác.
Thứ Tư - Soạn VGM và nộp cho hãng - Chốt được mẫu sản - Phải biết lắng
16/09 tàu. phẩm thành công nghe và tiếp thu
- Gửi email thảo luận với với khách hàng. feedback từ
khách về mẫu sản phẩm. - Dần làm quen với khách hàng về
- Sau khi nhận mail feedback việc làm việc độc mẫu cũng như
về mẫu từ khách sẽ gửi xuống lập, ít nhờ vả hơn. truyền đạt tốt nhất
bộ phận sản xuất để tiến cho khách về mẫu
hàng làm theo mẫu khách quy cách đậu
yêu cầu. xanh hiện có của
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
công ty.
Thứ Năm - Qua công ty bảo hiểm để - Đã khá quen với - Cần nâng cao ý
17/09 điền đơn đăng ký bảo hiểm việc mua bảo hiểm thức và kỹ năng
cho lô hàng. dù chỉ sau 2 lần quản lý thời gian
- Email cho FWD hối thúc đầu giao nhiệm vụ này. tốt hơn nữa để
kéo kéo container về xưởng - Sắp xếp thời gian tránh những lỗi
Tiền Giang. hợp lý khi làm việc nhỏ chậm trễ
- Chỉnh lại bài chương 2 lần với FWD kéo cont nhưng lại dẫn đến
nữa (chú thích các hình, về đúng thời điểm. việc kéo dài thời
bảng đính kèm, chỉnh format - Hoàn tất chương 2 gian giữ cont sẽ
cho bảng biểu và sơ đồ, luận văn tốt nghiệp. làm tăng chi phí
chỉnh format cho toàn phát sinh. Nên khi
chương) =>Check đạo văn quyết định thuê
=>Nộp LMS cont phải xác
định chính xác
thời gian lô hàng
làm xong để cont
vừa về là có hàng
chất vào ngay.
Thứ Sáu - Lập báo cáo bốc xếp và kiểm - Quá trình kiểm - Cần phải chắc
18/09 hàng và gửi mail cho khách hàng với bên kiểm chắn và quán
để khách cập nhật tình hình dịch thành công và xuyến được tiến
hàng hóa. nhanh chóng giúp độ công việc để
- Email hối thúc khách về việc lô hàng hoàn tất quy trình diễn ra
thanh toán trước ngày ETD. nhanh hơn dự kiến. thuận lợi hơn. Để
- Sắp xếp bộ chứng từ theo quản lý đơn hàng
đúng trình tự: INV, PL, BL, tốt thì rất cần sự
CO, các chứng từ liên quan tập trung cao
đến hàng, hối phiếu, chứng trong mọi
thư bảo hiểm… (bản chính deadline cho từng
trước, bản copy sau). giai đoạn.
Thứ Bảy - OFF - Chỉnh sửa được lỗi - Cần phải nâng
Chủ Nhật - Hoàn tất NKTT cho tuần đạo văn cơ bản. cao ý thức tự giác
19/09 5,6,7. - Tìm hiểu và chỉnh viết bài và sắp
20/09 - Đọc lại Chương 1 + 2 và bắt sửa được cách trích xếp thời gian tốt
đầu chỉnh sửa, bổ sung thêm dẫn không bị dính hơn để chỉnh sửa
một số ý và mục vừa phát đạo văn (vì phần bài luận được tốt
sinh. lớn lỗi đạo văn bị nhất thì mới có
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
- Đối chiếu với file PDF kết dính ở phần trích thể đạt điểm cao
quả check đạo văn và tiến dẫn sai quy cách). được.
hành chỉnh sửa những lỗi bắt
đạo văn.
- Gộp 2 chương lại thành 1 file
word, chỉnh lại format các
bảng biểu, sơ đồ và format
tổng thể lần nữa.
- Check lại đạo văn 2 chương.

Tuần 8: 21/09 – 27/09/2020

Thứ Hai - Liên hệ phòng Kế toán kiểm - Check được tình - Luôn luôn chủ
21/09 tra việc hoàn tất thanh toán trạng thanh toán đã động tìm đến các
của khách hàng tuần trước thành công của bộ phận khác để
- Hỗ trợ phân chia công nợ khách hàng của check thông tin
của những đơn hàng vừa mới mình. cho đơn hàng
hoàn tất - Kiểm tra hợp đồng mình đảm nhiệm
- Tiếp tục liên hệ phòng Sales khớp với hóa đơn vì họ không có
để nhận hóa đơn chiếu lệ và và những thông tin trách nhiệm
hợp đồng khách hàng soạn từ Sales. thông báo cho
sẵn cho lô hàng xuất mới. riêng lẻ từng đơn
- Kiểm tra và chỉnh sửa hợp hàng.
đồng khách đã soạn sẵn.

Thứ Ba - Kiểm tra lịch tàu, Book tàu, - Check và chốt được - Quy trình thực
22/09 gửi kế hoạch đóng hàng về giá cước. hiện hợp đồng
xưởng và FWD. - Book được tàu và này cũng đã xảy
- Theo dõi và kiểm tra liên hệ cho hãng tàu ra tháng trước nên
Booking, thông tin của người thành công. mọi thông tin về
nhận có sai không để kịp thời - Không cần chỉnh hãng tàu lựa chọn
liên hệ với hãng tàu để sửa sửa nội dung và công việc book
đổi nội dung Booking note. Booking note cho tàu trở nên nhanh
- Soạn S/I gửi cho FWD để gửi lần này. gọn hơn.
lên trang web của hãng tàu.
Thứ Tư - Kế hoạch đóng hàng theo - Thời gian đóng - Nếu chưa biết
23/09 như hợp đồng bị hoãn vì tài hàng phải hoãn đi 1 cách giải quyết
xế không lấy được cont từ bãi ngày. vấn đề, nên chủ
cont rỗng. - Khách hàng dễ tính động báo với cấp
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
- Liên hệ nhờ sự giúp đỡ của nên đồng ý việc trì trên để cho hướng
anh Gòn về vấn đề delay hoãn này. xử lý kịp thời.
trên. - Cần phải làm việc
- Liên hệ với khách hàng trình chặt chẽ hơn với
bày lý do và xin lùi thời gian FWD.
giao hàng 1 ngày.
Thứ Năm - Đợi khi cont về đến xưởng, - Hoàn tất các thủ tục - Đối với khách
bộ phận dưới xưởng chất trước khi cho hàng hàng mà bên
24/09 đi ra cảng.
hàng xong -> tiến hành soạn mình triển khai
- Liên hệ với khách
VGM và nộp cho hãng tàu. thành công và nhận hàng bị chậm trễ
- Làm bảo hiểm cho lô hàng được phản hồi tốt. thì phải sử dụng
- Gửi mail thông báo với lời nói qua mail
khách hàng đã hoàn tất việc khác, nhiệt tình
bốc xếp và đưa hàng đi để và nhẹ nhàng hơn
khách yên tâm. để bù đắp lại lỗi
của mình.
Thứ Sáu - Email khách thông báo hàng - Hoàn tất đơn hàng - Rèn kỹ năng quản
25/09 đã thông quan thành công và xuất cho khách lý thời gian và sắp
lên tàu để khách thực hiện quen thành công. xếp công việc
bổn phận thanh toán sớm. hiệu quả khi làm
- Sắp xếp bộ chứng từ theo hàng.
đúng trình tự: INV, PL, BL, - Rèn luyện kỹ
CO, các chứng từ liên quan năng dự trù trước
đến hàng, hối phiếu, chứng những gì có thể
thư bảo hiểm… (bản chính xảy ra và xử lý
trước, bản copy sau). tình huống.
Thứ Bảy - OFF - Có ý tưởng mới Cần phải nâng
Chủ Nhật - Triển khai nội dung Chương cho cách triển khai cao ý thức tự giác
26/09 3 cho luận văn. nội dung so với đề viết bài và sắp
27/09 - Điều chỉnh nhật ký thực tập cương ban đầu. xếp thời gian tốt
cho tuần 8 hơn để chỉnh sửa
bài luận được tốt
nhất thì mới có
thể đạt điểm cao
được.

Tuần 9: 28/09 – 04/10/2020

Thứ Hai - Nhận Booking mới từ Sales - Handle được thông - Cần hỏi han xin ý
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra

28/09/ về lô hàng xuất Ấn Độ. tin trong hợp đồng kiến thêm từ các
- Tiến hành soạn thảo hợp mới. anh chị chuyên
đồng dựa trên thông tin Sales - Lúc đầu liên hệ với môn về việc
đưa xuống. khách để chỉnh sửa không liên lạc
- Liên hệ kiếm tra hợp đồng thì đến tận chiều được với khách
đúng sai với khách hàng. khách mới phản hồi sớm thì giải quyết
- Phụ giúp hỗ trợ các công dẫn đến không thể ra sao là tốt nhất
việc văn phòng, scan, photo tiến hành các bước để tránh trễ nãi
các tài liệu liên quan. khác. công việc.
Thứ Ba - Được training phần mềm - Biết cách sử dụng - Việc ứng dụng
29/09 SMS: làm HBL, debit. phần mềm mới. phần mềm vào
- Tiếp tục theo dõi đơn hàng - Công việc đã dần công việc sẽ giúp
mới đang được thực hiện. thuận lợi hơn khi công việc nhanh
- Giải quyết vấn đề về booking quen với từng bước chóng và đỡ lãng
hàng xuất Mỹ mới với trong quy trình của phí thời gian hơn
Forwarder từ thông tin bên công ty. mặc dù giai đoạn
Sales giao cho.(Check lịch đầu sẽ còn gặp
tàu, hỏi giá cước, nhận báo nhiều khó khăn
giá cước, thảo luận giá cước, khi chưa sử dụng
chốt giá cước). quen.
Thứ Tư - Tham gia cuộc họp của cả - Được các anh chị - Cần rèn thêm kỹ
30/09 công ty để báo cáo kết quả khen nhanh nhẹn năng lắng nghe và
làm việc và củng cố số lượng xử lý, thích ứng tốt ghi nhận thông tin
đơn hàng nhận được trong trong cuộc họp. 1 cách nhanh
cả tháng 9 và nghe về định - Được nghe mọi chóng nhanh
hướng mới của công ty. người trao đổi và chóng hơn.
- Được OFF công việc trong báo cáo hiệu quả - Cần nghiên cứu
ngày để hoàn thành nội dung làm việc của từng lại phong cách
Chương 3 tại công ty. người. trích dẫn cho
- Chỉnh lại bài chương 3 lần - Bộ phận chứng từ đúng để tránh
nữa (chú thích các hình, được hệ thống lại việc đạo văn xảy
bảng đính kèm, chỉnh format quy trình làm việc ra.
cho bảng biểu và sơ đồ, một cách cụ thể. - Cần chỉnh sửa
chỉnh format cho toàn - Đã hoàn tất nội thêm về nội dung
chương) =>Check đạo văn dung chính của bài luận.
=>Nộp LMS luận văn. Tuy nhiên
kết quả đạo văn còn
khá cao.
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
Thứ Năm - Tiến hành các công việc tiếp - Thực hiện trôi chảy - Chỉ cần nắm rõ
01/10 theo trong quy trình: nộp SI công việc theo dõi thông tin khách
cho hãng tàu, xin debit cước đơn hàng. hàng và nắm
phí và liên hệ phòng kế toán - Gửi thông báo qua được các mốc
thanh toán, nhận dự trù sale. mail cho khách thời gian cần xử
Làm debit gửi cho khách xong. lý việc gì thì công
hàng và yêu cầu thanh toán. việc sẽ thuận lợi
hơn.
Thứ Sáu - Liên lạc phòng kế toán kiểm - Khách hàng đã - Luôn luôn chủ
02/10 tra tình trạng thanh toán của thực hiện khoản động liên hệ
đơn hàng đến đâu. thanh toán được phòng ban liên
- Tiếp tục theo dõi để đáp ứng 2./3 tổng giá trị đơn quan để lấy thông
kịp thời gian Cut off doc = hàng với hình thức tin về trạng thái
cut off BL nháp. chuyển tiền trực đơn hàng của
- Thông báo với nhân viên tiếp. mình để tiếp tục
chạy hiện trường để lấy BL - Mọi bước trong tiến hành các
đúng hạn từ hãng tàu. quy trình đang diễn bước khác kịp
ra thuận lợi. thời.
Thứ Bảy - Củng cố lại những bất cập ở - Soạn ra những gì - Luôn luôn giữ
Chủ Nhật công ty trong tháng 9 bản thân thích và vững tinh thần
03/10 - Nhận feedback Chương 3 từ không thích khi tìm ra những điều
04/10 cô làm việc ở công ty. chưa tốt để khắc
- Chỉnh sửa theo những góp ý - Điểm mạnh và phục và thay đổi
của cô điểm yếu của bản tốt hơn nữa.
- Viết thêm các mục cần add thân trong công - Nhất định phải tốt
như tóm tắt, kết luận, làm việc này là gì. hơn từng ngày.
mục lục, danh mục tham
khảo,..

Tuần 10: 05/10 – 11/10/2020

Thứ Hai - Hỗ trợ anh Gòn xử lý đơn - Đã chốt được với - Cần nắm rõ về
05/10 hàng nhập nội địa: nhận pre- bên nguồn cung nhiều nguồn cung
alert, kiểm tra và gửi HBL ngày giờ có thể đa dạng của công
cho bên đối tác kiểm tra. nhập hàng vào ty để quen được
- Liên hệ với bên đối tác về xưởng để đóng gói. cách làm việc với
thời gian nhận hàng và địa từng bên thì việc
điểm nhận hàng tại xưởng nhập hàng sẽ
vào ngày mai. thuận lợi hơn.
Thời gian Nội dung công việc Kết quả đạt được Bài học rút ra
Thứ Ba - Nhận thông báo hàng đến, - Hoàn thành file - Cần rèn luyện
06/10 tạo file đưa kế toán thanh thanh toán và bộ tinh thân tập
toán, làm debit gửi bên cung. phận kế toán cũng trung hơn trong
- Đăng ký email nhận EDO từ thanh toán thành công việc để
hãng tàu. công. tránh nhờ vả hay
- Gặp cô Hồng qua Teams để - Đã nắm rõ bố cục hỏi đi hỏi lại.
cô hướng dẫn cụ thể cách và các mục còn
trình bày toàn bài, cách trích thiếu trong bài. Sẽ
dẫn nguồn, cách thức nộp bổ sung nhanh
bài hoàn chỉnh. chóng.
Thứ Tư - Nhờ anh Gòn hẹn gặp giám - Xin giấy đánh giá - Biết tỏ thái độ
07/10 đốc Trung để xin mộc, chữ ký và dấu mộc thành kính trọng, niềm
và đánh giá của doanh công. nở khi nói chuyện
nghiệp. - Hoàn tất những với giám đốc.
- Tiếp tục theo dõi lô hàng việc được anh gòn - Phải luôn sẵn
nhập từ nguồn cung và tiến nhờ hỗ trợ. sàng giúp đỡ và
hành gửi kế hoạch đóng gói hỗ trợ khi trống
và chuẩn bị hàng hóa để anh việc.
Gòn thực hiện các thủ tục
xuất hàng đi sau đó.
- Hỗ trợ anh Gòn liên hệ đặt
lịch hẹn với bên KCS.
Thứ Năm - Nhập file theo dõi đơn hàng - Học thêm các thao - Phải cẩn thận
08/10 cá nhân. tác chuyên dụng trong từng mã
- Tổng hợp file báo cáo cho trong Word, Excel đơn hàng cũng
anh Gòn. - Hoàn tất file tổng như các số của
- Add file nhật ký thực tập vào hợp báo cáo các chứng từ khi nhập
file bài luận cuối cùng. công việc được vào file tránh sai
giao. sót về sau tìm lại
- Hoàn thành file khó khăn hơn.
luận văn hoàn - Tỉ mỉ nhập thông
chỉnh. tin chính xác.
- Học hỏi cách
trình bày các file
mẫu của công ty.
Thứ Sáu Xin OFF để gặp cô Hồng ở Khoa nộp bản nháp cho cô nhận xét và chấm sơ
09/10 lược.
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN

[DH43IBC10]
[31171022622]
bởi Vien Le

Ngày Nộp: 09-thg 10-2020 04:08CH (UTC+0700)


ID Bài Nộp: 1409991988
Tên Tập tin: CHECK_O_V_N_FINAL.pdf (2.26M)
Đếm từ: 22537
Đếm ký tự: 80528
1 % 1% 0% 1%
CHỈ SỐ TƯƠNG ĐỒNG NGUỒN INTERNET ẤN PHẨM XUẤT BẢN BÀI CỦA HỌC SINH

You might also like