You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÀI TẬP NHÓM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Môn : Kỹ năng làm việc nhóm
TRUNG TÂM TƯ VẤN & HỖ TRỢ SINH VIÊN
Lớp/Lớp học phần:
Ngày làm: 00/00/2021

CÂU HỎI
Câu 1: Theo Anh/Chị để thành lập nhóm làm việc chúng ta cần trang bị những
kỹ năng cần thiết nào? Theo Anh/Chị kỹ năng nào giữ vai trò quan trọng? Vì
sao? (Câu hỏi dùng để tranh luận giữa các nhóm).
làm việc nhóm cần trang bị những kỹ năng:
 Kỹ năng lập kế hoạch làm việc nhóm
 Kỹ năng tổ chức cuộc họp
 Kỹ năng lắng nghe
 Kỹ năng ra quyết định
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Kỹ năng quản trị điều hành
 Kỹ năng giao tiếp
Mỗi người tự trình bày ý kiến riêng rồi biện luận.
Câu 2: Nhóm Anh/Chị chuẩn bị họp nhóm để lựa chọn đề tài cuối kỳ cho môn Kỹ
năng làm việc nhóm. Anh/Chị sẽ chuẩn bị/làm những công việc gì trong các giai
đoạn: “Trước – Trong – Sau” cuộc họp nhóm? (Sinh viên làm dạng mindmap liệt
kê các công việc ra)
Các công việc trước khi tiến hành cuộc họp:
-Đầu tiên, hãy xác định mục tiêu và kết quả mà bạn mong muốn cho mỗi cuộc họp.
-Sau đó, cân nhắc xem có nhất thiết phải tổ chức cuộc họp này hay không?. Bởi vì bạn
hoàn toàn có thể làm việc hiệu quả thông qua vài cuộc điện thoại hay email trao đổi.
-Xác định chủ đề và hình thức thảo luận phù hợp cho mỗi cá nhân nhưng đừng quên
mục tiêu bạn đã đặt ra trước mỗi cuộc họp.
-Ước tính thời lượng của cuộc họp. Mọi người cần phải biết cách phân bổ thời gian
hợp lý cho mỗi cuộc họp.
-Ta có thể phác thảo ra một kế hoạch tổ chức cuộc họp theo cách dưới đây:
+Xác định thời gian bắt đầu cũng như kết thúc của cuộc họp. Thời gian là vàng bạc vì
thế hãy lên kế hoạch một cách khôn ngoan!
+ Xác định địa điểm họp
+Lên danh sách thành viên họp
+Phân công nhiệm vụ cho từng người tham gia để họ chuẩn bị các tài liệu liên quan
trước mỗi cuộc họp.
+Chuẩn bị trước nội dung thảo luận để có một cuộc họp theo đúng mục đích, chủ đề và
định hướng đã đề ra
+Thông báo trước cho những thành viên lịch trình cuộc họp để họ có thời gian lên kế
hoạch và chuẩn bị.
-Hãy biến mỗi cuộc họp trở thành một dịp để mọi người có thể học được điều gì đó từ
mỗi cá nhân. Nên nhớ rằng những người tham gia đang dành thời gian cho chúng ta,
do đó họ cũng cần được nhận lại những gì có giá trị tương đương.
-Hãy thử tận dụng các phương tiện và hoạt động khác nhau để tạo ra một buổi họp thú
vị và hiệu quả - Hãy tạo động lực cho họ! 
-Chuẩn bị để tham dự một cuộc họp (cho tất cả người tham gia)
-Bạn cần phải biết mục đích của cuộc họp và lý do mà bạn tham dự là gì.
-Chuẩn bị tất cả các tài liệu mà bạn cần mang đến cuộc họp.
-Nắm được lịch trình của cuộc họp và đảm bảo chắc chắn bạn có thể tham dự được.
-Hiểu rõ được vai trò và nhiệm vụ của bạn trong buổi họp.
-Đến đúng giờ và đừng ra về trước khi cuộc họp kết thúc.
-Giữ thái độ nghiêm túc trong buổi họp, nhưng đừng quá cứng nhắc.
-Chuẩn bị địa điểm cho cuộc họp
-Chọn một phòng họp đủ lớn và thích hợp cho mục đích của buổi họp.
-Tạo ra một bầu không khí thân thiện cho tất cả những người tham dự.
-Đừng quên dành thời gian giải lao cho mỗi cuộc họp.
-Sử dụng các công cụ trực quan và thiết bị thích hợp.
-Luôn tạo ra những điều mới mẻ và làm những người tham dự cảm thấy hài lòng.
-Chỉ định thư ký cho cuộc họp (để ghi biên bản họp)
Biên bản này yêu cầu ghi rõ:
+ Người tham dự.
+Những vấn đề được thảo luận.
+Những quyết định quan trọng được đưa ra.
Các hành động tiếp theo:
+Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
+Đặt ra thời hạn hoàn thành cho mỗi công việc
+ Xác định rõ nội dung cụ thể của từng công việc
Bắt đầu cuộc họp
Thông báo cho tất cả những người tham dự mục đích và kết quả mong muốn của buổi
họp.
Xác định rõ cách thức tham gia cuộc họp.
Đặt ra các nguyên tắc cơ bản mà mọi người đều phải tuân thủ.
Ví dụ:
- Thời điểm kết thúc cuộc họp
- Cách thức mỗi thành viên tham gia đóng góp ý kiến
- Cách giải quyết xung đột
- Cách cư xử của mỗi thành viên
- Những vấn đề riêng tư
Hãy thể hiện rằng bạn đánh giá cao tất cả những ý tưởng, ý kiến và các câu hỏi trong
buổi họp.
-Tiến hành cuộc họp
Hãy dành thời gian trong cuộc họp để chia sẻ cũng như lắng nghe các câu chuyện, và
hãy kể câu chuyện của bạn một cách thật sáng tạo.  
Làm rõ và diễn giải các vấn đề trong cuộc họp.
Khuyến khích mọi người đưa ra quan điểm của mình và hãy bảo vệ những ý tưởng
mới.
Sử dụng “brainstorming”( Động não):
Ghi lại toàn bộ những ý tưởng của buổi họp lên giấy bằng việc:
- Sử dụng những màu sắc tươi sáng và hình in đậm
- Sử dụng cả hình ảnh lẫn chữ viết
- Gạch đầu dòng để nhấn mạnh những điểm chính
- Sử dụng không quá 7 từ trên mỗi dòng và 7 dòng trên mỗi trang giấy
- Lưu tất cả những tờ giấy này để có thể dễ dàng xem lại
- Khi kết thúc buổi họp, đưa tất cả những tờ giấy này cho thư ký để họ đưa vào biên
bản
Hãy hỏi những câu hỏi mở để khuyến khích ý kiến của người tham gia.
Tập trung vào chủ đề và chất lượng của ý tưởng chứ không phải người đưa ra ý tưởng
ấy.
Kiểm soát nội dung của buổi họp và phân nhiệm vụ cụ thể trong các bước tiếp theo.
Tập trung vào giải quyết các vấn đề trong cuộc họp. Tránh lạc đề hay sa đà vào các
vấn đề cá nhân. Tuy nhiên cũng đừng ngăn cản hay có thái độ bất lịch sự đối với
những người mắc lỗi trên.
Tập trung vào những nội dung chính và linh hoạt trong khi điều hành cuộc họp
Ghi chép  các thông tin và dữ liệu  trong cuộc họp và đảm bảo rằng mọi người đều có
quyền đóng góp ý kiến.
Hãy để người tham dự chuẩn bị nội dung.
Ghi nhận và khuyến khích các ý kiến đóng góp xây dựng.
Theo dõi cuộc họp thông qua lịch trình đã lập sẵn.
Điều chỉnh tốc độ của cuộc họp.
Thường xuyên thông báo lịch trình buổi họp cho những người tham dự.
Tổng kết sau mỗi phần và chắc chắn rằng mọi người đều nhất trí với kết quả đã đạt
được.
Giúp nhóm đạt được sự đồng thuận và đi đến kết luận.
Kết thúc cuộc họp
Giúp xác định những nhiệm vụ tiếp theo sau buổi họp.
Đánh giá lại cách phân công nhiệm vụ cho từng người và đảm bảo rằng họ nắm rõ
công việc của mình, đồng thời lập ra được kế hoạch hành động.
Kết luận bằng cách tóm tắt những thành quả đạt được của buổi họp.
Cảm ơn các thành  viên đã tham gia và đóng góp tích cực.
Những việc cần làm tiếp theo:
Thống kê lại tất cả những việc đã được giải quyết và chưa được giải quyết trong cuộc
họp.
Đưa ra kế hoạch làm việc sau mỗi cuộc họp.
Sử dụng biên bản họp và đánh giá của bạn để xây dựng một tài liệu mô tả rõ ràng cuộc
họp. Cho thêm các ý kiến, câu hỏi hay nhận xét được đưa ra trong buổi họp để hoàn
thành tài liệu này.
Phát tài liệu này cho tất cả các thành viên tham gia và các thành viên chủ chốt khác
trong nhóm.
Theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. 
Câu 3: Anh/ Chị tìm hiểu đặc điểm của một số cách giải quyết mâu thuẫn, xung
đột sau: Thỏa hiệp; Ép buộc; Lẩn tránh; Nhượng bộ; Hòa giải. Theo Anh/Chị,
trong trường hợp nào chúng ta sử dụng các cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột
trên?
Phương pháp thỏa hiệp
Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà
trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất. Với hình thức giải quyết xung đột
này, các bên sẽ từ bỏ một số quyền lợi để có thể giải quyết xung đột.
Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi:
• Vấn đề tương đối quan trọng, cần ra quyết định càng sớm càng tốt, trong khi hai bên
đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình và thời gian đang cạn dần;
• Giải quyết xung đột quan trọng hơn thắng lợi cá nhân;
• Quyền hạn giữa mọi người là ngang nhau.
Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi:
• Có nhiều nhu cầu quan trọng khác nhau cần thống nhất;
• Tình huống vô cùng khẩn cấp;
• Quyền hạn giữa mọi người không ngang nhau.
Phương pháp nhượng bộ
Là hình thức giải quyết xung đột bị động nhất. Phương pháp xử lý xung động bằng
cách một bên sẽ từ bỏ những quyền lợi họ muốn và để bên còn lại đạt được những điều
đó. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ
bên kia. Nhìn chung, phương pháp giải quyết xung đột này không hiệu quả nhưng vẫn
có thể áp dụng trong một số trường hợp.
Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi:
• Việc duy trì quan hệ quan trọng hơn việc thắng thua; Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là
ưu tiên hàng đầu;
• Cảm thấy vấn đề là quan trọng với đối phương hơn đối với mình.
Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi:
• Khi vấn đề là quan trọng đối với bạn;
• Nhượng bộ sẽ không giải quyết triệt để vấn đề.
Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâm
về đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong
khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung
đột.
Phương pháp lẩn tránh
Là cách giải quyết xung đột bằng cách lẩn tránh các xung đột, phó mặc cho đối
phương định đoạt hoặc người thứ ba định đoạt. Người sử dụng hình thức này có xu
hướng chấp nhận mọi quyết định mà không có bất kỳ câu hỏi nào, tránh tạo ra mâu
thuẫn và giao phó mọi công việc và quyết định, khó khăn cho đối phương. Những
người dùng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi. Dù cho
kết quả thế nào họ cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của
mình. Đây là hình thức giải quyết xung đột bị động và không hiệu quả mặc dù có thể
áp dụng trong một số trường hợp.
Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi:
• Vấn đề không quan trọng;
• Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình;
• Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại;
• Xung đột sẽ sớm tự động giải quyết.
Tuy nhiên, phương pháp giải quyết xung đột này sẽ không nên áp dụng khi:
• Vấn đề quan trọng đối với bạn hoặc người thân của bạn;
• Xung đột sẽ tiếp tục diễn ra và tồi tệ hơn nếu bạn không quan tâm tới nó.
Phương pháp hòa giải
Nếu như bạn quan tâm đến sự hòa hữu giữa các thành viên thì hòa giải là sự giải quyết
hợp lý. Bạn sẽ phải hy sinh quyền lợi cá nhân để nhượng bộ những điều kiện mà đối
phương đưa ra. Tuy nhiên, trên nguyên tắc là sự cân bằng, sự hy sinh đó phải đi kèm
với sự tôn trọng quyền lợi, ý kiến và giới hạn của một người. Đây là sự cân bằng mà
các thành viên trong tổ chức không bị suy sụp sau xung đột.
• Áp dụng với những tình huống không khẩn cấp;
• Xung đột liên quan đến nhiều người hay nhiều thành viên của các nhóm khác nhau;
cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên;
• Những nỗ lực giải quyết xung đột trước đó bị thất bại.
Tuy nhiên, phương pháp giải quyết xung đột này sẽ không nên áp dụng khi cần ra
quyết định ngay lập tức; vấn đề không quan trọng.
Giữ gìn mối quan hệ hòa bình là ưu tiên hàng đầu.
Cảm thấy vấn đề là tôn trọng với người khác hơn mình.
Phương pháp ép buộc
Đây là phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng “quyền lực” của mình. Nhưng cách
này chỉ có những người có chức vị cao về cấp bậc, chuyên môn mới thực hiện được.
Cách này áp dụng khi vấn đề cấp bách cần được giải quyết ngay lập tức, người quyết
định có kiến thức sâu rộng và uy quyền trong lĩnh vực. Hướng giải quyết này tập trung
thỏa mãn những quan tâm của nhóm trưởng, thường mang tính cứng rắn và gay gắt với
thành viên. Phương thức này phát huy hiệu quả trong trường hợp vì mục tiêu tổ chức
mà phải hy sinh quyền lợi của cá nhân.
Hình thức này phù hợp với kỹ năng giải quyết xung đột khi:
• Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng hoặc không quan trọng;
• Người quyết định biết chắc mình đúng;
• Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kỳ.
Hình thức này không phù hợp với giải quyết xung đột khi:
• Mọi người cảm thấy nhạy cảm với xung đột;
• Tình huống không khẩn cấp.

Câu 4: Nội dung bản kế hoạch làm việc nhóm gồm 8 phần sau:
1. Mục tiêu - nhiệm vụ;
2. Các nguồn lực cần thiết;
3. Phương pháp thực hiện;
4. Phương án phối hợp;
5. Phương pháp đánh giá (kiểm soát, kiểm tra);
6. Hành động khắc phục (phương án dự phòng);
7. Dự toán chi phí;
8. Báo cáo tiến độ thực hiện.
Nhóm hãy thảo luận và tìm ra các nội dung cần lưu ý ở mỗi phần.

You might also like