You are on page 1of 12

1. Hãy cho biết bản chất của đạo đức và đạo đức nghề nghiệp?

- “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định
hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”. Mọi xã hội và mọi thời
đại được biết đến đều thừa nhận những chuẩn mực đạo đức cơ bản: trung thực, chính
trực, trung thành, công bằng, nhân ái, vị tha và khoan dung, ... Không một xã hội nào
công khai tán thành sự giả dối, lừa đảo, ích kỷ, bất lương, bất trung và bất công, ...
- Đạo đức nghề nghiệp là một hình thái ý thức xã hội, nó ra đời cùng với sự phát triển của
một nghề nhất định trong xã hội. Đạo đức nghề nghiệp luôn bị chi phối bởi những giá trị
đạo đức xã hội và những giá trị chủ quan và khách quan của một nghề nghiệp xã hội nhất
định.
2. Làm thế nào để phân biệt được luật pháp và đạo đức?
Luật pháp “Luật pháp là các văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành,
quy định những phép tắc trong quan hệ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo”
Sự khác nhau giữa luật pháp và đạo đức được trình bày trong bảng 9.1.
3. Làm thế nào để nhận biết được tình huống khó xử của đạo đức, đạo đức nghề
nghiệp?
Tình huống khó xử của đạo đức, đạo đức nghề nghiệp: bạn phải lựa chọn một quyết định
để thực hiện khi trong quyết định đó có một hoặc nhiều yếu tố sau:
- Ẩn chứa những giá trị, quyền lợi và mục đích cạnh tranh?
- Ẩn chứa những thiệt hại cho người ra quyết định?
- Ẩn chứa những thiệt hại cho người khác?
- Những ảnh hưởng lâu dài do thực hiện quyết định?
4. Làm thế nào để giải quyết tình huống khó xử của đạo đức, đạo đức nghề nghiệp
một cách hợp lý, có trách nhiệm?
Giải quyết tình huống khó xử của đạo đức, đạo đức nghề nghiệp.
Để giải quyết một tình huống khó xử của đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cần thực
hiện các bước sau:
- Xác định những dữ kiện có liên quan;
- Xác định những việc phải làm;
- Xác định những người có liên quan;
- Xác định những giải pháp có thể;
- Đánh giá từng giải pháp;
- So sánh để lựa chọn giải pháp;
- Quyết định giải pháp;
- Hành động. Một số lý thuyết để đánh giá giải pháp được ỉựa chọn khi giải quyết tình
huống khó xử của đạo đức, đạo đức nghề nghiệp.
- Lý thuyết nhóm người có liên quan: đem lại điều tốt nhất cho số lượng người đông nhất.
- Lý thuyết về quyền lợi: tôn trọng và bảo vệ những quyền lợi cá nhân như sự công bằng,
quyền riêng tư, tự do cá nhân, cơ hội thăng tiến...
- Lý thuyết về sự công bằng: phân phối hợp lý lợi nhuận và công việc.
- Phép thử dư luận: điều gì sẽ xảy ra khi quyết định của bạn được đăng trên trang đầu của
một tờ báo có uy tín (ví dụ tờ báo Tuổi trẻ), bạn sẽ tự hào hay xấu hổ vì điều đó?
Tình huống khó xử của đạo đức, đạo đức nghề nghiệp: bạn phải lựa chọn một quyết định
để thực hiện khi trong quyết định đó có một hoặc nhiều yếu tố sau:
- Ẩn chứa những giá trị, quyền lọi và mục đích cạnh tranh?
- Ẩn chứa những thiệt hại cho người ra quyết định?
- Ẩn chứa những thiệt hại cho người khác?
- Những ảnh hưởng lâu dài do thực hiện quyết định?
5. Làm thế nào để sinh viên các trường đại học kỹ thuật luôn tự giác tu dưỡng, rèn
luyện theo các chuẩn mực đạo đức sinh viên để sẵn sàng trở thành người kỹ sư vừa
hồng vừa chuyên?
Chuẩn mực đạo đức của sinh viên các trường đại học kỹ thuật
Sinh viên các trường đại học kỹ thuật nói chung và sinh viên Đại học Công nghiệp
TpHCM nói riêng, sẽ là những kỹ sư, những trí thức trong tương lai. Họ sẽ phải gánh vác
những nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng rất vinh quang, đó là gánh vác hiện tại và
tương lai của một gia đình, một đất nước. Cha ông ta đã nói: “Hiền, tài là nguyên khí
quốc gia”. Vì vậy, những năm tháng trên giảng đường đại học, sinh viên không chỉ tiếp
thu kiến thức chuyên môn mà còn phải nhận biết và không ngừng rèn luyện những chuẩn
mực, giá trị đạo đức, đạo đức nghề nghiệp để có thể đảm nhiệm tốt vai trò của người kỹ
sư, thực hiện xuất sắc trọng trách mà gia đình và xã hội mong đợi ở họ một cách có trách
nhiệm. Những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản của kỹ sư chúng ta sẽ nói đến ở
mục sau.
Trong phần này sẽ nêu lên những chuẩn mực đạo đức cơ bản của sinh viên các trường đại
học kỹ thuật, bao gồm:
1. Sống có lý tưởng: vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chù, văn
minh.
2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Bổn đức tính: cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm giá cơ bản tốt đẹp nhất để hình
thành nhân cách của một con người. Khi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích
Trường ĐH Công nghiệp TpHCM Khoa CN Nhiệt Lạnh cụ thể với nhiều nội dung phong
phú và sinh động về những đức tính: cần, kiệm, liêm, chính như sau:
Cần, có nghĩa là khi lao động thì cần cù, siêng năng, làm việc cố kế hoạch chuyên sâu,
sáng tạo, thi đua làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả, không ỷ lại, lười biếng,
dựa dẫm.
Kiệm, có nghĩa là phải tôn trọng và tiết kiệm sức lao động, thời gian, tiền bạc của nhân
dân và của bản thân. Trong công việc và trong cuộc sống đời thường hàng ngày, từ
việc lớn đến việc nhỏ, không để xảy ra lãng phí, hoang phí; không phô trương, hình thức.
Liêm, có nghĩa là luôn trong sạch, liêm khiết; không tham lam, không tham ô; tôn trọng,
giữ gìn của công, của dân, không chiếm dụng của công làm của tư, luôn quang minh
chính đại.
Chính, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. cần, kiệm, liêm là rễ của chính. Một người phải
cần, kiệm, liêm, nhưng phải chính mới là người hoàn toàn ưọn vẹn.
Chí công vô tư, là làm việc công thì phải vô tư, không thiên vị, không để tình cảm riêng
tư xen vào khi thực hiện việc công. Khi làm việc công thì phải làm hết mình, không vì lợi
ích cá nhân.
3. Tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả trong học tập. Chủ động tích cực tự học,
nghiên cứu, sáng tạo suốt đời.
4. Trung thực, tự trọng, trong sáng và giản dị:
Tham gia phòng, chống gian lận, tiêu cực trong học tập, thi cử: không quay cóp, hỏi bài,
học hộ, thi hộ, làm bài hộ và ngược lại không nhờ người khác học, thi, làm bài hộ mình.
Tôn trọng bản quyền, không sao chép bài tập, tiểu luận, bài thí nghiệm, đồ án môn học,
đồ án tốt nghiệp...
5. Đoàn kết, nhân ái, yêu thương, giúp đỡ bạn bè trong học tập, rèn luyện. Kính trọng
thầy, cô và cán bộ công nhân viên nhà trường. Thực hiện nếp sống văn minh lịch sự.
6. Tôn trọng pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong học tập và trong cuộc sống: Thực hiện
nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định nơi cư trú, nội quy, quy chế của nhà
trường: không vi phạm luật giao thông, luật môi trường, ..., có tính kỷ luật cao, không bỏ
học, đi trễ, về sớm, làm việc riêng trong lớp học, ... Không vi phạm tệ nạn xã hội: ma túy,
cờ bạc, cá độ, bia rượu, ..
6. Xã hội mong đợi ở người kỹ sư có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và
những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cơ bản nào?
Các chuẩn mực đạo đức cơ bản của người kỹ sư
1. Trung thực, khách quan, giữ trọng sự an toàn, sức khỏe và lợi ích của cộng đồng, xã
hội.
2. Chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực thẩm quyền của mình.
3. Kỹ sư làm việc và phục vụ người sử dụng lao động và khách hàng với đầy đủ nănglực,
sự tận tâm, công bằng, minh bạch.
4. Tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường. Tránh các hành vi lừa đảo.
5. Kỹ sư luôn tự kiểm soát mình về vinh dự, trách nhiệm, đạo đức và tính hợp pháp trong
nghề nghiệp để nâng cao danh dự, uy tín và tính hữu dụng của nghề nghiệp kỹ sư
Bổn phận của kỹ sư đối với xã hội
Trách nhiệm chung
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, người kỹ sư có trách nhiệm cao nhất đối với lợi ích xã hội,
bao gồm các trách nhiệm: tuân thủ luật pháp; xây dựng xã hội bền vững; bảo vệ môi
trường; đầu tư cho con người; giải quyết vấn đề nghèo đói và vi phạm nhân quyền...
2. Người kỹ sư chỉ chứng nhận các bản thiết kế bảo đảm cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi,
tài sản của cộng đồng trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành.
Cảnh báo
3. Nếu một phán xét chuyên môn cùa người kỹ sư bị bác bỏ có thể dẫn tới sự nguy hại
cho cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi hoặc tài sản củạ cộng đồng thì phải thông báo cho
người sử dụng lao động (người chủ), đồng nghiệp và những ai có liên quan.
4. Kỹ sư phải khách quan, trung thực trong các báọ cáo nghề nghiệp, các phát biểu hay
những kết quả thử nghiệm và phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm.
5. Kỹ sư không đưa ra những ỷ kiến nghề nghiệp nếu những ý kiến nằy không dựa trên
nền tảng của các sự kiện và một kết quả đánh giá đáng tin cậy.
6. Kỹ sư sẽ không đưa ra những ý kiến chuyên môn về những vấn đề mà họ đã được vận
động, được trả tiền để phát biểu. Luật “Bàn tay sạch”
7. Kỹ sư không tham gia làm ăn, không liên quan đến các cá nhân, tổ chức có hành vi bất
hợp pháp, làm ăn gian dối. Không vi phạm bản quyền. Không tham nhũng, hối lộ, rửa
tiền. Trách nhiệm đối với luật pháp xã hội
8. Tuân thủ luật pháp: Luật Lao động, Luật Môi trường, ... Kỹ sư khi biết về bất kỳ vi
phạm luật lệ nào có thể xảy ra, phải có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên mồn phù hợp
và giúp cơ quan chức năng giải quyết vấn đề khi được yêu cầu
7. Người kỹ sư phải làm gì để ngày càng nâng cao danh dự, uy tín và tính hữu dụng
của nghề nghiệp?
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, người kỹ sư có trách nhiệm cao nhất đối với lợi ích xã hội,
bao gồm các trách nhiệm: tuân thủ luật pháp; xây dựng xã hội bền vững; bảo vệ môi
trường; đầu tư cho con người; giải quyết vấn đề nghèo đói và vi phạm nhân quyền...
2. Người kỹ sư chỉ chứng nhận các bản thiết kế bảo đảm cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi,
tài sản của cộng đồng trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành.
3. Nếu một phán xét chuyên môn cùa người kỹ sư bị bác bỏ có thể dẫn tới sự nguy hại
cho cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi hoặc tài sản củạ cộng đồng thì phải thông báo cho
người sử dụng lao động (người chủ), đồng nghiệp và những ai có liên quan
4. Kỹ sư phải khách quan, trung thực trong các báọ cáo nghề nghiệp, các phát biểu hay
những kết quả thử nghiệm và phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm.
5. Kỹ sư không đưa ra những ỷ kiến nghề nghiệp nếu những ý kiến nằy không dựa trên
nền tảng của các sự kiện và một kết quả đánh giá đáng tin cậy.
6. Kỹ sư sẽ không đưa ra những ý kiến chuyên môn về những vấn đề mà họ đã được vận
động, được trả tiền để phát biểu. Luật “Bàn tay sạch”
7. Kỹ sư không tham gia làm ăn, không liên quan đến các cá nhân, tổ chức có hành vi bất
hợp pháp, làm ăn gian dối. Không vi phạm bản quyền. Không tham nhũng, hối lộ, rửa
tiền. Trách nhiệm đối với luật pháp xã hội
8. Tuân thủ luật pháp: Luật Lao động, Luật Môi trường, ... Kỹ sư khi biết về bất kỳ vi
phạm luật lệ nào có thể xảy ra, phải có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên mồn phù hợp
và giúp cơ quan chức năng giải quyết vấn đề khi được yêu cầu.
8. Tại sao làm việc nhóm ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối vớí cán bộ kỹ
thuật?
Do kỹ thuật ngày càng phát triển nên các kiến thức liên ngành ngày càng trở nên quan
trọng. Một người riêng biệt chi có thể giải quyết những vấn đề đơn giản còn những
vấn đề phức tạp thì cần một nhóm mới có thế giải quyết được.
Tóm lại, làm việc nhóm ngày càng trở nên quan trọng do:
- Kỹ sư hiện nay phải giải quyết những vấn đề cực kỳ phức tạp;
- Hon bao giờ hết, nhiều yếu tố cần phải xem xét đến trong thiết kế;
- Nhu cầu mở rộng hiểu biết của các thành viên về các lĩnh vực khác nhau;
- Hợp tác giữa các tổ chức và các hoạt động đa quốc gia ngày cảng phổ biến;
- Yêu cầu giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và áp dụng kỹ thuật đồng thời;
- Hoạt động theo kiểu dự án ngày càng nhiều tại các công ty.
9. Những yêu cầu nào cần có đối với nhóm để hoạt động hiệu quả?
1. Có chung một mục tiêu: Tất cả các thành viên đều phải cam kết đạt được mục tiêu
chung.
2. Mọi người đều tham gia lãnh đạo: Dù có một trưởng nhóm được cử ra, nhưng lý
tưởng nhất là mọi người đều tham gia vào việc lãnh đạo nhóm.
3. Mỗi thành viên đều có đóng góp độc đáo vào công việc của nhóm: Môi trường làm
việc trong nhóm phải giúp ghi nhận và sử dụng hữu hiệu khả năng / tài năng của từng
người trong nhóm.
4. Giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm: Những buổi họp, trao đổi thường
xuyên hữu hiệu, trung thực và cỏi mở sẽ giúp ra quyết định hiệu quả hơn.
5. Làm việc sáng tạo: Tinh thần làm việc sáng tạo sẽ cung cấp năng lượng và động lực
cho nhóm. Tinh thần sáng tạo sẽ giúp nhóm nhân lên sức mạnh tập thể.
6. Quan hệ hài hoà giữa các thành viên: Các thành viên được tôn trọng, khuyến khích,
động viên có suy nghĩ tích cực đối với nhau và đối với công việc. Những mâu thuẫn
được giải tỏa và công việc trở nên thú vị và vui vẻ.
7. Lập hoạch và sử dụng nguồn lực hiệu quả: Chia nhỏ các công việc, lập kế hoạch để
sử dụng hiệu quả nguồn lực (con người, tiền bạc, thời gian).
10. Những yêu cầu nào cần có đối với các thành viên trong nhóm để tham gia hoạt
động nhóm hiệu quả?
- Đầu tiên để tham gia hoạt động nhóm hiệu quả thì bản thân mỗi thành viên cần phải có
tính tự giác cao, hòa đồng và thân thiện để tạo ra môi trường làm việc vui tươi sôi nổi
- Tham gia đầy đủ: Thành viên cần tham gia đầy đủ các buổi họp và đến đúng giờ. Có độ
tin cậy cao và trung thực. Nêu không tham gia họp được thì cần báo trước và cung cấp
mọi thông tin cần thiết.
- Có trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc mình đảm nhận, thực hiện
theo đúng thời gian kế hoạch, không đợi phải nhắc nhở. Làm việc với tinh thần đạt chất
lượng hoàn hảo của công việc, không làm cho có hay đối phó.
- Có năng lực: Có những năng lực mà nhóm cần đến và đóng góp tối đa khả năng của
mình vào mục tiêu của nhóm. Không từ chối những việc có thể làm. Giao tiếp tích cực
với nhóm.
- Làm việc sáng tạo và năng động: Là nguồn năng lượng cho nhóm, thể hiện tinh thần
phấn khích khi được tham gia vào nhóm. Tinh thần vượt khó khi giải quyết các công việc
của nhóm. Làm việc một cách sáng tạo và khích lệ tinh thần sáng tạo cho cả nhóm.
- Là người có nhân phẩm: Đóng góp tích cực vào môi trường làm việc của nhóm. Có
quan điểm tích cực, động viên khuyến khích mọi người liên quan. Đóng vai trò hoà giải
mỗi khi có mâu thuẫn trong nhóm. Giúp nhóm đạt được sự đồng lòng và đạt kết quả tổt.
Giúp tạo ra môi trường làm việc vui vẻ và năng suất cao. Đóng góp những điều tốt nhất
cho những thành viên khác trong nhóm.
11. Các giai đoạn phát triển của nhóm?
- Giai đoạn hình thành ; nhóm được thành lập, các thành viên mới được thêm vào nhóm
làm việc
- Giai đoạn xung đột ; đây là giai đoạn của những xung đột trong nhóm. Các thành viên
có mâu thuẫn, bất đồng ý kiến với nhau về những vẫn đề tranh luận
- Giai đoạn ổn định hóa ; sau khi những xung đột được giải quyết thì đây là giai đoạn mà
các quan hệ gắn bó gần gũi phát triển, sự gắn bó của nhóm được tăng cường.
- Giai đoạn hoạt động trồi chảy ; mọi người thấy được năng lực của mỗi cá nhân từ đó
đoàn kết hoàn thành tốt công việc một cách nhanh chóng.
14. Thái độ cần thiết của bạn khi tham gia hoạt động nhóm như thế nào?
Lắng nghe đồng đội
Họ chắc chắn là những người găn bó mật thiết với bạn và cần bạn lắng nghe, tin tưởng.
Bất kỳ ai cũng có quyền phát biểu, đề đạt ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên của làm việc
nhóm là sự chủ động lắng nghe và cùng bàn bạc. Ý kiến của một người có thể đúng hoặc
sai, có thể hoàn hảo hoặc chưa đầy đủ. Hãy nghiêm túc chia sẻ kinh nghiệm và cộng gộp
thành tựu nếu bạn có để nhân đôi thành công trong hoạt động nhóm.
Đừng cắt ngang lời bạn đồng nghiệp. Đừng vội vàng gạt qua một ý tưởng nào đó, khi chỉ
có bạn là người đang cảm thấy bất ổn. Sự lắng nghe cũng cần bạn cân nhắc nghe kỹ
lưỡng và nắm bắt thông tin được truyển tải một cách rõ ràng, đề mọi người cùng nhau mổ
xẻ vấn đề và đưa đến thống nhất.
Kỹ năng sắp xếp công việc
Bắt tay vào một công việc chung của có sự tham gia của nhiều người, đồng nghĩa các bạn
sẽ trải qua chuỗi các hoạt động khác nhau và điều nên làm bây giờ là phân công công
việc cụ thể. Đừng để tùy ý ai muốn nắm giữ, quyết định phần việc nào cũng được. Hãy
chọn một người thủ lĩnh, trao quyền quyết định cuối cùng và ấn định mỗi người góp sức
mình vào công đoạn nào.
Công việc đội nhóm khi được giao sẽ kèm theo hạn mức hoàn thiện, bắt buộc bạn phải
hoàn thành khối lượng công việc như dự kiến. Hãy cân nhắc mọi người về điểm quan
trọng này và chủ động sắp xếp phân công cho mỗi thành viên, tiến hành hoàn công một
cách khoa học, hợp lý với sự nhất trí của mọi người. Tránh trường hợp lấn cấn hay khúc
mắt không được giải tỏa, tâm lý người làm không toàn tâm, toàn vẹn.
Thể hiện trách nhiệm với công việc được giao
Dù bất cứ là công việc lớn nhỏ nào, bạn cũng cần thể hiện mình giàu trách nhiêm và nhiệt
huyết tham gia hoạt động cùng mọi người. Mỗi cá nhân trong tập thể làm việc nhóm là
một mắt xích quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng. Chỉ cần một công
đoạn thất bại, bạn có thể gây nên sự trì trệ trong toàn bộ quá trình thực hiện.
Đừng nghĩ công việc bạn được phân công là nhẹ nhàng, đơn giản mà ỷ lại hay đòi hỏi sự
giúp đỡ thái quá từ đồng nghiệp. Ai cũng có phần việc và trách nhiệm của riêng mình,
đừng gây phiền và tạo áp lức khi cả nhóm phải gánh vác sự cố bạn gây ra.
Có chính kiến và năng lực
Bạn chắc chắn sẽ được hoàn thiện bản thân mình từ trong môi trường làm việc nhóm. Sự
khởi đầu lớn nhất của cơ hội làm mới mình lần này là tự chính sự học hỏi với đồng
nghiệp và phát huy năng lực bản thân. Đừng ngần ngại phát biểu, đưa ý kiến, thể hiện cá
tính cá nhân nhưng hãy kiềm chế cảm xúc và làm chủ được hành động. Công việc nhóm
tuy làm môi trường để cộng tác chung nhưng vẫn yêu cầu bạn có chính kiến riêng và
thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình nếu nhìn thấy vấn đề bất hợp lý cần mọi người thay
đổi quan điểm.
Quá trình làm việc nhóm có thể sẽ chỉ cho bạn thấy khuyết điểm của bản thân mình. Bạn
có thể sẽ nhìn ra mình chỉ có dưới 50% năng lực mà đồng đội bạn đang cần chung sức.
Hãy thành thực chia sẻ, trình bày về yếu điểm và khó khăn bạn đang gặp phải. Hãy thể
hiện bạn hoàn toàn chủ động và tích cực đóng góp vào công việc của mọi người.
Tôn trọng và tương trợ lẫn nhau
Sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm thể hiện cụ thể là ở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau giữa mọi người. Một chút sự tinh tế quan sát đồng nghiệm làm nhiệm vụ, giúp đỡ
khi cần thiết. Mối liên kết này từ đó trở nên chặt chẽ mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.
Sự tôn trọng lẫn nhau giữa mọi người trong nhóm cũng là yếu tố quyết định thành công.
Thái độ tôn trọng đồng nghiệp, khiêm tốn tự chính mình sẽ giúp bạn nhận được thiện cảm
từ mọi người, cùng nhau hòa hợp, tương trợ nhau.
15. Trưởng nhóm cần đáp ứng những yêu cầu gì để lãnh đạo nhóm hiệu quả?
3.1 Tự tin
Sự tự tin chắc chắn là tố chất cần có nếu muốn là trưởng nhóm. Bạn phải tự tin vào chính
mình thì mới khiến mọi người tin tưởng bạn. Để có được sự tự tin, bạn phải hiểu rõ bản
thân mình có gì. Khi ấy, những quyết định bạn đưa ra mới thuyết phục và nhận được sự
tôn trọng từ mọi người. 
3.2 Đồng cảm với người khác
Nhiều người có phong cách lãnh đạo độc đoán, chỉ thích ra mệnh lệnh và bắt mọi người
tuân theo. Tuy nhiên như vậy chưa chắc là luôn tốt. Bạn nên tạo được sự
đồng cảm với nhân viên để có thể hiểu họ. Một cây làm chẳng nên non, vì thế cần sự
đồng lòng đoàn kết và thấu hiểu của mọi người. Có vậy mới giúp công việc suôn sẻ và
đạt hiệu quả tốt nhất 
3.3 Có khả năng lãnh đạo
Trưởng nhóm đương nhiên phải có kỹ năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo bao gồm nhiều
kỹ năng bổ trợ quan trọng như kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng tổ chức – kiểm soát, kỹ
năng giải quyết xung đột, khả năng thuyết trình trước đám đông;….
3.4 Có tầm nhìn
Chúng ta sẽ không thể mong chờ quá nhiều ở một người lãnh đạo nhóm mạnh mẽ mà lại
thiếu đi tầm nhìn. Người có khả năng nhìn xa trông rộng sẽ dễ dàng sắp xếp công việc
hiệu quả. Đồng thời họ còn sẽ truyền đạt được tầm nhìn – tư tưởng của mình đến các
thành viên khác. 
3.5 Có trách nhiệm
Can đảm nhận trách nhiệm về mình là một tố chất quan trọng của người làm nhóm
trưởng. Nếu có vấn đề xảy ra, hãy là người đầu tiên nhận trách nhiệm về mình. Đừng chỉ
nói nhận không. Bạn cần đồng thời tìm cách giải quyết hợp lý nhất cho vấn đề. Hãy cho
mọi người thấy sự cầu tiến, nghiêm túc trong công việc của bạn. 
16. Các công việc chính của cử nhân và kỹ sư ngành kỹ thuật Nhiệt sau khi ra
trường?
- Kỹ sư quản lý kỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp có sử dụng nhiệt năng như: nhà
máy chế biến thực phẩm, nhà máy dược phẩm, nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy
đường, dệt may, nhà máy nhiệt điện, tòa nhà, khách sạn...
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, lắp đặt: hệ thống điều hòa không khí và thông gió, hệ thống
đông lạnh, hệ thống kho lạnh bảo quản, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi, hệ thống điện sử
dụng năng lượng mặt trời…
- Kỹ sư vận hành, bảo trì – bảo dưỡng: hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống
đông lạnh, hệ thống kho lạnh bảo quản, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi…
- Kỹ sư tư vấn tiết kiệm tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng mặt trời và năng lượng
tái tạo,
- Kỹ sư kinh doanh thiết bị nhiệt - lạnh và năng lượng tái tạo.
- Bên cạnh đó sau khi ra trường sinh viên có thể khởi nghiệp với việc tự mở cửa hàng
Điện Lạnh chuyên cung cấp, lắp đặt, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh dân
dụng như: máy lạnh, tủ đông.., và hệ thống lạnh công nghiệp như: kho lạnh, hệ thống
điều hòa trung tâm,…
12. Các mô hình tổ chức của nhóm? Bạn tâm đắc với mô hình nào nhất và tại sao?
13. Các mô hình ra quyết định của nhóm? Bạn tâm đắc với mô hình nào nhất và tại
sao?

You might also like