You are on page 1of 7

BÀI 14: XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU

MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng
1. Trình bày mục đích xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
2. Thực hiện đúng kỹ thuật phân tích nước tiểu, trả lời kết quả.
3. Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, an toàn trong thực hành.

NỘI DUNG

1.Mục đích xét nghiệm


Nước tiểu là một dịch bài tiết quan trọng trong đó chứa phần lớn các chất cặn
bã của cơ thể. Những thay đổi về chỉ số hóa lý, đặc biệt là những thay đổi về thành
phần hóa học của nước tiểu phản ánh các rối loạn chuyển hóa như các bệnh lý
nhiễm trùng, bệnh thận, gan, mật và đái tháo đường.. Vì vậy xét nghiệm tổng phân
tích nước tiểu thường là xét nghiệm được chỉ định đầu tay của nhiều bác sĩ. Đây là
một xét nghiệm có chi phí thấp, dễ thực hiện.
2. Kỹ thuật
2.1.Nguyên tắc
 Một que nhúng có dải hóa chất trên đó được đặt vào trong nước tiểu để phát
hiện bất thường trong nước tiểu dựa trên nguyên tắc sử dụng sự thay đổi màu sắc
để chỉ thị các thành phần hóa học cũng như các đặc tính của nước tiểu. Màu sắc
thay đổi biểu hiện trên que nhúng sẽ được đọc bằng cách so sánh với màu chuẩn
qui định trên mẫu.
2.2.Thuốc thử- mẫu thử
2.2.1.Thuốc thử
Que nhúng nước tiểu 10, 11 hoặc 14 thông số được sử dụng để xác định định
tính tỷ trọng nước tiểu, protein, đường niệu, nitrit, bạch cầu, máu, cetonic,
bilirubin, acid ascorbic (loại que 11 thông số) hoặc tính ra các thành phần albumin,
protein, tỷ số albumin và protein (loại que 14 thông số). Bảo quản 2-80C
Máy phân tích nước tiểu bán tự động, tự động.

2.2.2.Mẫu thử
Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng, tốt nhất là lấy mẫu vào buổi sáng sớm.
2.3.Kỹ thuật
(1) Lấy que nhúng ra khỏi chai đựng và đóng chặt nắp que lại.
(2) Nhúng que vào nước tiểu cho ngập hết các thông số, lấy ngay que nước
tiểu ra sau đó chậm que vào giấy thấm để loại bỏ nước tiểu thừa.
(3) Đọc kết quả: so sánh vùng thuốc thử đã nhúng nước tiểu với bảng màu
chuẩn và đọc trong thời gian cho phép.
 - Đọc thủ công: trên thành lọ đựng que nhúng có bảng chỉ thị màu cho từng
thông số, đặt que nhúng bên cạnh để so màu, màu sắc trên que nhúng tương ứng
với mức màu nào thì cho kết quả của mức màu đó.
 -   Đọc trên trên máy bán tự động:
 +    Nhúng ướt toàn bộ thanh thử vào nước tiểu.
 +    Đặt thanh thử vào khay đựng test.
 +    Nhấn nút Start. Máy sẽ tự phân tích và in ra kết quả.
-Đọc trên máy tự động : Bệnh phẩm được phân tích trên máy phân tích tự
động theo chương trình đã cài đặt trên máy.
3. Ý nghĩa các thông số nước tiểu
3.1.Thể tích nước tiểu
Thể tích nước tiểu bình thường ở người trưởng thành là 800 - 2000 ml/24 giờ,
tương đương khoảng 16 - 25 ml/kg trọng lượng cơ thể, với lượng nước đưa vào cơ
thể trung bình 2 lít/ngày. Thể tích nước tiểu có thể thay đổi theo từng giai đoạn
thậm chí là từng ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, các bệnh lý (đái tháo
đường , đái tháo nhạt tiểu nhiều, sốt cao, hội chứng thận hư tiểu ít) , chế độ ăn
uống, chế độ sinh hoạt, lượng mồ hôi, lượng nước uống, thời tiết trong năm..
Được chẩn đoán là thiểu niệu khi thể tích nước tiểu < 400 mL/ngày và vô niệu
thể tích nước tiểu < 100 mL/ngày. 
3.2.Bạch cầu (Leu: Leukocyte)
-Nguyên lý: Men Esterase của bạch cầu hạt xúc tác sự thủy phân Pyrrole-
amino-acid Ester tạo ra một Pyrrol khác phản ứng với muối Diazonium tạo ra màu
tím.
- Bình thường: Âm tính
- Bạch cầu trong nước tiểu xuất hiện trong: nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng
nước tiểu, nhiễm trùng không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
3.3.Nitrit (NIT)
- Nguyên lý: Nitrate từ thức ăn bị chuyển hóa bởi vi khuẩn Gram (-) trong
nước tiểu thành Nitrite. Nitrite phản ứng với p-arsanilic tạo thành phức hợp
doazonium và kết hợp với tetrahydrobenzoquinolin tạo ra màu hồng.
- Bình thường: Âm tính
- Nitrit trong nước tiểu xuất hiện trong: nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn nước
tiểu, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn nước tiểu không triệu chứng.
3.4.Urobilinogen (Uro)
- Nguyên lý: p-diethylaminobenzaldehyde phản ứng với Urobilinogen với sự
hiện diện của một chất thúc đẩy màu tạo ra màu hồng đỏ.
- Bình thường:  0,2-1,0 mg/dL 
- Trị số tăng: xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, huỷ tế bào
gan, tắc ống mật chủ, K đầu tụy, suy tim xung huyết có vàng da.
3.5.Protein (PRO)
- Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc về sự thay đổi nồng độ protein phụ
thuộc một chất chỉ thị pH.
- Bình thường: Nước tiểu bình thường chứa một lượng nhỏ albumin và
globulin, nhưng thông thường số lượng này thấp đủ để không tạo ra phản ứng
dương tính trên giấy nhúng nước tiểu.
- Protein xuất hiện trong nước tiểu khi: viêm thận cấp, bệnh thận do đái tháo
đường, viêm cầu thận, hội chứng suy tim xung huyết, K Wilson, cao huyết áp ác
tính hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, cao
huyết áp lành tính, viêm nội tâm mạc bán cấp.
3.6.pH
- Trị số bình thường: 4,8-7,4
- pH nước tiểu tăng trong nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm), suy thận
mạn, hẹp môn vị, nôn mửa.
- pH nước tiểu giảm trong nhiễm ceton do đái đường, tiêu chảy mất nước.
3.7.Hồng cầu (BLO-Blood)
- Nguyên lý: Hemoglobin phản ứng với Cumene hydroperoxide và
tetramethylbenzidine tạo ra màu từ cam đến xanh lục đến xanh đậm.
- Bình thường: Âm tính
- Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu khi: viêm thận cấp (ung thư thận, bàng
quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến), viêm cầu thận, xung huyết thận thụ động, hội
chứng K Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn
thận, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn nước tiểu không có
triệu chứng, xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại
mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu hemoglobin.
3.8.Tỷ trọng nước tiểu (SG-Specific gravity)
Thử nghiệm này phản ánh nồng độ ion trong nước tiểu. Với sự có mặt của các
cation các proton sẽ được giải phóng bởi một thuốc thử hỗn hợp, tạo nên sự thay
đổi màu của chất chỉ thị bromthymol có màu canh da trời sang màu xanh lá câu rồi
sang màu vàng. Sự có mặt của protein nồng độ từ 100 đến 500mg/dl hoặc các
cetoacid, tỷ trọng nước tiểu đọc được có xu hướng tăng.
- Trị số bình thường: 1,015 – 1,025.
- Tăng: Nhiễm khuẩn, giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận. Xơ gan, bệnh lý
gan, tiểu đường, nhiễm (keton) do tiểu đường, tiêu chảy mất nước, ói mửa, suy tim
xung huyết.
- Giảm: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.
3.9.Thể ceton (KET: ketonic bodies)
- Nguyên lý: Acetoacetic acid kết hợp với Nitroprusside tạo ra màu hồng
- Bình thường: Âm tính
- Thể ceton xuất hiện trong nước tiểu khi: nhiễm ceton do đái tháo đường, tiêu
chảy mất nước, nôn mửa.
3.10. Bilirubin
- Nguyên lý: Bilirubin kết hợp Diazotized Dichloroanilin tạo ra màu xám nâu
- Bình thường: Âm tính
- Xuất hiện trong nước tiểu: xơ gan, bệnh lý gan, vàng da tắc mật (nghẽn tắc
một phần hoặc toàn phần, viêm gan do virus hoặc do ngộ độc thuốc, K đầu tụy, sỏi
mật).
3.11.Glucose
- Nguyên lý: Gluconic acid và Hydrogen peroxide được tạo thành từ Glucose
dưới xúc tác của Glucose oxidase. Hydrogen peroxide phản ứng với chất màu
Iodide potassium dưới xúc tác của Peroxidase tạo ra màu từ xanh lá đến nâu.
- Bình thường: Âm tính
- Glucose xuất hiện trong nước tiểu khi: giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận,
đái tháo đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống.
Lưu ý
 Để có kết quả bán định lượng đúng nhất, nên đọc kết quả vào đúng thời gian
chỉ định cho từng loại thử nghiệm đã được sắp xếp để đọc tính từ lúc lấy giấy ra
khỏi nước tiểu theo thứ tự như sau: Glucose và bilirubin 30 giây; Ketones 40 giây;
Tỉ trọng (SG) 45 giây; Hồng cầu 50 giây; pH, Protein, Urobilingen, Nitrite 60 giây;
Bạch cầu 2 phút. Nếu chỉ cần định tính (dương hay âm tính) thì tất cả các thông số
thử nghiệm (ngoại trừ bạch cầu) đều có thể đọc trong khoảng giữa 1-2 phút.
3. Ghi kết quả

TT THÔNG SỐ KẾT QUẢ BIỆN LUẬN


1 Bạch cầu
2 Nitrit
3 Urobilinogen
4 Protein
5 pH
6 Hồng cầu
7 Tỷ trọng (SG)
8 Thể cetonic
9 Bilirubin
10 Glucose

You might also like