You are on page 1of 3

1.

Định nghĩa

- CT là viết tắt của cụm từ Informatiom Communication Technology, được


hiểu với nghĩa là công nghệ thông tin và truyền thông. ICT là cụm từ thường
dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho IT . Đó là một thuật ngữ để kết hợp,
nhấn mạnh vài trò của 2 lĩnh vực truyền thông và viễn thông (đường dây điện
thoại và tín hiệu di động), các hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống
nghe-nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại. 

- ICT bao gồm tất cả các phương tiện thông tin liên lạc, xử lý thông tin cả về
phần cứng và mạng máy tính cũng như sự kết nối với các phần mềm cần thiết.
Bên cạnh đó ICT cũng bao gồm các mảng IT khác như: Điện thoại, phương
tiện truyền thông, xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải mạng
và chức năng giám sát.

 Cách diễn tả ICT này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1997 trong một
báo cáo của Dennis Stevenson gửi chính phủ Anh và được lan truyền
rộng rãi trong các tài liệu mới của Chương trình giảng dạy Quốc gia
Anh vào năm 2000.

=> Từ đó, ta có thể hiểu đơn giản: ICT là sự kết hợp của công nghệ thông
tin và công nghệ truyền thông để tạo nên sự kết nối và chia sẻ thông tin với
nhiều hình thức khác nhau. (1)

2. Tác động của ICT đến mô hình Marketing mix trong du lịch

- Product: Sản phẩm - ICT đã đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng

+ ICT cung cấp khả năng truy cập dễ dàng vào các dữ liệu và thông tin cho
phép giúp xác định nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng và tiếp cận các
khách hàng tiềm năng, ngoài ra còn cung cấp cơ hội cho các tổ chức thiết kế lại
các dịch vụ và sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu cá nhân và mong muốn
của người tiêu dùng. Khi đó, các tổ chức du lịch không chỉ hiểu rõ hơn về
người tiêu dùng của họ bằng cách khai thác thông tin từ kho dữ liệu mà họ còn
có thể thử nghiệm các sản phẩm mới một cách hiệu quả bằng cách sử dụng các
chiến lược truyền thông khác nhau. (2)

+ Khi việc ứng dụng ICT được triển khai mạnh mẽ, các công ty du lịch có
thể sử dụng các thông tin do người tiêu dùng cung cấp để tạo ra các ưu đãi
và chương trình du lịch phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Khách du lịch
giờ đây có nhiều lựa chọn đa dạng và phong phú hơn để đưa ra lựa chọn đi
du lịch phù hợp với yêu cầu cá nhân của họ. Do đó, trọng tâm chuyển
hướng sang các chuyến du lịch riêng lẻ và các gói năng động. Điều này sẽ
cải thiện dịch vụ và cung cấp trải nghiệm du lịch liền mạch, trong khi nó sẽ
cho phép các tổ chức du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi
trường phát triển hiện đại.
- Promotion: Quảng bá - Sử dụng các kênh kỹ thuật số đã giúp các tổ chức tiếp
cận và đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn.

+ Internet mà đặc biệt là World Wide Web (WWW) đã cách mạng hóa
các chức năng quảng bá và truyền thông của du lịch. Các sản phẩm và
dịch vụ du lịch được quảng bá bằng cách đưa đến các kênh phân phối
khác nhau mang đến nhiều khách hàng tiềm năng như: thông qua email,
Các hình thức truyền thông mang đến nhiều khách hàng tiềm năng như:
Google Ads, Email Marketing, Facebook Ads, Website du lịch,… hoặc
dưới dạng video và được tải lên YouTube,...giúp rút gọn thời gian, hiệu
quả cao và chi phí thấp, từ đó mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc
biệt là các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ có cơ hội khai thác một hình thức
quảng cáo tiếp thị mới đầy hiệu quả với chi phí thấp.

+ Các công ty du lịch thay vì tiếp cận các khách hàng mục tiêu ở quy mô vô
cùng rộng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, TV
và đài phát thanh thì họ lại hướng đến phát triển mối quan hệ cá nhân với khách
hàng như là chiến dịch tiếp thị cá nhân hay tiếp thị 1-1 (one-to-one marketing)
(2) thông qua Chatbot, hoặc các nền tảng truyền thông xã hội có lượng tương
tác khổng lồ như Facebook để tìm hiểu mong muốn và giải quyết nhu cầu của
khách hàng.

+ ICT giúp các tổ chức du lịch quảng bá và phân phối trực tiếp các sản phẩm
du lịch đến người tiêu dùng. Từ đó đã làm giảm được sự phụ thuộc và hoa hồng
được trả cho các bên trung gian, ngoài ra việc truy cập thông tin trên web cũng
gần như là miễn phí. Thêm vào đó, ICT còn làm giảm chi phí giao dịch (tìm
kiếm thông tin, phân phối, chi phí khuyến mãi) và có thể tạo ra doanh thu cao
hơn.

- Place: Phân phối - ICT đã xóa đi khoảng cách về thời gian và điaj lý giữa
khách hàng và các tổ chức du lịch

+ Các chức năng phân phối địa điểm đã thay đổi đáng kể khi ICT thiết kế
lại toàn bộ kênh du lịch. Đặc biệt, công nghệ đã kích thích những thay đổi
cơ bản trong hoạt động và phân phối của ngành du lịch. Ví dụ rõ ràng
nhất là ứng dụng công nghệ trong quá trình đặt chỗ cho phép cả người
tiêu dùng và ngành công nghiệp tiết kiệm thời gian đáng kể trong việc
xác định, đặt và mua các sản phẩm du lịch. Internet cho phép doanh
nghiệp tương tác với khách hàng và kinh doanh ngoài giờ hoạt động, đưa
sản phẩm, dịch vụ du lịch của họ đến cho khách hàng kể cả khi họ không
có mặt ở địa điểm đó.

+ Dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng, các trang web của công ty du
lịch được thiết kế một cách nổi bật, tạo cảm giác tin cậy và dễ sử dụng
nhằm tạo động lực tối đa cho người dùng truy cập hoặc sử dụng các dịch
vụ được cung cấp trong trang web. Ngày nay, ngoài kênh truyền thống là
đại lý du lịch, công nghệ như một cuộc cách mạng làm mở rộng thị
trường phân phối sản phẩm. Đặc biệt là thông qua các kênh trực tuyến
nhằm mang sản phẩm du lịch đến thị trường khách hàng rộng lớn hơn và
giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi phí hoa hồng cho các bên
trung gian.

+ Kênh trực tuyến phổ biến: OTA (Online Travel Agent – đại lý du lịch
trực tuyến), Tripadvisor (là trang đánh giá và cung cấp nhiều phản hồi từ
phía chính khách hàng cho du khách tham khảo), thiết kế Website du
lịch có tính năng book tour,...(4)

- Price: Giá cả - ICT đã đặt khách hàng vào một điểm lợi thế hơn về so sánh
giá cả

+ Các tổ chức du lịch cần phản ứng với sự thay đổi về nhu cầu của khách du
lịch để tối đa hóa lợi nhuận của họ. ICT đã cung cấp các công cụ quan trọng
cho phép các tổ chức du lịch dự báo và thay đổi giá cả gần như ngay lập tức.
Do đó, giá cả trở nên năng động hơn rất nhiều và hệ thống quản lý lợi nhuận
cũng được phát triển để đảm bảo rằng các tổ chức du lịch tối đa hóa lợi nhuận
của họ bằng cách tối ưu hóa giá cả và mức độ lấp phòng của khách du lịch. (2)

+ Thay vì khách hàng cần phải liên lạc để yêu cầu nhân viên tư vấn về giá cả
cụ thể của các dịch vụ du lịch sản phẩm khác nhau thì hiện nay các tổ chức đã
công khai giá cả, thông tin về các sản phẩm, dịch vụ qua email, các quảng cáo
điện tử và trang web để du khách dễ dàng so sánh giữa các nhà cung cấp dịch
vụ trước khi khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, khách du lịch
còn có thể tự tìm kiếm những công ty cung cấp dịch vụ du lịch có mức giá mà
họ sẵn sàng trả để mua (ví dụ: Priceline.com, Booking.com). Về phía doanh
nghiệp cũng không cần phải tốn thời gian, tốn chi phí trả cho nhân viên tư vấn.
Đặc biệt không phải chịu thêm bất cứ khoản chi phí nào trong quảng cáo qua
các khâu trung gian. (2)

+ Thông tin thị trường cũng cho phép các tổ chức du lịch xác định giá sản
phẩm của các tổ chức đang cạnh tranh khác để có chiến lược về giá một cách
linh hoạt và năng động hơn. (2)

1. “ICT là gì? ICT trong công nghệ thông tin là gì?”,


https://phucgia.com.vn/ict-la-gi-ict-trong-cong-nghe-thong-la-gi.html
2. Lesley Pender and Richard Sharpley, 2005. The Management of Tourism,
p.235 - 236.
3. “Xây dựng chiến lược marketing mix (4P) của công ty du lịch”, Nguyễn
Phượng (2020). https://designwebtravel.com/4p-trong-marketing-du-lich.html

You might also like