You are on page 1of 10

Câu 1: Ứng dụng của ICT trong công ty lữ hành? Cho ví dụ. (team 8.

1)
*Đặc điểm của công ty lữ hành: Sản phẩm cung cấp là các chương trình du lịch trọn gói
Giá dịch vụ là giá trọn gói Được xem là doanh nghiệp mua buôn với số lượng lớn Quá
trình tạo ra sản phẩm dịch vụ là quá trình kết hợp sản phẩm dịch vụ từ các nhà cung cấp
*Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp lữ hành
- Intranet: Liên kết các bộ phận, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực (tài
chính, nhân sự, cơ sở vật chất,...) Hỗ trợ trong quản trị tác nghiệp: Giao tiếp và chia sẻ
thông tin với các chi nhánh hay với nhân viên ở xa
- Các đối tác và mạng Extranet:

 Giao dịch và kết nối giữa các công ty lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
(Khách sạn, nhà hàng,...); thực hiện đặt chỗ và thanh toán; tăng giá trị sản phẩm
 Vấn đề quan trọng là phải tiêu chuẩn hóa hệ thống
 Cung cấp dữ liệu để nghiên cứu thị trường (dữ liệu từ các khách hàng đã sử dụng
dịch vụ và tiếp cận với doanh nghiệp cũng với các đối tác)
- Các bên liên quan và mạng Internet:

 Cho phép các công ty lữ hành tiếp cận gần hơn với khách hàng
 Cung cấp thêm nhiều thông tin cho khách du lịch
 Cho phép các công ty lữ hành tiếp cận với thị trường ngách
 Cho phép các công ty nhỏ và chuyên biệt tham gia vào thị trường
 Giảm chi phí in ấn và các chi phí quảng cáo khác
VD: Travelmaster là công nghệ quản lý và điều hành du lịch tiên phong tại Việt Nam.
Travelmaster là định nghĩa hoàn hảo trong tham vọng quản lý du lịch một cách hiệu quả
và hạn chế rủi ro. Đây là ứng dụng công nghệ cao được đầu tư nghiên cứu bởi VIETISO
năm 2014 nhằm giải quyết các bài toán khó trong quản lý và điều hành du lich từ khâu
chuẩn bị chương trình, lên giá thành, giá bán, nhận booking, chuẩn bị dịch vụ cho đến
điều hành tour, quyết toán tour, kế toán tổng kết để dẫn đến lợi nhuận cuối cùng.
*Đặc điểm của đại lý lữ hành: Là trung gian bán các sản phẩm du lịch Giá trị cung cấp
cho khách: sự thuận lợi trong mua bán các sản phẩm du lịch Không sở hữu các sản phẩm,
dịch vụ du lịch
*Hệ thống thông tin trong đại lý lữ hành:
- Intranet:
+ Hỗ trợ tổ chức kinh doanh:

 Tài chính, kế toán, nhân sự


 Quản lý thông tin bán hàng, các giao dịch với khách, hồ sơ khách hàng,...
 Phát triển sản phẩm: xây dựng lịch trình
 Kết nối mạng lưới các chi nhánh
+ Hỗ trợ thực hiện chiến lược:

 Dữ liệu giao dịch phục vụ cho nghiên cứu thị trường


 Nghiên cứu đầu tư, mở rộng thị trường
- Extranet:
+ Đại lý lữ hành truy cập vào hệ thống ICTs của đối tác

 Trao đổi, cập nhật và quản lý thông tin về sản phẩm, dịch vụ của các đối tác
 Quản lý giao dịch với các đối tác
+ Đối tác (nhà cung cấp, khách hàng) truy cập vào hệ thống ICTs của đại lý lữ hành:
Cung cấp thông tin cho đối tác
+ Hỗ trợ nghiên cứu thị trường
- Internet:
+ Tiếp cận với khách hàng và các đối tác trên toàn cầu
+ Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp
+ Bán hàng
+ Hỗ trợ nghiên cứu thị trường

Câu 2: Ứng dụng của ICT tại 1 điểm đến du lịch? Cho ví dụ.
Trước sự phát triển, lan tỏa ngày càng mạnh mẽ của internet, nhiều công ty lữ hành đã
chú trọng phát triển kênh bán tour qua mạng, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết,
như: danh sách tour trong và ngoài nước vào mỗi mùa, giá tour, chi tiết lịch trình, phương
tiện vận chuyển, nơi nghỉ, cách thức thanh toán, cách chọn và hủy tour... nhằm giúp
khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin. Để khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin, nhiều
đơn vị lữ hành đã nâng cấp giao diện theo hướng dễ nhìn, hình ảnh phong phú, đặc sắc,
đồng thời đẩy mạnh quảng bá trên các công cụ tìm kiếm. Đây là điều cần thiết để du
khách nhanh chóng tìm kiếm khi công ty tung ra các tour mới. Với việc mua bán tour trực
tuyến một trong những yếu tố quan trọng chính là việc thanh toán và quản trị cơ sở dữ
liệu khách hàng. Gần đây Công ty Du lịch Vietravel đã hợp tác với hai ngân hàng lớn
trong nước phát hành thẻ đồng thương hiệu để gia tăng tiện ích thanh toán, mở rộng cơ
hội đi du lịch cho khách hàng, nhất là những khách đi tour theo gia đình, nhóm đông
giảm bớt áp lực về tài chính.
VD: Công cụ định vị iBeacons: Cho phép ứng dụng nắm bắt vị trí của du khách và phân
phối nội dung siêu ngữ cảnh đến họ. Giao tiếp này được kích hoạt thông qua Bluetooth
Low Energy (BLE) mà là một giao tiếp công nghệ được sử dụng để truyền dữ liệu qua
khoảng cách ngắn. Các tương tác iBeacon khác nhau dựa trên vị trí của từng khách truy
cập để thông tin về các sự kiện sắp diễn ra, tin tức và chương trình khuyến mãi có sẵn tại
thời điểm du khách tham quan. Ngoài ra, sử dụng công cụ này để các nhà quản lý du lịch
có thể kiểm soát được đám động khi có các tình huống nguy hiểm xảy ra cho việc tìm
kiếm du khách có thể bị kẹt trong các vụ hỏa hoạn, vách núi hoặc chìm tàu....
Câu 5: Nhận xét về ứng dụng của CNTT trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay
Có thể thấy, khách du lịch sử dụng Internet, các tiện ích thông minh, các thiết bị
thông minh để tìm kiếm thông tin du lịch, tham khảo điểm đến, so sánh và lựa chọn các
dịch vụ du lịch hợp lý, thực hiện các giao dịch mua tour, đặt phòng, mua vé máy bay,
thanh toán trực tuyến... ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này chứng tỏ tầm quan
trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch của Việt Nam. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt
được một số kết quả sau:
- Thứ nhất, hỗ trợ cung cấp thông tin và góp phần quảng bá du lịch. Hình thức cung cấp
thông tin du lịch phổ biến nhất hiện nay là thông qua các hệ thống website, cổng thông
tin, trang thông tin điện tử, báo điện tử. Trong những năm gần đây, 100% cơ quan quản
lý du lịch và hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có website riêng. Ngoài ra,
các nhà lập trình còn thiết kế, tích hợp nhiều tính năng, tiện ích đa dạng trên nền tảng
web hỗ trợ các hoạt động du lịch, như: bản đồ du lịch điện tử, chức năng booking online,
thanh toán trực tuyến, tư vấn trực tuyến, chăm sóc khách hàng trực tuyến, các chức năng
quy đổi tiền tệ, dự báo thời tiết... Thậm chí, nó còn có thể tạo sự tương tác trực tiếp với
khách du lịch, như: góp ý, phản ánh, bình luận về các sự kiện du lịch. Bên cạnh các hệ
thống website, mạng xã hội cũng là một trong những kênh quan trọng trong việc chia sẻ
thông tin, trải nghiệm và góp phần quảng bá du lịch.
- Thứ hai, hình thành và phát triển nhiều phần mềm, tiện ích thông minh trong du lịch.
Năm 2018, Hà Nội đã đưa vào sử dụng 2 phần mềm hỗ trợ du khách, gồm: hệ thống
thuyết minh tự động tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và phần mềm hướng dẫn tham
quan Hoàng Thành Thăng Long. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đưa vào sử dụng một số
trạm thông tin du lịch thông minh; phần mềm du lịch “Vibrant Ho Chi Minh City” và một
số phần mềm tiện ích khác, như: “Sai Gon Bus”, “Ho Chi Minh City Travel Guide”, “Ho
Chi Minh City Guide and Map”. Ngoài ra, một số địa phương khác - như Đà Nẵng, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Cần Thơ..., cũng đang phối hợp tích cực
với các tập đoàn viễn thông để triển khai những dự án du lịch thông minh, sản xuất các
phần mềm, tiện ích thông minh cho ngành Du lịch.
- Thứ ba, góp phần phát triển và hoàn thiện hạ tầng mạng. Phát triển và hoàn thiện hạ
tầng mạng là điều kiện quan trọng để triển khai các hoạt động du lịch trực tuyến. Nhận
thức được điều này, nhiều điểm đến du lịch trong nước đã và đang lắp đặt các trạm phát
wifi miễn phí. Tại Hà Nội, các điểm được lắp đặt trạm phát wifi miễn phí như: khu vực
quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, các khu phố cổ, đường hoa, chợ hoa, công viên, bến xe, tuyến
buýt... hay tại một số điểm du lịch như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Hoàng Thành Thăng Long,
Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
2.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa cao.
- Trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế.
- Tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp du lịch còn thấp.
- Thị trường du lịch trực tuyến chưa phát triển.

C7: ứng dụng của ICT trong hãng hàng không/ điểm đến du lịch. Trình bày với 1
hãng hàng không/ điểm đến cụ thể.
*Vai trò của ICTs trong kinh doanh hàng không:
- Chức năng chiến lược: Đánh giá thị trường và thiết lập các đường bay

 Xác định giá và quản lý doanh thu


 Truyền thông và xây dựng thương hiệu
- Quản trị tác nghiệp:

 Quản lý, kiểm soát lịch trình


 Quản lý và kiểm soát tổ bay
 Kiểm soát hành lý, đặt chỗ
 Kiểm soát, quản lý quá trình thu mua, hàng tồn kho (nguyên liệu đầu vào)
 Hỗ trợ quá trình điều phối với các sân bay
 Quản lý hàng tồn kho (vé), phân phối vé
 Kiểm soát thông tin khách hàng (check in)
 Quản lý quá trình cung cấp dịch vụ trên máy bay
- Phân phối: Quản lý việc bán hàng quá các kênh phân phối (GDS, internet, các đại lý lữ
hành), Liên lạc với khách hàng và đối tác
- Quản lý chung: Quản lý hiệu quả và Quản lý an ninh, an toàn
* Hệ thống thông tin trong hãng hàng không:
- Intranet:

 Quản lý lịch bay


 Quản lý nhân sự cho các chuyến bay, nhân sự hỗ trợ
 Xác định giá, quản lý doanh thu
 Quản lý tổ bay, đảm bảo các điều kiện để thực hiện chuyến bay (nhân sự, vật chất,
các điều kiện an ninh an toàn,...)
 Kiểm soát kết nối với sân bay
 Quản lý đặt chỗ
 Lập các báo cáo quản trị
- Extranet:

 Kết nối với sân bay (yêu cầu về sân bãi và các dịch vụ đi kèm)
 Kiểm soát không lưu
 Kết nối với các đối tác bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị
 Kết nối với đối tác hỗ trợ quản lý việc vận chuyển hàng đi kèm của khách
 Kết nối với các đại lý, các kênh phân phối
- Internet:

 Kết nối với khách hàng và đối tác


 Bán hàng với chi phí thấp

Câu 8: Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ khi sử dụng công nghệ thông tin.
- Thiếu hạ tầng công nghệ thích hợp, điều kiện nghiên cứu phát triển và ứng dụng sản
phẩm công nghệ còn nhiều hạn chế
- Bộ máy nhân sự còn hạn chế, chưa có nhân sự chuyên trách mảng công nghệ

 Các chủ doanh nghiệp không có hiểu biết về công nghệ thông tin
 Thiếu kiến thức về marketing và công nghệ
 Hạn chế về vốn cho việc đầu tư sử dụng ICT(Chi phí bảo trì ITC Soft và Hardware
là lớn...)
 Không có khả năng kiểm soát các thiết bị
 Phụ thuộc và các nhân viên được đào tạo
 Thiếu chuẩn và thường là mức độ chuyên nghiệp thấp Hoạt động mang tính mùa
vụ
 Thiếu việc đào tạo để sử dụng hệ thống
 Làm quá tải các CRS trong việc kết nối
 Doanh nghiệp có thể bị thay đổi quyền sở hữu hay kiểm soát
- Nguồn lực và kinh phí hạn chế nên khi ứng dụng CNTT và TT rất có thể phát sinh lỗi
về giao diện (bố cục web gây khó khăn cho khách tiếp cận thông tin) hay tốc độ phản hồi
khách bị trì trệ.
- Doanh nghiệp DL vừa và nhỏ sẽ bị cạnh tranh với các DN lớn khi ứng dụng CNTT do
phần lớn tâm lí khách sẽ cảm thấy tin tưởng hơn với những DN lớn.
- Trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế:
- Tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp du lịch còn thấp
Câu 11: Các doanh nghiệp du lịch lữ hành có cần thiết không khi Internet được sử
dụng phổ biến? 24/01
Mạng internet phát triển nhưng không thể thay đổi vai trò trung gian của công ty lữ hành.
* Vai trò của Internet : công cụ hỗ trợ
- Tạo cơ hội bình đẳng cho các công ty lữ hành
- Hệ thống internet cũng cho phép công ty có thể giao tiếp gần hơn với khách du lịch
- Hệ thống thông qua internet cũng cho phép công ty lữ hành cung cấp thông tin cụ thể
cho khách hơn
- Hệ thống thông tin qua internet cũng cho phép công ty lữ hành tiếp cận với những thị
trường ngách
- Internet cho phép các công ty nhỏ và chuyên môn tham gia vào thị trường
- Giảm bớt chi phí in ấn tập gấp và nhiều chi phí quảng cáo khác.
* Vai trò của các công ty lữ hành là cần thiết, chủ đạo
- Các công ty lữ hành cung cấp các dịch vụ lữ hành chuyên nghiệp bằng cách kết hợp các
dịch vụ của từng nhà cung cấp riêng lẻ
- Các chương trình du lịch thường có độ linh hoạt nhất định và thường được xây dựng có
chủ đề
- Các chương trình trọn gói thường được xây dựng dựa trên những nghiên cứu và kinh
nghiệm của các công ty lữ hành
- Các công ty lữ hành thường cố gắng giảm giá tổng của chương trình du lịch trọn gói
bằng cách chủ động bố trí và vận hành các chuyến bay hay đàm phán giá với những nhà
cung cấp
- Internet không đủ thông tin và không đủ tin cậy cho những khách du lịch khám phá và
có kinh nghiệm
- Có nhiều rủi ro và khó khăn hơn với những người có sức khỏe yếu, những gia đình có
con nhỏ trong việc tổ chức các chương trình du lịch
- Các công ty lữ hành có những đại diện có thể nói tiếng địa phương và xử lý các công
việc phát sinh tại địa phương.
- Một phần khá lớn thị trường khách không dùng internet
- Công ty lữ hành giảm những vấn đề bất an ninh trong lữ hành như có trách nhiệm với
tất cả các vấn đề.
Câu 12: Trình bày yêu cầu về thiết kế website cho 1 điểm đến du lịch? Lấy ví dụ về
website của 1 điểm đến cụ thể 28/2
*VÍ DỤ https://bali.com

 Giao diện đẹp – ấn tượng


 Nội dung website có ý nghĩa và hấp dẫn
 Web du lịch cần tích hợp nhiều tính năng hiện đại : Đặt tour du lịch; google maps;
tin tức; công cụ tìm kiếm
 Điều hướng thuận tiện
 Website du lịch liên kết với các trang mạng xã hội
 Đăng nhập, quản lý tài khoản, đặt tour và thanh toán tiện lợi
 Đánh giá và bình luận của khách hàng
 Công cụ chat trực tuyến, có thể ứng dụng thêm chatbot thông minh
 Chức năng tìm kiếm có bộ lọc linh hoạt
 Một số bộ lọc tìm kiếm nhất định phải có như: Tìm kiếm theo dịch vụ (Vé máy
bay, đặt tour, khách sạn, đưa đón sân bay,..); theo mức giá; dựa trên địa điểm, khu
vực mong muốn (nơi đi, nơi đến); dựa trên thời gian mong muốn.
 Sử dụng tên miền .com/.vn

You might also like