You are on page 1of 4

I.

LÝ THUYẾT:
1. Luật lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội nào? Lấy một ví dụ cụ
thể cho mỗi quan hệ xã hội đó.
2. Phân tích đặc điểm của quan hệ lao động cá nhân.
3. So sánh quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động của viên chức.
4. Phân tích các điều kiện để một công dân Việt Nam có thể tham gia
vào quan hệ lao động cá nhân với tư cách người lao động.
5. Phân tích các điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt
Nam? Anh/chị đánh giá như thế nào về những điều kiện này?
6. Tại sao pháp luật lao động lại điều chỉnh mối quan hệ lao động tập
thể?
II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
1. Tình huống 1: Thông qua đợt phỏng vấn tuyển dụng do Công ty Cổ
phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (sau đây gọi là
Công ty BT) tổ chức, ngày 23/01/2013 ông Nguyễn Ngọc đã nhận được
thư mời thử việc của Công ty Thạnh Mỹ (là Công ty có tư cách pháp
nhân, thuộc sở hữu của Công ty BT). Theo nội dung thư mời, ông thử
việc với vị trí Giám đốc sản xuất, thời gian thử việc 02 tháng kể từ ngày
19/02/2013, nơi làm việc là Công ty Thạnh Mỹ, mức lương thử việc là
14.950.000 đ/tháng. Thư mời thử việc này được gửi qua hộp thư điện tử,
không có đóng dấu, ký tên. Từ ngày 19/02/2013 ông Ngọc bắt đầu làm
việc tại Công ty Thạnh Mỹ theo đúng nội dung thư mời thử việc, mức
lương thực nhận là 20.000.000 đ/tháng, không ký hợp đồng. Hết thời
gian thử việc, ông tiếp tục làm việc tại Công ty Thạnh Mỹ nhưng không
nhận được thông báo kết quả thử việc cho ông và không ký hợp đồng lao
động với ông theo quy định của pháp luật. Ngày 10/5/2013 ông được
Giám đốc Công ty Thạnh Mỹ thông báo là cho ông thôi việc và không
đưa ra bất cứ lý do nào. Ông đã được nhận lương đến ngày 25/05/2013.
Việc trả lương cho ông được thực hiện tại Công ty Thạnh Mỹ. Ông
Nguyễn Ngọc cho rằng Công ty BT là là người đã tuyển dụng và sử
dụng lao động chứ không phải là Công ty Thạnh Mỹ. Hết thời gian thử
việc ông vẫn tiếp tục làm việc, hưởng lương nên trở thành lao động
chính thức. Sau đó Công ty BT không tiếp tục ký HĐLĐ và đơn phương
chấm dứt HĐLĐ là trái pháp luật nên phải bồi thường cho ông tiền
lương của những ngày không được làm việc (tính từ ngày 26/5/2013 cho
đến khi Toà xét xử vụ án) theo mức lương 20.000.000 đ/tháng, trả tiền
BHXH do Công ty không đóng BHXH, mức lương tính BHXH là
20.000.000 đ/tháng, thời gian tính từ 26/05/2013 cho đến ngày toà xét
xử vụ án. Tuy nhiên, theo Công ty BT, Công ty này chỉ hỗ trợ Công ty
Thạnh Mỹ tổ chức tuyển dụng, sau đó, Công ty Thạnh Mỹ là đơn vị
tuyển dụng, sử dụng, trả lương, và cho thôi việc. Do đó, Công ty này
không đồng ý với yêu cầu của ông Nguyễn Ngọc. Theo Công ty Thạnh
Mỹ, đơn vị này đã tuyển dụng ông Nguyễn Ngọc vào làm việc từ ngày
19/02/2013 đến ngày 10/5/2013, các bên thoả thuận miệng thời gian làm
việc dưới 03 tháng nên không ký HĐLĐ, không đóng BHXH. Và mặc
dù ông Nguyễn Ngọc chỉ làm việc đến ngày 10/5/2013 nhưng Công ty
vẫn trả lương cho ông trọn tháng. Công ty cho ông thôi việc là vì đã hết
thời hạn lao động các bên đã thoả thuận và Công ty không có nhu cầu sử
dụng lao động với ông. Tại phiên toà, ông Nguyễn Ngọc và người bảo
vệ quyền lợi ích của ông vẫn giữ nguyên ý kiến như trình bày. Viện
kiểm sát nhân dân Quận Bình Thạnh cho rằng căn cứ vào các hồ sơ
chứng cứ có trong vụ án , nguyên đơn (ông Ngọc) và bị đơn (Công ty
BT) không có quan hệ lao động, bị đơn không phải là NSDLĐ nên yêu
cầu của nguyên đơn buộc bị đơn phải bồi thường do đơn phương chấm
dứt HĐLĐ trái pháp luật là không có cơ sở và đề nghị HĐXX không
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
*Tóm tắt: Ngày 19/02/2013 ông Ngọc bắt đầu làm việc tại Công ty
Thạnh Mỹ, mức lương thực nhận là 20.000.000 đ/tháng, không ký hợp
đồng. Ngày 10/5/2013 ông được thông báo là cho ông thôi việc và
không đưa ra bất cứ lý do nào (nhận lương đến ngày 25/05/2013).
Ông Nguyễn Ngọc cho rằng Công ty BT không tiếp tục ký HĐLĐ và
đơn phương chấm dứt HĐLĐ là trái pháp luật nên phải bồi thường cho
ông tiền lương của những ngày không được làm việc theo mức lương
20.000.000 đ/tháng, trả tiền BHXH do Công ty không đóng BHXH.
Theo Công ty BT, Công ty Thạnh Mỹ là đơn vị tuyển dụng, sử dụng, trả
lương, và cho thôi việc. Công ty này không đồng ý với yêu cầu của ông
Nguyễn Ngọc vì các bên thoả thuận miệng thời gian làm việc dưới 03
tháng nên không ký HĐLĐ, không đóng BHXH. Công ty cho ông thôi
việc là vì đã hết thời hạn lao động các bên đã thoả thuận và Công ty
không có nhu cầu sử dụng lao động với ông. Viện kiểm sát nhân dân
Quận Bình Thạnh cho rằng nguyên đơn và bị đơn không có quan hệ lao
động, đề nghị HĐXX không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

3. Tình huống 3: Grab là công ty cung cấp ứng dụng vận tải kết nối
giữa tài xế và khách hàng. Để được ký hợp đồng tham gia sử dụng dịch
vụ này, Grab yêu cầu tài xế phải đảm bảo những điều kiện nhất định
(như không có tiền án, tiền sự…). Trong quá trình thực hiện hợp đồng,
các tài xế phải tuân theo những yêu cầu của Grab như: mặc đồng phục
của Grab, về việc nhận, hủy cuốc xe, về thái độ phục vụ đối với khách
hàng… Trong quan hệ này, các tài xế sử dụng xe riêng của mình. Grab
chỉ cung cấp ứng dụng đặt xe từ phía khách hàng cho tài xế, và trừ vào
chiết khấu của mỗi tài xế theo chuyến đi. Grab là phía quản lý về việc
đặt xe của khách hàng, giá cước, chỉ định tài xế đón khách, thu tiền.
Trường hợp tài xế có những vi phạm nhất định hoặc bị khách hàng đánh
giá thấp về chất lượng dịch vụ ở một mức nhất định sẽ bị Grab cắt hợp
đồng bằng cách khóa tài khoản. Hiện nay, quan hệ giữa tài xế và Grab
chưa được coi là quan hệ lao động nên các tài xế sẽ không được công ty
chi trả các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật như bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cũng như trong các trường hợp
chấm dứt hợp đồng thì các tài xế sẽ không được hưởng những phúc lợi
cơ bản. Bạn có ý kiến gì về việc điều chỉnh của pháp luật lao động đối
với quan hệ giữa tài xế với Grab?
*Tóm tắt: Grab là công ty cung cấp ứng dụng vận tải kết nối giữa tài xế
và khách hàng. Để được ký hợp đồng tham gia sử dụng dịch vụ này,
Grab yêu cầu tài xế phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Quan hệ
giữa tài xế và Grab chưa được coi là quan hệ lao động nên các tài xế sẽ
không được công ty chi trả các loại bảo hiểm theo quy định của pháp
luật, trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thì các tài xế sẽ không
được hưởng những phúc lợi cơ bản. Bạn có ý kiến gì về việc điều chỉnh
của pháp luật lao động đối với quan hệ giữa tài xế với Grab?

You might also like