You are on page 1of 6

Câu 1: Tóm tắt thí nghiệm hình 16.11/p.

312
THÍ NGHIỆM CỦA
MATTHEW MESELSON VÀ FRANKLIN STAHL
Tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: Nuôi cấy tế bào vi khuẩn E. coli trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ nặng
15 N .

- Bước 2: Chuyển tế bào vi khuẩn sang môi trường chứa đồng vị phóng xạ nhẹ 14 N .
- Bước 3: Hút mẫu vi khuẩn nuôi cấy ra vào 2 thời điểm khác nhau tương ứng với 2 lần sao
chép DNA (lần 1 sau 20 phút và lần 2 sau 40 phút).
- Bước 4: Dùng phương pháp ly tâm để phân biệt các sản phẩm DNA có tỷ trọng khác nhau.

Kết quả thí nghiệm:


- Lần 1: tạo ra duy nhất một băng DNA lai 15 N - 14 N
- Lần 2: tạo ra một băng DNA nhẹ (DNA từ đồng vị phóng xạ nhẹ) và một băng DNA lai
Sao chép lần 1 Sao chép lần 2
(mẫu thí nghiệm sau 20 phút) (mẫu thí nghiệm sau 40 phút)
Mô hình Trong 2 phân tử DNA con được tạo Trong 4 phân tử DNA con được tạo
bảo toàn thành, 1 phân tử chứa hoàn toàn 2 thành, có 3 phân tử chứa mạch mới hoàn
mạch của mẹ (DNA của đồng vị toàn (DNA của đồng vị nhẹ); 1 phân tử
nặng); phân tử còn lại chứa 2 mạch còn lại chứa hoàn toàn 2 mạch của DNA
mới hoàn toàn (DNA của đồng vị mẹ (DNA của đồng vị nặng).
nhẹ).
🡪 Không khớp với kết quả của thí
🡪 Không khớp với kết quả của thí nghiệm
nghiệm
Mô hình Cả 2 phân tử DNA con được tạo Trong 4 phân tử DNA con được tạo
bán bảo thành đều chứa 1 mạch cũ và 1 mạch thành, có 2 phân tử DNA chứa mạch
toàn mới (1 mạch từ DNA của đồng vị mới hoàn toàn (DNA của đồng vị nhẹ);
nặng, 1 mạch từ DNA của đồng vị 2 phân tử còn lại chứa 1 mạch cũ và 1
nhẹ 🡪 DNA lai). mạch mới (1 mạch từ DNA của đồng vị
🡪 Phù hợp với kết quả của thí nặng và 1 mạch từ DNA của đồng vị nhẹ
nghiệm . 🡪 DNA lai).
🡪 Phù hợp với kết quả của thí nghiệm.
Mô hình Cả 2 phân tử DNA con được tạo ra Trong cả 4 phân tử DNA con được tạo
phân tán đều có 2 mạch mang cả DNA cũ và thành thì các mạch của chúng đều là sự
DNA mới (nghĩa là trên mỗi mạch chắp vá của DNA cũ và mới.
đều có sự chắp vá của DNA trong
🡪 Không khớp với kết quả của thí
đồng vị nặng và DNA trong đồng vị
nghiệm.
nhẹ 🡪 DNA lai).
🡪 Phù hợp với kết quả của thí
nghiệm.

Kết luận: Vậy cuối cùng chỉ còn mô hình bán bảo toàn theo dự đoán của Watson và Crick là
phù hợp và khớp hoàn toàn với thí nghiệm của Matthew Meselson và Franklin Stahl.

Câu hỏi “Điều gì nếu ?” Nếu Meselson và Stahl bắt đầu nuôi vi khuẩn trong môi trường chứa
14 N rồi mới chuyển sang môi trường chứa 15 N thì kết quả sẽ thế nào?

Trả lời:
- Ở lần sao chép thứ nhất (mẫu thí nghiệm sau 20 phút) thì kết quả vẫn là như thế ở cả 3 mô
hình sao chép DNA (giống như mô tả trong bảng trên).
- Ở lần sao chép thứ hai:
+ Mô hình bảo toàn cũng xuất hiện 4 phân tử DNA con trong đó 3 phân tử chứa hoàn toàn
mạch mới và 1 phân tử chứa hoàn toàn mạch cũ nhưng 3 phân tử chứa mạch mới không phải là
mạch DNA từ đồng vị nhẹ mà thay vào đó là các DNA từ đồng vị nặng, còn 1 phân tử chứa
mạch cũ khi đó là chứa hoàn toàn các DNA từ đồng vị nhẹ.
+ Mô hình bán bảo toàn cũng xuất hiện 4 phân tử DNA trong đó có 2 phân tử DNA lai
nhưng 2 phân tử còn lại không phải chứa DNA từ đồng vị nhẹ mà là chứa DNA từ đồng vị
nặng.
+ Mô hình phân tán vẫn sẽ cho ra kết quả giống với mô tả ở bảng trên.
- Do sự thay đổi này nên kết quả thí nghiệm chung ở lần sao chép thứ hai sẽ tạo ra 1 một băng
DNA nặng (DNA từ đồng vị phóng xạ nặng) và một băng DNA lai.

Câu 2: Vẽ chạc sao chép chữ Y với đầy đủ các loại protein, enzyme được liệt
kê trong bảng 16.1/p.317

Câu 3: Kiểm tra khái niệm 16.2/p.319


1. Nguyên tắc kết cặp bổ sung của các base nitrogen có vai trò thế nào trong sao chép
DNA?
- Chỉ cần biết trình tự của một trong hai mạch DNA thì có thể xác định được trình tự base
nitrogen của mạch còn lại.
- Đảm bảo thông tin di truyền được truyền đạt lại y hệt DNA mẹ.
- Rất quan trọng trong DNA vì nó cho phép các cặp base nitrogen được sắp xếp theo một cách
thuận lợi nhất về mặt năng lượng, rất cần thiết trong việc hình thành cấu trúc xoắn của DNA.

2. Nêu hai chức năng chính của DNA pol III trong sao chép DNA?
- Dọc theo một mạch DNA mẹ làm khuôn, DNA pol III có thể tổng hợp mạch mới một cách
liên tục theo NTBS bằng việc kéo dài mạch mới theo chiều bắt buộc 5’ → 3’ tạo ra mạch dẫn
đầu.
- DNA pol III bổ sung các nucleotide vào đoạn mồi RNA qua liên kết cộng hóa trị giúp hình
thành nên các đoạn Okazaki.
- DNA pol III còn có chức năng sửa chữa lại các nucleotide bị sai mà nó đã tổng hợp, từ đó
giúp sự sao chép DNA mang độ chính xác cao và gần như tuyệt đối.

3. “Điều gì nếu ?” Nếu DNA pol I bị mất chức năng thì sự sao chép mạch dẫn đầu sẽ bị ảnh
hưởng thế nào? Xác định vị trí hoạt động của DNA pol I trên mạch dẫn đầu trong “Bóng
sao chép tổng quát” ở hình 16.17
- Trên mạch dẫn đầu, DNA pol I đóng vai trò thay thế các nucleotide RNA của đoạn mồi (bắt
đầu từ đầu 5’) bằng các nucleotide DNA tương ứng.
- Nếu DNA pol I bị mất chức năng thì sự thay thế trên sẽ không xảy ra
- Nếu sự thay thế không xảy ra thì sau khi đoạn mồi Primase mất đi, ở đầu 5’ của mạch dẫn đầu
sẽ mất đi một vài nucleotide khiến mạch dẫn đầu sau sao chép bị ngắn đi 🡪 khiến DNA con
được tạo thành cũng ngắn đi

Vị trí họat động


của DNA pol I
Câu 4: Trả lời các câu hỏi:
a. Vì sao ở tế bào nhân sơ, DNA không bị ngắn lại sau mỗi lần nhân đôi?
- Ta biết các DNA ở dạng mạch thẳng (thường ở các sinh vật nhân thực), sau mỗi lần sao chép
có hiện tượng DNA con bị ngắn đi.
- Đó là do DNA dạng mạch thẳng sẽ có hai đầu tự do và khi DNA ở tế bào nhân thực nhân đôi
thì enzyme DNA polymerase cần phải có đoạn RNA mồi (primase) để kéo dài mạch mới hoặc
để mồi cho các đoạn Okazaki.
- Tuy nhiên sau quá trình nhân đôi, ở vị trí đầu mút của DNA hoặc ở đầu 5’ của mỗi đoạn
Okazaki sẽ loại bỏ đoạn Primase nên DNA polymerase (bắt buộc tổng hợp theo chiều 5’ → 3’)
không có sẵn đầu 3’ để gắn vào tổng hợp những đoạn thiếu. Vậy nên DNA dạng mạch thẳng sẽ
bị ngắn dần, có các đầu không bằng nhau.
- Nhưng hiện tượng này thường không xảy ra ở các sinh vật nhân sơ.
- Vì DNA của sinh vật nhân sơ thường có cấu trúc dạng mạch vòng, không có đầu tự do hay
không có đầu tận cùng (tức là không có các đầu mút) nên khi đoạn mồi Primase bị loại bỏ thì
đầu 3’ của mạch dẫn đầu sẽ nối lại với đầu 5’ của mạch ra chậm tạo thành mạch DNA con
nguyên vẹn không bị ngắn đi.

b. Vì sao ở tế bào nhân thực, DNA bị ngắn lại sau mỗi lần nhân đôi?
- Ở tế bào nhân thực, DNA có dạng mạch thẳng. Khi DNA ở tế bào nhân thực nhân đôi thì
enzyme DNA polymerase cần phải có đoạn RNA mồi (primase) để kéo dài mạch mới hoặc để
mồi cho các đoạn Okazaki. Tuy nhiên sau quá trình nhân đôi, ở vị trí đầu mút của DNA hoặc ở
đầu 5’ của mỗi đoạn Okazaki sẽ loại bỏ đoạn mồi Primase.
- Ta biết các nucleotide sẽ nối lại với nhau tại đầu 3’OH của nucleotide này với đầu 5’P của
nucleotide kế tiếp. Mà DNA polymerase bắt đầu tổng hợp mạch mới theo chiều bắt buộc là
chiều 5’→ 3’, nên có thể thấy các DNA polumerase chỉ có thể bổ sung các nucleotide vào đầu
3’ của một chuỗi pol Nu đang kéo dài.
- Nhưng sau khi loại bỏ đoạn mồi Primase, dù ở trên mạch dẫn đầu hay các đoạn Okazaki cũng
không có sẵn đầu 3’ ở phía trước (mà chỉ có đầu 5’) để các nucleotide nối vào đoạn bị loại bỏ
nên DNA polymerase không thể tổng hợp đoạn nucleotide thay thế ở DNA con.
- Kết quả là sau mỗi lần nhân đôi, DNA ở tế bào nhân thực bị ngắn dần và có các đầu không
bằng nhau (còn được gọi là đầu “so le”).

c. Sự ngắn đi của DNA sau mỗi lần nhân đôi có ý nghĩa gì?
- Ngăn chặn sự phân chia tế bào vượt quá số lần cho phép.
- Bảo vệ cơ thể khỏi sự phát sinh của các tế bào ung thư.
- Dựa vào sự ngắn đi của DNA để xác định độ tuổi lão hóa hay tuổi thọ của một con người.

d. Tìm 4 loại tế bào nhân thực nào không bị ngắn đi sau mỗi lần nhân đôi? Tại sao?
- 4 loại tế bào nhân thực không bị ngắn đi sau mỗi lần nhân đôi như: tế bào ung thư, tế bào
mầm sinh dục, tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành,...
- Đó là do trong các tế bào ấy có enzyme telomerase đã xúc tác cho việc kéo dài đầu mút, bù
đắp các nucleotide bị mất sau mỗi lần sao chép và giúp phục hồi lại chiều dài ban đầu của phân
tử DNA con được tạo thành.

You might also like