You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH


__________

BÀI TẬP LỚN


Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đề 1: Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách
“Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. Nêu suy nghĩ của anh
chị về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa
của nó ngày nay.

Họ và tên: Lê Đình Hoàng Giang


Lớp: CNXHKH_35
Mã SV: 11211756
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Lê Thư

Hà Nội, tháng 09/2022


I, Giới Thiệu Về Tác Phẩm
A, Về kinh tế xã hội
- Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, nó
ra đời và phát triển cùng với sự hình thành phát triển của nền đại công nghiệp tư
bản chủ nghĩa, được nền sản xuất công nghiệp hiện đại rèn rũa tổ chức lại thành
một lực lượng xã hội hùng mạnh. Đại công nghiệp càng phát triển, tập trung làm
phá sản những người sản xuất hàng hoá nhỏ, bổ sung lực lượng cho giai cấp
công nhân. Mặt khác, đại công nghiệp phát triển tiếp tục bổ xung lực lượng cho
giai cấp công nhân, thu hút lực lượng lao động từ nhiều ngành, nhiều nghề khác
nhau tạo nên tập đoàn hùng mạnh. Bản thân sự phát triển nền đại công nghiệp
cũng yêu cầu cao với từng người lao động, tập thể lao động về tác phong lao
động, kỷ luật lao động...

- Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận tiêu biểu cấu
thành của lực lượng sản xuất của xã hội tư bản. Họ đại diện cho lực lượng sản
xuất tiên tiến nhất với trình độ xã hội hoá ngày càng cao. Nhưng chủ nghĩa tư
bản lại được xây dựng trên nền tảng của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư lệu sản
xuất mà giai cấp tư sản là đại diện. Bởi thế, ở phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá
ngày càng cao (mà giai cấp công nhân là đại diện) với quan hệ sản xuất có tính
chất chiếm hữu tư nhân (mà giai cấp tư sản là đại diện). Đây là mâu thuẫn cơ bản
vốn có và không thể khắc phục được nếu không xoá bỏ được chế độ tư bản. Biểu
hiện về mặt chính trị, xã hội của mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản. Sự vận động phát triển của những mâu thuẫn tất
yếu trên dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa tư
bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
B, Về chính trị xã hội

- Giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, áp bức rất nặng nề. Đề tăng giá trị
thặng dư cho giai cấp tư sản: đã tăng thêm giờ làm. T ăng lao động và bi ến ng ười
công nhân thành công cụ ph ụ thu ộc máy móc, giai cấp công nhân bị b ần cùng
hóa... theo sự khách quan: đã có áp bức tất có đấu tranh.

- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất: Giai cấp công nhân là đại diện cho
phương thức sản xuất tư b ản chủ ngh ĩa– phương thức sản xuất tiên ti ến nh ất và
là lực lượng sản xuất có trình độ xã h ội hoá cao, là l ực l ượng quy ết định s ự phá
vỡ phương thức sản xuất tư bản, thiết lập phương thức sản xuất mới.

- Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, tính tri ệt để đó
được thể hi ện trong các lĩnh vực kinh tế xã h ội: Về kinh t ế, l ợi ích c ủa giai c ấp
công nhân đối lập với lợi ích của giai cấp tư s ản, h ọ là nh ững ng ười không có t ư
liệu sản xuất, làm thuê cho các nhà tư b ản và bị áp b ức bóc l ột n ặng n ề. Vì th ế,
họ phải đứng thực hiện cuộc cách mạng vô sản thành công, đưa h ọ t ừ địa v ị c ủa
người làm thuê trở thành ng ười làm chủ b ản thân và xã hội. Về xã h ội, khi làm
cách mạng, giai cấp công nhân cách mạng đến thành công, đập tan nhà nước tư
sản, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp vô sản.

II, Tình Cảnh

A, Trong Lao Động

- Các khu công nghiệp càng ngày càng phụ thuộc vào máy móc, dẫn tới tình
trạng người công nhân càng ngày càng thiếu đi việc làm. Luật lao động thời đó
chưa có, chỉ có luật công xưởng ngặt nghèo và lố bịch, trả lương công nhân rất
thấp và quy định giờ làm việc 14 - 18 giờ mỗi ngày, đồng thời bảo đảm chủ
xưởng hạn chế tối đa rủi ro nhận phải. Chính vì thế, các nhà máy thường không
được đảm bảo về độ an toàn và tai nạn dẫn đến thương tích xảy ra thường xuyên.
Thông gió kém ở những nơi làm việc như nhà máy bông, mỏ than, công trình sắt
và nhà máy gạch được cho là nguyên nhân dẫn đến phát triển các bệnh đường hô
hấp ở người lao động. Lương được trả rất thấp và gần như không đủ sống. Kết
hợp với luật công xưởng quy định giờ lao động hà khắc, công nhân phải lao động
rất nhiều giờ chỉ để nhận lại đồng lương ít ỏi. Không chỉ vậy, với sự phát triển
của máy móc, công nhân sẽ không thể cạnh tranh được và điều này trực tiếp làm
giảm đồng lương ít ỏi họ có. Tất cả công nhân đều nhất trí cho rằng: "Tiền công
nói chung đã bị hạ thấp cùng với việc cải tiến máy móc”. Ví dụ như các người
thợ kéo sợi thô, do không cạnh tranh được với máy móc tự động, nên họ phải
nhận tiền công rất thấp, trong khi lương mặt bằng chung đã không cao và không
đủ để trang trải cuộc sống.

B, Trong Sinh Hoạt

- Nhiều nông dân và gia đình phải dời bỏ quê hương để chuyển tới các khu công
nghiệp để kiếm việc làm. Do dân số ở nơi đây tăng đột biến, nơi ở không có
nhiều nên các thành phố công nghiệp thường xây dựng những dãy nhà tồi tàn và
rẻ tiền dành cho những người thuộc tầng lớp lao động. Các chủ nhà máy và
doanh nhân giàu có đã xây dựng những ngôi nhà cho công nhân của họ nhưng
cũng sử dụng những ngôi nhà này như một phương tiện kiếm thêm lợi nhuận.
Những ngôi nhà thường được gọi là sân thượng thông nhau vì theo nghĩa đen,
chúng được xây dựng cạnh nhau và kết nối với nhau. Những ngôi nhà được làm
bằng những vật liệu rẻ tiền nhất hiện có và thiếu các tính năng cơ bản như cửa sổ
và hệ thống thông gió. Ngoài ra, hầu hết các ngôi nhà được xây dựng mà không
có nước máy hoặc nhà vệ sinh. Kết quả là, nhiều người đã không thể tắm đúng
cách và dẫn tới tình trạng vệ sinh rất kém.
- Việc thiếu vệ sinh cũng dẫn đến lây lan dịch bệnh. Vì hầu hết các ngôi nhà
không có nước sinh hoạt hoặc vệ sinh sạch sẽ, mọi người phải đổ rác và chất thải
của họ ra đường. Điều này khiến đường phố của các thị trấn công nghiệp trở
thành nơi sinh sống vô cùng bẩn thỉu mà còn tạo điều kiện cho bệnh truyền
nhiễm dễ dàng lây lan từ cá nhân này sang cá nhân khác. phần lớn rác thải được
đổ vào các con sông địa phương, khiến chúng trở nên cực kì ô nhiễm. Việc
không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây lan các bệnh như
thương hàn, dịch tả và đậu mùa, càng trầm trọng hơn do luật công xưởng quy
định rất ít ngày nghỉ ốm.

C, Trong Quan Hệ Xã Hội

- Các công nhân phải chịu 2 đạo luật công xưởng, một đạo luật năm 1831 và một
đạo luật năm 1833.

+) Đạo luật công xưởng năm 1831 đã cấm các xưởng bông sử dụng công nhân
dưới 21 tuổi làm việc đêm từ bảy giờ rưỡi tối đến năm giờ rưỡi sáng, ngoài ra
còn qui định: trong bất kì công xưởng nào, thời gian làm việc của công nhân
dưới 18 tuổi là không quá 12 giờ mỗi ngày, riêng thứ bẩy là không quá 9 giờ.
Nhưng công nhân vì sợ bị sa thải nên không dám ra làm chứng chống lại chủ của
mình; thế là đạo luật ấy không giúp công nhân được bao nhiêu. Trong những
thành phố lớn, công nhân khó bảo hơn, thì các chủ xưởng lớn đã thống nhất tuân
thủ đạo luật này; nhưng phần lớn chủ xưởng khác lại không bận tâm đến luật đó.
=> Đạo luật này hầu như không có tác dụng, các chủ xưởng gần như không quan
tâm đến nó và các công nhân vẫn còn tâm lý sợ sa thải nên cũng không tuân
theo.
+)Về đạo luật về công xưởng năm 1833, cấm thuê trẻ con dưới 9 tuổi làm việc
(trừ những xưởng lụa); qui định thời gian lao động: với trẻ 9-13 tuổi là 48 giờ
mỗi tuần và không quá 9 giờ mỗi ngày, với thiếu niên 14-18 tuổi là 69 giờ mỗi
tuần và không quá 12 giờ mỗi ngày; mỗi ngày phải có ít nhất là một giờ rưỡi để
nghỉ ăn uống; cấm thuê công nhân dưới 18 tuổi làm đêm. Đạo luật ấy cũng bắt
tất cả trẻ em dưới 14 tuổi phải đi học hai giờ mỗi ngày, chủ xưởng sẽ bị phạt nếu
thuê những trẻ chưa có giấy chứng nhận đi học do giáo viên cấp, và giấy chứng
nhận tuổi do bác sĩ cấp. Đổi lại, chủ xưởng có quyền lấy 1 penny từ lương hàng
tuần của trẻ để trả cho giáo viên. Nhờ đạo luật này, đặc biệt là việc bổ nhiệm các
thanh tra giám sát, nên ngày lao động bình quân chỉ còn 12-13 giờ, và trẻ em đã
được thay bằng người lớn trong phạm vi có thể. Vì thế môi trường làm việc được
cải thiện, bệnh tật được giảm bớt. Dù vậy, trong báo cáo về công xưởng, vẫn
luôn xuất hiện những chứng bệnh không nặng lắm như: sưng mắt cá; yếu và đau
ở chân, hông và cột sống; giãn tĩnh mạch; lở loét ở chân tay; toàn thân suy
nhược, đặc biệt là vùng bụng; nôn ọe, chán ăn, đói cồn cào, khó tiêu; chứng u
uất; các bệnh phổi, do bụi và không khí xấu của công xưởng gây ra,.... Những
bệnh ấy vẫn còn sau khi có đạo luật năm 1833.
=> Đạo luật này dù có cải thiện hơn so với đạo luật năm 1831 về thời gian làm
việc của công nhân, tạo cơ hội cho trẻ em được giáo dục và hạn chế bệnh tật ở
người lao động, nhưng chủ xưởng vẫn là người chịu ít rủi ro nhất: Thời gian làm
việc cùa công nhân tuy giảm nhưng lương vẫn giữ nguyên, trẻ em được giáo dục
nhưng vẫn mất 1 penny coi như tiền học và tình trạng bệnh tật nhẹ vẫn đi làm
còn tồn tại.

- Các công nhân phải đứng lên đấu tranh qua hai hình thức: phạm tội và đấu
tranh theo công liên
+) Hình thức đầu tiên, thô sơ và ít hiệu quả nhất là phạm tội. Công nhân phải
sống nghèo khổ, bần cùng, lại thấy đời sống của kẻ khác khá hơn mình; họ
không hiểu sao mình lao động cho xã hội nhiều hơn bọn nhà giàu ăn không ngồi
rồi, mà phải chịu thiếu thốn như thế. Và do đó họ ăn cắp.
=> Công nhân đã sớm nhận ra là làm thế thì chẳng ích gì. Việc phạm tội chỉ là
hành động đơn thương độc mã chống lại chế độ xã hội thời đó với tư cách cá
nhân; mà xã hội có thể dùng mọi sức mạnh để đối phó, và áp đảo kẻ địch đơn
độc bằng ưu thế tuyệt đối. Hơn nữa, trộm cắp là hình thức đấu tranh thô sơ và vô
ý thức nhất; thế nên riêng một việc đó không thể trở thành biểu hiện chung của
công nhân.
=> Hơn nữa, ngay khi công nhân vừa giành được thắng lợi chốc lát, thì toàn bộ
sức nặng của quyền lực xã hội liền đè lên những kẻ phạm tội không có gì tự vệ,
và mặc sức trừng phạt họ, còn máy móc thì lại vẫn được dùng.

+) Đến năm 1824, công nhân có quyền tự do lập hội, thì mọi ngành lao động đều
thành lập các công liên, với chủ trương công khai là bảo vệ từng công nhân riêng
lẻ, chống sự bạo ngược và nhẫn tâm của giai cấp tư sản. Mục đích của những
công liên ấy là: qui định tiền lương, thương lượng với giới chủ trên tư cách
là một lực lượng, điều chỉnh tiền lương theo lợi nhuận của chủ, tăng lương khi có
thể, và giữ một mức lương bằng nhau cho một nghề ở mọi nơi. Do đó, họ thường
đấu tranh đòi các nhà tư bản thực hiện một mức lương chung, và tuyên bố bãi
công với người nào không chấp nhận mức đó. Hơn nữa, công liên hạn chế việc
tuyển thợ học việc, để giữ vững nhu cầu về nhân công của bọn tư bản, từ đó giữ
vững tiền lương; cố gắng hết sức chống các thủ đoạn hạ thấp tiền lương của chủ
xưởng, như việc dùng máy móc và công cụ mới,… cuối cùng là giúp tiền cho
công nhân thất nghiệp.
=> Đấu tranh theo công liên tuy hợp pháp và đông đảo nhưng không phải lúc
nào cũng có tác dụng. Không phải tất cả công nhân đều tham gia công liên, cũng
có những công nhân rời khỏi công liên vì lợi ích trước mắt mà chủ xưởng ban
cho. Chính vì vậy, công liên là một tổ chức lỏng lẻo, đình công từ đó cũng ít tác
dụng hơn. Hơn nữa, đình công công liên cũng bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thời
đó. Ví dụ khi có khủng hoảng thương nghiệp, thì công liên phải tự động hạ mức
lương xuống, hoặc bị giải tán hoàn toàn; hay khi nhu cầu lao động tăng nhiều, thì
nó cũng không thể đòi lương cao hơn mức các nhà tư bản qui định,…

 Giai cấp công nhân Anh thế kỷ 19 không hề có một chút quyền lực nào ở cả
địa vị kinh tế lẫn địa vị chính trị. Môi trường sống của họ vừa ô nhiễm vừa bẩn
thỉu, họ thiếu thốn cả điều kiện sống, nhu cầu thiết yếu, luôn đối mặt với dịch
bệnh và đồng lương được trả cũng không đủ sống. Trong khi đó, họ phải làm
việc trong những công xưởng không được đảm bảo an toàn, với cường độ vô
cùng cao, thậm chí công nhân còn là những đứa trẻ dưới 18 tuổi. Họ làm nhiều
như vậy cốt vẫn chỉ để cho chủ xưởng hưởng mọi thứ, những tên này cứ ra sức
bóc lột và coi họ không khác gì cỏ rác. Và con đường duy nhất để thoát khỏi tình
trạng này chính là đấu tranh.

III, Suy Nghĩ Về Sứ Về Học Thuyết Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công
Nhân Của Mác
- Từ những phân tích trên, ta có thể thấy giai cấp công nhân phải chịu rất nhiều
áp bức bóc lột. Họ những người lao động không có tư liệu bán sức lao động cho
giai cấp tư sản và theo đó phải chịu áp bức, bóc lột giá trị thặng sản xuất. Họ
không có con đường nào khác để kiếm sống ngoài việc tự do dư để làm giàu cho
giai cấp tư sản. Trước tình trạng trên, Mác đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử toàn
thế giới của giai cấp công nhân: Là lực lượng xã hội có vai trò giải phóng thế
giới khỏi tình trạng “đen tối” của chủ nghĩa tư bản. Học thuyết này đóng vai trò
vô cùng quan trọng, nó đã làm sáng tỏ vai trò của giai cấp vô sản, đó là đứng lên
đấu tranh, xoá bỏ đi ách tư bản và trở thành giai cấp xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ vậy, học thuyết này còn khẳng định vai trò của giai cấp công nhân là
nòng cốt, là lực lượng chủ yếu trong công cuộc giải phóng thế giới khỏi ách
thống trị của tư bản, chỉ có thể là giai cấp công nhân chứ không phải bất cứ giai
cấp nào khác, vì chính họ là những người có mẫu thuẫn và mong muốn giành
quyền lợi trực tiếp đối nghịc với giai cấp tư sản.

IV, Ý Nghĩa Của Học Thuyết Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Của Mác Ngày Nay
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đã làm cơ cấu
kinh tế, cơ cấu xã hội có những biến đổi mới làm cho “giai cấp công nhân hiện
đại” khác với “giai cấp công nhân cổ điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX, trên một số
điểm như: trình độ văn hóa chung và tay nghề chuyên môn cao hơn; mức thu
nhập khá hơn trước,.... Một bộ phận trong giai cấp công nhân đã mua cổ phần và
được chia lợi nhuận với giai cấp tư sản. Tầng lớp quản lý ngày càng có vai trò
quan trọng và kiêm nhiều chức năng phụ của giới chủ. Những biểu hiện trên đây
chứng tỏ giai cấp công nhân ngày càng phát triển.
- Ngày nay, khi lực lượng sản xuất đang trên đà phát triển mạnh, giai cấp công
nhân không chỉ bao gồm những người lao động chân tay mà còn cả lao động trí
óc. Giai cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để đảm đương được nhiệm
vụ của mình trong điều kiện mới. Giai cấp công nhân đang lớn lên với đội ngũ trí
thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp sản xuất, tham
gia vào quá trình tạo ra những giá trị của cải to lớn cho xã hội.
- Mặc dù mức sống công nhân có cao hơn trước, công nhân có được tham gia
quản lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo “chế độ tham dự” và
“chế độ ủy nhiệm”' nhưng họ vẫn là người làm thuê bán sức lao động, ý chí của
chủ nghĩa tư bản vẫn là quyền lực chi phối, tầng lớp “nhà quản lý” vẫn chỉ là kẻ
phụ thuộc vào giới chủ. Giai cấp công nhân vẫn luôn là lực lượng sản xuất cơ
bản và trực tiếp, vẫn là giai cấp tiên phong trong xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân không thể chuyển vào tay một giai cấp hay tầng lớp xã hội nào
khác: Những
chỉ dẫn cơ bản về bản chất của giai cấp công nhân mà Mác đưa ra vẫn là cơ sở
phương pháp luận để xem xét, phân tích giai cấp công nhân hiện đại trong các
quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển hay trong những nước đang tiếp tục con
đường cách mạng xã hội chủ nghĩa và toàn thế giới nói chung. Giai cấp công
nhân là giai cấp của những người lao động tạo ra của cải vật chất trong lĩnh vực
công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm
thặng dư họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển của xã hội.
Giai cấp công nhân vừa là người lãnh đạo, đồng thời cùng với nông dân, trí thức
và các giai cấp, tầng lớp lao động khác họp thành lực lượng tổng hợp của quá
trình thực hiện sứ mệnh lịch sử đó.

-HẾT-
*TÀI LIỆU THAM KHẢO
- “C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN TOÀN TẬP”, TẬP 2; NXB Chính trị Quốc gia
"Sự thật", Hà Nội 1995
- Giáo trình “Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học”, NXB Chính trị Quốc gia "Sự thật"

You might also like