You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH


__________

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ LƯỢNG 1

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


CHI TIÊU MUA SẮM QUẦN ÁO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Trang


Lớp học phần : Kinh tế lượng 1_(26)
Người thực hiện : Nhóm 6

Hà Nội – 2021
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Đối với những người thường hay nghiên cứu các vấn đề liên quan đến khoa
học xã hội nói chung và các vấn đề về kinh tế nói riêng, mô hình Tháp nhu cầu nổi
tiếng của nhà tâm lý học Maslow hẳn đã không còn xa lạ. Khi áp dụng vào thời kỳ
hiện tại, khi các thành tựu và tiến bộ khoa học xã hội đã và đang phần nào đáp ứng
các nhu cầu ở các mức thấp hơn, con người đang ngày càng chú tâm đến nhu cầu ở
mức cao nhất: Nhu cầu thể hiện bản thân. Để thể hiện bản sắc riêng biệt của con
người, có vô vàn các cách khác nhau, từ phát triển các năng khiếu cá nhân, hay
theo đuổi các mục tiêu cụ thể trong cuộc sống của mỗi người. Trong số nhiều lựa
chọn như vậy, cách đơn giản, gần gũi và phổ biến nhất chắc hẳn vẫn là tự mình lựa
chọn những bộ quần áo đẹp đẽ, ưa nhìn, phù hợp nhất để thể hiện các tính cảu bản
thân. Việc chi tiền ra để sở hữu những bộ cánh ưng ý đã không còn là nhu cầu xa
xỉ của tầng lớp khá giả như ở những thời kì trước. Đặc biệt là, đối với các bạn sinh
viên, những người đang ở độ tuổi gần trưởng thành, có khao khát mãnh liệt làm
đẹp và xây dựng phong cách của riêng mình thì nhu cầu này lại càng hiện rõ. Và
minh chứng rõ rệt nhất chính là khoản chi tiêu hàng tháng của sinh viên vào mặt
hàng quần áo.
Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã ghi nhận những
thành tựu phát triển vượt bậc trong nhiều năm trở lại đây, kéo theo đó là thu nhập
ngày càng tăng và mức sống ngày càng được cải thiện của người dân toàn cầu.
Ngân sách cho các khoản chi tiêu của người dân nói chung đều trở nên rộng rãi
hơn. Tuy nhiên, sự rộng rãi này đôi khi lại khiến người ta chủ quan, gạt bỏ đi tầm
quan trọng của các khoản tiết kiệm và vung tiền quá trớn vào các hoạt động mua
sắm thường ngày. Thậm chí, nếu quan sát các nước láng giềng như Hàn Quốc hay
Trung Quốc, ta sẽ nhận thấy rằng, hiện tượng vay nợ để tiêu dùng hiện đã trở
thành một xu hướng. Nếu xu thế này du nhập vào Việt Nam, một quốc gia hiện
vẫn đang trong quá trình phát triển, thì hậu quả để lại cho nền kinh tế chắc chắn sẽ
là những quả bom nổ chậm, có thể đánh sập nền kinh tế bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, giới trẻ nói chung và các sinh viên nói riêng cần rèn cho mình
một thói quen chi tiêu lành mạnh, với những giới hạn rõ ràng và các khoản tiết
kiệm hợp lý. Bản thân là những sinh viên, luôn phải đối mặt với những vấn đề về
quản lý chi tiêu hàng ngày, nhóm chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng phải
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu hàng tháng của sinh viên,
cụ thể là cho mặt hàng quần áo. Với mục đích tìm hiểu cho bản thân các thành viên
nhóm và giúp các bạn sinh viên khác nắm rõ hơn về những yếu tố có ảnh hưởng
đến chi tiêu cho các mặt hàng quần áo của mình, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài
này. Bài nghiên cứu này cũng hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên nói chung cải
thiện quá trình quản lý chi tiêu cho quần áo nói riêng và tất cả các mặt hàng khác
nói chung trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Một số khái niệm
 Khoản trợ cấp là số tiền mà bố mẹ trợ cấp cho sinh viên đi học đại học hàng
tháng tính bằng Việt Nam đồng, đơn vị dùng trong bài là nghìn VND.
 Thu nhập làm thêm là số tiền mà sinh viên kiếm được trong tháng nhờ vào
việc làm thêm tính bằng Việt Nam đồng, đơn vị dùng trong bài là nghìn VND. Thu
nhập khác là số tiền mà sinh viên nhận được ngoài việc làm thêm trong tháng (học
bổng, tiền thưởng,...)
 Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh
học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi.
 Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể
được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng.
2. Cơ sở lý thuyết
Với việc trải nghiệm những lần mua sắm của bản thân kết hợp với sự quan
sát bạn bè, mọi người xung quanh chúng em thấy được rằng khoản trợ cấp của bố
mẹ hàng tháng cho sinh viên chỉ chiếm một phần trong chi tiêu cho quần áo.
Nhưng nếu chỉ phụ thuộc vào trợ cấp của bố mẹ sự chi tiêu của sinh viên sẽ bị hạn
hẹp nên để được thoải mái, ngoài khoản trợ cấp từ bố mẹ sinh viên có thể đi làm
để có thêm thu nhập của mình. Vì thế nhóm chúng em chia đầu vào (INCOME)
thành hai loại: Khoản trợ cấp mà sinh viên nhận được hàng tháng từ bố mẹ và Thu
nhập của sinh viên từ các hoạt động làm thêm và thu nhập khác.
Ngoài ra theo một số nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thời tiết đến lượng
chi tiêu cho quần áo đã cho thấy rằng giữa thời tiết và lượng chi tiêu cho quần áo
có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Cùng một lượng thu nhập nhưng nhu cầu mua
quần áo vào mùa lạnh sẽ lớn hơn mùa nóng. Hay nói cách khác thời tiết (mùa nóng
hay mùa lạnh) sẽ có tác động đến lượng chi tiêu quần áo của sinh viên.
Và với sự quan sát cá nhân cùng kết quả khảo sát, rõ ràng nhu cầu ăn mặc
đẹp của nam và nữ là khác nhau. Cũng như lượng chi tiêu dành cho quần áo của nữ
nhiều hơn lượng chi tiêu cho quần áo của nam. Điều đó cho thấy là giới tính cũng
tác động đến lượng chi tiêu cho quần áo của sinh viên.
3. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết trên, mô hình ước lượng và kiểm định sự tác động
của nguồn thu nhập đến lượng chi tiêu cho quần áo của sinh viên có dạng cụ thể
như sau:
CT =β 0+ β1∗¿+ β 2∗TC + β 3∗TN + β 4∗TT
Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy và cách đo lường
Biến phụ thuộc
CT
Lượng chi tiêu mua sắm quần áo của sinh viên
(đơn vị: nghìn VND)

Kỳ vọng
Biến độc lập Nội dung
dấu
Biến giả biểu thị giới tính (Nữ = 1, Nam =
GT +
0)
TC Khoản trợ cấp mà sinh viên nhận được
+
(đơn vị: nghìn VND) hàng tháng từ bố mẹ
TN Thu nhập của sinh viên từ các hoạt động
+
(đơn vị: nghìn VND) làm thêm và thu nhập khác
Biến giả biểu thị thời tiết (Mùa nóng = 1,
TT -
Mùa lạnh = 0)

4. Mô tả mẫu nghiên cứu


Nghiên cứu này được tiến hành trong phạm vi các trường đại học trên địa
bàn Hà Nội. Cụ thể, có khoảng 50 sinh viên. Với độ tin cậy 93%, sai số 7% ta tính
được cỡ mẫu:
N 50
n= = =40.2
1+ N∗e 1+50∗0.072
2

 Nguồn số liệu: theo kết quả phát phiếu khảo sát


 Cách thức: phát phiếu khảo sát online, thu thập dữ liệu một cách ngẫu nhiên
 Đối tượng: sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
 Số lượng quan sát mẫu: 40 phiếu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính kết
hợp định lượng, sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để phân tích tác động của 4 yếu tố
(Giới tính, Trợ cấp, Thu nhập, Thời tiết) đến lượng chi tiêu mua sắm quần áo của
sinh viên.

Mẫu khảo sát


III. Kết quả ước lượng và kiểm định
1. Đồ thị Scatter with regression
a. Đồ thị Scatter with regression giữa biến CT và biến TC

Hệ số tương quan giữa biến Chi tiêu và biến Trợ cấp:

TC CT
TC 1

CT 0.39059 1

2 biến CT và TC có mối liên hệ


tương quan tuyến tính thuận

b. Đồ thị Scatter with regression giữa biến CT và TN


Hệ số tương quan giữa biến Chi Tiêu và biến Thu Nhập:

TN CT

TN 1
CT 0.522475 1

2 biến CT và TN có mối liên hệ


tương quan tuyến tính thuận

2. Thống kê mô tả
Bảng thống kê mô tả cho thấy Chi tiêu trung bình mua sắm quần áo của
sinh viên là 525.000. Qua thu thập số liệu, thu nhập lớn nhất trong 40 sv là 10 tr và
trợ cấp lớn nhất là 5tr. 
* Nhìn vào Prob của kiểm định Jarque-Bera ta thấy cả 5 biến được lựa chọn
đều tuân theo Quy luật phân phối chuẩn (Do Prob > anpha= 0.05)

3. Kết quả hồi quy


  Từ mô hình nghiên cứu trên, ta thu được bảng hồi quy như sau:
Biến phụ thuộc Mô hình OLS
Constant 258.0959
 (65.07520) ***
Thu nhập (TN) 0.043774
(0.010919) ***
Trợ cấp (TC) 0.067727
 (0.017490) ***
Thời tiết (TT) -131.7402
 (49.07358) ***
Giới tính (GT) 151.9173
 (44.86733) ***
R-Squared 0.672953

Adjustes R-Squared 0.635576


F-Star. 18.00458

Số quan sát (Observations) 40


(Các hệ số hồi quy được kiểm định bằng t-test, ký hiệu *, **, *** chỉ ra các
hệ số hồi quy lần lượt có ý nghĩa thống kê tại các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%)
Những kết quả hồi quy trên từ phần mềm Eviews 4.0 đã cho kết quả ước
lượng của các yếu tố tác động đến chi tiêu trung bình mua sắm quần áo của sinh
viên theo phương pháp OLS.
Kết quả ước lượng mô hình ở bảng trên cho thấy nhiều biến có dấu như kỳ
vọng.
Biến giả thời tiết (TT) có hệ số mang dấu âm đúng như kỳ vọng, có mức ý
nghĩa thống kê cao. Điều này hàm ý rằng chi tiêu mua sắm đồ áo cho mùa lạnh cao
hơn mùa nóng, trùng với các kết luận của các nghiên cứu trước đã chỉ ra. Điều này
cũng phù hợp trong thực tế khi mùa lạnh thì giá cả đồ áo sẽ đắt hơn nên việc chi
tiêu cho đồ áo và mùa lạnh cũng sẽ cao hơn
Biến thu nhập (TN) có hệ số mang dấu dương đúng như kỳ vọng, có mức ý
nghĩa thống kê cao. Điều này có ý nghĩa rằng, Khi sinh viên đi làm thêm có thêm
thu nhập hoặc có thêm các nguồn thu nhập khác thì nhu cầu mua sắm cho bản thân
chắc hẳn sẽ có hứng thú hơn và tương đương với việc chi cho mua quần áo cũng sẽ
tăng như kỳ vọng.
Biến trợ cấp (TC) có hệ số mang dấu dương đúng như kỳ vọng, có mức ý
nghĩa thống kê cao. Tương tự như biến thu nhập thì khi sinh viên được nhận trợ
cấp tăng thì sẽ dư ngân sách hơn và nhu cầu mua sắm cũng sẽ tăng vì vậy chi cho
mua quần áo cũng sẽ tăng và không nằm ngoài kỳ vọng.
Biến giả giới tính (GT) có hệ số mang dấu dương đúng như kỳ vọng, có
mức ý nghĩa thống kê cao. Điều này hàm ý rằng, nữ giới có chi tiêu cho mua sắm
quần áo cao hơn nam giới, trùng với các kết luận của các nghiên cứu trước đã chỉ
ra. Điều này cũng phù hợp trong thực tế, thường thì nữ giới sẽ thích diện đồ và làm
đẹp hơn nam giới, và tỷ lệ đi mua sắm của nữ cũng sẽ rất cao so với nam giới
4. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

Ta có mô hình:  
CT =β 1+ β 2∗TN + β 3∗TC + β 4∗TT + β 5∗¿+ e

Cặp giả thiết:   H0:    β 2=β 3=β 4=β 5=0


 H1:    β 2 2+ β 32 + β 42 + β 5 2 ≠ 0

Với các kết quả thu được từ Eviews, ta có: n = 40, k = 5, Fqs= 18.00458

 Mà:   f(4,35), 0,05=  2,6 < Fqs

 => Bác bỏ H0, mô hình hồi quy phù hợp

5. Kiểm định Ramsey

Xét mô hình hồi quy: 


CT =β+ β 2∗TN + β 3∗TC+ β 4∗TT + β 5∗¿+e

Ta được mô hình hồi quy phụ:


2
CT =α 1+α 1∗TN +α 3∗TC+ α 4∗TT +α 5∗¿+α 6∗CT + v

Cặp giả thiết: H0: α 6=0


H1: α 6 ≠ 0
Ta có: Prob(F-statistic) = 0.7735 > anpha = 0.05
Chưa đủ cơ sở bác bỏ H0
Vậy mô hình dạng hàm đúng không thiếu biến.
6. Kiểm định White
Kiểm định White do Eviews thực hiện dựa trên hồi quy bình phương phần
dư (kí hiệu là RESID) theo bậc nhất và bậc hai của biến độc lập. Kiểm định White
là mô hình tổng quát về sự thuần nhất của phương sai.
Xét mô hình hồi quy:
CT =β 1+ β 2∗TN + β 3∗TC + β 4∗TT + β 5∗¿+ e
Mô hình hồi quy phụ:
e 2=α 0 +α 1 TN +α 2 T N 2+ α 3 TC + α 4 T C 2+ α 5 TT + α 6 >+ e ’
Ước lượng mô hình hồi quy phụ, ta được kết quả như sau:

Cặp giả thuyết: H0: α 2=α 4 =0 (phương sai sai số không đổi)
H1: α 22+ α 24 ≠ 0 (phương sai sai số thay đổi)
Với các kết quả thu được từ Eviews, ta có:
Prob(F-statistic) > anpha
Chưa đủ đk bác bỏ H0 => Phương sai sai số không đổi

7. Đa cộng tuyến
Xét mô hình hồi quy:
CT =β 1+ β 2∗TN + β 3∗TC + β 4∗TT + β 5∗¿+ e
Do R2 <0.8 => chưa thể đưa ra kết luận. Xét:
Các mô hình hồi quy phụ:
TN = β1 + β2*TC + β3*TT + β4*GT + v
TC = β1 + β2*TN + β3*TT + β4*GT + v
TT = β1 + β2*TN + β3*TC + β4*GT + v
GT = β1 + β2*TN + β3*TC + β4*TT + v
Ước lượng các mô hình hồi quy phụ, ta được kết quả như sau: 

2
Biến Rj VIF j

TN 0.522761 2.095386
TC 0.532842 2.140603

GT 0.565827 2.303229
TT 0.605612 2.535574
Trong đó: VIF j=1/(1−R2j ) 
Một quy ước chung là nếu VIF > 10 thì đấy là dấu hiệu đa cộng tuyến.
Tuy nhiên theo kết quả tính được thì VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10.
Như vậy hoàn toàn không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hồi
quy trên.
8. Kiểm định Jarque-Bera
Ý tưởng của kiểm định Jacque – Bera: ta biết rằng biến ngẫu nhiên phân
phối chuẩn sẽ có độ bất đối xứng bằng 0 và độ nhọn bằng 3. Do đó nếu một biến
ngẫu nhiên nào đó có độ bất đối xứng quá khác 0 hoặc độ nhọn quá khác 3 thì đấy
là dấu hiệu cho rằng biến đó không tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Xét mô hình hồi quy: 
CT =β 1+ β 2∗TN + β 3∗TC + β 4∗TT + β 5∗¿+ e
Cặp giả thiết:  H0: u tuân theo quy luật phân phối chuẩn 
                       H1: u không tuân theo quy luật phân phối chuẩn
Kết quả kiểm định JB cho mô hình được cho trong hình sau:
Kết quả này gồm 2 phần: phần hình vẽ thể hiện phân phối mẫu của phần dư
và phần thống kê thể hiện kết quả kiểm định.
Theo kết quả tính được từ eview, giá trị quan sát của thống kê kiểm định:
                                    JB = 22,09147
Mà X20.05(2) = 5,991 Suy ra JB > X20.05(2) => Bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Như vậy, có thể thấy sai số ngẫu nhiên trong mô hình không tuân theo quy
luật phân phối chuẩn. Tuy nhiên, do mô hình có quy mô mẫu khá lớn, n = 40 > 30,
cho nên theo định lý giới hạn trung tâm, có thể coi sai số ngẫu nhiên trong mô hình
tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
IV. TỔNG KẾT
Bài nghiên cứu, về cơ bản, đã chỉ ra những yếu tố cơ bản nhất, trực tiếp ảnh
hưởng đến hoạt động chi tiêu cho mặt hàng quần áo của đối tượng sinh viên,và
chứng minh được rằng, những yếu tố đó thực sự có ảnh hưởng đến lượng chi tiêu
hàng tháng của sinh viên cho các mặt hàng may mặc. Đồng thời, qua các kết quả
của quá trình ước lượng và các phép kiểm định, ta có thể thấy rõ các mức độ ảnh
hưởng khác nhau của các yếu tố khác nhau lên đối tượng phụ thuộc là mức chi tiêu
của sinh viên cho mặt hàng quần áo trong vòng 1 tháng.
Với những kết quả đã nêu trong bài nghiên cứu, sau đây là một số đề xuất
và kiến nghị của chúng tôi đưa ra. Những đề xuất này có thể sẽ là những phương
pháp mà các bạn sinh viên có thể tham khảo trong quá trình quản lý chi tiêu nói
chung và chi tiêu quần áo nói riêng.
Một là, các bạn sinh viên nên xây dựng thói quen chủ động theo dõi sát sao
mọi khoản chi tiêu hàng tháng nói chung và chi tiêu cho mặt hàng quần áo nói
riêng. Không chỉ giúp sinh viên nhận biết mình đã tiêu tiền vào đâu và bao nhiêu,
việc ghi chép cụ thể các khoản chi còn giúp sinh viên nhận ra các khoản bất hợp
lý, có thể cắt bỏ. Qua đó, sinh viên có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền nhất
định, để dành cho các khoản khác cần thiết hơn nhiều. Đồng thời, các khoản tiết
kiệm còn có thể đóng vai trò như một khoản dự trữ, gúp sinh viên đối phó với các
vấn đề căng thẳng về tiền nong trong tương lai, khi họ đã hoàn toàn tự chủ về tài
chính.
Hai là, đối với quần áo là một mặt hàng không thực sự cần thiết phải mua
sắm thường xuyên, sinh viên nên đặt ra một giới nhất định cho số tiền mà mình sẽ
bỏ ra mỗi tháng cho mặt hàng này. Hoặc, sinh viên có thể đặt ra hạn mức cụ thể
cho mức giá mà họ sẵn sàng trả cho mỗi mặt hàng quần áo cụ thể, ví dụ như bạn sẽ
chỉ trả 300.000 vnđ hoặc ít hơn cho một chiếc áo thun và sẽ không mua những mặt
hàng áo thun có giá trị vượt trên mức này. Hơn nữa, sinh viên cần suy nghĩ kĩ
trước khi quyết định mua các mặt hàng quần áo. Hãy tự hỏi bản thân: Mình có thật
sự cần chiếc quần, chiếc áo đó không? Mình liệu đã có chiếc tương tự hay có thể
thay thế mặt hàng đó hay chưa? Và, khi mua mặt hàng đó về, liệu tần suất và công
năng sử dụng của bộ quần áo đó sẽ phù hợp với giá tiền mà mình đã bỏ ra hay
chưa?
Ba là, sinh viên nên chú ý hơn tới hoàn cảnh tài chính hiện tại của bản thân,
cũng như là các tác nhân khách quan từ tình hình bên ngoài để điều chỉnh mức chi
tiêu dành cho quần áo một cách hợp lý. Thí dụ như, khi diễn biến dịch bệnh
COVID-19 trở nên phức tạp hơn, sinh viên phải trở về nhà và thực hiện giãn cách
xã hội. Tuy nhiên, để giữ hợp đồng thuê nhà trọ với chủ nhà, sinh viên vẫn sẽ phải
nộp một khoản phí thuê hàng tháng và chỉ được hỗ trợ khấu trừ một phần. Đông
thời, vì trở về cùng gia đình, sinh viên sẽ không nhận được khoản trợ cấp hàng
tháng từ bố mẹ nữa, kể cả các công việc làm thêm cũng không thể tiếp tục nữa, dẫn
đến thu nhập hàng tháng gần như bằng 0. Trong tình huống này, sinh viên nên
nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giảm bớt các gánh nặng tài chính
cho bản thân và gia đình, từ đó, cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng không phải là
thiết yếu, cụ thể như quần áo.
Tương lai của tổ quốc Việt Nam sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào thế hệ trẻ chúng
ta, đặc biệt là sinh viên, những người nắm trong tay tri thức và khả năng kiến thiết
đất nước bằng năng lực của mình. Từng hành động, thói quen hôm nay của chúng
ta cũng có thể ảnh hưởng phần nào tới hỉnh ảnh của đất nước trong tương lai mai
sau. Vậy nên, để rèn luyện bản thân thành những chủ nhân xứng đáng của đất
nước, bản thân mỗi sinh viên cần xây dựng cho mình những thói quen tốt và những
kĩ năng cần thiết trong đời sống, bắt đầu từ việc đơn giản mà thiết thực, gần gũi
nhất đối với mỗi sinh viên là quản lý chi tiêu, điển hình là chi tiêu cho các mặt
hàng may mặc.

You might also like