You are on page 1of 9

ĐỀ TÀI KINH TẾ LƯỢNG

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THUÊ PHÒNG TRỌ


CỦA SINH VIÊN Ở LÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA”

Nhóm 7: Hoàng Đức Vỹ (K084020342)

Ngô Quang Huy (K084020264)

Nguyễn Văn Tài ( K084020305)

Nguyễn Thị Ngọc Ánh (K084020230)

Lê Quang Hành ( K084020251)

Trần Ngọc Linh (K084020274)


ĐỀ TÀI KINH TẾ LƯỢNG

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THUÊ PHÒNG TRỌ


CỦA 1 SINH VIÊN Ở LÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA”

Mục lục

Chương I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Ý nghĩa của đề tài

3. Mục đích nghiên cứu

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lí luận

Chương III: Ước lượng, kiểm định mô hình

1. Giải thích mô hình


2. Ước lượng mô hình

3. Kiểm định mô hình

Chương IV: Kết Luận

1. Đối với nhà kinh doanh

2. Đối với sinh viên

Chương I: MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

Đối với mỗi sinh viên, ăn ở là 1 một vấn đề “sống còn” bởi ông cha thường
nói: Có an cư thì mới lạc nghiệp. Nhu cầu về phòng trọ là vấn đề hết sức nóng
bỏng. Thực trạng cho thấy rằng cứ mỗi năm học, số lượng sinh viên ngày càng
tăng kéo theo nhu cầu về phòng trọ cũng tăng theo trong khi lượng cung đáp ứng
không kịp nên đẩy giá thuê phòng trọ lên cao. Liệu rằng có phải chỉ do yếu tố
cung cầu quyết định đến giá thuê phòng trọ hay không? Hay còn có những yếu tố
khác ảnh hưởng đến giá thuê phòng trọ của sinh viên?

Hơn thế nữa, đứng dưới góc độ của nhà kinh doanh, kinh doanh phòng trọ
không phải là khái niệm mới nhưng kinh doanh như thế nào mới có hiệu quả
mới là vấn đề. Vậy phải làm sao để ai đã đang và sẽ có ý tưởng kinh doanh nhà
trọ cho sinh viên có hiệu quả?
Vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê
phòng trọ của sinh viên ở làng Đại Học Quốc Gia TP HCM” để giải quyết các
thắc mắc trên.

II. Ý nghĩa đề tài

- Đưa ra cái nhìn tổng quan về việc thuê phòng trọ của sinh viên.

- Giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn, chính xác khi quyết định thuê phòng
trọ.

- Đưa ra chiến lược kinh doanh cho những ai đã đang và có ý định kinh
doanh nhà trọ.

III. Mục đích nguyên cứu

- Nghiên cứu, khảo sát về thực trạng thuê nhà trọ của sinh viên.

- Đưa ra mô hình hồi quy mẫu.

- Ước lượng, kiểm định và dự đoán mô hình.

IV. Đối tượng, phạm vi nguyên cứu

- Đối tượng: sinh viên thuê nhà trọ.

- Phạm vi nghiên cứu: khu vực làng đại học – khu phố 6 - phường Linh
Trung - quận Thủ Đức.

Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Để việc đưa ra giá phòng trọ được chính xác chúng ta cần xét đến tất cả
các yếu tố bên trong và bên ngoài như chất lượng phòng trọ, diện tich... hay các
yếu tố bên ngoài như giá của các sản phẩm khác. Tuy nhiên việc khảo sát hai mặt
này không thể thực hiện trên cùng một mô hình vì các yếu tố bên ngoài có sự
biến đổi liên tục theo thời gian. Do đó chúng tôi tiến hành tách thành hai mô hình
hồi quy cho mỗi mặt và việc xác định giá cuối cùng sẽ được thực hiện bằng cách
đặt các giá trị vào hai mô hình từ đó ta sẽ có được giá trong từng trường hợp và
giá cần tìm sẽ là tổng của hai giá trị.
 Các yếu tố bên trong

Mô hình dự kiến

P1=β0 + β1X1 - β2X2 - β3X3 + β4X4 + β5X5 + ε

Trong đó: X1 là diện tích mỗi phòng trọ.

X2 là số người trong một phòng trọ.

X3 là khoảng cách từ chổ trọ đến trường.

X4 là chất lượng của phòng trọ.

Như đã trình bày trong phần lý do chọn đề tài thì việc giải quyết những
vấn đề đó cần một cơ sở lý luận là nề tản của việc đưa ra một mô hình có ý nghĩa
để giải thích cho vấn đề đưa ra. Và lý thuyết chúng tôi đưa ra ở đây đó là lý
thuyết lựa chọn của người tiêu dùng và lý thuyết cung cầu.

Thứ nhất là, lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nói lên rằng
người tiêu dùng sẽ hành động sao cho với cùng một mức tiền thì họ có thể đạt
được mức hữu dụng là tốt nhất. Trong lý thuyết này ta giả thuyết rằng mọi người
đều có đầy đủ thông tin và khi chúng ta đề cập đến một yếu tố thì các yếu khác là
không đổi. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng hoàn toàn đánh giá được chính
xác những gì mà họ đang có và sẽ có ở mức độ nào. Người tiêu dùng không phải
gánh chịu một tổn thất nào do việc độc quyền gây ra. Ngoài ra các biến số có một
sự tĩnh tại tương đối. Cụ thể trong đề tài này là việc mỗi sinh viên hành động sao
cho mức độ hữu dụng của phòng trọ mình ở mang lại là xứng đáng với số tiền mà
mình bỏ ra. Có nghĩa là mỗi sinh viên sẽ tiến hành việc tìm kiếm, đánh giá, chọn
lựa phòng trọ sao cho giá trị hữu dụng của phòng trọ mà họ thuê mang lại là phù
hợp với số tiền bỏ ra. Mỗi sinh viên đều biết rằng khi có một chổ trọ tốt hơn về
mặt địa lý, tiện nghi, diện tích… thì mình phải bỏ ra bao nhiêu tiền là tốt nhất.

Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình:

 Khoảng cách từ chỗ trọ đến trường: như đã biết thì khi chỗ trọ các gần
trường hay khoảng cách các giảm thì sẽ làm giá tăng như vậy với biến
khoảng cách ta sẽ có hệ số β mang dấu (-)
 Với các biến diện tích , chất lượng phòng thì hệ số β mang dấu dương
vì khi các yếu tố này tăng lên sẽ khiến giá tăng.

 Trong đó biến số lượng người trong một phòng trên thực tế chúng ta có
hai trường hợp là giá tăng theo số lượng người hoặc giá không tăng
theo số lượng người nhưng dù là trường hợp nào cũng sẽ khiến giá bình
quân trên đầu người giảm vậy dấu của hệ số β sẽ là dấu (-)

Phương pháp thu thập

Các biến trên sẽ được tiến hành khảo sát qua bảng câu hỏi. Với số liệu
thu thập sẽ dược mã hóa mà tiến hành chạy eviews để xác định các đại lượng của
hàm hồi quy và các giá trị xác đồng thời kiểm định tính phù hợp của mỗi biến để
rồi từ đó loại bỏ những biến không thật cần thiết hay không ảnh hưởng nhiều đến
giá.

 Các yếu tố bên ngoài

Mô hình dự kiến

P2= α1 + α1 Y1 + α2Y2+ α3Y3 - α4Y4 + ε

Trong đó Y1 : mức giá chung của các hàng hóa khác.

Y2: giá thuê mặt bằng.

Y3:lượng cầu sinh viên làng đại học với khu vực làng đại học.

Y4: lượng cung nhà trọ trong khu vực làng đại học

Trong mô hình này chúng ta cần xét đến lý thuyết cung cầu, trong đó nói
lên việc giá cả cân bằng được tạo thành từ sự gặp nhau của cung và cầu. Nhu cầu
của người tiêu dùng là nghịch biến đối với giá cả sản phẩm. Còn nhà cung cấp sẽ
cung cấp nhiều hơn khi giá sản phẩm tăng. Trong lý thuyết này chúng ta cần
phân biệt các khái niệm cầu và lượng cầu, cung và lượng cung.

Lượng cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua muốn mua tại một
mức giá nhất định nào đó. Còn cầu là tập hợp tất cả các lượng cầu tại mỗi mức
giá tương ứng của nó. Các khái niệm về cung và lượng cung cũng tương tự.
Như đã nói ở phần trên thì quy luật cung cầu đã tạo ra giá cả và trong những
yếu tố bên ngoài này có lượng cầu về phòng trọ của sinh viên trong Làng đại học
quốc gia. Và chúng ta biết rằng là hàng năm có hàng ngàn sinh viên đỗ về đây để
học tập, nghiên cứu. Chính việc này đã làm cho cầu về nhà trọ tăng cao rồi từ đó
kéo theo giá của phòng trọ cũng tăng theo.Và khi cung nhà trọ tăng sẽ khiến giá
thuê giảm.Từ đó tao có được kỳ vọng về dấu của α3 là (+) và dấu của α4 là (-)

Tuy nhiên không chỉ có điều đó góp phần làm tăng giá phòng trọ mà còn
các yếu tố khác. Đó là mức giá chung của các hàng hoá tiêu dùng khác cũng góp
phần làm cho giá phòng trọ tăng lên. Mà cụ thể là tình hình lạm phát trong những
năm gần đây có những biến động rất lớn. Khi giá cả các hàng hoá tăng cao thì tất
yếu kéo theo việc tăng giá của phòng trọ vì việc cho thuê phòng trọ phải chịu ảnh
hưỡng của các yếu tố khác như là đầu vào, chi phí. Ngoài ra đó còn là tâm lý
“bầy đàn” đã được Keynes nhắc đến. Khi mà giá cả chẳng hạn của dầu tăng lên
thì giá của các mặt hàng khác cũng tăng đó không chỉ là việc tăng chí phí cho
cuộc sống sinh hoạt mà còn là tâm lý khi các chủ nhà trọ thấy mọi thứ lên giá thì
trong tâm lý của họ cho rằng mình cũng cần tăng giá và việc tăng giá đó là hợp
lý. Điều quan trọng là việc thực hiện theo xu hướng của đám đông là một việc
làm đúng. Từ cơ sở trên chúng ta cũng có thể dự đoán được dấu của α1 là (-)

Cuối cùng một vấn đề đặt ra là các chủ trọ dựa vào đâu để xác định giá
phòng trọ của mình cho hợp lý. Điều đó phải xuất phát từ nhận định là nếu các
chủ trọ không xây phòng trọ và cho thuê thì họ có thể cho thuê hoặc làm bất cứ
điều gì khác. Nhưng chủ yếu ở đây là cho thuê. Và từ đó việc căn cứ vào giá cho
thuê mặt bằng là một tiêu chuẩn, hay khởi điểm cho việc định giá phòng trọ cho
thuê. Ở đây chính là nhận thức về việc chi phí bỏ ra của các chủ nhà trọ. Nghĩa là
khi quyết định xây dựng nhà trọ bạn phải tính đến việc mình phải thu được nhiều
hơn những gì mình có thể nhận được khi cho thuê mặt bằng thay vì xây nhà trọ.
Bởi lẽ khi cho thuê bạn chỉ việc cho đi quyền sử dụng đất đó trong một thơi gian
và nhận lại là tiền cho thuê. Còn khi quyết định xây dựng nhà trọ bạn phải bỏ
công ra để quản lý, số tiền thuê không được nhận, rủi ro không có người trọ, có
thể là một khoản lãi nhỏ do bạn có thể gửi ngân hàng khoản tiền cho thuê khi
quyết định không xây phòng trọ …Vì vậy bàn phải làm sao để được nhận lại
những gì cao hơn những cái bạn bỏ ra.
Phương pháp thu thập

Với biến Y1: các số liệu sẽ được thu thấp trực tiếp thông qua các
khoảng thời gian cụ thể ở đây sẽ là giá của một số sản phẩm gắn với đời sống
sinh viên nhất như giá xăng, giá điện nước, giá thực phẩm. và sau quá trình chạy
eviews chúng ta sẽ biết được yếu tố nào tác động nhiều và có thể cho nó thành
một biến độc lập

Với biến lượng cầu sinh viên sẽ được thu thập thông qua số lượng sinh
viên của làng đại học( trong các năm gần đây) ,số lượng sinh viên ở ktx, ước
lượng gần đúng về lượng sinh viên ở trọ khu vực ngoài làng đại học và ta sẽ có
được ước lượng gần đúng về lượng cầu sinh viên trong khu vực làng đại học

Biến lượng cung nhà trọ sẽ được khảo sát để biết được giá trị trong các
năm gần đây nhưng sẽ không được khảo sát qua bảng câu hỏi mà thông qua việc
thu thập trực tiếp từ các chủ nhà trọ

BẢNG CÂU HỎI


Chúng tôi là nhóm sinh viên Khoa tế - Luật ĐHQG TP HCM. Hiện nhóm chúng
tôi đang thực hiện dự án kinh tế lượng “ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê của
một phòng trọ ở làng đại học Thủ Đức ” cho Công ty địa ốc Đất Xanh. Dự án của
chúng tôi thành công sẽ góp phần cải thiện tình hình nhà trọ của sinh viên ở làng
đại học Thủ Đức hiện nay. Chúng tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến nhiệt
tình từ các bạn để hoàn thành tốt dự án này.

1. Bạn là sinh viên trường nào ?

 Khoa kinh tế - luật  Đại Học Khoa Học XH&NV

 Đại học Bách Khoa  Đại Học Quốc Tế

 Đại học Khoa Học Tự Nhiên  Đại học CNTT

2. Khoảng cách từ phòng trọ của bạn tới trường học của bạn ?

3. Giá thuê phòng trọ của bạn hàng tháng là bao nhiêu ?

Năm ngoái:

Năm nay:
4. Trong phòng trọ của bạn có bao nhiêu người?

5. Diện tích phòng bạn khoảng bao nhiêu m2 ?

6. Phòng bạn có gác không?  Có  Không

7. Bạn có đóng góp ý kiến gì để làm cho phòng trọ của bạn tốt hơn không ?

..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn !!!

You might also like