You are on page 1of 13

BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

I. THƯƠNG MẠI

1.Nội thương:

- Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi lãnh thổ
của quốc gia (hay còn gọi là thương mại nội địa).

– Nhờ vào những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới mà các hoạt
động nội thương đã thay đổi căn bản. Cả nước là một thị trường thống
nhất. Hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông. Hệ thống các chợ
hoạt động tấp nập cả ở thành thị và nông thôn.

– Các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã giúp cho nội
thương phát triển mạnh mẽ.
– Quy mô dân số, sức mua của nhân dân tăng lên và sự phát triển của
các hoạt động kinh tế khác đã tạo nên mức độ tập trung khác nhau của
các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước.
– Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch
vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. Ở đây có các chợ lớn, các trung tâm
thương mại lớn, các siêu thị,… Đặc biệt, các dịch vụ tư vấn, tài chính,
các dịch vụ sản xuất và đầu tư nói chung đã làm nổi bật hơn nữa vai trò
và vị trí của hai trung tâm này.
- Tính chung cả năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng ước tính đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm
trước (năm 2017 tăng 11%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,4% (năm
2017 tăng 9,3%).

- Quan sát hình 15.1 (sgk trang 56), hãy cho biết hoạt động nội
thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta?
Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó tiếp
đến là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long của nước
ta.
2. Ngoại thương:
- Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái
xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác
có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định
của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
- Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở
nước ta. Nền kinh tế càng phát triển và mở cửa thì hoạt động ngoại
thương càng quan trọng, có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho
các sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao
và cải thiện đời sống nhân dân.

- Hãy nhận xét biểu đồ trang 58 và kể tên các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của nước ta mà em biết.
+ Nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2002 : không đồng đều
- Cao nhất : Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (40,6%).
- Xếp thứ hai: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (31,6%).
- Nhỏ nhất: hàng nông, lâm, thủy sản. (27,6%)
+Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:
  * Khoáng sản: dầu thô, than đá,...
      * Nông sản, thuỷ sản: gạo, cà phê, điều, tôm, cá, mực đông lạnh,...
      * Sản phẩm công nghiệp : hàng dệt may, điện tử,...
– Nước ta cùng đang nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, nguyên liệu,
nhiên liệu. Phần nhập khẩu lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng chỉ
chiếm tỉ trọng nhỏ.
– Hiện nay, nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á
– Thái Bình Dương như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ô-xtrây-li-a và vùng lãnh thổ như Đài Loan. Thị trường châu Âu
và Bắc Mĩ ngày càng tiêu thụ nhiều hàng hoá của Việt Nam.
SỐ LIỆU MỚI :
Một năm 2018 đã trôi qua với nhiều kỷ lục về xuất nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam. Trong 365 ngày qua, Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị
giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước lập kỷ lục, đạt 480,17 tỷ USD,
tăng hơn 52 tỷ USD về mặt số tuyệt đối so với kết quả thực hiện của
một năm trước đó. Kết quả này vẫn còn thấp hơn mức tăng tuyệt đối
76,75 tỷ USD của năm 2017 so với năm 2016. Như vậy, chỉ số độ mở
của nền kinh tế Việt Nam (xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP) trong năm
2018 ước tính là 196%.
Với kết quả ấn tượng của xuất nhập khẩu trong năm 2018 thì thứ hạng
xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018 có thể được cải
thiện khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO- World Trade
Organization) công bố báo cáo tổng quan về xuất nhập khẩu toàn cầu
dự kiến vào tháng 4/2019. Theo WTO, trong năm 2017, xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam có vị trí thứ 27 trên thế giới và nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam có thứ hạng 25 trên phạm vi toàn cầu.
 Hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt
ở 5 châu lục và ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhập
khẩu hàng hóa có xuất xứ từ tất cả 5 châu lục. Trong năm 2018 vừa
qua, châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các doanh nghiệp
Việt Nam (xuất khẩu chiếm 54% và nhập khẩu chiếm 80,3%); tiếp theo
là châu  Mỹ (xuất khẩu chiếm 23,8% và nhập khẩu chiếm 8,6%); châu
Âu (xuất khẩu chiếm 19%, trong đó EU28 chiếm 17,2% và nhập khẩu
chiếm 7,5%, trong đó EU28 chiếm 5,9%); châu Đại Dương (xuất khẩu
chiếm 2% và nhập khẩu chiếm 1,9%); và châu Phi (xuất khẩu chiếm
1,2% và nhập khẩu chiếm 1,7%).
Biểu đồ 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất
năm 2018
Biểu đồ 10 nhóm hàng nhập khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất
năm 2018

II. Du Lịch

- Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả
nước, đem lại nguồn thu nhập lớn, đóng góp mở rộng giao lưu giữa
nước ta với các nước trên thế giới và cải thiện đời sống nhân dân.
Nước ta giàu tài nguyên du lịch tự nhiên (phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí
hậu tốt, có nhiều vườn quốc gia với các động, thực vật quý hiếm,...) và
tài nguyên du lịch nhân văn (các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ
hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian,...).
Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đà được công nhận là di sản thế giới:
Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích
Cô đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An.
Từ trái sang phải: Quần thể di tích cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đều có sự tăng
trưởng ổn định, bình quân tăng trên 15% cả về số lượng khách du lịch
nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2018 tiếp tục được đánh
giá là một năm thành công của du lịch Việt Nam khi đón nhận khoảng
15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa,
tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Về tốc độ tăng trưởng khách
quốc tế, Việt Nam hiện đang ở mức rất cao (21%), trong khi Thái Lan,
Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại. Đây là cơ hội tốt cho du
lịch Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia mạnh về du lịch
trong khu vực.
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF (World Economic
Forum), Việt Nam hiện đứng hạng 67/136 nền kinh tế về năng lực cạnh
tranh du lịch, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Trong số 14 chỉ số trụ cột,
Tài nguyên tự nhiên (hạng 34) và Tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ
(hạng 30) của Việt Nam được đánh giá là tích cực nhất.

BA THÁCH THỨC LỚN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM


Những hạn chế, khó khăn lớn nhất của ngành du lịch, lữ hành tại Việt
Nam.
Thứ nhất, mặc dù được đánh giá là quốc gia có nhiều lợi thế về tài
nguyên du lịch nhưng khả năng khai thác chưa tưng xứng với tiềm năng
sẵn có. Khách du lịch quốc tế vẫn chủ yếu tập trung ở các địa điểm du
lịch đã có thương hiệu (Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc…), trong khi
nhiều di sản mới (Cô Tô, Lý Sơn…) lại chưa thu hút đông du khách, thời
gian lưu trú (nếu có) ngắn, chi tiêu của khách chưa cao.

Thứ hai, để phát triển ngành du lịch cần có sự định hướng chính sách
phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ có liên quan như vận tải hành
khách, y tế, viễn thông…, nhưng hiện nay chế tài cũng như thực trạng
liên kết ngành còn nhiều bất cập, do đó khó giữ chân du khách trong
các lần sau.

Thứ ba, cùng với sự gia tăng thu nhập, lượng khách du lịch trung và
thượng lưu ngày càng nhiều, đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật
ngành cần phải cải thiện tương ứng cả về lượng và chất, tuy nhiên thực
tế số lượng khách sạn cao cấp, chất lượng dịch vụ phụ trợ, an ninh, môi
trường… vẫn chưa đáp ứng được, gây ảnh hưởng đến cảm nhận

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các doanh nghiệp du lịch lữ hành,
tháng 12/2018
Vietnam Report, Khảo sát khách Các kênh tìm kiếm thông tin về du lịch tại Việt
Nam. Nguồn: du lịch tại Việt Nam, tháng 12/2018
Kết quả phân tích dữ liệu truyền thông của Vietnam Report chỉ ra rằng,
số lượng bài báo về doanh nghiệp rất ít, sự xuất hiện của các đại diện
doanh nghiệp không nhiều (so sánh với các ngành dịch vụ khác như vận
tải, thực phẩm - đồ uống, bán lẻ…). Xét về sự đa dạng nhóm chủ đề
bao phủ, đa số thông tin của doanh nghiệp tập trung vào các chủ đề
Hình ảnh/ PR và Giá cả.

Các nhóm chủ đề bao phủ nhiều nhất trên truyền thông ngành du lịch lữ
hành Việt Nam. Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding ngành
du lịch lữ hành Việt Nam từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2018

CÂU HỎI CUỐI BÀI


Câu 1: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi
nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

- Do có vị trí đặc biệt thuận lợi :


+Có vị trí nằm gần sông lớn nên có các cảng tàu xuất nhập khẩu
quốc tế như Tp.Hồ Chí Minh (cảng Cát Lái, cảng Sài gòn, cảng Hiệp
Phước,...); Hà Nội (cảng Phù đổng,...)
+ Vị trí nằm trên các vùng đồng bằng , địa hình thuận lợi, bằng phẳng
+Khí hậu dễ chịu
+Giao thông vận tải phát triển

- Đây là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước :đây là 2 mũi nhọn kinh
tế của cả nước có lượng xuất nhập khẩu cao nhất cả nước
- 2 thành phố đông dân nhất cả nước TP Hồ Chí Minh ( trên 9 triệu
người (tháng 9/2019), Hà nội (trên 8 triệu người /2019)

- Tập trung nhiều tài nguyên du lịch:


+Do có tài nguyên du lịch phong phú như các trung tâm đô thị lớn
+Nét văn hóa riêng tạo nét đặc trưng cho 2 thành phố thu hút khác du
lich
+Có nguồn tài nguyên du lịch tâm linh (các chùa ,miếu ,đến thờ) thu hút
các khách du lịch tâm linh
+Và hiện nay đang có 1 hình thức du lịch mới là du lich y tế do 2 trung
tâm này được đấu tư y tế nên
thu hút những người từ những nơi khác đến để sử dụng các dịch vụ y tế
ở đây
- 2 trung tâm này có cơ sở vật chất,hạ tầng-khoa học kĩ thuật phát
triển

-Và có các chính sách tốt để phát triển thương mại dịch vụ
Câu 2 : Hãy xác định trên Lược đồ Việt Nam một số trung tâm du lịch
nổi tiếng. ( xem Bản đồ Địa lý )
Một số trung tâm du lịch nổi tiếng : Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà
Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ.

Câu 3 Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực
châu Á - Thái Bình Dương?

-Vì những nơi này nằm gần ta thuận tiện để xuất khẩu
-Do ta có gia nhập tổ chức CPTPP nên dễ dàng xuất khẩu đi Châu á -
Thái Bình Dương
-Do gần nên ta sẽ tiết kiệm được kinh phí vận chuyển sẽ giúp ta có lợi
nhuận hơn
-Và những nước này có đông dân nên tiêu thụ hàng hóa sẽ mạnh
- Những nước này có tốc độ phát triển nhanh, có kinh tế cao sẽ dễ dàng
tiêu thụ hàng hóa hơn

* Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA)
thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa,
Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xin-ga-po và
Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-
ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018
đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm
Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia.
Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

You might also like