You are on page 1of 4

Đánh dấu Nguồn tham khảo

(1) https://zingnews.vn/rap-viet-vuong-lum-xum-sao-chep-hinh-anh-
post1275525.html
(2) https://kenh14.vn/hai-lan-noo-phuoc-thinh-dinh-den-ban-quyen-
am-nhac-mot-lan-bi-to-va-phai-boi-thuong-tien-ty-mot-lan-di-to-
ekip-khac-an-cap-nhac-cua-minh
(3) https://zingnews.vn/dung-nhu-thoi-quen-dinh-nghi-an-dao-nhac-
trinh-thang-binh-post839693.html
(4) http://oslaw.vn/tranh-chap-quyen-tac-gia-bo-truyen-than-dong-dat-
viet-ct106.html
(5) https://vnexpress.net/hoa-si-le-linh-thang-kien-quyen-tac-gia-than-
dong-dat-viet-3881139.html
(6) https://vnexpress.net/viet-nam-xu-ly-vi-pham-ban-quyen-phan-
mem-manh-tay-hon-1543101.html

2.1 Thực trạng vi phạm quyền tác giả hiện nay


Tại Việt Nam, hiện nay tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn xảy ra tương đối nhiều, gây
ảnh hưởng đến mặt hình ảnh và tinh thần cho người sáng tạo ra cũng như chủ sở hữu tác
phẩm đống thời ảnh hưởng đến cảm xúc của người thưởng thức, chiêm ngưỡng tác phẩm.
Khi vấn đề vi phạm bản quyền vẫn tiếp diễn như vậy, những nhà sáng tạo tác phẩm sẽ bị
ảnh hưởng đến tâm lí dẫn đến việc ngần ngại sáng tạo thêm những tác phẩm để cống hiến
cho cộng đồng, từ sẽ có tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của cộng đồng, xã hội.
Không những vậy, việc những nhà sáng tạo ngàn ngại sáng tạo cũng một phần ảnh hưởng
đến nền kinh tế chung của quốc gia.
*Về lĩnh vực chương trình giải trí:
Gần đây chương trình Rap Việt vướng phải tin đồn sao chép hình ảnh, khi nhà thiết kế đồ
họa Jaime Jasso đã cho rằng chương trình này đã sử dụng một trong những tác phẩm của
ông để làm poster cho trương trình mà chưa có sự cho phép cũng như đồng ý của chính
ông. Về việc lên tiếng của Jaime Jasso, ông đã đăng tải bài viết lên trang Instagram của
mình gồm hình ảnh sản phẩm do ông thiết kế và poster của chương trình Rap Việt kèm
dòng trạng thái “Hình ảnh này được tạo nên vì công ty của tôi, họ thậm chí không xóa
logo khỏi bức hình". Poster của chương trình Rap Việt sử dụng hình ảnh là sản phẩm độc
quyền của series Masterclass của CGPrecepto – công ty do ông Jaime Jasso sáng lập.
Quy trình thực hiện series sản phẩm này cũng đã được đăng tải trên trang youtube từ năm
2016. Không chỉ poster gốc quảng cáo của chương trình, những poster dung để vình danh
thí sinh cũng bị cáo buộc cho rằng sử dụng hình ảnh sản phẩm của series kể trên(Blacka),
và sản phẩm của một nghệ sĩ nước ngoài(Seachains).(1)
*Về lĩnh vực âm nhạc:
Vào năm 2017, ekip thực hiện MV “Chạm khẽ tim anh một chút thôi” của Noo Phước
Thịnh bị kiện về vi phạm bản quyền âm nhạc và bị đòi bồi thường đến 1 tỷ đồng. Cụ thể,
trong phân cảnh tại nạn xe hơi từ phút thứ 6:05 – 7:30, ekip của ca sĩ này đã sử dụng tác
phẩm “The Way” – thuộc quyền sở hữu và quyền bảo hộ của nhạc sĩ Zack Hemsey. Sau
đó Zack Hemsey đã gửi đơn kiện về trường hợp này và mặc dù đã đàm phán và cố gắng
hòa giải nhưng đội ngũ ekip vẫn phải bồi thường số tiền lên đến 1 tỷ đồng.(2)
Ngoài ra, vào năm 2018, sản phẩm âm nhạc “Đừng như thói quen” được sáng tác bởi
nhạc sĩ Dương Khắc Linh bị tố đạo nhạc sản phẩm “Đã biết sẽ có ngày hôm qua” của ca
nhạc sĩ Trịnh Thăng Bình. Bài hát “Đừng như thói quen” được ra mắt lần đầu tiên trong
cuộc thi “Giai điệu chung đôi” với đội ngũ ban giảm khảo có sự hiện diện của Trịnh
Thăng Bình. Sau khi trình diễn, nhạc sĩ Trịnh Thăng bình cũng đã lên tiếng rằng bài hát
này có vẻ có giai điệu giống với một bài hát của anh từ lâu trước đó nhưng nhạc sĩ Dương
Khắc Linh cho rằng vì cả hai bài đều dung một vòng hòa thanh nên giai điệu có phần
giống nhau là điều dễ hiểu. Mặc dù Dương Khắc Linh cũng khá gay gắt khi Sơn Tùng bị
tố sao chép những sản phẩm của nước ngoài nhưng lại làm điều tương tự nên đã bị cộng
đồng lên án rất nặng nề.(3)
*Về lĩnh vực truyện tranh giải trí:
Về lĩnh vực này, trong một thời gian dài vừa qua đã có cuộc tranh cãi rất gay gắt về việc
bản quyền của truyện tranh “Thần đồng đất Việt”. Đối tượng của vấn đề bản quyền này là
truyện tranh “Thần đồng đất Việt” và hai bên của vụ việc này là họa sĩ Lê Linh và bà
Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc công ty Phan Thị). Họa sĩ Lê Linh làm việc tại công ty
Phan Thị và là người thực hiện toàn bộ tập truyện tranh “Thần đồng đất Việt” và đã được
tung ra thị trường. Sau đó, họa sĩ Lê Linh chấm dứt cộng tác với công ty Phan Thị sau khi
phát hành tập 78 của tập truyện, nhưng sau đó công ty Phan Thị đã thuê họa sĩ để phát
hành tiếp từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý từ họa sĩ Lê Linh.(4) Sau đó họa sĩ Lê
Linh đã kiện công ty Phan Thị và đòi quyền tác giả về phía mình, yêu cầu công ty Phan
Thị không được phép phát hành tiếp bộ truyện “Thần đồng đất Việt” của mình vào năm
2007. Đến phiên tòa ngày 18/2/2019, hội đồng xét xử đã công nhận họa sĩ Lê Linh là tác
giả duy nhất của bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” và bốn nhân vật chính Tí, Sửu,
Dần, Mẹo, đồng thời yêu cầu công ty Phan Thị công khai xin lỗi họa sĩ Lê Linh, dừng
việc tiếp tục phát hành bộ truyện tranh và thanh toán phí thuê luật sư cho ông Lê Linh.(5)
*Về lĩnh vực xuất bản:
Hiện nay, tình trạng in lậu sách đang diễn ra rất nhanh và khó kiểm soát, không chỉ riêng
một đầu sách hay thể loại sách nào mà hầu như tất cả các thể loại sách đều đã bị in lậu và
rao bán một cách công khai trên các nền tảng kinh doanh online cũng như mạng xã hội
với mọi mệnh giá. Việc này ảnh hưởng một phần không nhỏ đối với đơn vị chủ quản, sản
xuất của đầu sách và còn ảnh hưởng rất nhiều đối với người đọc khi mua phải sách lậu, in
trái phép với giá khá cao của sách thật. Việc in lậu sách hiện nay ngày càng tinh vi hơn
khi chất lượng sách lậu đã gần tương đương với sách thật khiến người dung khó có thể
nhận biết.
Bên cạnh vấn đề in sách lậu thì tình trạng sao chép nội dung diễn ra cũng vô cùng phổ
biến. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các dòng sách luyện đề hay bài tập các môn học.
Hiện nay có rất nhiều nhà xuất bản dòng sách luyện đề uy tín nhưng cũng có nhiều nhà
xuất bản chỉ cóp nhạt nội dung từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp lại thành một đầu
sách. Việc làm này ảnh hưởng rất nhiều đến cả nhà xuất bản bị sao chép nội dung lẫn
người tiêu dung. Về phía tác giả, họ đang bị đánh cắp chất xám của mình và cũng ảnh
hưởng phần lớn đến doanh thu từ đó dẫn đến không có đủ kinh phí để duy trì cũng như
tái bản đầu sách đó và những đầu sách khác. Còn về phía người tiêu dung, chủ yếu là học
sinh sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức. Những học sinh có thể mua được
nhiều sách để tham khảo thì những học sinh này bị tốn tiền vào quyển sách có nội dung
tương tự nhau, tốn không ít kinh phí và thời gian khi sở hữu những quyển sách như vậy.
Còn những học sinh chỉ có thể tiếp cận được ít sách hơn thì với những quyển sách cóp
nhặt từ nhiều nguồn khác nhau sẽ có những phương pháp truyền tải kiến thức khác nhau
trong một quyển sách, dẫn đến việc học sinh không thể theo được nội dung trong quyển
sách và không tiếp thu được kiến thức.
*Về lĩnh vực phần mềm máy tính:
Đi kèm với việc phát triển của ngành công nghệ thông tin thì việc những phần mềm bản
quyền, trả phí bị bẻ khóa xảy ra rất thường xuyên. Chỉ cần search trên các công cụ tìm
kiếm tên phần mềm cần bẻ khóa cộng thêm từ khóa “crack” đã có thể thấy rất nhiều kết
quả đến từ nhiều nguồn khác nhau. “Trong năm 2010, lực lượng thanh tra liên ngành đã
tổ chức thanh tra tại 60 doanh nghiệp, kiểm tra là 2.361 máy tính. Hầu hết các doanh
nghiệp đều vi phạm sử dụng phần mềm máy tính không hợp pháp và đã bị xử phạt vi
phạm hành chính và yêu cầu dừng sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Theo báo cáo của
các doanh nghiệp và phản ánh của các chủ sở hữu thì các doanh nghiệp đã mua các phần
mềm trị giá 1.379.228 USD”.(6) Từ số liệu thống kê có thể thấy được việc sử dụng phần
mềm không hợp pháp ảnh hưởng nhiều đến thế nào đối với đơn vị sở hữu bản quyền phần
mềm.
Việc xâm phạm quyền tác giả với các phần mềm máy tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức
sáng tạo của đội ngũ công nghệ thông tin, kéo theo sự chậm phát triển của nền kinh tế thế
giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng
Từ đó ta có thể thấy vấn đề vi phạm quyền tác giả hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống
và rất đa dạng cách thức. Có thể xem việc vi phạm quyền tác giả đã và đang gây thiệt hại
không hề nhỏ cho chủ thể sở hữu cũng như tác động tiêu cực đến đội ngũ sáng tạo kéo
theo ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, hợp tác về kinh tế-xã hội giữa các quốc gia
trên thế giới>

You might also like