You are on page 1of 55

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 
~~~~~*~~~~~
BÀI TẬP LỚN
MỤC CÁC MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
Mã học phần: BSA3035
LỤC
Câu 1: Chủ đề: Quản trị tinh gọn “Made in Vietnam”
Trình bày
15 điểm
Sinh viên thực hiện : An Thị Phương Thảo
tâm đắc nhất trong
môn học Các Mã sinh viên : 19051581 mô
hình ra quyết Lớp : QH2019E QTKD CLC 2 định
quản trị và giải Giảng viên :TS. Lưu Hữu Văn thích
vì sao tâm đắc? 4

Câu 2: Trình bày


mô hình điểm lý
tưởng (TOPSIS) đã học trong chương trình, và cho ví
dụ minh họa liên hệ với thực HÀ NỘI – 12/2021 tiễn của bản thân. 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT


ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ HÀNG THỨC ĂN NHANH CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI. 4

MỞ ĐẦU 4

Tính cấp thiết của đề tài 4

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

Câu hỏi nghiên cứu 5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

Đóng góp của đề tài 6

Kết cấu đề tài : 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh 7

1.1.1)Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 7

1.1.2) Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước 8

1.1.3) Tổng quan tình hình nghiên cứu về mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn 10
1.2) Cơ sở lý luận về các tiêu chuẩn ra quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng
mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn. 12

1.2.1 Khái niệm về thức ăn nhanh 12

1.2.2 Khái niệm người tiêu dùng 13

1.2.3) Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng 13

13

1.2.4) Ý định tiêu dùng 14

1.2.5) Các tiêu chuẩn ra quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh 15

Sự tiện lợi 15

Giá cả 15

Chất lượng sản phẩm 16

Chất lượng dịch vụ 17

Không gian nhà hàng 18

1.2.6) Các mô hình ra quyết định 21

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Quy trình nghiên cứu 22

2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 22

2.3. Phương pháp phân tích thông tin 24

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ LỰA CHỌN NHÀ HÀNG THỨC ĂN
NHANH CỦA SINH VIÊN 25

3.1 Ứng dụng phương pháp TOPSIS vào quyết định mua smartphone của sinh viên 25

3.1.1 Xác định lựa chọn tiềm năng 25

3.1.2. Xác định hội đồng ra quyết định 25

3.1.3. Xác định các tiêu chuẩn lựa chọn 25

3.1.4. Xác định trọng số của tiêu chuẩn ( Phương pháp so sánh cặp - AHP ) 26

3.1.5. Xác định trung bình tỷ lệ của các lựa chọn theo mỗi tiêu chuẩn 28

3.1.6. Tính giá trị cuối cùng 30

3.1.7. Tính khoảng cách từ FPIS và FNIS và hệ số chặt chẽ 32

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 33


TỔNG KẾT 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Câu 3: Trình bày mô hình ra quyết định Made in Vietnam đã học trong chươngtrình và cho ví
dụ minh họa liên hệ với thực tiễn của bản thân hoặc doanh nghiệp bản thân đã từng có tương
tác (đi thực tập hoặc làm thêm nếu có) 39

Câu 4: 42

4.1. Trình bày những quyết định trong tương lai (trong 5 năm tới) bằng việc áp dụng các mô
hình ra quyết định đã học trong chương trình. 42

Tổng quan tình hình nghiên cứu 42

1.1 Xác định lựa chọn tiềm năng 44

1.2. Xác định hội đồng ra quyết định 44

1.3. Xác định các tiêu chuẩn lựa chọn 44

1.4. Xác định trọng số của tiêu chuẩn ( Phương pháp so sánh cặp - AHP ) 44

2. Xác định trung bình tỷ lệ của các lựa chọn theo mỗi tiêu chuẩn 47

2.1) Tính giá trị cuối cùng 48

2.2. Tính khoảng cách từ FPIS và FNIS và hệ số chặt chẽ 50

4.2. Trình bày cảm nhận của bản thân về toàn bộ chương trình học 50
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lưu Hữu Văn - giảng viên bộ
môn “Các mô hình ra quyết định” của Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể
hoàn thành bài tiểu luận này. Qua thời gian học vừa qua, em đã được tích lũy rất
nhiều kiến thức và kinh nghiệm giúp ích cho học tập và là hành trang để có thể
ra trường sau này.

Bộ môn Các mô hình ra quyết định là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và mang
tính thực tế rất cao. Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, do kiến thức còn hạn
chế nên em vẫn còn nhiều thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung. Em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận cuối kỳ được đầy đủ và hoàn thiện
hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện


Thảo
An Thị Phương Thảo

Câu 1: Trình bày 15 điểm tâm đắc nhất trong môn học Các mô hình ra
quyết định quản trị và giải thích vì sao tâm đắc?

1. Các bài học rất hay và thu hút


Qua môn học “ Các mô hình ra quyết định quản trị” em đã có thêm được
nhiều kiến thức về việc đưa ra quyết định của mình như thế nào sao cho
hợp lý và chính xác nhất.Thầy luôn tạo cơ hội cho sinh viên sửa sai và
cũng như tạo cơ hội để các chúng em được cộng điểm.
2. Về slide, bài giảng
Thầy soạn bài rất kĩ, slide cũng rất chi tiết, đẹp mắt, gây ấn tượng với em,
do đó em cũng rất mong đến tiết của thầy hơn.
3. Thầy luôn tạo cơ hội cho sinh viên sửa sai và cũng như tạo cơ hội để các
chúng em được cộng điểm
Sau khi học xong phần lý thuyếtt, bọn em sẽ được thầy hướng dẫn cho
làm bài tập luôn và thầy thường cộng điểm khuýen khích cho các bạn làm
nhanh nhất có thể. Từ đó làm em có thêm động lực làm bài để đạt được
điểm cao.
4. Cách truyền đạt của thầy dễ hiểu
Bởi vì cách thầy dạy rất nhiệt tình, độc đáo và sáng tạo. Cách thầy truyền
tải nội dung bài học cũng rất dễ hiểu, làm cho em thêm yêu thích môn
học này hơn.
5. Thầy dạy bài rất kĩ, buổi học nào thầy cũng ôn lại lý thuyết buổi trước
cho chúng em để chúng em nắm rõ hơn
Thầy thường kiểm tra hay gọi các bạn trả lời kiểm tra bài cũ, do đó em
cũng chăm chỉ học bài hon để có thể tương tác và trả lời câu hỏi của thầy
6. Khi học về mô hình “ Quản trọ tinh gọn Made in Việt Nam” của thầy
Nguỹen Đăng Minh, em thấy rất hay và mới mẻ. Đặc biệt về yếu tố “
Tâm thế”
Khi áp dụng đối với bản thân, đặc biệt là trong việc học giúp em nhận ra
1 điều rằng chỉ có học thật, thi thật, làm việc thật thì mới có một “con
người thật”, đó chính là giá trị bản thân. Chỉ có “con người thật” mới
vững bước đi trên con đường tương lai, mới thành công được, cho dù có
bao nhiêu khó khăn cũng không thể lay chuyển được.
Với tinh thần đó, mình sẽ là người chọn, người chủ động trong mọi việc.
Làm việc với tâm thế “làm thật, việc thật”.
Mô hình thầy tìm ra rất hữu ích, ít nhất là đối với bản thân em, đã bước
đầu thay đổi được tư duy trong giáo dục. Tuy nhiên mô hình còn khá mới
mẻ, em rất mong muốn được tiếp tục học tập mô hình này trong sắp tới.
7. Tập mờ
Ngoài nhữung số phổ biến chúng em thường hay học như sô tự nhiên, số
thập phân thì qua môn học của thầy em đã biết them về tập số mờ
8. Biết thêm được một số kĩ năng excel
Trong tiết học của thầy thường phải tính toán làm mô hình trên excel, qua
đó thầy đã dạy cho em 1 vài kĩ năng excel cơ bản để có thể hoàn thành
bài tập một cách nhanh nhất
9. Mô hình tổng tích trọng số
Khi chưa được học môn của thầy, em chỉ đưa ra quyết định theo ý muốn
của bản thân. Qua mô hình này em biết được cách làm thế nào để đưa ra
quyết định phù hợp và đúng đắn nhất với bản thân
10. Phương pháp AHP
Khi học Phương pháp AHP, em được biết them về so sánh các tiêu chuẩn
với nhau. Mô hình này thựuc sự rất thuận tiện và hữu ích cho em khi đưa
ra quyết định
11. Các thang đo mức độ
Trước khi học thì em không hiểu rõ nguồn gốc của thang đo likert 5,7,9.
Thầy đã giảng giải cho em về nguồn gốc và khi nào ta dùng những thang
đo nào cho phù hợp

12. Thầy Đăng Minh giảng bài siêu cuốn và hài hước
Thầy hay giảng những ví dụ thực tế mà thầy gặp bên ngoài, và nhũng
kinh nghiệm thực tiễn của thầy khi điều hành doanh nghiệp
13. Nguyễn lý cái búa
Em rất tâm đắc vói câu : “ Nếu bạn có một cái búa trong tay và đó là công
cụ duy nhất của bạn thì mọi thứ đều giống như những cái đinh”. Nguyên
lý này bởi tỏng thực tế ta phải giải quyết không chỉ 1 mà rất nhiều vấn đề
mà mỗi vấn đề phải có những giải pháp riêng để giải quyết một cách phù
hợp nhất. Nếu sử dụng công cụ có sẵn để gảii quyết vấn đề không phù
hợp thì sẽ không phù hợp và phản khoa học
14. Môn học mang tính ứng dụng cao
Các mô hình này có thể ứng dụng vào thứ tế rất nhiều như: lựa chọn nhà
cung cấp xanh, lựa smartphone hay lựa chọn ngôi nhà để phù hợp nhất
đối với mình
15. Học được nhiều mô hình ứng dụng ra quyết định nên em có thể linh hoạt
sử dụng nhữung mô hình thầy dạy để áp dụng vào thực tế của doanh
nghiệp sau này.

Câu 2: Trình bày mô hình điểm lý tưởng (TOPSIS) đã học trong chương
trình, và cho ví dụ minh họa liên hệ với thực tiễn của bản thân.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ
HÀNG THỨC ĂN NHANH CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khi xã hội ngày càng phát triển, tốc độ sống cũng trở nên nhanh dần đòi hỏi con
người cũng cần năng động hơn thì nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh, tiết kiệm
thời gian trở thành sự lựa chọn hiển nhiên. Theo kết quả của Tổng điều tra dân
số năm 2021 thì Việt Nam có hơn 90 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ
tuổi dưới 35. Do đó, thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam đang được các nhà
đầu tư ánh giá là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển. Cạnh tranh giữa
các thương hiệu thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam vẫn đang diễn ra gay
gắt. Trong khi thị trường thức ăn nhanh quốc tế tăng trưởng ở mức 5% - 7%
trong vòng 10 năm qua thì mức tăng trưởng ở Việt Nam là 15% - 20%.

Hiện tại, thức ăn nhanh không còn là thị hiếu mà dần trở thành một nhu cầu
hằng ngày của nhiều người, đặc biệt là sinh viên. Bởi thức ăn nhanh có thể đảm
bảo các yếu tố như phục vụ nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian tối đa,
thế nên nó phù hợp với những đối tượng khách hàng bận rộn, di chuyển nhiều
giống như sinh viên. Và sinh viên thường sẽ tập trung đông tại các thành phố
lớn, vì vậy các thương hiệu thức ăn nhanh như KFC, Jollibee, Lotteria, Pizza
Hut… ngày càng xuất hiện và phủ sóng nhiều ở các trung tâm, các thành phố
lớn. Đặc biệt là ở Thành phố Hà Nội – thủ đô tại Việt Nam.

Với những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Ứng dụng
các mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn trong việc lựa chọn nhà hàng thức ăn
nhanh của sinh viên tại thành phố Hà Nội” với mục đích khám phá ra những
nhân tố thu hút sinh viên. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến sự lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên, từ đó đề ra các
giải pháp hoàn thiện giúp cho ngành hàng thức ăn nhanh phát triển hơn nữa
trong tương lai.

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1) Mục tiêu nghiên cứu


Ứng dụng các mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn trong việc lựa chọn
nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên tại thành phố Hà Nội
2.2) Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ ra các tiêu chuẩn để đánh giá và xếp hạng các lựa chọn nhà hàng thức ăn
nhanh của sinh viên. Đề xuất ra một số giải pháp và kiến nghị cho việc lựa
chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên.

3.Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi được đặt ra như sau:
(1) Nhu cầu đối với việc lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên
tại thành phố Hà Nội như thế nào?
(2) Những nhân tố nào tác động đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức
ăn nhanh của sinh viên tại thành phố Hà Nội ?
(3) Mức độ tác động của từng nhân tố trên đến quyết định lựa chọn nhà
hàng thức ăn nhanh của sinh viên tại thành phố Hà Nội là như thế nào?

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu


Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng ăn nhanh của
sinh viên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian : Tại Việt Nam
Thời gian : Tháng 12 năm 2021

5.Đóng góp của đề tài


 Kết quả nghiên cứu của nhóm bổ sung vào cơ sở lý luận về hành vi lựa chọn
nhà hàng thức ăn nhanh của phân khúc sinh viên Việt Nam nói chung và sinh
viên trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Đề tài nghiên cứu này mang lại ý nghĩa
thực tiễn cho các nhà quản trị của các công ty sản xuất cũng như phân phối đồ
ăn nhanh hiểu rõ hơn hành vi tiêu dùng của tầng sinh viên ở thị trường Việt
Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm có những chiến lược và kế
hoạch kinh doanh phù hợp với phân khúc sinh viên

6.Kết cấu đề tài :


Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, nội dung cơ bản của đề tài
được trình bày trong 4 chương :
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quyết định
lựa chọn nhà hàng ăn nhanh của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
Chương 2. Quy trình và Phương Pháp nghiên cứu quyết định lựa chọn
nhà hàng ăn nhanh của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
Chương 3. Phân tích và đánh giá
Chương 4. Kiến nghị và Giải Pháp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ


LÝ LUẬN

1.1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyết định lựa chọn nhà hàng thức
ăn nhanh

1.1.1)Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước


Trên thế giới, đã có khá nhiều các đề tài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí
khoa học bàn và phân tích về các yếu tố có thể tác động, ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn nhà hàng nói chung, và quyết định lựa chọn quán ăn nhanh nói riêng ở một
số khu vực, thành phố cụ thể. Các tác giả cũng đã đưa ra một số kết luận về những yếu
tố điển hình nhất có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn nhà hàng ăn nhanh
của người tiêu dùng, như sự tiện lợi, giá cả, thương hiệu,....
Điển hình như bài nghiên cứu của Trần Thị Thái ( 2016) đã nghiên cứu 210 mẫu,
tương ứng với 210 người tiêu dùng ở thành phố Đà Nẵng về 5 yếu tố chính có thể ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng ăn nhanh bao gồm giá cả, sự tiện lợi, thương
hiệu, chất lượng sản phẩm, thái độ và phong cách phục vụ.
Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Minh Huệ ( 2017) Nghiên cứu được tiến hành dựa
trên 200 đối tượng của người tiêu dùng tại thành phố Thái Nguyên, có độ tuổi từ 15
đến 40.. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn dịch vụ của người tiêu dùng. Trong đó, nhân tố có tác độ mạnh nhất đến lựa
chọn của người tiêu dùng là nhóm Thực phẩm và vấn đề vệ sinh. Giá cả không ảnh
hưởng đến quyết định của họ, khi mà mức giá giữa các cửa hàng không chênh lệch
nhiều, và mức sống ngày càng cao khiến người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến
yếu tố chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nguyệt và các cộng sự ( 2020) phân tích những
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu
dùng tại TP. Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng: Dịch vụ, Cảm nhận, Sản
phẩm, Quảng cáo và giá. Trong đó nhân tố về Dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất, nhân tố
có ảnh hưởng thứ 2 là Sản phẩm, tiếp theo là nhân tố quảng cáo và giá, cuối cùng là
nhân tố Cảm nhận của người tiêu dùng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thư và các cộng sự ( 2021) phân tích những nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của sinh viên tại Thành
Phố Hồ Chí Minh có 5 nhân tố: sự tiện lợi, thương hiệu, giá cả, chất lượng
sản phẩm và chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức
ăn nhanh của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó sự tiện lợi là yếu tố có
tác động mạnh mẽ nhất
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn
nhanh của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ của Nguyễn Thị Hồng Như
năm 2014. Số liệu được phỏng vấn trực tiếp từ 120 khách hàng đến các cửa hàng
thức ăn nhanh KFC, Jollibee, Lotteria, Pizza Hut ở các siêu thị tại thành phố Cần Thơ
vào tháng 9 năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến sự lựa
chọn cửa hàng thức ăn nhanh gồm 6 nhóm: thái độ và phong cách phục vụ, vị trí và
quy mô, giá cả, chăm sóc khách hàng, thói quen và sở thích tiêu dùng, hình ảnh.

1.1.2) Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước

Elif Akagun Ergin, Handan Ozdemir Akbay (2014), “Factors influencing young
consumers preferences of domestic and International fast food brands”.
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát với 400 sinh viên của 4 trường đại
học ở Thổ Nhĩ Kỳ để tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng trẻ đối với các
thương hiệu thức ăn nhanh trong nước và quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho
thấy cả 5 yếu tố được đưa ra trong nghiên cứu gồm sự tiện lợi, thương hiệu,
giá cả, chất lượng sản phẩm và quy trình phục vụ đều ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh.
Ayesha Tabassum,Tasnuva Rahman (2012), “Differences in consumer
attitude towards selective fast food restaurants in Bangladesh: An Implication
of multiattribute attitude model”, World review of business research.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 100 khách hàng thường đến bốn nhà hàng
thức ăn nhanh ở Bangladesh: Pizza Hut, KFC, Helvetia và Western Grill để
tìm ra những nhân tố ảnh hưởng của người tiêu dùng khi quyết định lựa chọn
nhà hàng thức ăn nhanh. Kết quả cho thấy các nhà hàng thức ăn nhanh ở
Bangladesh nên quan tâm về chất lượng thực phẩm, giá cả, tốc độ phục vụ và
môi trường của nhà hàng, vì các yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định của
khách hàng khi họ lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh.
Chow Keng Yong, Dickson Ong Chee Siang (2013), “Factors influencing
dining experience on customer satisfaction and revisit intention among
undergraduates towards fast food restaurants”, Tunku Abdul Rahman
University.
Nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thỏa mãn
và quyết định quay trở lại của khách hàng khi đến các nhà hàng thức ăn nhanh
gồm chất lượng thực phẩm, chất lượng dịch vụ và môi trường ở nhà hàng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất đối với
sự hài lòng và quyết định quay trở lại của sinh viên khi đến các nhà hàng thức
ăn nhanh, và chất lượng thực phẩm là yếu tố ít quan trọng hơn so với chất
lượng dịch vụ và môi trường.
Chitraporn Yoksvad, Pattaraporn Jirangakul (2011), “Consmer attitudes
toward quick service restaurants in Thailand: the study of influencing factors
affecting purchase making decision”, The Degree of Master of International
marketing Malardalen University.
Nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn nhà hàng thức ăn nhanh ở Thái Lan gồm marketing mix (sản phẩm, giá,
phân phối, khuyến mãi), nhóm yếu tố xã hội và nhóm yếu tố cá nhân. Trong
nhóm yếu tố cá nhân thì tuổi tác và thu nhập được coi là yếu tố quan trọng
nhất trong việc đưa ra quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của người
tiêu dùng Thái Lan. Đối với nhóm yếu tố marketing mix thì phân phối là yếu
tố quan trọng hơn so với các yếu tố khác.

Anita Goyal, N.P. Singh (2007) nghiên cứu này tìm cách để đánh giá tầm quan
trọng của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng
thức ăn nhanh của ngƣời tiêu dùng trẻ Ấn Độ. Nghiên cứu đã chọn cách thu
mẫu thuận tiện, chủ yếu phỏng vấn các phân khúc đối tƣợng là sinh viên nằm
trong độ tuổi 20-27 thông qua bảng câu hỏi khi họ đang mua sắm trong các siêu
thị hoặc tại các nhà hàng thức ăn nhanh.
Mohd Rizaimy Shaharudin, Suhardi Wan Mansor, Shamsul Jamel Elias
(2011) đã có bài nghiên cứu “Food Quality Attributes among Malaysia’s
Fast Food Customer”. Bài viết này xem xét nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
của khách hàng để mua các sản phẩm thức ăn nhanh tại Malaysia. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng đa số người tiêu dùng Malaysia thường coi trọng nhân tố
độ tươi của thực phẩm, kế đó là màu sắc và hương vị của thực phẩm và ít coi
trọng sự đa dạng, đổi mới món ăn.

1.1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn

Hiện nay đã có rất nhiều mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn khác nhau được dùng
nhằm giải quyết các bài toán trong kinh tế và quản trị. Tuy nhiên mô hình ra quyết
định đa tiêu chuẩn còn được sử dụng để lựa chọn nhà hàng ăn nhanh.

Svetlania Wulan Wibowo, Maria Tielung ( 2016) phân tích nhà hàng thức ăn nhanh
nhượng quyền được người tiêu dùng ưa thích nhất và phân tích các tiêu chí ảnh hưởng
đến người tiêu dùng trong việc lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh nhượng quyền. Nhà
nghiên cứu đã sử dụng Quy trình phân tích thứ bậc (AHP) để so sánh từng nhà hàng
thức ăn nhanh nhượng quyền như một lựa chọn thay thế. Kết quả cũng cho thấy tiêu
chí có ảnh hưởng lớn nhất đến người tiêu dùng trong việc lựa chọn nhà hàng thức ăn
nhanh nhượng quyền là giá cả.
Chen Jia Wai (2016) nghiên cứu về sự lựa chọn nhà hàng ăn nhanh của sinh viên
UTAR KAMPAR. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ưu tiên của các
tiêu chí quyết định trong việc lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên chưa tốt
nghiệp tại Cơ sở Kampar của Đại học Tunku Abdul Rahman (UTAR) với mô hình
Quy trình phân tích thứ bậc (AHP). Ý nghĩa của dự án này là xác định nhà hàng thức
ăn nhanh được ưa thích nhất cũng như tiêu chí quyết định có ảnh hưởng lớn nhất đến
việc lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên tại Cơ sở Kampar với mô hình
AHP.
Roslan, Nurul Ain Nadhirah (2019) nêu rõ các tiêu chí liên quan đến việc CS248 sinh
viên ra quyết định lựa chọn nhà hàng ăn nhanh. Phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu này là Kỹ thuật mờ để thực hiện đơn hàng theo mức tương tự với giải pháp
lý tưởng (FTOPSIS). Tập hợp mờ tam giác được sử dụng trong mô hình đề xuất để xử
lý sự không rõ ràng. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tiêu chí được xem xét. Kết quả
cho thấy mô hình FTOPSIS thành công đáng kể trong việc xác định nhà hàng được ưa
thích nhất với sự ổn định trong xếp hạng vì nó liên quan đến các trọng số tiêu chí khác
nhau. Phương pháp được đề xuất trình bày một cách tiếp cận đa tiêu chí toàn diện để
tìm ra thứ hạng tốt nhất trong số các nhà hàng thay thế.
Mehmet Salih Goceri, Tugba Goceri ( 2017) đo lường chất lượng dịch vụ của các nhà
hàng thức ăn nhanh ở Thổ Nhĩ Kỳ. ể đo lường chất lượng dịch vụ của nhà hàng thức
ăn nhanh, một phương pháp kết hợp, phương pháp AHP và TOPSIS đã được sử dụng.
Trọng số của các tiêu chí thu được bằng phương pháp AHP được sử dụng trong
phương pháp TOPSIS để so sánh cuối cùng của 10 nhà hàng thức ăn nhanh. Kết quả
của nghiên cứu đã đưa ra một quan điểm phong phú để xác định chất lượng dịch vụ
của nhà hàng thức ăn nhanh cũng như nhà hàng tốt nhất và các tiêu chí chính từ góc
độ người tiêu dùng.
Dan Xue và các cộng sự ( 2008) xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ của
ngành thức ăn nhanh dựa trên quan điểm của khách hàng và đưa ra bảng câu hỏi về
chất lượng dịch vụ trong nhà hàng thức ăn nhanh (FFR), đồng thời thiết lập việc đánh
giá mức độ hài lòng của khách hàng bằng phương pháp TOPSIS.

1.2) Cơ sở lý luận về các tiêu chuẩn ra quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn
nhanh sử dụng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn.

1.2.1 Khái niệm về thức ăn nhanh

Thực phẩm có vị trí quan trọng trong đời sống của người tiêu dùng, đồng thời
thực hiện chức năng xã hội và văn hóa, chiếm phần lớn trong chi tiêu của
người tiêu dùng (Steenkamp, 1997). Thức ăn nhanh là một tập hợp các loại thực
phẩm tiện lợi, và thường được liên tưởng đến những sản phẩm cung cấp nhiều
năng lượng cho hoạt động hằng ngày của con người. Hiện nay, định nghĩa về thức
ăn nhanh có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo Phòng Nông nghiệp Mỹ(1997),
thức ăn nhanh chỉ những thức ăn làm sẵn được mua từ các cửa hàng tiện lợi. Theo
nghiên cứu của Driskell (2006), thức ăn nhanh –fast food khác với những loại thực
phẩm tiện lợi khác ở chỗ nó là một loại hình dịch vụ chứ không phải chỉ là sản phẩm
đơn thuần. Một bước tiến quan trọng để hình thành định nghĩa về thức ăn nhanh chính
là sự phân biệt rõ ràng giữa thức ăn nhanh và thức ăn tiện lợi. Bởi vì thức ăn tiện lợi
gồm một tập hợp rất rộng nhiều loại thực phẩm từ những thức ăn đông lạnh, đến mì
gói, món salad được đóng gói. Trong khi đó, thức ăn nhanh –fastfood chỉ là một
phần nhỏ, riêng biệt thuộc nhóm thức ăn tiện lợi. Ngoài ra, một cách phân biệt phổ
biến nữa là thức ăn nhanh được bán ở các cửa hàng được coi như một loại hình dịch
vụ chứ không đơn thuần là sản phẩm vật chất như thức ăn tiện lợi nói chung. Có thể
nhận thấy, định nghĩa thức ăn nhanh là những thức ăn được phục vụ ở các nhà hàng
thức ăn nhanh như McDonald’s, Burger King, Dominoes, Pizza Hut... là phổ biến
nhất. Và theo Jeffery (2006), nhà hàng thức ăn nhanh là những nhà hàng chuyên
cung cấp các món như bánh kẹp, gà rán, bò nướng, bánh pizza... được phục vụ
rất nhanh. Trong bài này, thức ăn nhanh cũng được hiểu theo cách tương tự như các
định nghĩa trên, thức ăn nhanh –Fast food là một loại thức ăn được bán ở các cửa hàng
thức ăn nhanh và được phục vụ rất nhanh. Như vậy, khái niệm thức ăn nhanh ở đây
được coi như một loại hình dịch vụ bao gồm sản phẩm vật chất và sự phục vụ
nhanh chóng của cửa hàng.

1.2.2 Khái niệm người tiêu dùng

Người tiêu dùng, hay còn gọi là khách hàng là một khái niệm tương đối quen thuộc
tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào thống nhất về định nghĩa củng
như nội hàm của khái niệm này. Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu,
nhà kinh tế hay nhà hoạch định chính sách đưa ra các quan điểm khác nhau, về bản
chất củng như chức năng tiêu dùng. Tuy nhiên, do đặc điểm đối tượng và mục đích
nghiên cứu, trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng định nghĩa trong
Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng của Ủy ban thường vụ Quốc hội: “Người tiêu dùng
là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá
nhân, gia đình và tổ chức”.
     Với định nghĩa này, chúng ta cần phân biệt rõ hai hành vi nổi bật người tiêu dùng:
hành vi mua sắm và hành vi sử dụng. Đối với tư cách người mua hàng, họ quan tâm
nhiều đến phương thức mua hàng và giá cả các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách
đối với các loại hàng hóa khác nhau. Đối với tư cách người sử dụng sản phẩm, người
tiêu dùng quan tâm đến các đặc tính, chất lượng của sản phẩm và cách sử dụng hàng
hóa tối ưu. Hiểu rõ hai khía cạnh này sẽ giúp cho các nhà sản xuất xác định được
chính xác đối tượng khách hàng của mình là ai, họ cần gì và làm thế nào đế đáp ứng
được tối ưu nhu cầu của họ.
Ngoài ra, hiệp hội Marketing Mỹ cũng đưa ra khái niệm người tiêu dùng như sau:
“Người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng, tiêu dùng hàng hóa, ý tưởng, dịch vụ
nào đó. Người tiêu dùng cũng được hiểu là người mua hoặc ra quyết định như là
người tiêu dùng cuối cùng”.

1.2.3) Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng

Để đi đến quyết định mua sắm, người tiêu dùng sẽ phải trải qua quá trình thông qua
quyết định mua hàng bao gồm 5 giai đoạn: Nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin,
đánh giá các phương án lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau khi mua.

Nhận biết nhu cầu: Quá trình mua sắm bắt đầu xảy ra khi người tiêu dùng ý thức
được nhu cầu của chính họ. Nhu cầu phát sinh do những kích thích bên trong và kích
thích bên ngoài.
Tìm kiếm thông tin: Khi nhu cầu của người tiêu dùng đủ mạnh sẽ hình thành động
cơ thúc đẩy họ tìm kiếm thông tin để hiểu biết sản phẩm. Quá trình tìm kiếm thông tin
có thể ở bên trong hoặc ở bên ngoài.
Đánh giá các phương án lựa chọn: Trước khi đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu
dùng xử lí thông tin thu được rồi đưa ra đánh giá các lựa chọn khác nhau theo một số
tiêu chuẩn quan trọng.
Quyết định mua: sau khi đánh giá, ý định mua hàng sẽ được hình thành đối với nhãn
hiệu nhận được điểm đánh giá cao nhất và đi đến quyết định mua hàng. Tuy nhiên,
theo Phillip Kotler và Kevin Keller (2013) thường có 2 yếu tố có thể xen vào trước khi
người tiêu dùng quyết định mua sắm. Đó là thái độ của những người khác và những
tình huống bất ngờ.
Hành vi sau mua: sau khi mua, nếu tính năng công dụng của sản phẩm đáp ứng một
cách tốt nhất sự chờ đợi của người tiêu dùng thì họ sẽ hài lòng. Hệ quả là hành vi mua
sắm sẽ được lặp lại khi họ có nhu cầu hoặc giới thiệu cho người khác. Trường hợp
ngược lại. họ sẽ khó chịu và thiết lập sự cân bằng tâm lí bằng cách chuyển sang tiêu
dùng nhãn hiệu khác, đồng thời có thể họ sẽ nói xấu sản phẩm đó với người khác.

1.2.4) Ý định tiêu dùng

Ý định tiêu dùng phản ánh niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến
chuỗi hành vi tiêu dùng (Ajzen và Fishbein, 1980). Theo Ajzen (1985), nó được
mô tả như là một động lực cá nhân trong nhận thức kế hoạch/quyết định của người
tiêu dùng để phát huy nỗ lực trong việc thực hiện một hành vi cụ thể. Theo Ajzen
(2002), ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi. Ý định hành vi
ngụ ý sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi cho trước.

1.2.5. Các tiêu chuẩn ra quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh

❖ Sự tiện lợi
Theo một nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các
thương hiệu thức ăn nhanh trong nước và ngoài đối với sinh viên của Elip
Akagun Ergin và cộng sự (2014), đã chỉ ra rằng trong năm yếu tố là giá cả chất
lượng sản phẩm, thương hiệu, sự tiện lợi và quy trình phục vụ thì yếu tố tiện lợi
là có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến các quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn
nhanh của sinh viên. Họ thấy rằng sự tiện lợi có tác động cùng chiều lên quyết
định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên
Theo Foodweek (2018), lý do chính khiến khách hàng chọn tiêu dùng thức
ăn nhanh bởi vì tính tiện lợi của nó và sức ép về thời gian. Nghiên cứu của
Olumakaiye và Ajayi (2018), Hyun Sun Seo (2011) chỉ ra rằng, lý do thanh
thiếu niên - đối tượng khách hàng mục tiêu của thức ăn nhanh ưa thích nó bởi
vì thức ăn nhanh rất tiện lợi, ít tốn thời gian và không tốn kém nhiều. Dù
nhận thức được những nguy cơ của thức ăn nhanh như béo phì, bệnh tim
mạch... thì người tiêu dùng vẫn tiếp tục sử dụng thức ăn nhanh bởi vì nó
tiện lợi để mua và sử dụng (Shah.A, 2019)

❖ Giá cả

Giá cả là một trong những yếu tố chủ yếu tác động tới hành vi tiêu dùng. Giá cả
hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đó nó
ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm. Nếu đặt giá cả ở mức hợp lý, có giá cạnh
tranh, các nhà hàng có thể tác động đến nhu cầu lựa chọn nhà hàng TAN, tăng
số lượng bán để có lợi nhuận. Đối với lĩnh vực nhà hàng giá cả là một yếu tố
được người tiêu dùng quan tâm khi lựa chọn nhà hàng (Clark và Wood, 2015)
Heung (2012) cho biết mối quan tâm về giá là một trong những yếu tố quyết
định đến nhu cầu chọn cửa hàng ăn nhanh của người trẻ.
Goyal và Singh (2017) chỉ ra 4 yếu tố tác động đến lựa chọn nhà hàng ăn nhanh
của sinh viên trong đó có yếu tố về giá cả. Aziz và Bukhari(2019) và Ehsan
(2012) cũng chỉ ra giá cả có tầm quan trọng đối với việc lựa chọn nhà hàng.
Giá cả thường được sử dụng như một công cụ phân biệt để khách hàng liên hệ
giá cao với chất lượng cao (Keller, 1993). Kiến thức về giá đã được tuyên bố là
một trong những hành vi được xem xét hàng đầu trong bốn thập kỷ qua và do
đó trở thành một công cụ chiến lược cho các chuyên gia tiếp thị. (Dib và
Alhaddad, 2014).
Hơn nữa, giá cả là một yếu tố quan trọng yếu tố lựa chọn đối với người tiêu
dùng (Agárdi và Bauer, 2016). Giá cũng được cho là có ảnh hưởng đến nhận
thức của khách hàng (Kenesei và Todd, 2013) đề cập đến khả năng khách hàng
nhớ lại giá đã trả (Monroe, 2013). Kenesei và Todd (2013) xây dựng thêm khái
niệm nhận thức về giá bằng cách nói rằng nhận thức về giá có thể ở dạng giá
mà khách hàng trả, cường độ tìm kiếm giá và thứ ba là cường độ mà người mua
sắm so sánh giá. Ngoài ra giá cả và thực đơn phong phú cũng là một trong
những nguyên nhân người tiêu dùng chọn mua thức ăn nhanh
Driskell( 2016). Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi Prescott (2012) và
Steptoekhi cho rằng khách hàng đến với thức ăn nhanh vì nó phổ biến, quen
thuộc, hương vị thơm ngon và giá cả phải chăng
❖ Chất lượng sản phẩm

Theo như kết quả của những nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực nhà hàng cho
thấy rằng, chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định
lựa chọn nhà hàng của người tiêu dùng Sulek và Hensley (2004)
Joshi (2012) cho rằng chất lượng sản phẩm thức ăn nhanh và khả năng tiếp
cận nó là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hành vi mua của các gia đình.
Ehsan(2012), các công ty kinh doanh thức ăn nhanh cần cung những sản
phẩm phù hợp giá trị tiêu dùng địa phương và hành vi mua hàng ở một
số thị trường cụ thể.
Ahmad và cộng sự (2013) cho thấy một nhà hàng cung cấp đa dạng các loại sản
phẩm với chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, chế biến hợp vệ sinh cũng như
được trình bày một cách bắt mắt… có thể ảnh hưởng đến ý định lựa chọn của
người tiêu dùng khi họ có nhu cầu lựa chọn một nhà hàng thức ăn nhanh.
Aidin Namin ( 2017) tìm thấy bằng chứng rằng sự hài lòng của khách hàng có
thể được cải thiện thông qua chất lượng dịch vụ, chất lượng thực phẩm và tỷ lệ
giá trị, do đó sẽ mở ra một con đường gián tiếp để cải thiện ý định hành vi
trong ngành này.

❖ Chất lượng dịch vụ

Vấn đề cốt yếu của ngành nhà hàng đồ ăn nhanh là chất lượng phục vụ khách
hàng (Chung và Kim, 2011). Tài liệu về chất lượng dịch vụ cho thấy rằng
khách hàng vẫn nhạy cảm hơn với các yếu tố dịch vụ và nhận thức của họ về
chất lượng dịch vụ do một tổ chức cung cấp ảnh hưởng đáng kể đến hành vi
mua hàng của họ (Keller, 1993). Chất lượng dịch vụ được coi là một trong
những yếu tố quan trọng dẫn đến sự hài lòng cao hơn của khách hàng (Chung
và Kim, 2011)
Theo Tichaawa và Mhlanga (2018), chất lượng dịch vụ khách hàng là khía
cạnh chính của sự hài lòng và hạnh phúc nói chung của người tiêu dùng.Hơn
nữa, có rất nhiều bằng chứng tài liệu về kết quả thuận lợi của sự hài lòng của
khách hàng đối với chất lượng dịch vụ (Tichaawa và Mhlanga, 2018).
Aydin và Ozer (2005) kết luận rằng chất lượng dịch vụ cao là một trong những
yếu tố trung tâm để chống lại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ và
cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng.
Chất lượng dịch vụ đã được đo lường về chất lượng thực phẩm, môi trường vật
chất, sự phục vụ của nhân viên (Dutta và cộng sự, 2014). Ryu et al. (2012)
nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng thực phẩm như là thước đo sự hài
lòng của khách hàng trong lĩnh vực thực phẩm. Theo Qin và Prybutok (2009),
chất lượng thực phẩm trong nhà hàng có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến sự hài
lòng của khách hàng. Những khách hàng hài lòng có nhiều lời truyền miệng
tích cực hơn để ủng hộ tổ chức và do đó, người ta tin rằng những khách hàng
yêu thích nhà hàng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng cũng sẽ có hình ảnh
tích cực về nhà hàng.
Khi nghiên cứu về hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực nhà hàng đều cho rằng chất
lượng dịch vụ tốt là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa
chọn nhà hàng của người tiêu dùng (Ehsan (2012), Ahmad và cộng sự (2013);
Clemes và cộng sự (2013)).

❖ Không gian nhà hàng

Cửa hàng thức ăn nhanh có thể là nơi để thư giãn, phát triển các mối quan hệ
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đem đến cho khách hàng một cảm giác riêng tư
ngay cả trong không gian chung (Carmona, 2013). Ngoài ra, theo Milliman
(2013), bầu không khí của nhà hàng có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn
địa điểm ăn uống của khách hàng hơn là sản phẩm, dịch vụ mà nhà hàng đó
cung cấp. Bầu không khí chính là ánh sáng, âm lương, chất lượng của
âm thanh, mùi hương, sự tươi mới, hòa nhã, thân thiện…
Theo nghiên cứu của Driskell (2016), một phần ba phụ nữ được khảo sát
cho rằng họ thích ăn tại những cửa hàng thức ăn nhanh vì họ mong muốn được
giao lưu, gặp gỡ và vì một số nguyên nhân mang tính xã hội khác. Từ quan
điểm giàu trí tưởng tượng, sơn nhà hàng có khả năng thu hồi suy nghĩ, biểu
hiện và hành vi của những khách hàng khác nhau (Tichaawa và Mhlanga,
2018).
Khi bầu không khí nhà hàng đủ sáng, khách hàng có thể xem và chạm vào các
sản phẩm trong nhà hàng nhiều hơn (Feldman, (2018). Tương tự, Mattilia và
Wirtz (2011) dự đoán rằng các giai điệu âm thanh khác nhau là một phần quan
trọng trong việc cải thiện suy nghĩ chung của khách hàng) và cảm xúc. Do đó,
người ta công nhận rằng nhà hàng có không gian tốt sẽ giúp khách hàng phát
triển tình cảm và cảm xúc tốt và do đó cũng sẽ phát triển các liên tưởng tích
cực về nhà hàng. Phát triển một không gian có tâm trạng phù hợp là một yếu tố
quan trọng trong sự hài lòng của khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực thực
phẩm (Ariffin và cộng sự, 2011; Basera và cộng sự, 2013). Ngay cả các nhà
hàng cũng đang sử dụng các yếu tố không gian như một công cụ tạo lợi thế
cạnh tranh, điều này ngụ ý rằng nhận thức về chất lượng thực phẩm cũng bị ảnh
hưởng bởi bầu không khí nơi khách hàng được phục vụ (Zeithaml và Bitner,
2015)
Levy và Weitz (2019) cho rằng bầu không khí của nhà hàng được đề cập đến
các đặc điểm chính giúp nỗ lực và củng cố bầu không khí nhà hàng với sự kết
hợp của các dấu hiệu đa dạng như ánh sáng, màu sơn, giai điệu và hương thơm.

Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn
nhanh

Tiêu chí Ý nghĩa Tác giả

Sự tiện lợi Yếu tố tiện lợi là có sự 1. Elip Akagun


ảnh hưởng mạnh nhất Ergin và cộng sự
đến các quyết (2014)
định lựa chọn nhà hàng 2. Olumakaiye và
thức ăn nhanh của sinh Ajayi (2018)
viên. Họ thấy rằng sự 3. Hyun Sun Seo
tiện lợi có tác động (2011)
cùng chiều lên quyết 4. (Shah.A, 2019)
định lựa chọn nhà hàng 5. Foodweek
thức ăn nhanh của sinh (2018)
viên.

Giá cả Giá cả là một trong 1. (Clark và Wood,


những yếu tố chủ yếu 2015)
tác động tới hành vi tiêu 2. Heung (2012)
dùng. Giá cả hàng hóa 3. Goyal và Singh
có thể kích thích hay (2017)
hạn chế cung cầu trên 4. Aziz và
thị trường và do đó nó Bukhari(2019)
ảnh hưởng đến sự tiêu 5. Ehsan (2012)
thụ sản phẩm. 6. (Dib và
Alhaddad, 2014).
7. (Agárdi và
Bauer, 2016)
8. (Kenesei và
Todd, 2013)
9. (Monroe, 2013)
10. Driskell( 2016)

Chất lượng sản phẩm Theo như kết quả của 1. Sulek và Hensley
những nghiên cứu trước (2004)
đây trong lĩnh vực nhà 2. Joshi (2012)
hàng cho thấy rằng, chất 3. Ehsan(2012)
lượng sản phẩm là một 4. Ahmad và cộng
yếu tố quan trọng ảnh sự (2013)
hưởng đến ý định lựa 5. Aidin Namin
chọn nhà hàng của ( 2017)
người tiêu dùng

Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ cho 1. (Chung và Kim,


thấy rằng khách hàng 2011)
vẫn nhạy cảm hơn với 2. Tichaawa và
các yếu tố dịch vụ và Mhlanga (2018)
nhận thức của họ về 3. Aydin và Ozer
chất lượng dịch vụ do (2005)
một tổ chức cung cấp 4. (Dutta và cộng
ảnh hưởng đáng kể đến sự, 2014).
hành vi mua hàng của 5. Ryu et al. (2012)
họ 6. Qin và Prybutok
(2009)
7. Ehsan (2012)
8. Ahmad và cộng
sự (2013)
9. Clemes và cộng
sự (2013)

Không gian Cửa hàng thức ăn nhanh 1. (Carmona, 2013)


có thể là nơi để thư 2. Milliman (2013)
giãn, phát triển các mối 3. Ariffin và cộng
quan hệ gia đình, bạn sự, 2011
bè, đồng nghiệp, đem 4. Basera và cộng
đến cho khách hàng một sự, 2013
cảm giác riêng tư ngay 5. Tichaawa và
cả trong không gian Mhlanga, 2018).
chung 6. (Feldman, (2018)
7. Mattilia và Wirtz
(2011)
8. Zeithaml và
Bitner, 2015)
9. Levy và Weitz
(2019)

1.2.6. Các mô hình ra quyết định 

Mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn (MCDM) (Multi Criteria Decision Making)
là mô hình đánh giá được thực hiện đối với nhiều lựa chọn, dựa trên nhiều tiêu chí (đo
lường và không thể đo lường) và do một hội đồng (một nhóm người) ra quyết định. 
Các tiêu chuẩn định tính thường có đặc điểm mơ hồ, khó phân định chuẩn xác, gây
khó khăn cho việc tổng hợp kết quả đánh giá theo các tiêu chuẩn và  việc đưa ra quyết
định. Sử dụng MCDM sẽ lượng hóa các tiêu chuẩn này, tính toán tổng điểm của các
đối tượng đánh giá theo trọng số của mỗi tiêu chuẩn và giúp người ra quyết định có
được một cơ sở chắc chắn và chuẩn xác hơn. Một số phương pháp được sử dụng phổ
biến hiện nay như TOPSIS, AHP,... Hiện nay, có một lượng lớn các nghiên cứu về mô
hình ra quyết định đa tiêu chuẩn. Cũng theo các nghiên cứu đó của nhiều tác giả khác
nhau thì cho thấy phương pháp TOPSIS và AHP được ứng dụng phổ biến trong các
mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn để lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh
viên. AHP là một công cụ ra quyết định đa tiêu chí (MCDM) đã được áp dụng cho
nhiều vấn đề ra quyết định thực tế (Saaty, 1990; Saaty, 2008). Nó đã được sử dụng
trong hầu hết các ứng dụng liên quan đến việc ra quyết định, bao gồm khả năng xử lý
nhiều tiêu chí, chủ yếu nếu một số tiêu chí là định tính, cũng như đánh giá một loạt
các lựa chọn thay thế. Điều này chứng tỏ bản chất linh hoạt của AHP, cho phép sắp
xếp các giải pháp thay thế khác nhau theo yêu cầu của các quyết định được thực hiện
(Vaidya & Kumar, 2006).
Ngoài ra Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích quan hệ giữa
biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình hóa sử dụng hàm tuyến
tính (bậc 1). Các tham số của mô hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu.
Hồi quy tuyến tính được sử dụng rộng rãi trong thực tế do tính chất đơn giản
hóa của hồi quy. Nó cũng dễ ước lượng.
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu


2.1.1. Phương pháp tổng hợp kế thừa
Phương pháp tổng hợp và thu thập các tài liệu thứ cấp bao gồm những bài nghiên cứu
trong nước và quốc tế. Cũng trên cơ sở các tài liệu thứ cấp đó, tổng hợp và đưa ra bộ
tiêu chuẩn, từ đó sử dụng để đưa vào mô hình.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia


Để thu thập được dữ liệu nghiên cứu, nhóm tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia là
chủ và quản lý của cửa hàng bán Smartphone, từ đó đánh giá và đưa ra các tiêu chuẩn
ảnh hưởng đến lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên.
Mục đích của việc phỏng vấn là để thu thập trọng số theo từng tiêu chuẩn ứng với các
lựa chọn tiềm năng.
Nội dung phỏng vấn như sau:
Phần đầu chuyên gia sẽ xếp hạng các tiêu chuẩn để tính toán trọng số của từng tiêu
chuẩn đánh giá.
Phần sau khảo sát ý kiến chuyên gia để đánh giá tỷ lệ của các lựa chọn tiềm năng (Ai)
ứng với mỗi tiêu chuẩn đánh giá (Cj). 
Bảng khảo sát
Bảng khảo sát nhằm mục đích xếp hạng và đánh giá các tiêu chuẩn của các lựa chọn
tiềm năng để lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh.
Bảng 2.1. Bảng khảo sát xếp hạng và đánh giá các tiêu chuẩn
Dt (t=1,..4)
C1 C2
C1 C3
C1 C4
C1 C5
C2 C3
C2 C4
C2 C5
C3 C4
C3 C5
C4 C5

Bảng 2.2. Bảng đánh giá các lựa chọn tiềm năng
Lựa
Tiêu chí chọn  D1 D2 D3 D4 D5

A1

A2

A3

C1 Sự tiện lợi A4

A1

A2

A3

C2 Giá cả A4

A1

A2

A3

C3 Chất lượng sản phẩm A4

A1

A2

A3

C4 Chất lượng dịch vụ A4


A1

A2

A3

C5 Không gian A4

2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu từ chuyên gia
đánh giá. Sau đó áp dụng phương pháp TOPSIS. Zhongliang Yue (2011) với bài
nghiên cứu “A method for group decision-making based on determining weights of
decision makers using TOPSIS” đã trình bày một cách tiếp cận mới để xác định trọng
số của người ra quyết định trong môi trường quyết định nhóm dựa trên phương pháp
TOPSIS mở rộng (Kỹ thuật cho sự ưa thích đơn hàng theo sự tương đồng với một giải
pháp lý tưởng). Tác giả định nghĩa giải pháp lý tưởng tích cực là giá trị trung bình của
quyết định nhóm. Lý tưởng phủ định bao gồm hai phần: lý tưởng phủ định trái và
phải, tương ứng là ma trận tối thiểu và tối đa của quyết định nhóm. Tác giả đưa ra một
ví dụ để minh họa cách tiếp cận đã phát triển. Cuối cùng, những lợi thế và bất lợi của
nghiên cứu này cũng được so sánh.
Phương pháp AHP để tính trọng số các tiêu chuẩn được liệt kê ứng với mỗi lựa
chọn tiềm năng, từ đó rút ra lựa chọn mua Smartphone phù hợp nhất. Phương pháp
AHP được áp dụng dựa trên cơ sở lý thuyết tập mờ và mô hình ra quyết định đa tiêu
chuẩn
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ LỰA CHỌN NHÀ HÀNG
THỨC ĂN NHANH CỦA SINH VIÊN

3.1 Ứng dụng phương pháp TOPSIS vào quyết định mua smartphone của sinh
viên

3.1.1 Xác định lựa chọn tiềm năng


Các lựa chọn tiềm năng gồm:
A1: KFC
A2: Mcdonald
A3: Burger King
A4: Lotteria

3.1.2. Xác định hội đồng ra quyết định


Hội đồng gồm 5 người ra quyết định D1, D2, D3, D4, D5. Họ đều là chủ hoặc
quản lý cửa hàng bán đồ ăn nhanh

3.1.3. Xác định các tiêu chuẩn lựa chọn


Bộ tiêu chuẩn chọn lựa bao gồm
- C1: Sự tiện lợi
- C2: Giá cả
- C3: Chất lượng sản phẩm
- C4: Chất lượng dịch vụ
- C5: Không gian

3.1.4. Xác định trọng số của tiêu chuẩn ( Phương pháp so sánh cặp - AHP )
Bảng 2.3. Quy chuẩn được sử dụng để đánh giá các tiêu chuẩn
Số mờ tam Số Nghịch đảo của số mờ Số
giác thực Nghịch đảo tam giác thực

Quan trọng như Quan trọng như


nhau (1, 1, 1) 1 nhau (1, 1, 1) 1
Quan trọng hơn Ít quan trọng hơn
vừa vừa (2, 3, 4) 2 vừa vừa (1/2, 1/3, 1/4) 1/2

Quan trọng hơn (4, 5, 6) 3 Ít quan trọng hơn (1/4, 1/5, 1/6) 1/3

Rất quan trọng Rất ít quan trọng


hơn (6, 7, 8) 4 hơn (1/6, 1/7, 1/8) 1/4

Vô cùng quan Vô cùng ít quan


trọng hơn (9, 9, 9) 5 trọng hơn (1/9, 1/9, 1/9) 1/5

Bảng 2.4. Bảng khảo sát xếp hạng và đánh giá các tiêu chuẩn

D1 D2

C1 2 C2 C1 2 C2

C1 1/4 C3 C1 1 C3

C1 1/4 C4 C1 1/2 C4

C1 1 C5 C1 3 C5

C2 1/2 C3 C2 1/3 C3

C2 1/3 C4 C2 1/4 C4

C2 2 C5 C2 3 C5

C3 3 C4 C3 3 C4

C3 3 C5 C3 3 C5

C4 4 C5 C4 4 C5

D3 D4

C1 1/4 C2 C1 1/4 C2
C1 1/4 C3 C1 1/3 C3

C1 2 C4 C1 2 C4

C1 4 C5 C1 1 C5

C2 1 C3 C2 1/2 C3

C2 3 C4 C2 3 C4

C2 3 C5 C2 4 C5

C3 2 C4 C3 4 C4

C3 3 C5 C3 5 C5

C4 3 C5 C4 2 C5

D5

C1 1/4 C2

C1 1/4 C3

C1 2 C4

C1 4 C5

C2 1 C3

C2 3 C4

C2 3 C5

C3 2 C4

C3 3 C5
C4 3 C5

Bảng 2.5. Trọng số trung bình các tiêu chuẩn

Tiêu Trọng số trung Xếp


chuẩn bình hạng

C1 0,119 0,116 0,228 4

C2 0,178 0,243 0,331 2

C3 0,239 0,335 0,463 1

C4 0,167 0,214 0,278 3

C5 0,041 0,042 0,046 5

2.3.5. Xác định trung bình tỷ lệ của các lựa chọn theo mỗi tiêu chuẩn

Bảng 2.6. Quy ước

Quy ước:

RT RC RT RT RR 0.7 0.8 0.9

T C T T R 0.6 0.7 0.8

BT BT BT BT BT 0.4 0.5 0.6

KT KC KT KT KR 0.3 0.4 0.5

RKT RKC RKT RKT RKR 0.1 0.2 0.3

C1 C2 C3 C4 C5

Bảng 2.7. Trung bình tỷ lệ các lựa chọn 


Tiêu chí Giá trị tb tỷ lệ các lựa chọn

C1 0.640 0.740 0.840

0.640 0.740 0.840

0.580 0.680 0.780

0.580 0.680 0.780

C2 0.580 0.680 0.780

0.620 0.720 0.820

0.540 0.640 0.740

0.400 0.500 0.600

C3 0.600 0.700 0.800

0.680 0.780 0.880

0.640 0.740 0.840

0.600 0.700 0.800

C4 0.540 0.640 0.740

0.600 0.700 0.800

0.625 0.725 0.825

0.620 0.720 0.820

C5 0.520 0.620 0.720

0.440 0.540 0.640

0.620 0.720 0.820

0.640 0.740 0.840


2.3.6. Tính giá trị cuối cùng
Từ bảng ở phần 2.2.5, ta tính được giá trị tỷ lệ - trọng số của của các lựa chọn đưa ra
ứng với tiêu chuẩn, ta có bảng sau:
Bảng 2.8. Bảng giá trị cuối cùng
Tính giá trị cuối cùng

Tiêu chuẩn Tính giá trị cuối cùng

C1 0.053 0.081 0.124 A1

0.053 0.081 0.124 A2

0.048 0.075 0.115 A3

0.048 0.075 0.115 A4

C2 0.067 0.109 0.173 A1

0.071 0.115 0.182 A2

0.062 0.102 0.164 A3

0.046 0.080 0.133 A4

C3 0.080 0.132 0.210 A1

0.091 0.147 0.231 A2

0.086 0.139 0.220 A3

0.080 0.132 0.210 A4

C4 0.106 0.172 0.271 A1

0.118 0.188 0.293 A2

0.123 0.194 0.302 A3


0.122 0.193 0.300 A4

C5 0.106 0.170 0.266 A1

0.090 0.148 0.236 A2

0.126 0.197 0.303 A3

0.131 0.203 0.310 A4

Từ bảng trên, ta tính được trung bình giá trị trung bình - tỷ lệ có trọng số của các lựa
chọn A, ta có được kết quả sau:

A1 0.41 0.66 1.04

A2 0.42 0.68 1.07

A3 0.45 0.71 1.10

A4 0.43 0.68 1.07

2.3.7. Tính khoảng cách từ FPIS và FNIS và hệ số chặt chẽ


Tính khoảng cách mỗi lựa chọn tới giải pháp tối ưu âm và tối ưu dương, ta có được
kết quả tính toán cuối cùng:
Bảng 2.9. Khoảng cách từ FPIS và FNIS, hệ số chặt chẽ

di+ di- Cci Xếp hạng

G1 0.6784 1.3035 0.6577 3 A1

G2 0.6632 1.3327 0.6677 2 A2

G3 0.6514 1.3796 0.6793 1 A3

G4 1.0515 1.2675 0.5466 4 A4


Dựa vào các giá trị của khoảng cách đến điểm lý tưởng tích cực và tiêu cực của từng
lựa chọn ta tính được hệ số chặt chẽ của từng lựa chọn như sau: A1 có 𝑪𝑪𝟏 =0,6577;
A2 có 𝑪𝑪𝟐 =0,6677; A3 có 𝑪𝑪𝟑 = 0,6793, A4 có 𝑪𝑪4 = 0,5466
Ta có 𝑪𝑪𝒊 càng lớn thì khoảng cách đến điểm lý tưởng dương càng gần và khoảng
cách tới điểm lý tưởng âm càng xa có nghĩa lựa chọn đó là lựa chọn tối ưu hơn. Nhận
thấy 𝑪𝑪3 > 𝑪𝑪2>𝑪𝑪1 > 𝑪𝑪4 , suy ra ta xếp hạng được các lựa chọn mua laptop A3 >
A2 > A1 > A4. Vậy A3 là lựa chọn tối ưu nhất tức là sinh viên nên lựa chọn nhà hàng
thức ăn nhanh của Burger King.

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP


Qua việc tham khảo các bài nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, nhóm
đã nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng
thức ăn nhanh của sinh viên. Vì vậy, đối với các nhà hàng thức ăn nhanh quan tâm đến
nhiều tiêu chí hơn chứ không chỉ trọng tâm phát triển một vài tiêu chí, điều đó chỉ
giúp doanh nghiệp thu hút được 1 tệp khách hàng nhỏ. Vì vậy, việc phát triển đồng bộ
và tối ưu hóa các tiêu chí theo hành vi tiêu dùng của khách hàng là một công việc cần
thiết và nên được thực hiện sớm nhất. Điều này sẽ tạo ra 1 lợi thế cạnh tranh lớn, phù
hợp với nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng.

Qua đề tài nghiên cứu này, đề xuất các giải pháp với mong muốn sẽ là những nền tảng
giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng thức ăn
nhanh có thể đẩy mạnh phát triển hơn nữa. Với tính chất là thực phẩm thức ăn nhanh
thế nên các doanh nghiệp, nhà hàng cần luôn duy trì sự tiện lợi trong quá trình bán
hàng. Cần đảm bảo về mặt thời gian phục vụ sao cho tiết kiệm nhất, cần tạo ra các
chính sách phục vụ hợp lý và đáp ứng nhanh chóng, chính xác với các đơn đặt hàng
qua điện thoại để đảm bảo mức độ thuận tiện nhất cho khách hàng.

Yếu tố thương hiệu trong bất kì lĩnh vực nào cũng luôn cần được đề cao. Do các
thương hiệu thức ăn nhanh chủ yếu là du nhập từ nước ngoài vào thế nên cần có
những kế hoạch phát triển thương hiệu sao cho phù hợp với văn hoá của đất nước đó.
Ngoài ra cần luôn xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu đẹp, khác biệt để ghi dấu
ấn trong lòng người tiêu dùng. Vì tính chất kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống nên
điều cần thiết đối với các nhà hàng thức ăn nhanh là phải luôn nâng cao chất lượng
sản phẩm. Thức ăn nhanh là một loại thực phẩm bắt nguồn từ phương Tây đều này
chắc chắn sẽ làm cho một bộ phận khách hàng cảm thấy không phù hợp khẩu vị khi
dùng. Vì vậy điều quan trọng đối với các nhà hàng thức ăn nhanh là phải tạo được các
sản phẩm mang phong cách phương Tây nhưng đảm bảo khẩu vị phải phù hợp với
người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng

Về yếu tố chất lượng dịch vụ đối với khách hàng cũng rất quan trọng đối với doanh
nghiệp, điều này giúp gia tăng niềm tin cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp không thể
làm khách hàng hiện tại hài lòng thì rất khó để thu hút được khách hàng mới. Vì vậy
nhà hàng thức ăn nhanh nên có những chương trình huấn luyện cho nhân viên nhằm
nâng cao năng lực phục vụ, tác phong chuyên nghiệp và thường xuyên kiểm tra, đánh
giá, thái độ phục vụ của nhân viên. Song song đó cần đảm bảo cơ sở vật chất cũng
phải được luôn trong tình trạng tốt. Địa điểm của các nhà hàng thức ăn nhanh cũng
nên được bố trí ở vị trí thuận tiện.

Giá cả phù hợp của sản phẩm sẽ quyết định tới khả năng chiến thắng trong cạnh tranh
và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Mỗi khách
hàng đều có nhu cầu và khả năng tài chính khác nhau, đa phần hiện nay khách hàng
của nhà hàng thức ăn nhanh chủ yếu là học sinh sinh viên – những đối tượng khách
hàng có mức thu nhập không cao thì nếu doanh nghiệp không đưa ra mức giá cạnh
tranh để thu hút thì có nguy cơ sẽ mất dần thị phần.

TỔNG KẾT

Thông qua việc áp dụng phương pháp TOPSIS và AHP vào nghiên cứu, nhóm
tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định mua smartphone của sinh
viên. Từ tổng quan lý thuyết và mô hình, các tiêu chuẩn mà nhóm tác giả đưa ra là:
thiết kế sản phẩm, nhận thức về thương hiệu, giá bán sản phẩm, chức năng sản phẩm
và độ bền sản phẩm. Phương pháp TOPSIS kết hợp với phương pháp AHP trong bước
xác định trọng số, đã giúp xác định trọng số trung bình các tiêu chuẩn và tỷ lệ ứng với
mỗi tiêu chuẩn thông qua đánh giá tầm quan trọng của các trọng số và tỷ lệ của các
lựa chọn ứng với mỗi tiêu chuẩn của các chuyên gia, sau đó đánh giá và xếp hạng các
lựa chọn và tìm ra được “ Chất lượng sản phẩm” ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên nhiều nhất, xếp sau đó lần lượt là : Giá bán sản
phẩm - chất lượng dịch vụ - sự tiện lợi và cuối cùng là không gian có ảnh hưởng ít
nhất.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp TOPSIS để đưa ra kết quả
về các nhà hàng được sinh viên lựa chọn. Các lựa chọn tiềm năng là 4 các nhà hàng
phổ biến phổ biến với giới trẻ nói riêng và người tiêu dùng nói chung gồm: KFC,
Mcdonald, Burger King, Lotteria và thành lập hội đồng ra quyết định gồm 5 người là
các chuyên gia hoạt động lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng thức ăn
nhanh và chuyên gia ẩm thực. Bằng phương pháp TOPSIS kết hợp với phương pháp
AHP trong bước xác định trọng số, chúng tôi đã thu được kết quả lựa chọn các lựa
chọn tiềm năng như sau: xếp hạng lựa chọn đầu tiên là nhà hàng của Burger King, xếp
hạng lựa chọn thứ hai là nhà hàng của Mcdonald, xếp vị trí thứ 3 là nhà hàng của KFC
và cuối cùng là của Lotte.

Mặc dù đã đạt được một số yêu cầu nêu trong mục đích nghiên cứu. Nhưng bài
làm vẫn còn một số hạn chế về kiến thức. Mong thầy có thể đóng góp thêm để cho đề
tài của nhóm được hoàn thiện và đầy đủ hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Trần Thị Thái ( 2016). “ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HưỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ HÀNG THỨC ĂN NHANH CỦA NGƢỜI
TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”, Đại học Đà Nẵng
2. Nguyễn Minh Huệ ( 2017) “ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN CỬA HÀNG THỨC ĂN NHANH CỦA NGƢỜI TIÊU
DÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”, Tạp chí Kinh Tế & Quản trị kinh
doanh số 02, pp. 33-38
3. Trần Thị Minh Nguyệt và Phan Thị Mỹ Kiều ( 2020), “ NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CỬA HÀNG
THỨC ĂN NHANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG
NGÃI”, Tạp chí Kinh Tế & Quản trị kinh doanh số 15, pp.102-110
4. Nguyễn Thị Anh Thư, Diệp Võ Anh Thư, Phùng Nhã Vy ( 2021), “ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ HÀNG THỨC ĂN
NHANH CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, Trường Đại
học Tài chính-Marketing
5. Nguyễn Thị Hồng Như (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ”, Luận
văn, Đại học Cần Thơ
6. DĐDN News. (2012). Thị Trường thức ăn nhanh: Nội chiến thương hiệu
ngoại.
7. .Asia Food & Wine, Franchise Mind. (2013). Cuộc chiến thức ăn nhanh
tại Tp. HN.

Tài liệu nước ngoài

1. .AJZEN, I. (1991). The theory of planned behaviour. Organizational


behavior and human decision making, 50, 179-211.
2. .Kotler, P. (2007). Marketing căn bản. NXB Lao động –Xã hội.
3. Akbar, Y. A. A. and Alaudeen, M. S. S. (2012) “Determinant of factors that
influence consumer in choosing normal full-service restaurants: Case in Seri
Iskandar, Perak”, South East Asian Journal of Contemporary Business,
Economics and Law, Vol. 1, No. 4, pp. 137-145. ISSN 2289-1560.
4. Alonso, A. D., O'neill, M., Liu, Y. and O'shea, M. (2013) “Factors Driving
Consumer Restaurant Choice: An Exploratory Study from the Southeastern
United States”, Journal of Hospitality Marketing and Management, Vol. 22,
No. 5, pp. 45-66. ISSN 1936-8631. DOI 10.1080/19368623.2012.671562.
5. Ariffin, H. F., Bibon, M. F. and Abdullah, R. P. (2011) “Restaurant’s
atmospheric elements: What the customer wants”, Journal of Asian
Behavioral Studies, Vol. 1, No. 2, pp. 33-38. E-ISSN 2514-7528. DOI
10.1016/j.sbspro.2012.03.360.
6. Aydin, S. and Özer, G. (2015) “The analysis of antecedents of customer
loyalty in the Turkish mobile telecommunication market”, European Journal
of Marketing, Vol. 39, No. 7/8, pp. 910-925. ISSN 0309-0566. DOI
10.1108/03090560510601833.
7. Aziz, A. and Chok, N. (2013) “The role of Halal awareness, Halal
certification, and marketing components in determining Halal purchase
intention among non-Muslims in Malaysia: a structural equation modeling
approach”, Journal of International Food & Agribusiness Marketing, Vol.
25, No. 1, pp. 1-23. ISSN 1528-6983. DOI10.1080/08974438.2013.723997.
8. Baldwin, W. (2018) “The restauranteurship of Hong Kong’s premium
Japanese restaurant market”, International Hospitality Review, Vol. 32, No.
1, pp. 8-25. ISSN 2516-8142. DOI 10.1108/ihr-07-2018-0004.
9. Basera, C. H., Mutsikiwa, M. and Dhilwayo, K. (2013) “A comparative
study on the impact of ambient factors on patronage: A case of three fast
foods retail brands in Masvingo”, Journal of Arts, Science & Commerce,
Vol. 10, No. 1, pp. 151-170. E-ISSN 2229-4686, ISSN 2231-4172.
10. Chung, J. and Kim, S. (2011) “Restaurant Selection Criteria: Understanding
the Roles of Restaurant Type and Customers’ Socio-demographic
Characteristics”, Global Journal of Management and Business Research,
Vol. 5, No. 7, pp. 70-86. ISSN 2249-4588.
11. Cravy (2018) “The Restaurant Industry-A Global Perspective”, [Online].
Available: https://medium.com/@CravyHQ/the-restaurant-industry-a-global-
perspective-26cea1b91701. [Accessed: Oct. 20,2020].
12. Dib, H. and Alhaddad, A. (2014) “The Hierarchical Relationship Between
Brand Equity Dimensions", European Scientific Journal, Vol. 10, No. 28, pp.
183-194. ISSN 1857 7431.
13. Dutta, K., Parsa, H. G., Parsa, R. A. and Bujisic, M. (2014) “Change in
consumer patronage and willingness to pay at different levels of service
attributes in restaurants: A study from India”, Journal of Quality Assurance
in Hospitality & Tourism, Vol. 15, No. 2, pp. 149-174. ISSN 1528-0098.
DOI 10.1080/1528008X.2014.889533.
14. Eliwa, R. A. (2016) “A study of customer loyalty and the image of the fine
dining restaurant”, Unpublished MSc thesis, Oklahoma State University.
15. Gouk, S. Y. (2012) “Linkages between agriculture and food industry, and
food processing by farmers in Korea”, Journal of Rural Development, Vol.
35, No. 2, pp. 103-118. ISSN 0970-3357.DOI 10.22004/ag.econ.175280.
16. Goyal, A. and Singh, N. P. (2017) “Consumer perception about fast food in
India: an exploratory study”, British Food Journal, Vol. 109, No. 2, pp. 182-
195. ISSN 0007-070X. DOI 10.1108/00070700710725536.
17. Hensley, R. L. and Sulek, J. (2017) “Customer satisfaction with waits in
multistage services”, Managing Service Quality, Vol. 17, No. 2, pp. 152-
173. ISSN 0960-4529. DOI 10.1108/09604520710735173.
18. Hussain, S. M, Khan, S. and Yaqoob, F. (2013) “Determinants of Customer
Satisfaction in Fast Food Industry A Study of Fast Food Restaurants
Peshawar Pakistan”, Studia Commercialia Bratislavensia, Vol. 6, No. 21,
pp. 56-65. ISSN 1339-3081. DOI 10.2478/stcb-2013-0002.
19. Keller, K. L. (1993) “Conceptualizing, measuring and managing customer-
based brand equity”, Journal of Marketing, Vol. 57, No. 1., pp. 1-22. E-
ISSN 15477185, ISSN 00222429. DOI 10.2307/1252054.
20. Kenesei, Z. and Todd, S. (2013) “The use of price in the purchase
decision”, Journal of empirical generalizations in marketing science, Vol. 8,
No. 1, pp. 1-21. ISSN 1326-4443.
21. Kim, H. Y. and Chung, J.-E. (2011) “Consumer purchase intention for
organic personal care products”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 28,
No. 1, pp. 40-47. ISSN 0736-3761. DOI 10.1108/07363761111101930
22. Wang, Y., Wang, L., Xue, H. and Qu, W. (2016) "A Review of the Growth
of the Fast Food Industry in China and Its Potential Impact on Obesity",
International Journal of Environmental Research and Public Health, Vol. 13,
No. 11, pp. 11-12. ISSN 1660-4601. DOI 10.3390/ijerph13111112.
23. Mohd Rizaimy Shaharudin, Suhardi Wan Mansor, Shamsul Jamel Elias
(2011) “Food Quality Attributes among Malaysia’s Fast Food
Customer” ,International Business and Management số 2, trang 198-208

24. "TOPSIS Method For Evaluation Customer Service Satisfaction To Fast


Food Industry". Ieeexplore.Ieee.Org, 2021,

Câu 3: Trình bày mô hình ra quyết định Made in Vietnam đã học trong
chươngtrình và cho ví dụ minh họa liên hệ với thực tiễn của bản thân hoặc
doanh nghiệp bản thân đã từng có tương tác (đi thực tập hoặc làm thêm
nếu có)

Mô hình ASIS:

Với 4M1T:
● Man (Con người)
● Method (Phương pháp)
● Machine (Máy móc)
● Material (Nguyên vật liệu)
● Tâm thế (Làm thật)

Kết hợp với các tiêu chí đánh giá: SQCDE:

An toàn ( Safety) : Tiêu chí này dùng để đánh giá tính an toàn của hệ thống
trước và sau khi áp dụng phương án được đề xuất

Chất lượng ( Quality ) : Tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng của hệ thống
trước và sau khi áp dụng phương án đề xuất

Chi phí ( Cost ) : Tiêu chí dùng để đánh giá chi phí của hệ thống trước và sau
khi áp dụng phương án đề xuất

Thời gian ( Delivery ) Tiêu chí áp dụng để đánh giá thời gian của hệ thống
trước và sau khi áp dụng phương án đề xuất

Môi trường ( Environment ) Tiêu chí dùng để đánh giá môi trường của hệ
thống trước và sau khi áp dụng phương án đề xuất

Thông thường, con người là yếu tố quan trọng nhất nhưng trong mô hình này,
điểm đặc biệt lại nằm ở “Tâm thế”. Nó giống như “linh hồn” trong bộ máy. Từ
trước đến nay chưa có môn nào hay mô hình nào nhấn mạnh và coi “Tâm thế”
là quan trọng nhất. Những thứ được học chỉ là những kiến thức trên lý thuyết,
khô khan, những mô hình dạy cách làm sao để tính ra kết quả dựa trên những
con số, cách áp dụng, ưu - nhược điểm của mô hình... nhưng chưa bao giờ đề
cập đến việc “Làm thật” nhất là với những môn tính toán.
Trong Quản trị tinh gọn “Made in Vietnam” thì Tâm thế là yếu tố quan trọng
bao trùm tất cả những cái còn lại, không có Tâm thế thì những cái còn lại đều
hỏng.

=> Vì vậy, mô hình QTTG “Made in Vietnam” của PGS.TS Nguyễn Đăng
Minh đã được xây dựng dựa trên khái niệm cốt lõi là “Tâm thế”.

Tâm thế không tự nhiên sinh ra, rất dễ mất đi, được áp dụng trên tất cả các mặt
với 3 miền khác nhau: Gia đình – Nhà trường (Doanh nghiệp) – Xã hội.

Tâm thế:

✔ Công việc mà con người thực hiện là có lợi ích cho chính bản thân mình.
✔ Chỉ có làm thật mới nâng cao được năng lực tư duy và năng lực làm việc.
✔ Con người cần có ý thức, thái độ và đạo đức tốt với mọi việc.

● Ví dụ: 4M1T với việc làm hoa quả dầm

- Man: 1 hoặc 2 người nữ


- Method: Đi ra chợ mua hoa quả về sau cắt thành từng miếng hạt lựu, sau
đó cho vào bát, lấy đá từ và sữa chua từ tủ lạnh đổ cùng vào. Dùng thìa
trộn lên và thưởng thức
- Machine: máy xay sinh tố, tủ lạnh
- Material: bát, thìa, dao thớt,..
- Tâm thế: “làm thật”: Dùng hoa quả tươi ngon nhất để làm, đeo bao tay
khi cắt gọt hoa quả, vệ sinh đồ dùng sạch sẽ trước khi sử dụng.

Mô hình TOBE
Mô hình Tobe là mô hình đề xuất các phương án khả thi. Mô hình mô phỏng
các phương án ra quyết định đã được xây dựng theo tư duy Quản trị Tinh gọn
Made in Vietnam để cung cấp cho người ra quyết định cái nhìn toàn diện về
từng phương án, giúp người ra quyết định có thể đánh giá lựa chọn ra được
phương án tối ưu nhất.
Bài học kinh nghiệm đối với bản thân
Khi áp dụng đối với bản thân, đặc biệt là trong việc học giúp em nhận ra 1 điều
rằng chỉ có học thật, thi thật, làm việc thật thì mới có một “con người thật”, đó
chính là giá trị bản thân. Chỉ có “con người thật” mới vững bước đi trên con
đường tương lai, mới thành công được, cho dù có bao nhiêu khó khăn cũng
không thể lay chuyển được.
Với tinh thần đó, mình sẽ là người chọn, người chủ động trong mọi việc. Làm
việc với tâm thế “làm thật, việc thật”.
Mô hình thầy tìm ra rất hữu ích, ít nhất là đối với bản thân em, đã bước đầu thay
đổi được tư duy trong giáo dục. Tuy nhiên mô hình còn khá mới mẻ, em rất
mong muốn được tiếp tục học tập mô hình này trong sắp tới.

Câu 4:

4.1. Trình bày những quyết định trong tương lai (trong 5 năm tới) bằng
việc áp dụng các mô hình ra quyết định đã học trong chương trình.

Trong 5 năm tới, em quyết định sẽ mua Laptop để phục vụ cho công việc.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm về Hành vi mua laptop của sinh viên ở thành
phố Bangalore, Ấn Độ vào tháng 9/2013 của Tiến sĩ H.S.Adithya. Đối
tượng tham gia là các sinh viên bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi từ
18-25. Nghiên cứu được thực hiện trong 3 tháng với n = 200 đã xác định
có 8 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh viên khi họ mua một laptop và
giúp các nhà tiếp thị hiểu biết nhu cầu của sinh viên. Các yếu tố đó là:
Phần cứng, Thiết kế, Phần mềm gốc, Linh kiện, Khuyến mãi, Quảng cáo,
Thương hiệu, Cải tiến.
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới khách hàng trong việc mua
Laptop của Tiến sĩ Ashhan Nair và cộng sự thuộc Trường Đại học
Bogazici, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu nghiên cứu: xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến việc mua laptop của người tiêu dùng, trên cơ sở đó,
nghiên cứu sự khác biệt về tầm quan trọng của các yếu tố giữa các nhóm
người tiêu dùng. Nghiên cứu đã cho kết quả có 26 biến được phân thành
7 yếu tố ảnh hưởng đến việc mua laptop của khách hàng cá nhân, đó là:
Đặc điểm kỹ thuật cốt lõi, Giá trị tính năng tăng cường, Ngoại hình vật
lý, Tính năng kết nối và di động, Dịch vụ sau khi mua, Thông số kỹ thuật
thiết bị ngoại vi, Giá cả và điều kiện thanh toán.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua laptop của giáo viên
trong nghiên cứu của Shamsunnahar Tania. Mục tiêu nghiên cứu là xem
xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của giáo viên và
đánh giá sự khác nhau của các yếu tố ảnh hưởng đến giáo viên nam và
nữ. Nghiên cứu cũng đưa ra mô hình 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua laptop của người tiêu dùng, là: Đặc điểm kỹ thuật, Tính năng đặc
biệt, Tính năng di động, Thương hiệu và Giá trị.

Nghiên cứu các tiêu chí ảnh hưởng quyết định mua laptop của sinh viên
Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học An Giang. Mục tiêu nghiên cứu:
phân tích các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên
Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học An Giang. Nghiên cứu đã cho ra kết
quả có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên Khoa
Nông nghiệp, đó là: Cấu hình mạnh và chất lượng, Mẫu mã, Giá cả,
Thương hiệu, Khuyến mãi.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop mới của
sinh viên tại thị trường Đà Nẵng của Lưu Thị Thuỳ Vân (2016). Tác giả
đã thực hiện tổng hợp các điểm chung nổi bật của các mô hình nghiên
cứu đi trước và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và mục
tiêu nghiên cứu để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất, gồm 7 yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà
Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng giải thích được
66,30% quyết định mua laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng,
là: “Kỹ thuật”, “Giá cả và điều kiện thanh toán”, “Dịch vụ hậu mãi”,
“Khả năng kết nối và di động”, “Thiết kế” và “Thương hiệu”.
Từ các bài nghiên cứu đi trước em đã xây dựng mô hình ra quyết định của mình
như sau:

1.1 Xác định lựa chọn tiềm năng


Các lựa chọn tiềm năng gồm:
A1: ASUS
A2: MACBOOK
A3: DELL
A4: HP

1.2. Xác định hội đồng ra quyết định


Hội đồng gồm 5 người ra quyết định D1, D2, D3, D4, D5. Họ đều là chủ hoặc
quản lý cửa hàng bán laptop: Thế giới di động, FPT shop

1.3. Xác định các tiêu chuẩn lựa chọn


Bộ tiêu chuẩn chọn lựa bao gồm
- C1: Mẫu mã sản phẩm
- C2: Nhận thức về thương hiệu
- C3: Giá bán sản phẩm
- C4: Cấu hình mạnh và chất lượng
- C5: Độ bền sản phẩm

1.4. Xác định trọng số của tiêu chuẩn ( Phương pháp so sánh cặp - AHP )
Bảng 3.1. Quy chuẩn được sử dụng để đánh giá các tiêu chuẩn
Số mờ tam Số Nghịch đảo của số mờ Số
giác thực Nghịch đảo tam giác thực

Quan trọng như Quan trọng như


nhau (1, 1, 1) 1 nhau (1, 1, 1) 1

Quan trọng hơn Ít quan trọng hơn


vừa vừa (2, 3, 4) 2 vừa vừa (1/2, 1/3, 1/4) 1/2

Quan trọng hơn (4, 5, 6) 3 Ít quan trọng hơn (1/4, 1/5, 1/6) 1/3

Rất quan trọng Rất ít quan trọng


hơn (6, 7, 8) 4 hơn (1/6, 1/7, 1/8) 1/4

Vô cùng quan Vô cùng ít quan


trọng hơn (9, 9, 9) 5 trọng hơn (1/9, 1/9, 1/9) 1/5

Bảng 3.2. Bảng khảo sát xếp hạng và đánh giá các tiêu chuẩn

D1 D2

C1 2 C2 C1 3 C2

C1 1/3 C3 C1 2 C3

C1 1/2 C4 C1 3 C4

C1 1/4 C5 C1 1/3 C5

C2 1/4 C3 C2 1/4 C3

C2 1/3 C4 C2 1/2 C4
C2 1/5 C5 C2 1/5 C5

C3 2 C4 C3 2 C4

C3 1/2 C5 C3 1/3 C5

C4 1/3 C5 C4 1/3 C5

     

D3 D4

C1 1 C2 C1 1/3 C2

C1 1/2 C3 C1 1/4 C3

C1 1/3 C4 C1 1/5 C4

C1 1/2 C5 C1 1/2 C5

C2 2 C3 C2 2 C3

C2 1/2 C4 C2 1/4 C4

C2 1/4 C5 C2 3 C5

C3 1/3 C4 C3 1/2 C4

C3 2 C5 C3 1/3 C5

C4 1/2 C5 C4 3 C5

D5

C1 1/3 C2

C1 1/2 C3

C1 1/4 C4
C1 3 C5

C2 3 C3

C2 2 C4

C2 4 C5

C3 1/3 C4

C3 2 C5

C4 4 C5

Bảng 3.3. Trọng số trung bình các tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn Trọng số trung bình Xếp hạng

C1 0,083 0,110 0,148 5

C2 0,115 0,160 0,222 4

C3 0,134 0,188 0,262 3

C4 0,197 0,268 0,366 2

C5 0,204 0,274 0,369 1


 

2. Xác định trung bình tỷ lệ của các lựa chọn theo mỗi tiêu chuẩn
Bảng 3.4
RĐ RNT RC RT RT 0,7 0,8 0,9

Đ NT C T T 0,6 0,7 0,8

BT BT BT BT BT 0,4 0,5 0,6

KĐ KNT KC KT KT 0,3 0,4 0,5

RK RKN RK RK RK
Đ T C T T 0,1 0,2 0,3
C1 C2 C3 C4 C5
                    
Bảng 3.5. Trung bình tỷ lệ các lựa chọn 
Tiêu Giá trị TB tỷ lệ các lựa
chí chọn

0,680 0,780 0,880

C1 0,620 0,720 0,820

0,560 0,660 0,760

0,520 0,620 0,720

0,700 0,800 0,900

C2 0,700 0,800 0,900

0,520 0,620 0,720

0,520 0,620 0,720

0,367 0,467 0,567

C3 0,520 0,620 0,720

0,500 0,600 0,700

0,500 0,600 0,700

0,680 0,780 0,880

C4 0,680 0,780 0,880

0,600 0,700 0,800

0,625 0,725 0,825

0,600 0,700 0,800

C5 0,660 0,760 0,860

0,520 0,620 0,720

0,520 0,620 0,720


2.1) Tính giá trị cuối cùng
Từ bảng ở phần 2.2.5, ta tính được giá trị tỷ lệ - trọng số của của các lựa chọn đưa ra
ứng với tiêu chuẩn, ta có bảng sau:
Bảng 2.8. Bảng giá trị cuối cùng
Tiêu chuẩn Giá trị cuối cùng

0,056 0,086 0,130 A1

0,051 0,079 0,121 A2

0,046 0,073 0,112 A3

C1 0,043 0,068 0,107 A4

0,081 0,128 0,200 A1

0,081 0,128 0,200 A2

0,060 0,099 0,160 A3

C2 0,060 0,099 0,160 A4

0,049 0,088 0,148 A1

0,070 0,117 0,189 A2

0,067 0,113 0,183 A3

C3 0,067 0,113 0,183 A4

0,134 0,209 0,322 A1

0,134 0,209 0,322 A2

0,118 0,188 0,293 A3

C4 0,123 0,194 0,302 A4

0,122 0,192 0,295 A1

0,135 0,208 0,317 A2

0,106 0,170 0,266 A3

C5 0,106 0,170 0,266 A4

A1 0,48 0,76 1,17


A2 0,47 0,74 1,15

A3 0,39 0,63 0,99

2.2. Tính khoảng cách từ FPIS và FNIS và hệ số chặt chẽ


Tính khoảng cách mỗi lựa chọn tới giải pháp tối ưu âm và tối ưu dương, ta có được
kết quả tính toán cuối cùng:
Bảng 3.6. Khoảng cách từ FPIS và FNIS, hệ số chặt chẽ
di+ di- Cci

G1 0,5977 1,4768 0,7119

G2 0,6083 1,4460 0,7039

G3 0,7118 1,2389 0,6351

G4 1,0639 1,1914 0,5283


Dựa vào các giá trị của khoảng cách đến điểm lý tưởng tích cực và tiêu cực của
từng lựa chọn ta tính được hệ số chặt chẽ của từng lựa chọn như sau: A1 có 𝑪𝑪𝟏
=0,7119; A2 có 𝑪𝑪𝟐 =0,7039; A3 có 𝑪𝑪𝟑 = 0,6351, A4 có 𝑪𝑪4 = 0,5283.
Ta có 𝑪𝑪𝒊 càng lớn thì khoảng cách đến điểm lý tưởng dương càng gần và khoảng
cách tới điểm lý tưởng âm càng xa có nghĩa lựa chọn đó là lựa chọn tối ưu hơn. Nhận
thấy 𝑪𝑪1 > 𝑪𝑪2>𝑪𝑪𝟑 > 𝑪𝑪4 , suy ra ta xếp hạng được các lựa chọn mua laptop A1 >
A2 > A3 > A4. Vậy A1 là lựa chọn tối ưu nhất tức là em lựa chọn laptop của
ASUS.

4.2. Trình bày cảm nhận của bản thân về toàn bộ chương trình học

Qua môn học “ CÁC MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ” , em đã tiép
thu và học hỏi được những kiến thức rất hay và bổ ích, áp dụng được vào thực
tế của cuộc sống. Qua các mô hình thầy đã dạy cho chúng em, thì bây giờ em đã
biết làm thế nào để đưa ra quyết định chính xác và đúng đắn nhất cho bản than
và mai sau sẽ là cho việc điều hành doanh nghiệp sau này. Em cảm ơn thầy Lưu
Hữu Văn và thầy Nguyễn Đăng Minh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và dạy
chúng em những kiến thức rất hay và ý nghĩa. Các thầy đã tạo ra cơ hội để
chúng em phát triển nhữung kĩ năng của bản thân

You might also like