You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ - HỌC KỲ 1A- 2022-2023

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG


HÌNH THỨC THI: ĐỀ ĐÓNG (không sử dụng tài liệu)
Phần I. Trắc nghiệm, nhưng bắt buộc phải ghi rõ nội dung đáp án đúng, những
câu trả lời không ghi rõ đáp án sẽ không được tính điểm
Ví dụ:
1. Đề xuất về nội dung, chương trình công tác, giúp Chánh văn phòng chuẩn bị
báo cáo cho Lãnh đạo cấp trên, chuẩn bị nội dung cuộc họp là trách nhiệm của
bộ phận nào của văn phòng?
a. Bộ phận hành chính, văn thư – lưu trữ
b. Bộ phận nghiên cứu tổng hợp
c. Bộ phận kế toán – tài vụ
d. Bộ phận tổ chức nhân sự
Chọn đáp án: a. Bộ phận hành chính, văn thư – lưu trữ
Nội dung trong tất cả các bài học (từ bài 1 – bài 8); Xem Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Một số gợi ý khi ôn tập (Không có nghĩa là các nội dung khác không có trong Đề
cương này sẽ không có trong đề thi)
- Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong công tác quản trị văn phòng
- Các chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, của các bộ phận trong văn phòng (6 bộ
phận), của các chức danh làm việc trong văn phòng.
- Cơ cấu tổ chức của văn phòng: nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Các yêu cầu và cách bố trí văn phòng (VP kín, Mở, HH; Phân tán, Tập trung); Nhận
diện cách bố trí văn phòng thông qua ưu/ nhược điểm của từng cách bố trí
- Các loại hình văn phòng và nhận diện được loại hình của các văn phòng của cơ quan,
đơn vị hoặc công ty trong thực tế (thông qua tên của cơ quan đơn vị, công ty)
- Quản trị thông tin, công tác văn thư/quản lý văn bản đi, đến, quản lý con dấu
- Nghiệp vụ văn phòng: tổ chức cuộc họp, hội nghị, (có nghi thức, không nghi thức)
và sắp xếp chuyến đi công tác cho Lãnh đạo.  Trình bày ngắn gọn, theo từng bước
quy trình, có minh họa cụ thể cho từng bước
- Nghiệp vụ soạn thảo văn bản: Các loại văn bản; Thể thức và kỹ thuật trình bày văn
bản; Cách trình bày nội dung văn bản; Cách viết hoa trong văn bản hành chính; Cách
trình bày căn cứ trên quyết định; Nguyên tắc quản lý và đóng dấu trên văn bản (3
trường hợp đóng dấu) đóng dấu trên chữ ký, đóng treo, đóng dấu giáp lai ; Quy trình
quản lý và đăng ký văn bản đi/ đến (xem chi tiết cách thực hiện từng bước)  Xem
NĐ30, chức năng của từng loại văn bản.
Phần II. Các tình huống liên quan đến soạn thảo, thẩm quyền ký ban hành văn
bản, chữ ký của người có thẩm quyền; quản lý văn bản đi, đến; quản lý và sử
dụng con dấu, đóng dấu.
Phần III. Thực hành
Soạn thảo một số văn bản thông thường như:
- Văn bản không có tên loại: Công văn đề nghị, công văn mời họp
- Văn bản có tên loại: Thông báo thông tin liên quan đến các hoạt động, các quy định
của cơ quan, tổ chức.
- Văn bản cá biệt: Quyết định (quy định trực tiếp) về nhân sự, về tổ chức bộ máy;
Quyết định (quyết định gián tiếp) về ban hành quy chế, quy định.

You might also like