You are on page 1of 5

Phân tích và so sánh hoạt động sản xuất tác nghiệp tại Bitis và Nike:

1. Chiến lược sản xuất


1.1 Nike
Nike được biết đến trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang
thiết bị và dịch vụ liên quan đến thể thao. Nike áp dụng hệ thống sản xuất chi phí thấp với
phương thức quản lý Just-in-time (JIT) – vận hành sản xuất trong ngắn hạn, giao nguyên vật liệu
thô đúng lúc.
Quá trình sản xuất của Nike diễn ra theo trình tự sau:
(1) Thiết kế mẫu giày
(2) Giao mẫu giày cho nhà máy tiến hành sản xuất thử nghiệm
(3) Tiến hành sản xuất đại trà
(4) Nhà máy đặt mua nguyên liệu dưới sự kiểm soát của Nike
(5) Nike thu lại thành phẩm từ các nhà máy gia công

Chi phí sản xuất thấp


Giày thể thao là một trong những sản phẩm có chi phí lao động cao “chót vót” tại Mỹ và Châu
Âu, bởi đòi hỏi tập trung nhiều sức lao động. Bởi vậy không bất ngờ khi các thương hiệu giày tại
Mỹ hầu như có xưởng gia công tại các quốc gia đang phát triển, có giá nhân công rẻ để tiết kiệm
chi phí.

Nhưng đối với Nike, họ không chỉ đặt cơ sở sản xuất hoàn toàn ở các nước có nhân công giá rẻ,
mà còn buộc hơn 85% đối tác sản xuất của mình phải áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn
và đưa cắt giảm chi phí trở thành ưu tiên hàng đầu.
Tất cả nỗ lực trên đã giúp Nike tiết kiệm được 0,15 USD (khoảng 3.500 đồng) cho mỗi đôi giày
của mình. Con số tưởng chừng như không đáng là bao sẽ được nhân với hơn 900 triệu sản
phẩm được cho ra lò mỗi năm, đem về một lợi thế cạnh tranh có một không hai trên thị trường.

Vận hành và kiểm soát nguồn nguyên vật liệu


Nike đã áp dụng sản xuất tinh gọn ngay từ quá trình nhập nguyên vật liệu đầu vào. Nguyên vật
liệu để sản xuất ra sản phẩm của Nike sẽ do các nhà máy gia công tự đặt mua, nhưng danh sách
các nhà máy cung cấp nguyên vật liệu đó phải nằm dưới sự kiểm soát của Nike. Hầu hết các
nguyên vật liệu thô có sẵn và được mua bởi các nhà thầu và nhà cung cấp độc lập (các nhà máy
gia công) ở các quốc gia nơi sản xuất diễn ra.

Dây chuyền sản xuất tinh gọn và chuyên môn hóa


Trong nhà máy sản xuất Nike, mỗi công đoạn được thực hiện bởi 1 bộ phận. Các bộ phận này
liên quan chặt chẽ đến nhau, tạo thành một vòng tròn khép kín.
- Bộ phận cắt: nhận hình mẫu, nguyên vật liệu. Sau đó cắt theo hình mẫu qua một dây chuyền
công nghệ
- Bộ phận may: nhận bản vẽ may hoàn thiện, tiến hành may theo bản vẽ hình cắt của đôi giày.
Đồng thời xỏ dây vào giày.
- Bộ phận đế: Tùy từng mẫu đế giày mà bộ phận này sẽ đúc hay nhập đế. Sau đó sẽ dán từng
lớp đế lại với nhau.Ở khâu cuối của bộ phận này có chuyên viên kiểm tra chặt chẽ. Nếu đã đạt
yêu cầu mới chuyển sang bộ phận khác.
- Bộ phận lắp ráp sản phầm: Lắp ráp giày hoàn chỉnh với phần thân và phần đế đã được sản
xuất.
- Kiểm tra và đánh giá: Kiểm tra đôi giày qua môi trường thẩm thấu. Tức là sẽ chịu tác động của
chất hóa học, tác động môi trường,… Sau đó sẽ ép tem và vệ sinh giày. Kiểm tra lần cuối, đóng
hộp và vận chuyển.

Ngoài ra Nike còn áp dụng công nghệ bằng việc sử dụng robot – gọi là Grabit. Những con robot
Grabit có năng suất gấp 20 lần con người. Những thứ liên quan đến chế độ vận hành, thao tác,
quy trình sản xuất đều được lập trình sẵn. Do đó, hiện tượng sai số (hay mắc lỗi) xấp xỉ bằng 0.
Chính xác hơn rất nhiều so với làm thủ công bằng tay. Trong nhà máy sản xuất của Nike, con
người chỉ giám sát, quản lý, điều khiển thiết bị.

Biti’s

2. Thiết kế sản phẩm


2.1 Nike
Mỗi năm Nike chi hàng triệu đô la cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Điều này sẽ
giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu. Trước khi được đưa vào sản xuất, có
rất nhiều phương án về thiết kế, chất liệu, công nghệ sản xuất được đưa ra. Công đoạn này mất
từ 3-6 tháng. Mẫu nào vượt qua các bài kiểm tra về kỹ thuật, sẽ được gửi đến các nhà máy sản
xuất. Nếu không vượt qua bước này, mọi việc sẽ phải thực hiện từ đầu.

Slide có thể show ảnh các mẫu thiết kế của Nike


Công nghệ, thời trang

2.2 Biti’s

2. Quy trình công nghệ


2.1 Nike
Kể từ giai đoạn đầu, các cơ sở nghiên cứu của Nike đã được phát triển thành tòa nhà rộng
13.000 feet vuông là nơi cho những cải tiến liên tục của công nghệ, nơi nghiên cứu được chia
thành ba phần:
Biomechanics : cách cơ thể di chuyển
Physiology: cách cơ thể hoạt động đặc biệt khi bị căng thẳng.
Sensory/Perception: đánh giá cách thức hoạt động, cảm nhận và sử dụng của sản phẩm.
Các sản phẩm của Nike trải qua một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt bao gồm nhiều loại bề mặt
thử nghiệm (gỗ cứng bóng rổ thông thường, sân bóng đá, đường chạy và thử nghiệm ngoài trời
vô tận trên các địa hình khác nhau) và bốn yếu tố quan trọng được tính đến là địa lý, giới tính,
tuổi tác và kỹ năng cấp độ.
Tất cả những điều này kết hợp với kết quả của khoảng một chục thử nghiệm khác được sử dụng
để phát triển các sản phẩm mới, thân thiện với người dùng.

Công nghệ giày Nike Air


Nike Air là công nghệ không khí đầu tiên được phát triển ở Nike và nó thay đổi suy nghĩ của mọi
người về đệm. Nó vẫn là tiêu chuẩn để ước tính khả năng bảo vệ chống va đập sau hơn 20 năm.
Nike Air được là từ khí điều áp bên trong viên nhựa urethane cứng nhưng dẻo. Những đơn vị
Air-Sole được đặt trong đế giữa bên dưới gót chân, bàn chân trước, hoặc ở cả hai vị trí tùy
thuộc vào giày và nhu cầu của vận động viên mà giày được thiết kế. Air-Sole có tác dụng đệm
bàn chân bằng cách nén và giảm lực tác động và sau đó ngay lập tức phục hồi hình dạng ban
đầu, sẵn sàng cho những lần va chạm tiếp theo.

Công nghệ giày Nike Air Zoom/ Zoom Air


Đơn vị Air siêu nhẹ, siêu nhạy và siêu mỏng mang bàn chân tới gần hơn với mặt đất mang lại
cảm giác tối ưu và khả năng cơ động tuyệt vời.
Bộ thu phóng không khí bắt đầu với hai lớp vải được kết nối bởi hàng nghìn sợi dọc, mỗi sợi
được gắn ở hai đầu thành một lớp vải. Sau đó, những sợi này được bao quanh bằng khí điều áp
bên trong một bộ phận Nike Air. Trong khi không khí có áp suất tác dụng và lực hướng ra bên
ngoài, các sợi được đặt ở trạng thái căng và tác động lực ngược vào bên trong để giữ cho túi khí
không bị bung ra hoặc phồng lên. Khi va chạm, túi khí nén để giảm sức căng trên các sợi vải. Sau
khi va chạm, khí nén sẽ mở rộng túi khí và tạo lực căng lên các sợi vải đó. Các sợi nén khi va
chạm và sau đó đàn hồi trở lại ngay lập tức. Ưu điểm của Air Zoom là nó cực kỳ mỏng và nhẹ,
nhưng nó cung cấp lớp đệm tuyệt vời trong khi cho phép người dùng cảm nhận được bề mặt
mà họ đang tiếp xúc đó.

Công nghệ giày Nike Free


Công nghệ Nike Free là sự kết hợp giữa công nghệ bảo vệ chống va đập và đế ngoài. Loại giày có
trọng lượng nhẹ, có độ linh hoạt cao này mô phỏng tác động của việc chạy bằng chân trần và
phân phối áp lực tiếp đất trên một diện tích lớn hơn để giảm căng thẳng cho chân, đầu gối và
lưng.

Các nghiên cứu về cơ sinh học cho thấy rằng việc cho phép bàn chân của bạn có đầy đủ các
chuyển động tự nhiên của nó sẽ cải thiện sức mạnh và giảm chấn thương. Để đáp ứng nhu cầu
của những người thích chạy chân trần lo lắng về việc bảo vệ bàn chân của họ khỏi các yếu tố,
Nike đã tạo ra đế ngoài với các rãnh phân đoạn sâu. Khu vực bàn chân trước cho phép các ngón
chân cử động nhiều hơn để tạo cảm giác tự nhiên, tạo sự ổn định và chính xác.

Công nghệ giày Nike FlyWire:


Nike đã sử dụng thiết kế cầu treo làm nguồn cảm hứng để tạo ra FlyWire, một hệ thống sử
dụng cáp Vectran mạnh mẽ để hỗ trợ bàn chân. Không giống như những đôi giày điển hình cho
phép bàn chân trượt vào bên trong giày, FlyWire giữ cho bàn chân bị khóa chặt, loại bỏ từng
milimet chuyển động với mỗi sải chân.
Cáp FlyWire quấn quanh bàn chân của bạn giống như những sợi gân. Bất kỳ vật liệu bổ sung nào
cũng chỉ có tác dụng để loại bỏ đá và bụi bẩn. Đó là một sự đổi mới cho phép các nhà thiết kế
của Nike giảm trọng lượng giày lên đến 50%. “Vectran” được sử dụng để sản xuất cáp FlyWire,
nó là một sợi multifilament hiệu suất được kéo thành từ polyme tinh thể lỏng. Nếu như không
tính theo trọng lượng, nó cứng hơn thép gấp 5 lần nhưng lại cực kỳ linh hoạt.  

Công nghệ giày Nike LunarLite:


Nhà thiết kế Kevin Hoffer đã nhìn vào hình ảnh các phi hành gia bay nhảy trong không gian và
muốn tạo lại cảm giác này trong một chiếc giày. Vì vậy, ông đã chuyển sang ngành hàng không
vũ trụ để giúp phát triển vật liệu đệm nhẹ nhất, đáp ứng tốt nhất từ trước đến nay của Nike.
Các nghiên cứu của Phòng thí nghiệm nghiên cứu thể thao của Nike cho thấy rằng LunarLite
Foam lan tỏa áp lực trên toàn bộ bàn chân, do đó giảm tác động lên xương. Đệm LunarLite
Foam được so sánh với Phylon, loại bọt hiệu suất nhẹ tiếp theo của Nike.

3. Hoạch định nguồn nhân lực và phân bổ, sắp xếp công việc
3.1 Nike
4.1.1 Cơ cấu tổ chức

Nike tổ chức theo chức năng ở cấp thứ 1, cơ cấu theo bộ phận ở cấp 2 và theo địa lý ở cấp thứ
3 => cấu trúc tổ chức của Nike theo dạng hỗn hợp.
Sự phân chia cấp và cấu trúc chuyên môn hoá theo các chủng loại mặt hàng giúp cho Nike phát
triển mạnh mẽ theo từng nhóm sản phẩm của công ty. Mỗi sản phẩm đều có những chiến lược
cũng như những chính sách và mục tiêu phát triển riêng để thoả mãn nhu cầu khách hàng một
cách tốt nhất.

4.1.2 Trao quyền quản lý


Nike cho phép các đơn vị kinh doanh doanh đại diện cho công ty ở thị trường bên ngoài, có
quyền đàm phán hợp đồng với nhà điều hành phân phối.
Đối với đội ngũ sản xuất, Nike trao quyền cho đội ngũ công nhân và các đội sản xuất trong việc
đặt mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất, dưới sự kiểm soát về chất lượng của Nike.
 Cách làm này hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu hướng đến dây chuyền sản xuất tinh gọn,
giảm thiểu lãng phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc trao quyền cho các
đơn vị kinh doanh đại diện cho Nike đôi khi cũng trở thành nhược điểm khi các đơn vị
chỉ quan tâm đến mục tiêu riêng mà không phải là lợi ích tổng thể của công ty.

4.1.3 Áp dụng công nghệ trong hoạch định


Tập đoàn này đã dần áp dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích và làm rõ các nhu cầu phát sinh mà
không một chuyên gia con người nào có đủ khả năng để xử lý. Hệ thống dữ liệu lớn cũng dần
được áp dụng để đem về hàng loạt thông tin sản xuất, vận chuyển và bán lẻ để làm nền tảng
cho mọi quyết định

4.2 Biti’s

You might also like