You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


-----&-----

BÁO CÁO TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


CHỦ ĐỀ : NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG

GVHD: Võ Hồng Tâm


NHÓM 5 - LỚP RMD3001_1
Nguyễn Thị Hoài Linh
Trịnh Thị Ngọc Ánh
Trần Anh Thư
Huỳnh Thị Trà My
Nguyễn Lê Hoàng Ngân

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2022


Mục lục
I. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................................2
1. Sản phẩm xanh............................................................................................................2

2. Tiêu dùng xanh...........................................................................................................2

3. Hành vi tiêu dùng xanh...............................................................................................3

II. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan.................................................................3


1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.....................................................................................4

2. Các nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................................5

3. Các khoảng trống nghiên cứu.....................................................................................8

III. Tài liệu tham khảo...................................................................................................9

1
I.  Một số khái niệm cơ bản

I. Sản phẩm xanh

Có rất nhiều quan niệm về sản phẩm xanh. Theo Chen & Chai (2010), sản phẩm xanh là
các sản phẩm sử dụng những nguyên vật liệu an toàn cho môi trường, có thể đem tái chế
và đòi hỏi ít bao gói. Nimse và cộng sự lại cho rằng sản phẩm xanh là những sản phẩm sử
dụng vật liệu có thể tái chế  giảm thiểu tối đa phế thải, giảm sử dụng nước và năng lượng,
tối thiểu bao bì và thải ít chất độc hại ra môi trường. Tuy nhiên, với Shamdasani & cộng
sự thì sản phẩm xanh là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người, không gây ô nhiễm
cho môi trường, cho trái đất và không gây tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên. Là những
sản phẩm rất thân thiện với môi trường, ít tác động động đến môi trường và góp phần làm
cho thế giới bền vững hơn.
Ở Việt Nam, Theo nghiên cứu của Nguyễn Gia Thọ (2019). Có 4 tiêu chí để một sản
phẩm được xem là sản phẩm xanh:
(1) Được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường ( ví dụ như ống hút giấy là một
sản phẩm tái chế được làm từ bả mía, tinh bột ngô,..)
(2) Đem lại những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khỏe ( Ví dụ các vật liệu thay
thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư. Sản phẩm xanh
sẽ thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống, không ảnh hưởng đến môi trường);
(3) Sản phẩm giảm tác động đến môi trường ( sản phẩm ít chất thải, sử dụng năng lượng
tái sinh, ít chi phí bảo trì. Ví dụ như sử dụng chai thủy tinh thay vì chai nhựa,...)
(4) Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe.
Các quan niệm trên cho thấy rằng sản phẩm xanh là sản phẩm rất đa dạng. Ngoài là sản
phẩm đáp ứng 1 trong 4 tiêu chí trên. Sản phẩm công nghiệp xanh còn bao gồm: nhóm
sản phẩm tiết kiệm năng lượng, nhóm sản phẩm gắn Nhãn xanh và nhóm sản phẩm năng
lượng tái tạo ( Chu Thị Kim Loan 2021).

2
II. Tiêu dùng xanh 

Ở các nghiên cứu nước ngoài, khái niệm về tiêu dùng xanh là hành vi mua sắm các sản
phẩm thân thiện với môi trường và tránh các sản phẩm gây hại cho môi trường  (Mainieri
& cộng sự 1997). Chan (2001) thì cho rằng, tiêu dùng xanh thể hiện trách nhiệm đối với
việc bảo vệ môi trường thông qua việc lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường,
có cách tiêu dùng và xử lý rác thải hợp lý. Còn với  Sisira (2011) cũng đưa ra định nghĩa
khá toàn diện về tiêu dùng xanh với quan điểm đây là một quá trình thông qua những
hành vi xã hội như: mua các loại thực phẩm sinh học, tái chế, tái sử dụng, hạn chế dùng
thừa và sử dụng hệ thống giao thông thân thiện. 
Trong các bài viết ở Việt Nam, tiêu dùng xanh không chỉ dừng lại các hành vi mua sắm
xanh mà còn là chuỗi các hành vi được nhìn nhận trên quan điểm phát triển bển vững :
mua thực phẩm sinh thái, tái chế , tái sử dụng, tiết kiệm và sử dụng giao thông thân thiện
với môi trường ( Nguyễn Thế Khải & Nguyễn Thị Lan Anh , 2016).
Bản chất của tiêu dùng xanh là hoạt động của con người là hướng tới gìn giữ, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, qua đó sẽ đóng góp vào tăng trưởng xanh của
nền kinh tế ( Chu Thị Kim Loan 2021).

III. Hành vi tiêu dùng xanh 

Hành vi tiêu dùng xanh bao gồm: mua sắm, sử dụng và thải bỏ. Nó có rất nhiều quan
niệm. Hành vi tiêu dùng xanh là các hành động tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ của cá nhân, nhóm đối tượng có mục đích giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm
môi trường, bảo đảm an toàn cho sức khỏe cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, thái
độ và hành động của họ. Nguyễn Hữu Thụ( 2014) và Hoàng Thị Bảo Thoa ( 2016) thì
cho rằng: Có nhiều quan niệm về hành vi tiêu dùng xanh, cơ bản được phát triển dựa trên
khái niệm hành vi tiêu dùng và khái niệm sản phẩm xanh. Tóm lại, hành vi tiêu dùng xanh
là  một chuỗi hành vi bao gồm mua và sử dụng sản phẩm xanh (tiết kiệm, tái sử dụng, tái
chế, sử dụng bao bì xanh và xử lý rác thải).

3
II. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan  

Tổng quan từ 20 bài báo có liên quan đến hành vi tiêu dùng xanh ( gồm 14 bài báo nước
ngoài, 6 bài báo nghiên cứu ở trong nước) . 

1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 

Bảng dưới đây sẽ thể hiện một số thông tin về các bài nghiên cứu với biến phụ thuộc là ý
định mua hàng xanh và hành vi mua hàng xanh và một số biến độc lập chủ yếu.
Tác giả Mức Kiến TPB Giá Niềm Rủi Tìm Giá Tính hậu
độ tập thức trị tin ro kiếm cả sẵn quả
thể nhậ xanh nhận sự có cá
n thức mới nhân
thức xanh lạ
xanh
Ricky Y. K. Chan  ( 2001) + + + + +
Icek  Ajzen    (2002) + -
Icek  Ajzen     (1991) +
Yu‐Shan Chen, Ching‐ + + -
Hsun Chang (2012)
Dooyoung Choi, Kim K.P. + + +
Johnson (2019)
Pradeep Kautish, Justin + +
Paul, Rajesh Sharma
(2019)

Anil Kumar, Gyan Prakash + +


Gaurav Kumar (2021)

Szu‐Tung Lin, Han-Jen + +


Niu (2018)

4
Paul, J., Modi, A. and +
Patel, J.  (2016)
Yatish Joshi, Zillur - + - -
Rahman (2018)
T.Ramayah, Jason Wai + -
Chow Lee, Osman
Mohamad (2010)
Hui-Ju Wang (2017) + + +
Hui-hui Zhao, Qian Gao, + + +
Yao-ping Wu, Yuan
Wang, Xiao-dong Zhu
( +: Mối quan hệ tích cực với biến phụ thuộc, - : Mối quan hệ tiêu cực )
Bảng 1: Một số thông tin của các nghiên cứu nước ngoài

Thông qua kết quả nghiên cứu từ bảng trên, có thể thấy chỉ ngoại trừ biến “ giá cả của sản
phẩm xanh” là có sự tác động tiêu cực, còn các biến khác như mức độ tập thể, kiến thức,
thái độ với môi trường , TPB ( thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan, nhận thức về
kiểm soát hành vi), giá trị nhận thức xanh, Niềm tin xanh, rủi ro về nhận thức xanh, tìm
kiếm sự mới lạ, tính sẵn có và hậu quả cá nhân đều có tác động tích cực, cùng chiều với ý
định mua xanh và hành vi tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, những tác động này có ý nghĩa
thống kê những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh không hẳn là giống nhau ở
các nghiên cứu

II. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Các nghiên cứu về chủ đề này đều để nhằm tìm ra những nhân tố có tác động đến hành vi
tiêu dùng xanh, từ đó đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp, chính phủ hoạch định
những chính sách  để nâng cao hành vi tiêu dùng xanh, xây dựng lối sống xanh và giúp
doanh nghiệp có thể đem lại lợi nhuận tốt hơn, góp phần tăng trưởng nền kinh tế nhà
nước.
Trọng Hùng & cộng sự (2018) đã sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính

5
(SEM) để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu
dùng xanh tại thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 2 nhóm nhân tố: “thái
độ” là nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó tác động gián tiếp
đến hành vi tiêu dùng xanh; tiếp theo đó là “mối quan tâm đến môi trường” tác động trực
tiếp đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó tác động gián tiếp đến hành vi. Từ đó đưa ra giải
pháp nâng cao thái độ và sự hiểu biết, quan tâm đến môi trường nhằm nâng cao ý định
mua sắm xanh, thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh. Theo nghiên cứu của Hà Nam Khánh
Giao & Đinh Thị Kiều Nhung (2018), nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tương quan và
hồi quy để phân tích một số yếu tố  ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại thành phố
Hồ Chí Minh. Sau quá trình phân tích thì thấy được có 3 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng xanh. Trong đó, “ Hoạt động chiêu thị xanh”, “ Giá sản phẩm xanh” có tác động
cùng chiều, còn “ Nguồn thông tin” lại có tác động ngược chiều với ý định tiêu dùng xanh
của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến những nguồn thông tin,
cần phải  kiểm soát thông tin trước khi truyền tải trên các kênh truyền hình, hội thảo, tiếp
thị... Hồ Thị Mỹ Dung & cộng sự (2019) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
tiêu dùng xanh của người dân TP Trà Vinh. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích
(EFA) và phân tích hồi quy và đã chỉ ra rằng có 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh là:  nhận thức về môi trường,  nhận thức về sức  khỏe, hiệu  quả hành vi tiêu
dùng xanh, giá cả và truyền thông đại chúng. Đặc biệt, yếu tố nhận thức về môi trường là
yếu tố cốt yếu nhất. Gần đây nhất, Chu Thị Kim Loan (2020) đã sử dụng số liệu thống kê
mô tả, phân tích yếu tố khám phá (EFA) và phân tích nhiều hồi quy để khảo sát chỉ ra
rằng ý định mua hàng xanh của sinh viên VNUA bị ảnh hưởng tích cực bởi các nhân tố :
(i) ảnh hưởng xã hội và kiến thức sản phẩm; (ii) các mối quan tâm về môi trường và các
chỉ tiêu chủ quan. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh dưới góc
độ cảm xúc của con người như: Phạm Thái Phương Tuyền và cộng sự (2020). Kết quả
nghiên cứu đã thể hiện 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của TP Hồ Chí
Minh là niềm tự hào và cảm giác tội lỗi (cảm xúc tự định hướng), lòng biết ơn và các cảm
xúc lên án (cảm xúc do yếu tố bên ngoài định hướng). Các chỉ số tác động của cảm xúc

6
tích cực (gồm niềm tự hào và lòng biết ơn) có tác động mạnh hơn lên ý định thân thiện
với môi trường so với các cảm xúc tiêu cực (gồm cảm giác tội lỗi và các cảm xúc lên án). 

Các nhân tố Tác Hành vi Bài viết


động

Thái độ chuẩn chủ quan Tích Hành vi tiêu Hoàng Trọng Hùng
Mối quan tâm đến môi trường cực dùng xanh và cộng sự (2018)

Hoạt động chiêu thị xanh Tích Hành vi tiêu Hà Nam Khánh Giao
Giá sản phẩm xanh cực dùng xanh & Đinh Thị Kiều
Nguồn thông tin Nhung(2018)
Tiêu
cực

Nhận thức về môi trường Tích Ý định tiêu Hồ Thị Mỹ Dung và


Nhận thức  về sức  khỏe cực dùng xanh cộng sự (2019)
Hiệu  quả hành  vi  tiêu  dùng  xanh
Giá  cả
Truyền  thông  đại  chúng.

Ảnh hưởng xã hội và kiến thức sản Tích Ý định mua Chu Thị Kim
phẩm cực hàng xanh Loan(2020)
Các mối quan tâm về môi trường và
các chỉ tiêu chủ quan.

Gian tiếp: Tính tập thể gồm sự quan Tích Ý định mua Phạm Thị Lan
tâm đến môi trường và thái độ đối với cực hàng xanh Hương(2014)
hành vi mua xanh
Trực tiếp: Hành động bảo vệ môi

7
trường, thái độ với hành vi mua xanh

Cảm xúc tự định hướng: niềm tự hào Tích Ý định tránh Phạm Thái Phương
và cảm giác tội lỗi cực gây ô nhiễm và Tuyền và cộng sự
Cảm xúc do yếu tố bên ngoài định ý định tiêu (2020)
hướng: lòng biết ơn và các cảm xúc dùng xanh
lên án

Bảng 1: Tóm tắt tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
III. Các khoảng trống nghiên cứu

Tổng hợp từ các công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước ta có thể thấy rằng, các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng xanh và hành vi tiêu dùng xanh được đề xuất
trong các mô hình nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau. Các tác giả cũng sử dụng các
phương pháp phân tích và điều tra khác nhau. Bao gồm phương pháp truyền thống thống
kê mô tả, phương pháp tương quan, hồi quy tuyến tính, SEM và EFA. Các nghiên cứu
thực nghiệm đã chứng minh được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh như
nhận thức về môi trường, thái độ hành vi tiêu dùng xanh, giá cả, các nguồn thông tin về
môi trường, tính sẵn có của sản phẩm xanh,... Tuy nhiên, kết luận về ảnh hưởng của một
số nhân tố như “tính sẵn có của sản phẩm xanh” , “giá cả” ,...chưa có sự thống nhất giữa
các nghiên cứu, cần có thêm những nghiên cứu để kiểm chứng về vấn đề này.  Ngoài ra,
các nghiên cứu đều hướng đến một đại bộ phận chung mà chưa nghiên cứu rõ vào một
nhóm đối tượng cụ thể nào đó. Bởi ở các đối tượng có cách suy nghĩ và nhận thức khác
nhau về “tiêu dùng xanh”, đặc biệt là đối tượng  sinh viên. Họ là thế hệ của những con
người năng động, nhiệt huyết, có cái nhìn sâu sắc đối với môi trường. Vì vậy, cần làm
thêm các nghiên cứu thực nghiệm đo lường thái độ, hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên. 

Các nghiên cứu đi trước phần lớn tập trung vào việc nghiên cứu về nhận thức về môi
trường, thái độ, hành vi tiêu dùng xanh của con người. Mới chỉ có Phạm Thị Lan Hương
(2014) thì mới có sự nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hành vi mua

8
hàng xanh, tuy vậy nhưng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của truyền thông cần được so sánh
trong mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh. Các nghiên cứu
trước đây cũng chưa đề cập nhiều sự cảm nhận về giá cả của các sản phẩm xanh đến ý
định mua hàng xanh cũng như là tính sẵn có của sản phẩm xanh trên thị trường. Tuy đã có
một số nghiên cứu nói về các yếu tố này nhưng chưa thật sự rõ ràng để quyết định đến
hành vi tiêu dùng xanh. Ngoài ra các khía cạnh về nhân khẩu học như giới tính, tuổi, nghề
nghiệp,... cũng có ảnh hưởng đến ý định và hành vi tiêu dùng xanh. 

Hành vi tiêu dùng xanh là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới. Tuy nhiên, các hiểu biết về hành vi tiêu dùng xanh còn hạn chế, bởi
hành vi tiêu dùng xanh bao gồm cả một quá trình mua sắm, sử dụng và thải bỏ. Các công
trình nghiên cứu từ trước đến nay đa số chỉ tập trung vào nghiên cứu về hành vi mua sắm
sản phẩm xanh, rất ít công trình nghiên cứu về hành vi sử dụng và hành vi thải bỏ sản
phẩm xanh. Do đó, hướng nghiên cứu mới cần nghiên cứu về mô hình những yếu tố làm
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng và thải bỏ sản phẩm xanh. 

III. Tài liệu tham khảo

Khái niệm sản phẩm xanh, tiêu dùng xanh, hành vi tiêu dùng xanh (tapchi.vnua.edu.vn,
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển)

You might also like