You are on page 1of 9

6/21/19

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG TP.HCM

Mục tiêu
1. Nắm được tổ chức bộ máy và cách thức vận hành
của hệ thống y tế Việt Nam nói chung và chuyên
ngành Răng Hàm Mặt nói riêng.
2. Hiểu rõ mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng
từ cấp trung ương đến địa phương về điều trị và dự
phòng.

Đặc điểm địa lý

— Dân số Việt Nam là


94.659,8 nghìn người (năm
2018)
— 63 tỉnh thành chia 8 khu vực.
— Diện tích # 332.212 km²
— Địa hình đa dạng: đồi núi,
đồng bằng, bờ biển và thềm
lục địa.

BẢN ĐỒ
VIỆT NAM

1
6/21/19

Những đặc điểm của ngành y tế VN


— Chính sách phòng bệnh chủ động;
— Xã hội hóa các hoạt động y tế;
— Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đồng thời hiện đại hóa
hoạt động y tế;
— Bảo đảm tính công bằng.

Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế cấp trung ương

CHÍNH PHỦ
BỘ Y TẾ

Vụ, cục
Các bệnh Công ty, xí
Các đại học hành chính
Các viện viện trung nghiệp dược
y dược và chuyên
môn kĩ thuật ương phẩm

Chỉ đạo chuyên


môn

UBND tỉnh/
thành phố Sở y tế tỉnh/ Các đơn vị
thành phố trực thuộc Sở

Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế cấp cơ sở

Sở Y tế

Bệnh viện đa Trung tâm TTYTDP tỉnh/ Cơ sở sản xuất


chuyên khoa TT KSBT Phòng nha tư kinh doanh
khoa tỉnh (CDC) dược, TTB y tế

UBND huyện

Trung tâm y tế quận huyện (CDC)


2 chức năng Phòng y tế
- Khám bệnh, chữa bệnh
- Dự phòng

Trạm y tế phường, xã

2
6/21/19

Hệ thống y tế Việt Nam


v Cấp trung ương:
Bộ Y tế có thẩm quyền cao nhất trong hệ thống y tế,
xây dựng và thực hiện những chính sách và chương trình
sức khoẻ cho toàn quốc.
v Cấp cơ sở:
Toàn quốc có 63 Sở Y tế, thuộc 58 tỉnh và 5 thành phố
trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Tp. Hồ Chí Minh).
Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Uỷ ban
nhân dân Thành phố và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn
nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Sơ đồ tổ chức hệ thống Răng Hàm Mặt


Bộ Y tế

BV RHM TƯ Hà Nội
BV RHM TƯ TP.Hồ Chí Minh

Hệ điều trị Hệ dự phòng

Trung tâm chuyên khoa RHM Khoa RHM/BV Đa khoa tỉnh, TP Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, TP

Khoa RHM/BV quận, huyện Chương trình nha học đường

Phòng khám RHM/Trạm Y tế

Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh công lập


Tuyến Trung ương
39 BV

Tuyến tỉnh
492 BV

Tuyến huyện
645 BV huyện và 72 BV ngành

Tuyến xã
~11.110 Trạm y tế

Ngoài ra còn có 219 bệnh viện tư nhân, 31.594 phòng khám tư nhân
(số liệu tháng 3/2018)

3
6/21/19

Giải pháp cho ngành y tế

Chăm sóc y
tế cộng đồng

Điều trị Nâng cao nguồn lực,


toàn diện cơ sở hạ tầng

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương


TP. Hồ Chí Minh
Chức năng:
Ø Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và tạo hình
thẩm mỹ ở tuyến chuyên ngành cao nhất về răng hàm
mặt cho nhân dân 32 tỉnh thành phía Nam.
Ø Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, công nghệ,
kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh.
Ø Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế, hợp tác quốc tế và
công tác chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương


TP. Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ:
1. Cấp cứu, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và
tạo hình thẩm mỹ ở tuyến chuyên ngành cao nhất về
răng hàm mặt.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế.
3. Nghiên cứu khoa học.
4. Phòng chống dịch bệnh.
5. Chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới.
6. Hợp tác quốc tế.

4
6/21/19

Hệ điều trị RHM công lập


— Khoa răng hàm mặt tuyến tỉnh/ thành:
- Khám, điều trị cho bệnh nhân theo phân tuyến kĩ thuật
- Thực hiện công tác chuyển giao kĩ thuật và Đề án 1816
- Tham gia điều trị răng miệng cho cộng đồng
- Hỗ trợ chương trình Nha học đường tại địa phương

Bv RHM TƯ Tp.HCM đã phát huy đúng vai trò Bv tuyến trung


ương trong công tác CGKT và thực hiện Đề án 1816, giúp các
Bv tuyến tỉnh thực hiện cơ bản được các kĩ thuật điều trị răng
miệng, phẫu thuật trong miệng, điều trị viêm nhiễm, phẫu thuật
chấn thương, khối u vùng hàm mặt. Một số Bv đã triển khai
hiệu quả các kĩ thuật RHM cao như chỉnh hình răng mặt, cấy
ghép nha khoa.

Hệ điều trị RHM công lập (tt)


— Khoa RHM tuyến quận huyện:
- Cơ sở RHM công lập tại tuyến quận huyện chưa đạt tỉ lệ
100% ở các tỉnh thành , còn huyện trắng (không có hoạt
động RHM)
- Công tác CGKT và thực hiện đề án 1816 từ tuyến tỉnh
xuống tuyến huyện còn nhiều hạn chế.
- Hoạt động điều trị RHM chưa phát triển mạnh và đồng
đều.
— Phòng khám RHM phường xã: hầu như không có

— Điều trị kỹ thuật


điều trị cao
— Điều trị toàn diện

5
6/21/19

Chỉ đạo tuyến – chuyển giao kỹ thuật

CHỈ ĐẠO TUYẾN – CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT

Hệ điều trị RHM tư nhân


— Cơ sở Răng hàm mặt tư nhân:
- Căn cứ năng lực thực hiện kĩ thuật, phạm vi hoạt động chuyên
môn, hình thức tổ chức, quy mô hoạt động, điều kiện sơ sở vật
chất, trang thiết bị, nhân lực của cơ sở mà cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động
quyết định tuyến chuyên môn kĩ thuật của cơ sở.
- Nhiều phòng khám RHM tư có thể thực hiện tất cả các kĩ thuật
điều trị răng miệng kể cả Chỉnh hình răng mặt và Cấy ghép nha
khoa.
- Phòng khám RHM tư hiện phát triển rất mạnh mẽ và có tính
cạnh tranh cao với các đơn vị công lập, nhất là tại các thành
phố lớn.

6
6/21/19

Hệ dự phòng
Thông tư Liên bộ Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo số 23/1987 về
việc quy định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện chương trình NHĐ.
Ngành Y tế chịu trách nhiệm chủ trì về công tác đào tạo và chỉ
đạo chuyên môn kỹ thuật. Ngành Giáo dục chịu trách nhiệm
chủ trì về tổ chức thực hiện. Cụ thể gồm 3 nhiệm vụ chính là :
- Công tác giáo dục nha khoa là nhiệm vụ hàng đầu trong công
tác phòng bệnh răng miệng cho học sinh tại trường học, đưa
giáo dục SKRM vào chương trình chính khoá mỗi năm 4 tiết ở
các trường tiểu học.
- Phòng bệnh bằng Fluor: Viện RHM chịu trách nhiệm xác định
những địa phương cần cho học sinh súc miệng hàng tuần bằng
dung dịch NaF 0,2%. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức
điều khiển cho học sinh súc miệng fluor cùng cán bộ NHĐ.
- Kiểm tra định kỳ tình hình RM học sinh và có kế hoạch điều trị
sớm tại trường tránh biến chứng.

Hệ dự phòng (tt)
Chương trình Nha học đường hiện nay với 4 nội dung chính :
— Nội dung 1: 100% học sinh mẫu giáo và tiểu học được giảng
dạy kiến thức về chăm sóc răng miệng theo giáo trình có sự
thống nhất và phối hợp giữa hai ngành y tế và giáo dục- đào
tạo.
— Nội dung 2: Súc miệng với dung dịch Fluor 0,2 % và chải răng
với kem có Fluor hàng tuần tại các trường học.
— Nội dung 3: Học sinh được khám, phát hiện và điều trị răng
miệng, đảm bảo công tác vệ sinh vô trùng.
— Nội dung 4: Trám bít hố rãnh để phòng ngừa sâu răng .
Nha học đường hiện nay là 1 trong các nội dung của công tác y tế
trường học (Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT) và chỉ
chiếm 2/100 điểm.

Hệ dự phòng (tt)
— Chương trình Nha học đường tỉnh được sự hỗ trợ chuyên
môn từ BV RHM TƯ và do cán bộ phụ trách Nha học
đường tỉnh (TTYTDP tỉnh) theo dõi, giám sát.
— Hiện tại chương trình Nha học đường tập trung triển khai
nội dung 1 và 2.
— Mô hình phòng nha học đường tại trường đang dần đổi
sang mô hình trường – trạm.
(Trường học phối hợp trung tâm/ trạm y tế khám sức khỏe
và điều trị răng miệng cho học sinh).

7
6/21/19

Thuận lợi
— Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản
lý khám chữa bệnh. Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ
đạo và hướng dẫn hoạt động chỉ đạo tuyến.
— Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo bệnh viện
tuyến dưới. Các y bác sĩ tuyến dưới ham học hỏi nâng cao
trình độ chuyên môn, tiếp nhận chuyển giao kĩ thuật và tích
cực thực hiện công tác dự phòng .
— Mạng lưới RHM các tỉnh thành khá phát triển và nguồn
nhân lực được đào tạo chính quy.
— Một số tỉnh thành được Bảo hiểm y tế chi trả tốt.

Thuận lợi (tt)


— Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, chương trình Nha học
dường là 1 trong 5 nội dung của y tế trường học và trường
học phải có cán bộ y tế trình độ trung cấp nên chương
trình dần chuyển sang mô hình trường – trạm/ trung tâm
và đạt được nhiều kết quả khả quan.
— Tài liệu và tranh ảnh phục vụ công tác truyền thông, giáo
dục sức khỏe răng miệng về cơ bản được đáp ứng đầy đủ.

Khó khăn
— Mạng lưới RHM:
- Nhân lực thiếu, phân bố không đều.
- Bv tuyến dưới thiếu dụng cụ, trang thiết bị, vật tư chuyên
khoa RHM; Thiếu sự hỗ trợ từ khoa Gây mê hồi sức, chẩn
đoán hình ảnh.
- Thanh toán bảo hiểm y tế còn khó khăn.
- Công tác quản lý phòng khám RHM tư nhân còn lỏng lẻo,
còn hiện tượng người không có bằng cấp chuyên môn
khám chữa bệnh gây hậu quả xấu.

8
6/21/19

Khó khăn (tt)


— Chương trình Nha học đường:
- Chưa có Ban chỉ đạo Nha học đường Quốc gia để thống
nhất thực hiện chương trình từ trung ương đến địa phương.
- GDSKRM chưa đưa vào bài học chính khóa; tại một số nơi
chương trình y tế trường học chưa được chú trọng nên hiệu
quả hoạt động không cao.
- Kinh phí hàng năm bị thu hẹp.
- Nhân sự rất thiếu do chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng.
- Cán bộ y tế trường học thiếu và thường làm công tác kiêm
nhiệm (thủ quỹ, thư viện...).

— Mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng Việt Nam trải qua
nhiều năm xây dựng và phát triển đã đạt được một số thành quả
đáng ghi nhận.
— Từ những thuận lợi có được và khắc phục những khó khăn còn
tồn tại, chúng ta sẽ phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân:
- Mở rộng chương trình nha học đường thành chương trình nha
khoa cộng đồng.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nhân sự.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tiếp cận, ứng dụng những
thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại.
- Mở rộng hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư nguồn lực cả
trong và ngoài nước.

You might also like