You are on page 1of 2

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN QUẢN TRỊ ĐA VĂN HOÁ

Học phần Quản trị Đa văn hoá

Mã học phần ITOM1811

Tên bài tập Bài tập nhóm

Trọng số điểm

Giảng viên Trương Quang Minh

Ngày ra đề Tuần 5

Thời gian nộp bản mềm cho GV Tuần 12

Thời gian thảo luận Tuần 13, 14, 15

Thời lượng thảo luận mỗi nhóm Tối đa 40 phút

Định dạng bài Bản mềm Trình bày + thảo luận trên lớp

i. Đặt tên file: Mã lớp học phần_STT nhóm


Cách thức trình bày
ii. Định dạng file: word hoặc pdf

1. Nhiệm vụ:
Mỗi nhóm xây dựng hai (02) tình huống có sự hiểu lầm/xung đột về văn hoá trong giao
tiếp hoặc công việc giữa các cá nhân đến từ các nền văn hoá khác nhau. Sự hiểu lầm/xung
đột nảy sinh trong tình huống cần liên hệ được với ít nhất một hoặc hai vấn đề lý thuyết
đã được học trong học phần Quản trị đa văn hoá.
2. Mục đích: Thông qua bài tập này, các nhóm thể hiện được mức độ hiểu biết về các
lý thuyết quan trọng được học trên lớp, đồng thời có khả năng áp dụng các kiến thức đó
vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

1
3. Đánh giá: Điểm số đánh giá cho bài tập nhóm này được chia thành 4 phần như sau
- Phần 1. Xây dựng tình huống thực tiễn (2.5 điểm):
Mỗi tình huống sẽ được xây dựng một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các thông tin cần thiết
(khoảng ½ đến 1 trang giấy). Đi cùng với mỗi tình huống là 3 câu hỏi để giúp các bạn
cùng lớp hiểu rõ và đưa ra các câu trả lời/giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề. Nội dung
các tình huống của mỗi nhóm sẽ lần lượt được đưa ra thảo luận trong lớp ở 3 tuần cuối
(tuần 13, 14, 15) của học phần này.
- Phần 2. Luận giải về tình huống do nhóm tự xây dựng (5 điểm):
Nhóm làm rõ lý do và giải thích căn cứ để xây dựng từng tình huống thực tế. Phần luận
giải này được viết thành văn bản (khoảng 4 trang giấy cho mỗi tình huống). Gợi ý, nhóm
có thể viết luận giải theo các ý như dưới đây:
- Giải thích tại sao lại chọn tình huống cụ thể như vậy?
- Tại sao lại chọn hai nền văn hoá cụ thể đó?
- Làm rõ những bài báo khoa học/ bài tạp chí/ sách tham khảo… đã sử dụng để làm luận
cứ khoa học cho việc xây dựng tình huống thực tế trên (nên có ít nhất 5 bài nghiên cứu
học thuật được dùng làm cơ sở khoa học cho tình huống mà nhóm xây dựng).
- Các câu trả lời cho 3 câu hỏi mà nhóm đã đặt ra cho tình huống.
Phần 3. Năng lực của từng nhóm khi tham gia thảo luận trên lớp (1.5 điểm):
Căn cứ vào mức độ tham gia và chất lượng các câu trả lời của mỗi nhóm khi tham gia thảo
luận các tình huống do các nhóm khác đưa ra. Điểm số đánh giá ở phần này được kết hợp
giữa đánh giá của các nhóm đặt tình huống và nhận định của giảng viên về các câu trả lời.
Phần 4. Mức độ tham gia của từng thành viên vào nhóm (1 điểm):
Trước khi nộp sản phẩm cho giáo viên, toàn bộ nhóm tổ chức họp để đánh giá mức độ
tham gia của từng thành viên trong nhóm vào bài chung và thể hiện bằng điểm số (theo
thang từ 1 đến 10). Trên cơ sở bản báo cáo đánh giá của toàn nhóm với từng thành viên,
giáo viên sẽ tính điểm tham gia của mỗi thành viên đó vào bài (quy đổi sang mức từ 0 - 1
điểm cho phần này).

You might also like