You are on page 1of 3

I/ Khái niệm về giải quyết tranh chấp trong WTO

1/ Giới thiệu
Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) chính thức ra đời kể từ ngày 1/1/1995.
WTO được coi như một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý
cuỗi thế kỷ XX với một hệ thống đồ sộ các hiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế
quan điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ thương mại của các quốc gia thành viên (theo tính toán,
có tới trên 95% hoạt động thương mại trên thế giới hiện nay được điều chỉnh bởi các Hiệp định
của Tổ chức này).
Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong Hiệp định, ngăn chặn
các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to
lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết
lập. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính
trị, ngoại giao trong lĩnh vực này.
2/ Khái niệm về tranh chấp
Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và
nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các qui định về giải quyết tranh
chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử GATT 1947. Rút kinh
nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục đã được đưa vào
cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét xử của thủ tục này cũng như
tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp.
3/ Đặc điểm của tranh chấp
Từ việc tiếp cận trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng
hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động
thương mại. Tranh chấp thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. Mâu thuẫn được hiểu là trạng thái
xung đột, đối xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp. Quan hệ thương mại và
bất đồng giữa các bên trong quan hệ thương mại là điều kiện cần và đủ để tranh chấp phát
sinh. Trong hoạt động thương mại, các bên vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh tranh nhau để đạt
được những mục đích đề ra. Do đó, việc phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình
thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu.
Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản nên nội dung tranh chấp
thường liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên. Thông thường, những mâu thuẫn bất
đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong các mối quan hệ cụ thể bao gồm:
(i) Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; kí gửi; thuê, cho
thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn kĩ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không,
đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư tài chính, ngân
hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.
(ii) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
(iii) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công
ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
(vi)Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
- Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
phải phát sinh từ hoạt động thương mại.
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm
pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm
hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích
của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Tranh chấp thương mại phải là những mâu
thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
- Thứ ba, các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các
thương nhân (cá nhân kinh doanh, pháp nhân) với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu
của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác
(không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại khi trong các
giao dịch bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại[8]. Khoa học pháp lý gọi
giao dịch này là giao dịch hỗn hợp (hành vi hỗn hợp). Về bản chất, hoạt động không nhằm mục
đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại
thuần túy, nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng luật thương mại thì quan
hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật
này phải được quan niệm là tranh chấp thương mại. Một quy tắc được pháp luật của Pháp và
nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết loại tranh chấp này đó là căn cứ vào bị đơn là thương
nhân hay không phải là thương nhân. Nếu bị đơn là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành
vi dân sự) có thể chọn Tòa Thương mại hoặc Tòa Dân sự để giải quyết vụ tranh chấp. Trường
hợp nguyên đơn chọn Tòa Thương mại thì các quy định khắt khe hơn của luật thương mại được
áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp. Ngược lại, bị đơn không phải là thương nhân thì nguyên
đơn (bên có hành vi thương mại) chỉ có quyền kiện ra Tòa Dân sự và luật dân sự được áp dụng
để giải quyết vụ tranh chấp mà các quy định của luật thương mại không thể áp dụng cho đối
phương không phải là thương nhân.
Dựa trên những căn cứ pháp lý khác nhau như: Phạm vi lãnh thổ, số lượng các bên tranh
chấp, căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp, quá trình thực hiện, thời điểm phát sinh tranh chấp, tranh
chấp thương mại được chia thành các loại tranh chấp khác nhau.
=> Tranh chấp thương mại đã trở thành một hiện tượng tất yếu khách quan của nền
kinh tế thị trường. Khi tranh chấp thương mại phát sinh đòi hỏi cần phải được giải quyết một
cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần ngăn
ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương
xã hội.

VÍ DỤ: Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên
quan đến các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập
khẩu từ Việt Nam. Ngày 11/7/2011 vừa qua, Ban Hội thẩm (WTO) đã ban hành và gửi báo cáo
giải quyết tranh chấp tới các bên liên quan. Báo cáo ủng hộ hầu hết những lập luận Việt Nam
đưa ra trong tham vấn.

You might also like