You are on page 1of 3

Nguyên tắc khái quát hóa và trừu tượng hóa

1.1. Cơ sở lí luận của nguyên tắc khái quát hóa và trừu tượng hóa

 Luận điểm chính của các công trình tâm lí học và lí luận dạy học cho rằng:
“Tiến hành khái quát hóa nghĩa là các tính chất giống nhau trong tất cả các
sự vật cùng loại hay cùng nhóm được thừa nhận là tính chất chung”.Các quá
trình khái quát hóa được coi như là quá trình cơ bản để hình thành khái
niệm. Thuật ngữ “khái quát hóa” được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ
“khái niệm”. Vì vậy, khi mô tả những đặc điểm của “khái quát hóa” ta có thể
sử dụng các đặc điểm của sự hình thành khái niệm. Để tạo ra các khái niệm
mới, trước tiên cần hướng dẫn cho HS phân tích và so sánh các sự kiện và
hiện tượng quan sát được, làm rõ sự giống nhau và khác nhau của chúng,
cuối cùng đưa ra định nghĩa khái niệm dưới dạng liên kết các dấu hiệu giống
nhau mang tính chất chung của các đối tượng tham gia vào nội hàm của khái
niệm.
 Khái quát hóa và trừu tượng hóa là điều kiện bắt buộc của sự hình thành
khái niệm. Tổ hợp các dấu hiệu chung bản chất của sự vật và hiện tượng
được khái quát hóa tạo nên nội hàm của khái niệm. Điều kiện cần thiết của
sự hình thành khái quát hóa ở HS là sự thay đổi các dấu hiệu không bản chất
trong sự ổn định của dấu hiệu bản chất. Dấu hiệu bản chất là các dấu hiệu ổn
định, bền vững được duy trì ở một nhóm sự vật trong khi có sự thay đổi các
dấu hiệu không bản chất, tức là có sự trừu tượng hóa.
1.2. Vận dụng nguyên tắc khái quát hóa và trừu tượng hóa trong dạy học sinh học
 Khi nghiên cứu SH hệ thống các CĐTCS, dù ở cấp độ nào cũng đều có các
đặc trưng sống về: Hình thái, cấu trúc, chuyển hóa vật chất và năng lượng,
sinh trưởng và phát triển, sinh sản, tự điều chỉnh và thích nghi. Tuy nhiên,
cơ chế thực hiện và sự biểu hiện các đặc trưng sống đó ở các CĐTCS không
giống nhau.
 Căn cứ vào Bản đồ khái niệm trên, trước hết chúng ta phải xuất phát từ
những tính chất riêng biệt, cụ thể biểu hiện ở từng đặc trưng sống của các
CĐTCS (là nội dung các khái niệm phụ thuộc hay khái niệm giống) để khái
quát hóa lên các khái niệm chung nhất (gọi là khái niệm chi phối hay khái
niệm loài) về: Hình thái, cấu trúc, chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh
trưởng và phát triển, sinh sản, tự điều chỉnh và thích nghi.

 Theo bảng này, GV có thể tổ chức học sinh nghiên cứu những dấu hiệu
chung bản chất biểu hiện đặc trưng chuyển hóa vật chất và năng lượng của
TV & ĐV theo logic nhận thức Tổng – Phân – Hợp bằng con đường quy nạp
hoặc diễn dịch dựa trên mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Theo con
đường quy nạp được nghiên cứu tuần tự từ thực vật rồi đến động vật như
sách giáo khoa đã trình bày rồi rút ra những dấu hiệu chung biểu hiện đặc
trưng chuyển hóa vật chất và năng lượng của TV & ĐV; hoặc theo con
đường diễn dịch từ những dấu hiệu chung biểu hiện đặc trưng chuyển hóa
vật chất và năng lượng của TV & ĐV trong bảng hệ thống trên, GV yêu cầu
học sinh nghiên cứu SGK tìm ra các cơ chế tương ứng ở thực vật và động
vật. Cuối cùng HS tổng kết hòan thành bảng hệ thống trên. Như vậy, những
dấu hiệu chung bản chất biểu hiện đặc trưng chuyển hóa vật chất và năng
lượng của TV & ĐV là các khái niệm phụ thuộc (bộ phận) của khái niệm
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở CĐTCS cơ thể. Nó được hình thành
trên cơ sở khái quát hóa những kiến thức chuyên khoa về hoạt động chuyển
hóa vật chất và năng lượng và trừu xuất hóa khỏi các dấu hiệu mang tính
chất bộ phận và hay thay đổi của của các đại diện thực vật, động vật.

You might also like