You are on page 1of 34

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM


KHOA MÔI TRƯỜNG

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

CHỨNG CHỈ RỪNG


Môn: Quản Lý Tài Nguyên Rừng Và Đa Dạng Sinh Học

GVBM: ThS. Trần Thị Bích Phượng


Lớp: 08-QLTN1
Thành viên nhóm 1:
Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
Nguyễn Thị Kim Chi
Trần Đức Trung
Nguyễn Minh Thu
Nguyễn Thị Hồng Vân
Phan Hoàng Anh Kiệt
Phạm Nhựt Hiếu
Nguyễn Văn Nhân
Phạm Thị Hồng Anh
TP.HCM, Tháng 10/2022
1
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 3


DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 7
1.1 KHÁI NIỆM .............................................................................................................. 7
1.2 TẠI SAO CẦN CHỨNG CHỈ RỪNG ...................................................................... 7
1.3 HIỆN TRẠNG CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM .............................................. 7
1.4 CHỨNG CHỈ RỪNG LÀM CẦU NỐI GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG ....... 8
1.5 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ RỪNG .................. 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG ..... 9
2.1 TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ................................................................................. 9
2.2 QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG ................................................................ 9
2.2.1 Tiêu chí lựa chọn quy trình ............................................................................ 9
2.2.2 Các bước tiến hành quy trình ....................................................................... 10
CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ RỪNG ...................................................... 15
3.1 CHỨNG CHỈ RỪNG THẾ GIỚI ............................................................................ 15
3.2 BỘ TIÊU CHUẨN FSC VIỆT NAM (P&C&I VN) ............................................... 15
3.2.1 Forest Management certification (FSC-FM) ............................................... 15
3.2.2 Chứng nhận Chain of Custody Certification (FSC-CoC) ............................ 21
3.2.3 Chứng nhận FSC-CW (Controlled Wood) .................................................. 22
3.2.4 Yêu cầu đáp ứng chứng chỉ của FSC ........................................................... 23
3.3 BỘ TIÊU CHUẨN PEFC ........................................................................................ 23
3.3.1 PEFC- FM (Forest Management certification) ............................................ 24
3.3.2 PEFC- CoC (Chain of Custody certification) .............................................. 24
3.3.3 Các quy định cần đảm bảo của bao bì có nhãn PEFC ................................. 24
3.3.4 Cách tiếp cận của PEFC .............................................................................. 25
3.4 SO SÁNH TIÊU CHUẨN FSC VÀ PEFC ............................................................. 25
3.5 HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ RỪNG QUỐC GIA VFCS ......................................... 26
3.5.1 Lộ trình xây dựng và vận hành VFCS ......................................................... 28
3.5.2 Các tiêu chuẩn đang áp dụng chứng chỉ QLBV theo VFCS/PEFC............. 29
3.5.3 Quy trình xây dựng tiêu chuẩn .................................................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ........................................................................................... 31

1
4.1 LỢI ÍCH CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG ..................................................................... 31
4.2 HẠN CHẾ CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG .................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 33

2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 So sánh sự khác nhau giữa tiêu chuẩn FSC và PEFC ........................... 26

3
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Quy trình chứng nhận FSC-CoC ........................................................... 22


Hình 3.2 Nhãn của FSC được dán trên các sản phẩm được chứng nhận ............. 23
Hình 3.3 Logo tiêu chuẩn PEFC ........................................................................... 24
Hình 3.4 Chứng chỉ quản lý rừng bề vững ........................................................... 24
Hình 3.5 Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia......................................................... 27
Hình 3.6 Quá trình chứng thực hệ thống các quốc gia thành viên của PEFC ...... 28

4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ISO : (International Organization for Standardization) - tổ chức tiêu chuẩn


hóa quốc tế.
CCR : Chứng chỉ rừng
QLRBV : Quản lý rừng bền vững
ĐXCC : Đơn xin chứng chỉ
TCCC : Tổ chức chứng chỉ
RBTC : Rừng bảo tồn cao

5
LỜI NÓI ĐẦU
Rừng là một phần của tự nhiên, vừa là nơi cung cấp sự sống cho các loài sinh vật
và là nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng ở cả khía
cạnh xã hội và sinh thái học. Tuy nhiên ngày nay, khi con người chỉ tập trung khai thác
cùng với các tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị suy
thoái cả về mặt chất lượng và sản lượng. Xong mục tiêu xã hội đang hướng tới hiện nay
là phát triển bền vững thì việc đảm bảo các nguồn năng lượng, nguyên liệu cũng phải
được đảm bảo cho mục đích sử dụng lâu dài. Ở tình thế cấp bách đó các công cụ nhằm
bảo vệ diện tích rừng còn lại và phục hồi lại các mảnh rừng đã bị tàn phá, thì nhiều biện
pháp, công cụ đã được áp dụng. Bên cạnh đó, chứng chỉ rừng là một trong những biện
pháp được cộng đồng quốc tế. Trong đó có Việt Nam ta quan tâm nhất hiện nay trong
bảo vệ, duy trì và phát triển rừng bền vững.
Đối với mỗi nước, nhận thức về bảo rừng khác nhau tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi
quốc gia. Tuy nhiên các nước đều hướng tới cách thức quản lý rừng bền vững trên cả ba
phương diện kinh tế, môi trường và xã hội. Trong đó chứng chỉ rừng là công cụ hỗ trợ
không thể thiếu để đạt được mục tiêu đó. Chứng chỉ rừng chính là sự xác nhận bằng văn
bản cho chủ rừng đáp ứng được các tiêu chuẩn và tiêu chí quản lý rừng bền vững. Vì thế
tìm hiểu về chứng chỉ rừng cũng là một kiến thức quan trọng đối với chúng ta, thế hệ trẻ
đặc biệt là sinh viên ngành môi trường.

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 KHÁI NIỆM
Chứng chỉ rừng Theo ISO (1991) chứng chỉ là sự cấp giấy xác nhận một sản phẩm,
một quá trình hay một dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu nhất định. Chứng chỉ rừng có đối
tượng chứng chỉ là chất lượng quản lý rừng. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng
đều bao hàm hai nội dung cơ bản là: a) đánh giá độc lập chất lượng quản lý rừng theo
một bộ tiêu chuẩn quy định; b) cấp giấy chứng chỉ có thời hạn.
Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý rừng được
chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức chứng chỉ hoặc
được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Nói cách khác, chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá
quản lý rừng để xác nhận rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu về quản lý rừng bền vững.
1.2 TẠI SAO CẦN CHỨNG CHỈ RỪNG
Với tình hình phát triển toàn cầu hiện nay, tình trạng suy giảm diện tích và chất
lượng rừng đang được rất quan tâm đến, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và khả
năng cung cấp sản phẩm lâm nghiệp cho sự phát triển bền vững và cũng như nhu cầu
thiết yếu của người dân.
Vấn đề cấp thiết cần được giải quyết là làm thế nào quản lý – kinh doanh rừng phải
đảm bảo được vừa lợi ích kinh tế, vừa đem lại lợi ích cho các cộng đồng dân cư sống
trong và gần rừng, không gây ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường sống, tức là phải
thực hiện quản lí rừng bền vững.
Các tổ chức môi trường – xã hội, chính quyền chính phủ, cộng động quốc tế v.v.
đòi hỏi các chủ sở sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng rừng của họ đã được
quản lý bền vững. (Yêu cầu về pháp lý).
Đối với người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi phải có minh chứng rằng các sản
phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ khu vực rừng được quản lý bền
vững, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặc biệt là
gỗ được khai thác từ rừng được quản lý một cách bền vững.
1.3 HIỆN TRẠNG CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM
Trong tổng số 14.677.215 ha rừng cả nước, tính đến tháng 8/2022, diện tích được chứng
nhận quản lý bền vững là 321.351 ha, trong đó diện tích được chứng nhận theo hệ thống
chứng chỉ rừng quốc gia VFCS/PEFC là 103.459 ha, chiếm 32% tổng diện tích rừng
được chứng nhận trên cả nước sau 3 năm khi hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được
thiết lập.
Tổng diện tích rừng ở Việt nam được cấp chứng chỉ Quản lý rừng (FM): khoảng
230.000 ha cấp cho 42 đơn vị quản lý rừng, nhóm hộ. (Chủ yếu chứng chỉ FSC)
7
925 chứng chỉ CoC (trong đó có 919 chứng chỉ FSC và 06 chứng chỉ PEFC) (FSC,
2019 và PEFC, 2019). Tương đương,
• 3% so với mục tiêu hơn 7 triệu ha rừng cần xây dựng và thực thi phương án
QLRBV khoảng 5 % tổng diện tích rừng trồng toàn quốc.
• Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FM mới chỉ chiếm hơn 20 % so với mục
tiêu 1.000.000 ha rừng có chứng chỉ vào năm 2030.
• Mới có khoảng 50% tổng số doanh nghiệp chế biến xuất gỗ và lâm sản xuất
khẩu có chứng chỉ CoC (925 đơn vị được cấp chứng chỉ CoC).
Có 24 công ty đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Trong đó, có 19
công ty lâm nghiệp xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ
rừng của FSC với tổng diện tích 176.880,5 ha; 05 công ty xây dựng phương án quản lý
rừng bền vững theo thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT gồm: 03 Công ty thuộc Tập
đoàn Cao su Việt Nam và 02 Công ty Lâm nghiệp của tỉnh Quảng Bình.
1.4 CHỨNG CHỈ RỪNG LÀM CẦU NỐI GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG
Các sản phẩm từ rừng (đặc biệt là gỗ) tiêu thụ trên thị trường có thể được sản xuất
ra một cách an toàn đối với môi trường như: không làm mất rừng hay suy giảm chất
lượng rừng, hoặc ngược lại, một cách không an toàn – tác động xấu đến môi trường thì
trên thị trường hiện nay đang được người tiêu dùng sản phẩm từ rừng quan tâm và đòi
hỏi sản phẩm mà họ mua phải có nguồn gốc từ rừng đã được quản lý bền vững và người
sản xuất muốn chứng minh rừng của mình đã được quản lý bền vững và chứng chỉ rừng
độc lập cung cấp thông tin tin cậy cho người tiêu dùng về những yêu cầu mà họ quan
tâm. Vì vậy, chứng chỉ rừng được xem là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
1.5 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ RỪNG
• Quản lý rừng bền vững:
+ Hợp tác quốc tế về QLRBV.
+ Xây dựng và cập nhật các tiêu chuẩn (FM&CoC).
+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn.
+ Tổ chức thực hiện.
• Cấp chứng chỉ rừng:
+ Quy định về cấp chứng chỉ.
+ Quản bá hệ thống.
+ Kiểm tra, giám sát.
• Nâng cao nhận thức và năng lực:
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
+ Đào tạo, tập huấn.
+ Xây dựng đội ngũ đánh giá viên.
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ
RỪNG
2.1 TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN
Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng và phê duyệt việc thành lập
và vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia.
Quyết định số 83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng giai đoạn 2016-2020.
Quyết định số 3454/QĐ-BNN-TCLN ngày 22 tháng 8 năm 2017 về việc thành lập
tổ biên soạn xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và Bộ tiêu chuẩn chuỗi hành
trình sản phẩm gỗ.
Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 về Quy định về
quản lý rừng bền vững.
2.2 QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG
2.2.1 Tiêu chí lựa chọn quy trình
Uy tín của quy trình đối với những mục đích cần chứng chỉ của chủ rừng. Uy tín
của quy trình thể hiện ở tầm hoạt động, số lượng khách hàng, diện tích và tính đa dạng
địa lý và sinh thái của rừng đã chứng chỉ, xu hướng và tốc độ phát triển.
Có hiểu biết và kinh nghiệm về quy trình (thông qua các chủ rừng đã được chứng
chỉ khác). Nhiều khi chủ rừng khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu một
quy trình nào đó. Nếu trong vùng lân cận đã có những rừng do quy trình đó chứng chỉ
thì việc tìm hiểu và học hỏi kinh nghiêm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện địa phương: Mỗi quy trình đều có bộ tiêu chuẩn
của riêng mình. Tuy các bộ tiêu chuẩn đều có những yêu cầu nhằm đạt mục tiêu QLRBV,
nhưng nội dung và cách trình bày lại rất khác nhau, dẫn đến có những cách tiếp cận khác
nhau và quá trình CCR cũng khác nhau. Tiêu chuẩn phù hợp với địa phương (quốc gia)
có thể giúp tránh được những xung đột giữa tiêu chuẩn và luật pháp cũng như phong tục
tập quán quốc gia.
Dễ tiếp cận về mặt địa lý, ngôn ngữ, văn hoá v.v. Sẽ là thuận lợi hơn nếu quy trình
chứng chỉ đã có văn phòng đại diện ở địa phương, có các nhân viên người địa phương.
Điều này có thể giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, đi lại, phiên dịch v.v. và các thủ
tục cũng được thực hiện nhanh chóng hơn.

9
2.2.2 Các bước tiến hành quy trình
Gửi đơn xin chứng chỉ

Chọn tổ chức chứng chỉ

Đánh giá sơ bộ

Khắc phục tồn tại, khiếm khuyết

Tham khảo ý kiến cổ đông

Đánh giá chính

Thực hiện các yêu cầu sửa chữa

Báo cáo và phản biện báo cáo

Cấp chứng chỉ

Giám sát sau chứng chỉ

Giải pháp chứng chỉ theo giai đoạn

• Gửi đơn xin chứng chỉ


Tuỳ tình hình cụ thể, chủ rừng có thể xin cấp chứng chỉ rừng cho toàn bộ đơn vị
(lâm trường, công ty, trang trại lâm nghiệp v.v) hay chỉ cho một số khu rừng nhất định
mà mình cho là đã đạt tiêu chuẩn. Trước hết chủ rừng cần phải gửi đơn xin chứng chỉ
đến tổ chức chứng chỉ. Tuỳ theo từng tổ chức chứng chỉ mà mẫu ĐXCC có thể khác
nhau đôi chút, nhưng thông thường thì trong ĐXCC chủ rừng phải cung cấp những thông
tin sau:
+ Loại chứng chỉ (chứng chỉ quản lý rừng riêng biệt hay theo nhóm).
+ Tên và địa chỉ, điện thoại, fax, email, website của chủ rừng.
+ Tên người đầu mối (tốt nhất là thạo tiếng Anh).
+ Tên người chịu trách nhiệm chính.
+ Tên khu rừng cần chứng chỉ (nếu là một nhóm chủ rừng thì ghi danh sách từng
thành viên trong nhóm).
+ Loại rừng (hỗn giao nhiệt đới lá rộng, lá kim, ngập mặn v.v, hay rừng trồng).

10
+ Sở hữu (quốc doanh, tư nhân, cộng đồng v.v), giấy chứng nhận sở hữu.
+ Diện tích rừng (ha), nếu là nhiều khoảnh thì ghi diện tích từng khoảnh,
+ Các hoạt động quản lý hiện nay.
+ Địa chỉ khu rừng (làng, xã, huyện, tỉnh, vùng v.v).
+ Điều kiện giao thông (cấp đường, cách tỉnh lỵ, thành phố, sân bay…km).
+ Khoảng cách từ văn phòng đến chỗ xa nhất của khu rừng, km.
+ Khối lượng khai thác hàng năm (loài cây, con, sản phẩm và khối lượng mỗi tiểu
khu).
+ Số người làm, kể cả hợp đồng.
+ Thời gian đề nghị tiến hành đánh giá chính (ngày tháng năm).
Trên cơ sở những thông tin trên tổ chức chứng chỉ sẽ chuẩn bị và gửi cho chủ rừng
một đề xuất trong đó mô tả quá trình chứng chỉ và đưa ra giá thành. Chủ rừng hoàn toàn
không phải trả công cho việc chuẩn bị đề xuất trên.
• Chọn tổ chức chứng chỉ
Chủ rừng phải chọn một tổ chức chứng chỉ (TCCC), tiếng Anh gọi là certification
body, hoặc registration body đã được quy trình đó uỷ quyền. Có thể tìm hiểu về các tổ
chức chứng chỉ được uỷ quyền trên trang web của quy trình đã chọn.
Hiện nay trong vùng có các tổ chức chứng chỉ rừng sau đây, đều thuộc quy trình
FSC, đang hoạt động.
+ QALIFOR SGS, Nam Phi, tên tắt là SGS, đã từng thực hiện chứng chỉ rừng và
chứng chỉ CoC ở Trung Quốc, Indonessia, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
+ SMARTWOOD, Rainforest Alliance, tên viết tắt là SW, đã chứng chỉ rừng ở
Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản.
+ Scientific Certification Systems, tên viết tắt SCS, đã chứng chỉ rừng ở Nhật Bản,
Malaysia.
+ Woodmark, Soil Association, tên viết tắt là SA, đã chứng chỉ rừng ở Nhật Bản.
Tiêu chí để chọn sơ bộ các tổ chức chứng chỉ bao gồm:
+ Uy tín quốc tế, phạm vi hoat động, danh tiếng v.v.
+ Kinh nghiệm chuyên môn, xác định theo tài liệu giới thiệu và các nguồn thông
tin khác hoặc hỏi các chuyên gia.
+ Đã có văn phòng đại diện ở Việt Nam hay trong vùng lân cận.
• Đánh giá sơ bộ
Sau khi đã chọn được tổ chức chứng chỉ, hai bên sẽ ký hợp đồng thực hiện chứng
chỉ. Đánh giá quản lý rừng để cấp chứng chỉ được bắt đầu bằng việc thực hiện đánh giá

11
sơ bộ, thường gọi là chuyến thăm đầu của vài ba người của TCCC. Mục đích của đánh
giá sơ bộ là để:
+ TCCC gặp gỡ làm quen với người quản lý và các cán bộ liên quan của đơn vị quản
lý rừng.
+ TCCC tìm hiểu thêm về đơn vị quản lý rừng và thu thập thêm những thông tin chưa
có trong ĐXCC.
+ Chủ rừng tìm hiểu thêm về quá trình đánh giá cấp chứng chỉ.
+ TCCC lập chương trình kế hoạch cho đánh giá chính.
+ TCCC tìm hiểu về việc thực hiện tiêu chuẩn QLRBV và thông báo cho chủ rừng
về những tồn tại, khiếm khuyết cần được sửa chữa.
Phần lớn thời gian đánh giá sơ bộ là làm việc tại văn phòng. Trong buổi gặp gỡ
đầu tiên này nhóm chuyên gia đánh giá sẽ hỏi nhiều câu hỏi và xem các tài liệu, sổ sách,
bảng biểu do chủ rừng cung cấp. Trong đánh giá sơ bộ vấn đề hết sức quan trọng là chủ
rừng phải trả lời trung thực, cung cấp thông tin chính xác thì bên đánh giá mới xác định
được những tồn tại, khiếm khuyết trong quản lý rừng để chủ rừng sửa chữa trước khi
bước vào đánh giá chính thức. Kinh nghiệm cho thấy nhiều chủ rừng chỉ muốn nói nhiều
về ưu điểm, che dấu bớt nhược điểm, và điều này dẫn đến tình trạng là đánh giá sơ bộ
không đạt được mục đích.
Thực tế cho thấy, nếu những khiếm khuyết bị dấu diếm thì phần lớn sẽ bị phát hiện
trong quá trình đánh giá chính, làm cho quá trình chứng chỉ thêm phức tạp hoặc có thể
bị đánh trượt. Cũng có những quy trình CCR không đề ra đánh giá sơ bộ, và có vẻ như
tiết kiệm được thời gian và tiền. Nhưng thực tế cho thấy vai trò của đánh giá sơ bộ rất
quan trọng để giúp tìm ra những tồn tại khiếm khuyết để chủ rừng sửa chữa trước khi
đánh giá chính, bởi vì nếu tất cả bị phát hiện trong đánh giá chính thì có nhiều nguy cơ
bị đánh trượt.
• Khắc phục tồn tại, khiếm khuyết
Trong quá trình đánh giá sơ bộ nhóm đánh giá có thể phát hiện những tồn tại, khiếm
khuyết trong các khâu quản lý rừng. Sau đánh giá sơ bộ chủ rừng cần tiến hành khắc
phục những tồn tại khiếm khuyết đã phát hiện càng nhanh càng tốt để có thể tiếp tục các
bước tiếp theo của quá trình CCR. Để việc khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết được
thuận lợi thì có thể phân chúng thành 3 nhóm: kinh tế, xã hội và môi trường, mỗi nhóm
do một cán bộ chuyên môn được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm. Thời gian
khắc phục tồn tại khiếm khuyết có thể dài hay ngắn tuỳ thuộc vào khối lượng công việc
cần thực hiện và khả năng đáp ứng các nhu cầu về kinh phí, vật tư và nhân lực của chủ
rừng.
• Tham khảo ý kiến cổ đông
Các quy trình CCR đều yêu cầu tổ chức chứng chỉ phải tiến hành tham khảo ý kiến
của các cổ đông bằng nhiều hình thức khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, họp hỏi đáp,
trao đổi qua thư v.v. Các cổ đông bao gồm mọi thành phần như người dân sống gần

12
rừng, chính quyền và các cộng đồng địa phương, các đoàn thể xã hội và các tổ chức
chính phủ và phi chính phủ đang hoạt động ở địa phương. Mục đích của việc tham khảo
ý kiến là để tổ chức chứng chỉ rừng nắm được ý kiến, nhận xét của các bên liên quan về
các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng của chủ rừng.
• Đánh giá chính
Đánh giá chính là khâu then chốt nhất của quá trình đánh giá cấp CCR. Mục đích
của đánh giá chính là để chứng minh bằng các bằng chứng khách quan và chính xác là
chủ rừng đã hoặc chưa đạt tiêu chuẩn CCR.
Đánh giá chính cần được bắt đầu ngay sau khi chủ rừng thông báo với tổ chức
chứng chỉ là đã hoàn thành giai đoạn khắc phục những tồn tại khiếm khuyết. Thời gian
thực hiện đánh giá chính dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào diện tích và chủng loại rừng
chứng chỉ và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ rừng.
Quá trình đánh giá chính bao gồm 4 hoạt động: họp mở đầu, kiểm tra khảo sát, xác
định yêu cầu sửa chữa, và họp kết thúc.
• Thực hiện các yêu cầu sửa chữa
Những yêu cầu sửa chữa lớn thì việc sửa chữa phải được thực hiện xong trước khi
có thể cấp giấy chứng chỉ. Khi đã thực hiện xong các yêu cầu sửa chữa lớn thì chủ rừng
thông báo cho tổ chức chứng chỉ biết để họ cử một hoặc một vài thành viên đoàn đánh
giá đến kiểm tra.
• Báo cáo và phản biện báo cáo
Báo cáo phải trình bày đầy đủ kết quả kiểm tra đánh giá quản lý rừng, cả điểm
mạnh điểm yếu so với tiêu chuẩn, lịch trình làm việc, những nơi đến thăm, những người
đã gặp trao đổi và phỏng vấn, những phát hiện về lỗi không tuân thủ và những yêu cầu
sửa chữa đã nêu, v.v.
Báo cáo sau đó được gửi cho hai hoặc ba chuyên gia độc lập do tổ chức chứng chỉ
chọn để phản biện.
• Cấp chứng chỉ
Sau đánh giá chính, nếu đoàn đánh giá không phát hiện những lỗi không tuân thủ
lớn (không có yêu cầu sửa chữa lớn) và chuyên gia phản biện không có thắc mắc gì thì
hội đồng chứng chỉ sẽ quyết định ngay việc cấp chứng chỉ. Nhưng nếu có các yêu cầu
sửa chữa lớn thì việc xét cấp chứng chỉ chỉ bắt đầu sau khi nhận được thông báo là các
yêu cầu sửa chữa ấy đã được chủ rừng thực hiện đầy đủ và chuyên gia đánh giá xác nhận.
Giấy chứng chỉ thường có giá trị năm năm kèm theo điều kiện là tổ chức chứng chỉ
đến kiểm tra hàng năm để đảm bảo là chủ rừng vẫn thực hiện tốt các yêu cầu của tiêu
chuẩn.

13
• Giám sát sau chứng chỉ
Nhằm đảm bảo là rừng vẫn được quản lý tốt theo tiêu chuẩn sau khi được chứng
chỉ, tổ chức chứng chỉ hàng năm thường cử chuyên gia đến kiểm tra. Tuỳ tình hình cụ
thể mà mỗi đợt kiểm tra có thể dài ngắn từ một buổi đến vài ngày. Đoàn kiểm tra thường
cũng gồm một hoặc một số thành viên của đoàn đánh giá chính. Các nội dung kiểm tra
cũng giống như trong đánh giá chính trước đó, nhưng tập trung chủ yếu vào việc tiếp tục
thực hiện những yêu cầu sửa chữa cũng như những vi phạm mới phát sinh nếu có. Nếu
đoàn phát hiện có những vi phạm mới thì sẽ đưa ra những yều cầu sửa chữa tương ứng.
• Giải pháp chứng chỉ theo giai đoạn
Giải pháp CCR theo giai đoạn được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề, đồng thời
nhằm thúc đẩy CCR ở các nước đang phát triển. Thực chất của giải pháp này là chia việc
thực hiện tiêu chuẩn CCR thành nhiều giai đoạn thay vì phải làm mọi việc đồng thời để
đạt chứng chỉ ngay.

14
CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ RỪNG
3.1 CHỨNG CHỈ RỪNG THẾ GIỚI
Hiện nay trên thế giới có một số quy trình cấp chứng chỉ rừng đang hoạt động như
Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) – Thành lập tháng 10/1993; Chương trình phê
duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) của Châu Âu thành lập năm 1999; Sáng kiến
lâm nghiệp bền vững (SFI) của Bắc Mỹ - thành lập năm 1994; Hội tiêu chuẩn Canada
(CSA) – được thành lập năm 1919 với tư cách là một tổ chức tiêu chuẩn hóa phi lợi
nhuận, phi chính phủ; Quy trình chứng chỉ quốc gia CertforChile của Chile – thành lập
1999; Viện nhãn sinh thái Indonesia (LEI) – được thành lập năm 1994; Hội đồng chứng
chỉ gỗ Malaysia (MTCC) – bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2001; Hệ thống rừng trang
trại Hoa Kỳ - bắt đầu từ năm 1941. Trong đó, hai quy trình đang hoạt động ở cấp toàn
cầu là FSC và PEFC, các quy trình khác chỉ hoạt động ở cấp vùng hoặc quốc gia.
FSC đã cấp quyền cho 10 cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ rừng:
1. SGS-Chương trình QUALIOR – Anh
2. Hiệp hội Đất-Chương trình Woodmark – Anh
3. BM TRADA Certification – Anh
4. Hệ thống chứng chỉ khoa học – Chương trình bảo tồn – Hoa Kỳ
5. Liên minh về rừng nhiệt đới – Chương trình Smartwood – Hoa Kỳ
6. SKAL – Hà Lan
7. Silva Forest Foundation – Canada
8. GFA Terra System – Đức
9. South African Bureau for Standards (SABS) – Nam Phi
10. Instiude for Martokologic (LMO) – Thuỵ Sỹ
Tổ chức cấp PEFC là: SIS CERTIFICATION – India.
3.2 BỘ TIÊU CHUẨN FSC VIỆT NAM (P&C&I VN)
Là tổ chức phi chính phủ Forest Stewardship CouncilTM (Hội Đồng Quản Lý
Rừng), được thành lập năm 1993 tập hợp các tổ chức phi chính phủ về môi trường, buôn
bán gỗ, các nhà lâm nghiệp, người dân bản địa và các Tổ chức chứng nhận đại diện cho
25 quốc gia. Trong tiêu chuẩn FSC gồm có các loại chứng nhận sau:
3.2.1 Forest Management certification (FSC-FM)
Chứng nhận về quản lý rừng, dành cho các đơn vị trồng rừng và khai thác rừng.
Chứng nhận khu rừng/ đơn vị quản lý rừng xác định đã tuân thủ theo 10 nguyên tắc FSC
phù hợp các nguyên tắc về phát triển bền vững.
• Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật Việt Nam và P&C&I Việt Nam

15
Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành của nước sở tại áp dụng
tại từng nước sở tại và các hiệp ước, thoả thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia,
và tuân thủ mọi nguyên tắc và tiêu chí của tổ chức FSC đề ra.
+ Chủ rừng tuân theo pháp luật hiện hành của nhà nước và địa phương
+ Nộp đầy đủ các khoản phí, thuế, tiền thuê đất và các khoản phải nộp hợp pháp.
+ Chủ rừng tuân thủ tất cả những điều khoản của các thoả thuận quốc tế mà nhà
nước đã ký kết như Công ước về buôn bán các loài quý hiếm (CITES), Công ước về lao
động (ILO), Thoả thuận quốc tế về thương mại gỗ nhiệt đới (ITTA), và Công ước về đa
dạng sinh học.
+ Những mâu thuẫn giữa luật pháp, quy chế, hướng dẫn v.v và bộ tiêu chuẩn của
FSC sẽ được các tổ chức cấp chứng chỉ và các bên liên quan hoặc bị tác động xem xét
cho từng trường hợp vì mục đích chứng chỉ.
+ Diện tích rừng được bảo vệ tốt chống khai thác không hợp pháp, lấn chiếm và
những hoạt động trái phép khác.
+ Chủ rừng cam kết thực hiện lâu dài P&C&I Việt Nam.
• Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất
Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng,
tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Có bằng chứng rõ ràng về quyền sử dụng lâu dài đối với đất (nghĩa là tên thửa đất,
những quyền theo phong tục, hoặc các hợp đồng thuê đất).
+ Những cộng đồng địa phương, với những quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp
hoặc theo phong tục, sẽ duy trì việc quản lý các hoạt động lâm nghiệp, ở mức độ cần
thiết, để bảo vệ những quyền lợi hoặc tài nguyên của mình, trừ khi họ uỷ quyền cho
những tổ chức khác một cách tự nguyện.
+ Áp dụng những cơ chế thích hợp để giải quyết những mâu thuẫn về quyền sở hữu
và sử dụng. Mọi tình huống nảy sinh và các mâu thuẫn lớn sẽ được xem xét cẩn thận
trong quá trình đánh giá để cấp chứng chỉ. Những mâu thuẫn lớn liên quan đến lợi ích
của nhiều người thông thường được xem là không đạt yêu cầu cấp chứng chỉ.
• Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại
Quyền hợp pháp và theo phong tục của nhân dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng
và đất của họ được công nhận và tôn trọng.
+ Người dân sở tại sẽ thực hiện quản lý rừng trên những diện tích đất của họ trừ khi
họ tự nguyện uỷ quyền cho những người hay tổ chức khác.
+ Việc sản xuất kinh doanh rừng không tác động xấu hoặc làm giảm, trực tiếp, gián
tiếp, đến quyền sử dụng đất và sở hữu tài nguyên của người dân sở tại.

16
+ Những nơi có ý nghĩa đặc biệt về văn hoá, sinh thái, kinh tế, hoặc tôn giáo đối
với dân sở tại sẽ được xác định rõ ràng với sự hợp tác của họ, và được công nhận và bảo
vệ bởi những người quản lý rừng.
+ Người dân sở tại được chi trả nếu những kiến thức truyền thống của họ được ứng
dụng, như trong việc sử dụng các loài cây rừng hoặc các hệ thống quản lý rừng. Sự chi
trả này phải được dân sở tại tự nguyện nhất trí chính thức trước khi những hoạt động
lâm nghiệp bắt đầu.
• Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân
Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì cải thiện vị thế kinh tế và xã hội công nhận
và tôn trọng.
+ Những cộng đồng sinh sống ở trong hoặc gần diện tích rừng quản lý được tạo cơ
hội về việc làm, đào tạo và những dịch vụ khác.
+ Chủ rừng đạt hoặc vượt những tiêu chuẩn hiện hành của luật pháp về bảo vệ sức
khoẻ, an toàn lao động cho công nhân và gia đình họ.
+ Công nhân được đảm bảo quyền đề đạt ý kiến và thương thảo tự nguyện với người
sử dụng lao động như đã ghi trong Công ước 87 và 98 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế
(ILO).
+ Kế hoạch quản lý và thực thi phải bao gồm những kết quả đánh giá về mặt tác
động xã hội. Việc tham khảo ý kiến của người dân và những nhóm người chịu tác động
trực tiếp của hoạt động quản lý rừng phải được duy trì.
+ Có cơ chế giải quyết những khiếu nại và thực hiện đền bù công bằng trong trường
hợp làm mất hoặc gây thiệt hại đến những quyền lợi hợp pháp hoặc theo phong tục, đến
tài sản, tài nguyên hoặc cuộc sống của người dân sở tại. Phải có những biện pháp phòng
ngừa những tác hại như vậy.
• Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng
Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có
hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa
dạng của những lợi ích môi trường và xã hội.
+ Chủ rừng phấn đấu tới mục tiêu bền vững kinh tế trong khi vẫn quan tâm đầy đủ
đến những vấn đề về môi trường và xã hội, giá thành sản xuất, và đảm bảo dành những
đầu tư cần thiết để duy trì năng suất sinh thái của rừng.
+ Việc sản xuất kinh doanh rừng và hoạt động tiếp thị có tác dụng khuyến khích sử
dụng và chế biến tối ưu tại chỗ những sản phẩm đa dạng của rừng.
+ Chủ rừng hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất, phế thải trong quá trình khai
thác, chế biến tại chỗ và tránh gây tổn hại cho những nguồn tài nguyên khác của rừng.

17
+ Chủ rừng luôn tìm cách tăng cường và đa dạng hoá kinh tế địa phương, tránh phụ
thuộc vào một loại sản phẩm rừng duy nhất.
+ Mức độ khai thác sản phẩm rừng không được vượt quá mức có thể để duy trì tài
nguyên rừng được ổn định lâu dài.
• Tiêu chuẩn 6: Giá trị môi trường và tác động môi trường
Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học,
bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương,
duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.
+ Đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện tương ứng với mức độ, cường
độ quản lý rừng và sự toàn vẹn của các tài nguyên bị tác dộng, và phải được kết hợp
+ Một cách thống nhất trong những hệ thống quản lý. Những đánh giá này phải bao
gồm những xem xét ở cấp toàn cảnh cũng như ở mức tác động của hoạt động chế biến
tại chỗ. Những tác động môi trường phải được đánh giá trước khi bắt đầu những hoạt
động gây tác hại đến môi trường.
+ Thực hiện bảo vệ các loài quý hiếm và môi trường sống của chúng (ví dụ như nơi
làm tổ, nguồn thức ăn v.v.). Phải xây dựng những khu bảo tồn, bảo vệ phù hợp về quy
mô và cường độ quản lý rừng và sự toàn vẹn của các nguồn tài nguyên bị tác động. Săn
bắt, đánh bẫy không phù hợp phải được kiểm soát, ngăn chặn.
+ Các giá trị và chức năng sinh thái được duy trì nguyên vẹn, tăng cường hoặc phục
hồi, bao gồm:
a) Phục hồi tái sinh và diễn thế sinh thái
b) Đa dạng di truyền, loài, và hệ sinh thái
c) Các chu trình tự nhiên tác động đến năng suất của hệ sinh thái rừng.
+ Có văn bản hướng dẫn hoặc quy trình phòng chống cháy rừng, xói mòn, bảo vệ
nguồn nước, hạn chế tối đa những tác hại đến rừng trong quá trình khai thác, làm đường
giao thông và những hoạt động gây xáo trộn khác.
+ Chủ rừng luôn tìm cách tránh sử dụng những hoá chất hoặc những nguyên vật liệu
khó tự huỷ và có tác hại đối với môi trường. Không sử dụng những hoá phẩm 1A và 1B,
các thuốc sâu chứa hydrat cacbon chlorin trong danh mục của Tổ chức y tế thế giới
(WHO), các loại thuốc sâu khó phân huỷ, các chất độc để lại các hoạt chất sinh học trong
các chuỗi thức ăn, cũng như tất cả các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại khác do các
hiệp định quốc tế cấm. Nếu các hoá chất khác được sử dụng thì phải có 103 các trang
thiết bị phù hợp và công nhân phải được đào tạo để giảm thiểu tối đa tác hại đến sức
khoẻ và môi trường.
+ Những hoá chất, bao bì, chất thải lỏng và rắn vô cơ, kể cả nhiên liệu và dầu, được
cất trữ ở nơi an toàn đối với môi trường.
18
+ Việc sử dụng các chế phẩm sinh học được tài liệu hoá, hạn chế và giám sát nghiêm
ngặt phù hợp với luật pháp quốc tế và quốc gia. Cấm sử dụng các cơ thể biến đổi gen.
+ Việc sử dụng các loài nhập nội được kiểm soát cẩn thận để tránh những tác hại
sinh thái.
+ Không chuyển đất rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc vào mục đích sử dụng
khác trừ những trường hợp sau:
a) Phần chuyển đổi rất nhỏ so với tổng diện tích quản lý.
b) Phần chuyển đổi không thuộc những diện tích rừng có đa dạng sinh học cao.
c) Việc chuyển đổi đó có tác dụng rõ ràng, đáng kể và lâu dài cho công tác bảo tồn
của đơn vị.
• Tiêu chuẩn 7: Xây dựng kế hoạch quản lý
Có kế hoạch quản lý phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với
những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và được thường xuyên cập nhật.
+ Bản kế hoạch và những văn bản liên quan phải thể hiện:
a) Những mục tiêu của kế hoạch quản lý.
b) Mô tả những tài nguyên được quản lý, những hạn chế về môi trường, hiện trạng
sở hữu và sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội, và tình hình vùng xung quanh.
c) Mô tả hệ quản lý lâm sinh và/hoặc những hệ khác trên cơ sở sinh thái của khu
rừng và thu thập thông tin thông qua điều tra tài nguyên.
d) Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài.
e) Các nội dung quan sát về sinh trưởng và động thái của rừng.
f) Sự an toàn môi trường trên cơ sở những đánh giá về môi trường.
g) Những kế hoạch bảo vệ các loài quý hiếm đang có nguy cơ.
h) Những bản đồ mô tả tài nguyên rừng kể cả rừng bảo vệ, những hoạt động trong
kế hoạch, và sở hữu đất.
i) Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng.
+ Kế hoạch quản lý rừng được định kỳ điều chỉnh trên cơ sở những kết quả khảo sát
đo đếm và những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cũng như để thích ứng với những thay
đổi về môi trường và kinh tế-xã hội.
+ Những công nhân lâm nghiệp được đào tạo và giám sát thích hợp để đảm bảo thực
hiện thành công kế hoạch quản lý.
• Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giá
Thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ tương ứng với cường độ sản xuất kinh
doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt
động quản lý rừng và những tác động môi trường và xã hội của những hoạt động ấy.

19
+ Tần số và cường độ kiểm tra tương ứng với mức độ và cường độ các hoạt động
sản xuất lâm nghiệp cũng như mức độ phức tạp và độ bền vững của môi trường bị tác
động. Các hình thức kiểm tra đánh giáo được lặp lại theo thời gian để có thể so sánh
nhữnng kết quả và đánh giá được những thay đổi.
+ Hoạt động quản lý rừng bao gồm cả các hoạt động nghiên cứu và thu thập các
thông tin tin cần thiết cho kiểm tra, nhất là những chỉ số sau đây:
a) Sản lượng của tất cả những sản phẩm đã được khai thác.
b) Tốc độ tăng trưởng, tái sinh và tình trạng của rừng.
c) Thành phần và những thay đổi quan sát được trong giới thực vật và động vật.
d) Những tác động về môi trường và xã hội những hoạt động khai thác và những
hoạt động khác gây ra.
e) Chi phí, năng suất và hiệu quả của hoạt động quản lý rừng
+ Công tác tư liệu được thực hiện tốt để các tổ chức kiểm tra và chứng chỉ có thể
theo dõi chuỗi hành trình của từng sản phẩm.
• Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao
Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC) có tác
dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên
quan đến RBTC luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở một giải pháp phòng ngừa
+ Chủ rừng thực hiện khảo sát để xác định những khu rừng có giá trị bảo tồn cao
(RBTC) thuộc phạm vi quản lý phù hợp với định nghĩa nói ở phần Giải thích thuật ngữ
ở cuối tài liệu này.
+ Trong kế hoạch quản lý có các biện pháp đảm bảo duy trì và/hoặc làm giàu các
RBTC với các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả. Các giải pháp này được nói rõ trong
phần tóm tắt kế hoạch quản lý để thông báo công khai.
+ Chủ rừng thực hiện kiểm tra đánh giá hàng năm về hiệu quả của các giải pháp
duy trì hoặc tăng cường các RBTC.
• Tiêu chuẩn 10: Rừng rồng
Rừng trồng được quy hoạch, thiết lập và quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn và tiêu
chí từ 1 đến 9. Khi trồng rừng để đáp ứng các lợi ích về kinh tế và xã hội và các nhu
cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo điều
kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giúp
phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên.
+ Những mục tiêu quản lý của rừng trồng, kể cả những mục tiêu bảo tồn và phục
hồi rừng tự nhiên, được ghi rõ trong kế hoạch quản lý, và phải được thể hiện rõ trong
việc thực thi kế hoạch.

20
+ Thiết kế và bố trí rừng trồng có tác dụng bảo vệ, phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên
và không làm tăng áp lực lên rừng tự nhiên. Trong việc bố trí rừng trồng có giành ra
các hành lang bảo vệ những động vật hoang dã, các vùng cận sông suối và các đám
rừng rải rác có tuổi và chu kỳ khác nhau phù hợp với quy mô hoạt động trồng rừng.
Quy mô và cách bố trí các khoảnh rừng trồng phù hợp với kiểu cấu trúc các lâm phần
rừng như thấy trong phạm vi cảnh quan tự nhiên.
+ Loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa và các mục tiêu quản lý. Để tăng
cường bảo tồn tính đa dạng sinh học chủ rừng ưu tiên chọn các loài cây bản địa để
trồng rừng và phục hồi những rừng đã thoái hoá. Chỉ trồng những loài cây nhập nội có
năng suất cao hơn những loài bản địa, trong trường hợp này phải đánh giá cẩn thận tỷ
lệ sống, tình trạng sâu, bệnh và những tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái.
+ Giành một tỷ lệ diện tích rừng trồng nhất định, tuỳ thuộc vào tổng diện tích rừng
trồng và quy hoạch của vùng, để quản lý vì mục đích phục hồi thành rừng tự nhiên.
+ Có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và cải tạo cấu trúc, độ phì và hoạt động
sinh học của đất. Kỹ thuật và mức độ thu hoạch sản phẩm, việc thiết kế và bảo dưỡng
đường giao thông, tời kéo gỗ cũng như việc chọn loài cây trồng không gây thoái hoá
đất và không ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và dòng chảy.
+ Có những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh, cháy
rừng và sự nhập nội tràn lan những loài cây mới. Phòng trừ tổng hợp dịch bệnh được
xem là một khâu quan trọng trong kế hoạch quản lý, dựa trước hết vào biện pháp phòng
ngừa và diệt bệnh bằng phương pháp sinh học hơn là hoá học và phân bón. Chủ rừng
tìm mọi cách tránh dùng thuốc sâu và phân bón, kể cả trong các vườn ươm.
+ Tuỳ theo phạm vi và cường độ hoạt động trồng rừng, việc kiểm tra đánh giá rừng
trồng phải bao gồm việc đánh giá thường xuyên những tác động sinh thái-xã hội trong
và ngoài khu vực (chẳng hạn như tác động đến tái sinh tự nhiên, nguồn nước, độ phì
của đất, thu nhập, phúc lợi của cư dân địa phương). Không được trồng bất kỳ loài cây
nào ở phạm vi rộng nếu chưa có những thử nghiệm ở địa phương hoặc chưa có những
kinh nghiệm chắc chắn cho thấy những loài cây đó thích nghi tốt với điều kiện lập địa,
không xâm nhập tràn lan và không gây tác hại sinh thái đáng kể đến các hệ sinh thái
khác. Cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề xã hội trong việc lấy đất trồng rừng, nhất là
liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu hoặc sử dụng
+ Rừng trồng trên đất chuyển hoá từ rừng tự nhiên sau tháng 11 năm 1994 thông
thường sẽ không được chứng chỉ, trừ khi có đủ bằng chứng là chủ rừng không chịu
trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp về sự chuyển đổi đó
3.2.2 Chứng nhận Chain of Custody Certification (FSC-CoC)

21
Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm. Chứng chỉ FSC-CoC dành cho các đơn
vị chế biến các sản phẩm từ rừng. Chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị sản xuất
chế, chế biến và thương mại những sản phẩm từ rừng được chứng nhận FSC. Xác nhận
nguyên liệu hay sản đã chứng nhận được tách biệt với các sản phẩm, nguyên liệu khác
trong quá trình quản lý và gắn nhãn.
Theo quy định của đánh giá CoC thì việc kiểm soát nguồn gốc gỗ phải thông suốt
liên kết nhau thành một chuỗi thành các công đoạn cơ bản: từ rừng, đến vận chuyển gỗ
về nhà máy, cưa xẻ, sấy, lắp ráp, lưu kho và phân phối.
Các nguyên tắc FSC chứng nhận FSC-CoC hiện đang áp dụng:
• Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-004 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm
đối với các Công ty cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC.
• Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-005 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn FSC dành cho các Công ty
đánh giá nguồn gỗ có kiểm soát FSC.
• Tiêu chuẩn: FSC-STD-30-010 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC dành
cho các tổ chức quản lý rừng.
• Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-201(Ver. 02) - Các yêu cầu dán nhãn FSC trên sản
phẩm.

Hình 3.1 Quy trình chứng nhận FSC-CoC


3.2.3 Chứng nhận FSC-CW (Controlled Wood)
Chứng nhận gỗ có kiểm soát, chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị quản lý
rừng hay sản xuất, chế biến và thương mại những nguồn gỗ theo tiêu chuẩn kiểm soát

22
gỗ FSC. Gỗ có kiểm soáy FSC là nguồn gỗ được FSC chấp nhận là có kiểm soát để loại
trừ với 5 nguồn gỗ không được chấp nhận:
• Gỗ khai thác trái phép, không chứng minh được nguồn gốc
• Gỗ khai thác vi phạm các quyền dân sự và truyền thống
• Gỗ khai thác trong khu vực có trông cây biến đổi gen
• Gỗ khai thác trong rừng chuyển sang rừng trông hoặc không sử dụng làm rừng
• Gỗ khai thác trong rừng có giá trị bảo tồn cao
3.2.4 Yêu cầu đáp ứng chứng chỉ của FSC
(1) Yêu cầu về hệ thống chất lượng
(2) Yêu cầu về nguồn cung cấp nguyên liệu
(3) Yêu cầu về kiểm tra sản xuất nội bộ; và ghi chép tư liệu
(4) Yêu cầu về sản phẩm và dán nhãn sản phẩm
(5) Yêu cầu về lưu trữ tài liệu thông tin

Hình 3.2 Nhãn của FSC được dán trên các sản phẩm được chứng nhận
3.3 BỘ TIÊU CHUẨN PEFC
Là tổ chức phi lợi nhuận châu Âu (tại Pháp) thành lập năm 1999, với các hoạt động
thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba. PEFC
làm việc trong suốt chuỗi cung cấp sản phẩm để thúc đẩy thực hành tốt trong việc quản
lý rừng và để đảm bảo rằng gỗ và các sản phẩm từ rừng được sản xuất và tuân theo các
tiêu chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất. Nhờ nhãn sinh thái, khách hàng và
người tiêu dùng có thể xác định các sản phẩm từ rừng được QLBV.

23
Hình 3.3 Logo tiêu chuẩn PEFC
3.3.1 PEFC- FM (Forest Management certification)
Chứng nhận về quản lý rừng. Chứng chỉ PEFC-FM dành cho các đơn vị trồng và
khai thác rừng.
3.3.2 PEFC- CoC (Chain of Custody certification)
Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm. Chứng chỉ PEFC – CoC dành cho các
đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng. Chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị sản
xuất, chế biến và thương mại những sản phẩm từ rừng

Hình 3.4 Chứng chỉ quản lý rừng bề vững


3.3.3 Các quy định cần đảm bảo của bao bì có nhãn PEFC
Nguồn gỗ để sản xuất bao bì PEFC được lấy từ những nguồn rừng tuân thủ quy
địng của pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Chủ rừng phải tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương.
Chủ rừng phải đảm bảo công bằng, quyền và lợi ích của người lao động theo quy
định của pháp luật.

24
Các hoạt động lâm nghiệp phải được thực hiện theo đúng phương án quản lý rừng
bền vững. Khai thác hợp lý các sản phẩm từ rừng để duy trì tài nguyên rừng được ổn
định.
Những hoạt động của lâm nghiệp, chủ rừng phải đánh giá mức độ tác động môi
trường.
Những khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái, chủ rừng cần duy trì, bảo tồn và
nâng cao đa dạng sinh học của rừng.
Chủ rừng phải xây dựng, thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá, phải có hệ thống
quản lý và lưu trữ hồ sơ kinh doanh rừng.
3.3.4 Cách tiếp cận của PEFC
Khuyến khích địa chỉ chứng chỉ hệ thống hoặc quốc gia phát triển độc lập.
Địa chỉ chứng chỉ hệ thống hoặc quốc gia có thể kết hợp với nhau trong PEFC.
Để trở thành một phần của PEFC, các côn ty phải chứng minh sự tuân thủ của các
tiêu chuẩn, nguyên trắc, hướng dẫn và tiêu chí vững chắc của PEFC.
3.4 SO SÁNH TIÊU CHUẨN FSC VÀ PEFC
STT Tiêu chí FSC PEFC
PEFC có 260 triệu héc ta
FSC có 187 triệu héc ta
1 Phạm vi rừng (178000 chứng chỉ)
rừng (30000 chứng chỉ)
→ PEFC phổ biến hơn
10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 7 nguyên tắc, 66 tiêu chí,
FSC đặt ra bộ tiêu chuẩn chứng thực các hệ thống
dành cho chứng chỉ rừng, chứng chỉ rừng quốc gia.
2 Cấu trúc
xác định các quy trình mà
các tổ chức đánh giá phải
tuân thủ.
FSC là một quy chuẩn quốc PEFC hoạt động tại hơn 30
tế được áp dụng tại các quốc gia và thực hiện hoạt
quốc gia như một cơ quan động đánh giá các kế hoạch
điều phối độc lập, đảm bảo quản lý rừng độc lập dựa trên
3 Quy trình rằng lâm nghiệp nghiệp các tiêu chí quốc tế về lâm
được thực hiện theo một nghiệp.
quy chuẩn nhất định. → tiếp cận theo hướng từ
→ tiếp cận theo hướng “từ dưới lên
trên xuống”

25
Ngăn chặn tiêu thụ gỗ được Được thành lập từ FSC nhằm
khai thác trái phép và tập tạo điều kiện thuận lơi cho
trung sâu hơn vào các khía chứng nhận lâm nghiệp bền
4 Mục đích
cạnh về môi trường. vững, đặc biệt áp dụng cho
chủ rừng và diện tích rừng
nhỏ.
Các loại Quản lý rừng, chuỗi lưu ký Quản lý rừng, chuỗi lưu ký
5
chứng chỉ và gỗ được kiểm soát. và chứng nhận dự án
Bên chứng nhận thứ ba: họ
Bên chứng Bên chứng nhận thứ hai : tổ
6 sử dụng các tổ chức đã
nhận chức cấp chứng chỉ
chứng nhận.
7 Đặt ra nguyên tắc tuân thủ Không đặt ra tiêu chuẩn mà
như một chuẩn mực đánh đóng vai trò như kế hoạch
Nguyên
giá, áp dụng chung cho tất công nhận lẫn nhau.
tắc
cả các khu rừng địa
phương.
Bảng 3.1 So sánh sự khác nhau giữa tiêu chuẩn FSC và PEFC
3.5 HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ RỪNG QUỐC GIA VFCS
VFCS là một hệ thống bao gồm có các cơ quan, tổ chức và các tài liệu liên quan
để đảm bảo cho việc thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đáp ứng được
yêu cầu về quản lý rừng bền vững và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc hoạt động
và ra quyết định độc lập giữa các bên tham gia, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của hệ
thống chứng chỉ rừng quốc tế cừng theo đó là dựa trên các quy định hiện hành của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp và các hướng dẫn của
chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC ST 1001: 2010). Gồm các bộ phận:
• Văn phòng Chứng chỉ rừng (VFCO-Vietnam Forest Certification Office)
Là cơ quan chủ quản hệ thống, hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban chỉ đạo quản lý
rừng bền vững và chứng chỉ rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của
Tổng cục Lâm nghiệp. Văn phòng chứng chỉ rừng là cơ quan đầu mối hợp tác với các
bên liên quan trong hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, có nhiệm vụ điều phối các hoạt
động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng bao gồm ban hành các tiêu chuẩn,
hướng dẫn của hệ thống.
• Văn phòng công nhận chất lượng (BoA-Bureau of Accreditation)

26
Văn phòng công nhận chất lượng là thành viên của IAF, là đơn vị hợp tác và giúp
văn phòng chứng chỉ rừng trong việc công nhận và giám sát hoạt động của các tổ chức
chứng nhận theo quy định của hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia.
• Tổ chức chứng nhận (CB-Certification Body)
Tổ chức chứng nhận là tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
và chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm cho các chủ rừng và tổ chức, cá nhân
sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản khi các chủ rừng và tổ chức, cá nhân có phương án
quản lý rừng; phương án tổ chức sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản đảm bảo tuân thủ các
tiêu chuẩn quản lý rừng của hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia.
Việt Nam là thành viên thứ 50 của PEFC và được công nhận vào ngày 30/5/2019.
VFCS được xây dựng và vận hành theo các quy định của PEFC và VFCS chính thức
được PEFC chứng thực ngày 29/10/2020

Hình 3.5 Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

27
Hình 3.6 Quá trình chứng thực hệ thống các quốc gia thành viên của PEFC
3.5.1 Lộ trình xây dựng và vận hành VFCS

• Thành lập và vận hành


VFCS.
• Xây dựng các hướng dẫn.
• Ban hành tiêu chuẩn.
• Thành viên của PEFC.
• Cấp chứng chỉ.
• Quảng bá. 2018 - 2020 Sau 2020
• Vận hành độc lập.
• Quản lý chất lượng.
• Hỗ trợ kỹ thuật.
• Quảng bá.
• Xây dựng năng lực.

2016 - 2017

• Xây dựng tiêu chuẩn & các hướng


dẫn.
• Xây dựng dự án thí điểm.
• Trình TTg về Đề án, gồm thành lập
VFCS.

28
3.5.2 Các tiêu chuẩn đang áp dụng chứng chỉ QLBV theo VFCS/PEFC
Căn cứ vào các yêu cầu của Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ rừng (PEFC ST
1001: 2017 và PEFC ST 1003: 2010);

VFCS/PEFC 1010:2022 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại của Hệ thống 2022
Chứng chỉ rừng Quốc gia

VFCS/PEFC GD 1009:2022 Quy trình cấp phép sử dụng nhãn VFCS 2022
và PEFC

VFCS/PEFC ST 1008:2022 Nguyên tắc sử dụng nhãn VFCS và PEFC 2022

VFCS/PEFC GD 1007:2022 Quy trình chỉ định Tổ chức chứng nhận 2022
hoạt động trong Hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc gia

VFCS/PEFS ST 1006:2022 Quy định đối với Tổ chức chứng nhận 2022
Quản lý rừng bền vững theo Hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc gia hoặc Chứng
chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC CoC

VFCS/PEFC GD 1001:2022 Hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc gia: Mô tả 2022


hệ thống và mô hình tổ chức thực hiện

PEFC ST 2003:2020 Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận thực hiện 2020
hoạt động chứng nhận dựa trên tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm quốc
tế PEFC

PEFC ST 2001: 2020 Nguyên tắc sử dụng nhãn PEFC – Các yêu cầu 2020

PEFC ST 2002:2020 Chuỗi hành trình sản phẩm của các sản phẩm từ 2020
rừng và cây ngoài rừng – Các yêu cầu

VFCS-ST-1004-2019 Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững theo nhóm 2019

VFCS-ST-1003-2019 Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững 2019

VFCS-ST-1002-2019 Quy trình xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV và 2019


Quản lý chuỗi hành trình sản phẩm có nguồn gốc từ rừng

29
QT-PTSXLN-02: Quy trình Cấp giấy chứng nhận ĐKHĐ Chứng nhận 2019
sản phẩm chất lượng sản phẩm, hàng hoá

3.5.3 Quy trình xây dựng tiêu chuẩn


• Tuân thủ theo quy trình xây dựng tiêu chuẩn của PEFC (PEFC ST 1001: 2010)
Xác định các bên liên quan

Thông báo quy trình xây dựng tiêu chuẩn, mời các bên
liên quan tham gia

Thành lập tổ biên soạn và nhóm kỹ thuật

Xây dựng bản thảo bộ tiêu chuẩn Chỉnh sửa định kì

Tham vấn rộng rãi

Đánh giá thử nhiệm

Lấy ý kiến đồng thuận dự thảo cuối cùng

Phê duyệt bộ tiêu chuẩn

Công bố bộ tiêu chuẩn

• Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn:


+ Độc lập: được tổ chức độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bất kì lợi ích liên quan
nào.
+ Sự tham gia đa bên: có sự tham gia của các bên liên quan chịu ảnh hưởng bởi Bộ
tiêu chuẩn.
+ Công khai và minh bạch: thông tin và tài liệu được công bố công khai, rộng rãi
khi có yêu cầu hợp lý.
+ Tính công bằng và sự đồng thuận: các quyết định đưa ra dựa trên cơ sở đồng thuận
có các bằng chứng có thể kiếm được.

30
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Chứng chỉ rừng ngày càng phổ biến và là mục tiêu muốn đạt được của các chủ rừng
phần nào cho thấy sự cấp thiết trong việc bảo vệ, phục hồi rừng để hướng tới phát triển
bền vững. Và việc xây dựng, áp dụng các công cụ trong công cuộc bảo vệ môi trường là
điều cần thiết, đem lại những thay đổi đáng kể phần nào cho thấy tính hiệu quả, đem lại
nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế cần nhắc tới và cần có biện pháp khắc
phục để hiệu quả được tốt hơn.
4.1 LỢI ÍCH CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG
Việc đạt được các tiêu chí về chứng chỉ rừng đã đem lại lợi ích lớn đối với công tác
bảo vệ tài nguyên rừng, cho các chủ rừng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
• Về mặt kinh tế.
+ Chứng minh các sản phẩm sản suất từ nguyên liệu từ vùng rồng rừng có sự quản
lý bền vững hợp pháp.
+ Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và đối tác kinh doanh.
+ Dễ dàng đưa sản phẩm ra thị trường ngoài nước, đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu
khắt khe của các quốc gia.
+ Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm từ rừng.
+ Tăng doanh thu từ việc bán các sản phẩm đạt chứng nhận chứng chỉ rừng.
+ Trở thành doanh nghiệm uy tín và có trách nhiệm xã hội trong mắt khách hàng,
đối tác kinh doanh và người tiêu dùng.
+ Giảm thiểu rủi ro các vấn đề chất lượng cho sản phẩm từ rừng.
• Về mặt xã hội.
+ Bảo đảm sức khỏe và an ninh xã hội, phát triển quyền các dân tộc bản địa, quyền
cộng đồng và người lao động.
+ Góp phần xây dựng một lối sống lành mạnh và phát triển bền vững trong tương
lai.
• Về mặt môi trường.
+ Mang lại lợi ích cho môi trường, góp phần bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh
thái trong tự nhiên.
4.2 HẠN CHẾ CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG
Song với lợi ích thì chứng chỉ rừng còn mặt hạn chế đáng quan tâm và cần khắc phục
để mặt lợi ích đạt được kết quả tốt nhất, mặt hạn chế có thể nhắc đến như:
+ Việt Nam vẫn chưa ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, trình tự QLRBV chuẩn mực
hài hòa với quy định của Quốc tế và chỉ mới tập chung chung vào các đối tượng quản lý
là cơ quan nhà nước.

31
+ Tình trạng thiếu nguồn nhân lực về quản lý, tổ chức trong quản lý rừng bền vững.
+ Thiếu kiến thức về kinh tế và kỹ thuật cũng khiến việc áp dụng CCR bền vững khó
đạt được mục tiêu như kỳ vọng.
+ Nhiều đơn vị chủ rừng hiện vẫn khá lúng túng trong việc triển khai thực hiện các
nguyên tắc của quản lý rừng bền vững.
+ Chi phí cho việc đánh giá để cấp chứng chỉ cũng là một cản trở lớn trong tiến trình
QLRBV và CCR.
+ Các chủ rừng buộc phải có những bằng chứng về quyền sử dụng đất hợp pháp cho
toàn bộ diện tích rừng và đất rừng đang quản lý.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. GS. TSKH Nguyễn Ngọc Dung; TS. Phạm Hoài Đức; KS. Lê Công Uẩn, Phạm Minh
Thoa - Cẩm nang ngành lâm nghiệp năm 2006 – Chương chứng chỉ rừng
[2]. https://baovemoitruong.org.vn/quan-ly-rung-ben-vung-va-chung-chi-rung-viet-nam-
tu-chinh-sach-den-thuc-tien/
[3]. https://clv.vn/chung-nhan-pefc-la-gi/
[4]. https://thuvientieuchuan.org/tieu-chuan-pefc-la-gi/
[5]. https://laodong.vn/kinh-doanh/he-thong-chung-chi-rung-quoc-gia-cua-viet-nam-da-
duoc-pefc-cong-nhan-863742.ldo
[6]. https://baochinhphu.vn/tin-hieu-tich-cuc-tu-de-an-quan-ly-rung-ben-vung-va-chung-
chi-rung-102265581.htm
[7]. https://doanhnghiepvn.vn/chinh-sach/32-tong-dien-tich-rung-duoc-chung-nhan-quan-
ly-ben-vung-mang-thuong-hieu-vfcs/20220809092936133
[8]. https://baotintuc.vn/kinh-te/kho-dat-muc-tieu-ve-viec-cap-chung-chi-rung-
20120812224628671.htm
[9]. https://knacert.com.vn/blogs/hoi-dap/2-tieu-chuan-fsc-pefc-co-gi-khac-nhau
[10]. https://laodong.vn/kinh-doanh/he-thong-chung-chi-rung-quoc-gia-cua-viet-nam-da-
duoc-pefc-cong-nhan-863742.ldo
[11]. https://nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2019/12/301219_TL3_Gioi-thieu-
VFCS.pdf
[12]. https://www.isosig.com/chung-nhan-iso/

PHẦN TRĂM LÀM VIỆC NHÓM 4


Thành Viên Phần trăm
Nguyệt Ánh 11.11%
Hồng Anh 11.11%
Minh Thu 11.11%
Anh Kiệt 11.11%
Đức Trung 11.11%
Văn Nhân 11.11%
Hồng Vân 11.11%
Kim Chi 11.11%
Nhựt Hiếu 11.11%
33

You might also like