You are on page 1of 6

Thành công

Năm 1991, Dell bắt đầu xuất xưởng máy tính xách tay với mục tiêu trở thành nhà
cung cấp hàng đầu tại thị trường mới nổi đầy hứa hẹn này. Các sự kiện nhằm mở
rộng phạm vi toàn cầu cũng đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.
trong năm 1992 Dell lần đầu tiên lọt vào danh sách 500 công ty lớn nhất
của Fortune.
Vào cuối năm 1993, Dell trở thành công ty lớn thứ năm trên toàn thế giới về sản
xuất và bán máy tính cá nhân với doanh số lên đến hơn $ 2 tỷ . Các hãng máy tính
khác rất khó cạnh tranh lại được với Dell trên thị trường vì chi phí bán của Dell chỉ
chiếm 18%, chỉ bằng một nửa so với chi phí bán hàng của các hãng khác. Một
trong những nguyên nhân là do dư lượng tồn kho của Dell thường được giữ ở mức
thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng thường thông báo cho
Dell biết cụ thể loại máy tính nào là loại họ mong muốn, điều này làm giảm đáng
kể chi phí thử nghiệm mà các hãng khác không sử dụng phương pháp bán hàng
trực tiếp thường phải chiu.
Ngay vào năm 1995, Dell đã chiếm 3% thị phần máy tính cá nhân trên toàn thế
giới.

Từ năm 1997 đến năm 2004, Dell có được sự tăng trưởng ổn định và giành được
thị phần từ những đối thủ cạnh tranh ngay cả trong thời kỳ ngành công nghiệp sản
xuất máy tính cá nhân suy thoái. Trong cùng thời gian, các đối thủ của công ty như
Compaq, Gateway, IBM, Packard Bell và AST Research đã phải vật lộn trong việc
giữ thị phần với bối cảnh thị trường ảm đạm như vậy. Cuối cùng những doanh
nghiệp này hoặc rời bỏ thị trường, hoặc bị mua lại. Điểm vượt trội của Dell trong
giai đoạn này đó là việc họ đã tối ưu hóa được chi phí so với các đối thủ. Chi phí
hoạt động chỉ chiếm 10% trong tổng doanh thu 35 tỷ USD của Dell vào năm 2002,
so với 21% tại Hewlett-Packard, 25% tại Gateway và 46% tại Cisco.

Với sự phát triển mạnh mẽ của mình, năm 1999, Dell đã vượt qua Compaq để trở
thành nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới. Những năm đầu của thế kỷ 21 thực sự là
khoảng thời gian trong mơ của Dell với những bước nhảy vọt cả về công nghệ lẫn
doanh thu và thị phần trong ngành.

Kể từ năm 1996, Dell đã nhanh chóng thống trị thị trường máy tính toàn cầu, tăng
trưởng gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình hàng năm của doanh số bán hàng toàn cầu
là 18%. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997-98 và một phần của năm
1999 đã kìm hãm sự tăng trưởng của thị trường PC, Dell đã tăng mạnh 87% về
doanh số bán hàng ở châu Á vào năm 1999. Dell cũng được hưởng lợi từ sự tăng
trưởng doanh số mạnh mẽ ở châu Âu.
Vào năm 2000, tập đoàn máy tính Dell dẫn đầu doanh số bán hàng trên toàn nước
Mỹ,chiếm thị phần 17% trước Conpaq - về nhì ở doanh số. Gateway đứng thứ 3
với 8,9%,theo sau là Hewlett-Packard với 8,8%, cuối cùng là IBM với 7,2%.
Doanh số bán hàng của Dell trên www.dell.com đã vượt quá 35 triệu đô la một
ngày vào đầu năm 2000, tăng từ 5 triệu đô la một ngày vào đầu năm 1998 và 15
triệu đô la một ngày vào đầu năm 1999. Dell đã báo cáo doanh thu 25,3 tỷ đô la
cho năm kết thúc vào ngày 31 tháng 1 năm 2000, tăng từ 3,4 tỷ đô la cho năm kết
thúc vào ngày 29 tháng 1 năm 1995, tốc độ tăng trưởng trung bình là 3,4 tỷ đô la
hoặc tỷ lệ tăng trưởng 49,4%.
Cũng trong một khoảng thời gian, lợi nhuận đã tăng từ 140 triệu USD lên 1,67 tỉ
USD. Kể từ khi niêm yết tập đoàn trên sàn chứng khoán và tháng 6 năm 1988 với
giá 8,50 USD mỗi cổ phiếu, giá cổ phiếu đã tăng 45000%. Tập đoàn máy tính Dell
là một trong top 10 công ti trên sàn chứng khoán NYSE và NASDAQ.
Cũng trong năm 1990, Dell đứng thứ 6 trong số các nhà sản xuất máy tính lớn nhất
ở Hoa Kỳ.
Năm 2006, Dell Inc đã được Tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 25 tập đoàn lớn
nhất thế giới. Và chỉ trong tháng 1 năm 2007, tổng thu nhập của Dell Inc đã đạt
con số 14,4 tỷ USD, trong đó, lợi nhuận đã lên tới 687 triệu USD.
trong tình cảnh Sự thương mại hoá của Internet và phổ biến của web đã giúp cho
Dell có cơ hội để mở rộng thị trường và tăng thị phần. Với quy mô thị trường rộng
lớn như thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á -Thái Bình Dương, Nhật, Trung
Đông và Châu Phi. Trong đó đặc biệt là Trung Quốc có lẽ được coi là một ví dụ
tiêu biểu nhất cho sự thành công của Dell trong lĩnh vực phát triển thị trường, chỉ
trong năm năm Dell đã trở thành nhà cung cấp máy tính và các sản phẩm hệ thống
và dịch vụ lớn thứ ba của nước này và Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư trong
chính sách phát triển của Dell.
Sự thương mại hoá của Internet và phổ biến của web đã giúp cho Dell có cơ hội để
mở rộng thị trường và tăng thị phần. Dell đã sử dụng rất nhiều công cụ, phương
tiện điện tử cũng như là ứng dụng triệt để sự phát triển của các hệ thống thông tin
để có thể tích hợp được các quá trình sản xuất - kinh doanh và có một mô hình
thương mại điện tử thành công mà không doanh nghiệp nào khó có thể bắt chước.

những cải cách của công ty về phương pháp kinh doanh, về cải thiện chất lượng
sản phẩm và chính sách khách hàng sau năm 2013 đã giúp công ty dần cải thiện
thời gian gần đây.

Hết năm 2019, doanh thu của Dell đạt 92.2 tỷ USD với lợi nhuận sau thuế 5.5 tỷ
USD;
năm 2020, họ tiếp tục tăng trưởng nhờ được hưởng lợi do việc bùng nổ các lớp học
online do dịch Covid - 19, giúp cho số lượng máy tính bán được tăng cao.

Tới thời điểm hiện tại, Dell vẫn là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn thứ 3 thế
giới, sau HP và Lenovo và là công ty cung cấp màn hình PC lớn nhất thế giới.

thất bại
Một năm sau khi Dell từ chức Giám đốc điều hành, trong khi lợi nhuận và doanh
thu tiếp tục tăng, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty chậm lại đáng
kể; cổ phiếu của công ty đã mất tới 25% giá trị trong năm đó. Doanh số bán hàng
chậm lại của công ty tăng trưởng là do thị trường PC đã bão hòa, chiếm 66% doanh
thu của công ty. Lợi thế về giá cả và chất lượng của Dell không còn như trong quá
khứ, khi các đối thủ như Acer và HP đã bắt kịp hãng trong cải tiến công nghệ sản
xuất.
Ngay cả trong thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất, thiếu sót lớn nhất của Dell là dịch vụ
khách hàng. Dịch vụ khách hàng của Dell kém hơn nhiều so với các đối thủ và vấn
đề càng trở nên trầm trọng hơn khi hãng chuyển các trung tâm cuộc gọi ra nước
ngoài. Khi tốc độ tăng trưởng vượt xa cơ sở hạ tầng hỗ trợ kỹ thuật của công ty,
ngày càng có nhiều khách hàng quay lưng lại với công ty.
Trong thời gian này, Dell đã nhận rất nhiều lời chỉ trích về chất lượng sản phẩm
của mình. Đầu tiên, họ nhận được cáo buộc rằng máy tính của họ sử dụng các linh
kiện bị lỗi, cụ thể là 11,8 triệu máy tính để bàn OptiPlex (GX270, SX270 và
GX280) được bán cho các doanh nghiệp và chính phủ từ tháng 5 năm 2003 đến
tháng 7 năm 2005 bị cáo buộc có tụ điện bị lỗi. Tháng 8/2006, Dell phải thu hồi
hàng loạt pin máy tính do một trong những chiếc máy tính xách tay của hãng bốc
cháy. Điều này đã tạo ra một danh tiếng xấu cho công ty, mặc dù các cuộc điều tra
sau đó kết luận đó không phải là lỗi của họ.
Năm 2006 đánh dấu năm đầu tiên Dell tăng trưởng chậm hơn so với toàn bộ
ngành công nghiệp PC. Tới quý 4 cùng năm, Dell mất danh hiệu nhà sản xuất PC
lớn nhất thế giới vào tay đối thủ Hewlett Packard.
Lỗi tụ điện trên dòng máy tính Optiplex GX270 đã khiến danh tiếng Dell suy giảm
khá nhiều (Ảnh: eComputerz)
trong khi các nhà cung cấp PC đã cải tiến chất lượng và thiết kế của họ thì Dell lại
không có quá nhiều thay đổi, dẫn đến việc mất thị phần vào tay các đối thủ

Doanh số của Dell đã giảm liên tục trong giai đoạn 2012 - 2016 (Ảnh: Statista)

thất bại với máy tính bảng


Dell ra mắt Streak 7, một chiếc máy tính bảng 7 inch chạy hệ điều hành Android
vào tháng 1/2011, hiện sản phẩm máy tính bảng Dell Streak 7 đã không còn xuất
hiện trên các trang bán hàng trực tuyến. Là một chiếc máy tính bảng 199 USD
kèm theo hợp đồng với nhà mạng, có mức giá khá rẻ nhưng Streak 7 vẫn không
hút khách. Có lẽ Dell chưa coi trọng máy tính bảng của mình và dường như chỉ tự
thiết kế, sản xuất và vươn lên, không có chiến lược quảng bá và thu hút khách
hàng.

You might also like