You are on page 1of 4

Văn bản : Bếp lửa

Phân tích đoạn thơ:


Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói


Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Mở bài: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ. Thơ ông thường trong trẻo, mượt mà, thiên về khai thác những kỉ niệm,
uớc mơ tuổi trẻ. “Bếp lửa” là bài thơ tiêu biểu cho mạch cảm xúc ấy. Khổ 1,2 của
bài thơ là hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho Tình cảm và kỉ niệm của hai bà cháu
khi người cháu sống xa nhà.
Thân bài:
Luận điểm 1: Tác phẩm "Bếp lửa" được in trong tập "Hương cây, bếp lửa", ra
đời năm 1963 – lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Tác giả đang
là sinh viên du học ở Liên Xô. Từ một nơi xa xôi, cuộc sống đầy đủ tiện nghi hiện
đại, tác giả nhớ về quê nhà với bao kỉ niệm buồn vui bên bà và bếp lửa
Luận điểm 2: Hình ảnh bếp lửa trong khổ đầu bài thơ đã gợi biết bao cảm
xúc trong lòng đứa cháu xa quê:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"
+/ Cụm từ “Một bếp lửa” được nhắc lại 2 lần, trở thành điệp khúc mở đầu
bài thơ với giọng điệu sâu lắng, nhấn mạnh, làm nổi bật ấn tượng sấu sắc của tác
giả đối với bếp lửa tuổi thơ. Nó sống mãi trong tâm hồn tác giả, luôn đi về trong
nỗi nhớ.
+/ Hình ảnh bếp lửa xuất hiện trong khổ thơ mở đầu vừa mang nghĩa tả
thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh tả thực, bếp lửa "chờn vờn sương sớm" gợi
lên nét đẹp bình yên của làng quê Việt. Một bếp lửa ẩn hiện, chờn vờn trong làn
sương buổi sớm mai tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Trong làn khói sương,
lửa bập bùng cháy, những đốm than hồng đỏ rực nơi bếp lửa nồng đượm cả hơi
ấm, xua tan cái lạnh của buổi sớm. Đó là hình ảnh bếp lửa rất đỗi thân quen trong
mỗi gia đình Việt nam từ bao đời nay. Hình ảnh bếp lửa đó đã in đậm trong kí ức
của tác giả, hiện về lung linh trong màn sương kỉ niệm phủ dày. Đồng thời bếp lửa
chờn vờn trong sương sớm còn là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi nhớ bà của Bằng Việt,
bếp lửa ấy cũng luôn "chờn vờn" trong tâm trí nhà thơ, hóa trong nỗi nhớ bà, nhớ
tuổi thơ, nhớ quê hương mà bấy lâu tác giả luôn ấp iu, gìn giữ và trân trọng.
"Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"
Bếp lửa ấy được nhóm lên bởi tình yêu thương với bao tình cảm ấp iu nồng
đượm của bà. Câu thơ đã gợi lên một trời kí ức, những chăm sóc, lo lắng mà bà
dành cho đứa cháu nhỏ. Từ “ấp iu” là một sáng tạo của nhà thơ, đó k phải là từ láy,
từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp của 2 từ ấp ủ và nâng niu. ấp iu vừa gợi đúng
công việc nhóm lửa, vừa gợi bàn tay kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng yêu thương
chăm chút của bà giành cho cháu. Động từ "ấp iu" kết hợp với tính từ "nồng
đượm" được tác giả sử dụng đầy khéo léo trong câu thơ đã góp phần thể hiện vẻ
đẹp phẩm chất tình thương yêu của người bà.
Luận điểm 3:Từ những xúc cảm trào dâng về bếp lửa đã đánh thức trong
lòng cháu nỗi nhớ thương bà, thương người nhóm lửa mỗi buổi sớm mai:
"Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ "biết mấy nắng mưa" để ẩn dụ cho những
vất vả, nhọc nhằn mà bà phải trải qua. Vì thương, vì lo lắng cho cháu, bà nào quản
ngại nắng mưa, k chùn bước trước những khắc nghiệt của thời tiết, khó khăn của
cuộc sống, vẫn miệt mài, cần mẫn, làm tất cả những gì tốt nhất có thể cho cháu.
Thật là một người bà nhân hậu và giàu đức hi sinh biết bao. Thấu hiểu được những
nhọc nhằn của bà, cháu càng thương bà nhiều hơn. Bằng Cách biểu cảm trực tiếp
“cháu thương bà ”cất lên trong lời thơ gói trọn vẹn tất cả tình yêu, niềm biết ơn sâu
sắc và lòng kính trọng, nỗi nhớ nhung khôn nguôi của người cháu dành cho bà nơi
phương xa. Câu thơ vang lên trong nỗi nhớ của những kí ức tuổi thơ tươi đẹp bên
bà đã gửi gắm sâu sắc tình cảm thiết tha, chân thành của người cháu.
=> Khổ thơ mở đầu chất chứa bao cảm xúc sâu lắng, chân thành của người
cháu phương xa nhớ về bà, nhớ về bếp lửa tuổi thơ, về quê hương yêu dấu. Và bắt
đầu từ đây, cặp hình ảnh sóng đôi đồng hiện suốt cả bài thơ, tạo thành một cấu trúc
độc đáo “bà – bếp lửa” để lại biết bao ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Luận điểm 4: Đặc biệt, đoạn thơ còn gợi về những kỉ niệm tuổi thơ buồn vui
của cháu bên cạnh bà.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

+/ Nhắc đến tuổi thơ, có lẽ trong mỗi chúng ta luôn thường trực nghĩ tới những
năm tháng hồn nhiên, tinh khôi, trong trẻo khi được sống trong sự đủ đầy cả về vật
chất và tình cảm yêu thương của cha mẹ, người thân. Nhưng với những thế hệ như
lớp nhà thơ Bằng Việt thì điều đó làm sao có được khi họ phải sống trong những
năm tháng bom rơi đạn lạc chiến tranh, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Vì
thế, khi nhớ về thời ấu thơ, những kỉ niệm trong kí ức như một thước phim quay
chậm lần lượt hiện về trong tâm trí của nhà thơ với biết bao nhiêu là sự thiệt thòi,
gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Kỉ niệm đầu tiên ấy là khi lên bốn tuổi:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

+/ Điệp từ “ năm” được nhắc lại 2 lần trong 1 câu thơ “ Năm ấy là năm..”
nhấn mạnh 1 mốc thời gian k thể nào quên, đó là mốc thời gian đã hằn sâu trong kí
ức, là năm “đói mòn đói mỏi” bằng nghệ thuật tách từ tài hoa , tách từ láy tăng gía
trị biểu cảm diễn tả cái đói kéo dài, dai dẳng, triền miên, kinh hoàng, làm cho mệt
mỏi, rã rời và kiệt sức khi nhớ tới nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã cướp đi bao
sinh mạng của dân tộc mình.
+/ Gợi nhắc đến cuộc sống đói nghèo ấy không thể quên hình ảnh người thân
yêu:
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Lời thơ k miêu tả trực tiếp hình ảnh người bố nhưng thông qua hình ảnh con
ngựa gầy khô rạc, xác xơ, còm cõi, oằn lưng kéo xe cũng giúp ta cảm nhận được
hình ảnh người bố tội nghiệp kiệt sức tìm kế sinh nhai chống chèo gđ vượt qua
những năm tháng lao đao khốn khổ.
+/ Đặc biệt, trong kí ức về tuổi thơ cháu nhớ và ấn tượng mùi khói bếp bà
nhen.
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Đó là mùi khói bếp cháu ở cùng bà và đã cùng bà nhóm lửa, Làn khói đã in đậm,
in sâu trong tâm trí của người cháu hay đó chính là nỗi cơ cực, vất vả của cái
nghèo, cái đói, của chiến tranh loạn lạc trong tuổi ấu thơ của cháu và bà trải qua.
Những câu thơ được viết lên bằng những tình cảm chân thực nên chan chứa nước
mắt và dày đặc làn khói. Giọng thơ trầm xuống thấm thía một nỗi buồn cơ cực đến
xót xa khi dòng hoài niệm tuổi thơ dâng đầy trong lòng cháu khiến “nghĩ lại đến
giờ sống mũi còn cay”. Nén trong ý thơ là nỗi thương cảm, xót xa đến quặn lòng
của người cháu khi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ năm lên 4 tuổi với cách biểu cảm trực
tiếp “sống mũi còn cay”. Kỉ niệm tuổi thơ đã đi qua gần 20 năm nhưng nỗi buồn
tủi vẫn còn xót xa, nguyên vẹn. Hình ảnh khói hun nhèm mắt đã trở thành kỉ niệm
ám ảnh trở đi trở lại trong bài thơ rất xúc động. Câu thơ kết giản dị nhưng rất đỗi
tài hoa khép lại dòng hoài niệm và mở ra những xúc cảm về thực tại . Từ “ cay”
được sử dụng rất hàm súc. Đó là cái cay nhèm mắt vì khói hay nỗi bồi hồi xúc
động như muốn khóc của người cháu khi nghĩ về bà.
Luận điểm: Đánh giá
Bằng thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, Khổ thơ ngắn, với cách sử
dụng từ ngữ có sức gợi, hình ảnh đặc sắc giàu ý nghĩa, kết hợp các biện pháp tu từ
điệp ngữ, ẩn dụ. Chất chứa trong mỗi câu thơ, lời thơ là tình cảm nhơ thương da
diết cháu giành cho bà, cho kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên. Đó cũng chính là
tình cảm cháu giành cho quê hương . Chất chứa trong những vần thơ còn là thái độ
trân trọng tình cảm gđ và lẽ sống ân nghĩa thủy chung của nhà thơ.

You might also like