You are on page 1of 5

Đề cương báo chí điều tra

Câu 1: Định nghĩa báo chí điểu tra:

Báo chí điều tra là một thể loại báo chí mà bằng các nghiệp vụ điều tra người viết tìm
hiểu, xem xét, làm sáng tỏ các sự thật bị che giấu và chứng minh các sự thật đó bằng các
chứng cứ thuyết phục. Điều tra bao hàm tìm ra sự thật của một vấn đề tốt cần bảo vệ và
cấn đề tiêu cực cần đấu tranh, loại bỏ.

Theo từ điển tiếng việt: “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để hiểu rõ sự thật”

Trung tâm báo chí điểu tra (CIR- Mỹ) miêu tả: “Báo chí điều tra là theo đuổi các câu
chuyện bị che giấu về những cá nhân và những tổ chức có ảnh hưởng đến cuộc sống cộng
đồng

Theo ThS. Đỗ Phan Ái: “Điều tra báo chí là tìm hiểu sự thật các vấn đề, sự kiện, từ đó
định hướng phát triển. Điều tra có mục đích làm rõ những gốc rễ, nguyên nhân của vấn
đề qua việc trả lời câu hỏi: “Tại sao? Và Như thế nào?

Câu 2: Học báo chí điều tra là học những kỹ năng gì? Những kỹ năng đó giúp ích thế nào
trong quá trình làm báo điều tra.

Những kỹ năng sinh viên được dạy trong bộ môn báo chí điều tra:

 Kỹ năng nhận biết “hoàn cảnh có vấn đề” để phát hiện đề tài
 Kỹ năng lựa chọn đề tài để thực hiện
 Kỹ năng thu thập, xử lý, xác minh và kiểm tra thông tin
 Kỹ năng quan sát, phỏng vấn, nhập vai….

Câu 3: Học báo chí điều tra xong là “bắt được tội phạm” có đúng không

Nếu hiểu từ “bắt” theo nghĩa bóng thì ý kiến này có thể đúng. Một nhà báo điều tra với
những kỹ năng điều tra tốt sẽ góp phần phát hiện, tố giác những hành vi sai trái, những cá
nhân có dấu hiệu phạm tội ra trước công luận. Đây cũng là nguồn tham khảo cho các cơ
quan cảnh sát điều tra, phần nào giúp cơ quan cảnh sát điều tra có thêm bằng chứng để
kết luận và đưa vụ việc ra ánh sáng.

Nếu từ “bắt” được hiểu theo nghĩa đen thì ý hiểu này chưa đúng. Nhà báo điểu tra hoạt
động dưới hình thức tác nghiệp của báo chí, theo quyền hạn và nghĩa vụ được quy định ở
luật báo chí và các văn bản luật khác. Nhà báo điều tra ko phải là công an, cảnh sát hay
cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát để có quyền hạn bắt giữ một ai.

Câu 4: Vai trò của báo chí điều tra

Đảm bảo mục tiêu truyền tải thông tin trung thực, khách quan

Chức năng giám sát, phản biện xã hội

Tham gia vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Tạo lòng tin, sức nặng với dư luận

Câu 5: Đặc điểm cơ bản của báo chí điểu tra

Tính thời sự, công khai

Tính mục đích, định hướng rõ ràng

Tính mâu thuẫn

Tính chính xác trung thực

Tính phong phú, đa dạng, nhiều chiều

Tính định kỳ, đều đặn

Tính dễ hiểu

Tính tương tác

Tính đa phương tiện

Câu 6: Những tiêu chí cơ bản của một tác phẩm điều tra chất lượng

- Tính phát hiện: tính mới, tính nóng hổi, bức xúc của đề tài
- Tính khách quan, tính chính xác của thông tin: đảm bảo thông tin đúng sự thật là
y.c chung đối với tất cả sản phẩm báo chí
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ trong tác phẩm là ngôn ngữ chính luận
- Tính hệ thông, logic trong lập luận, trình bày: sự kết hợp giữa văn bản, hình ảnh,
âm thanh; có kết cấu, định hướng rõ ràng

Câu 7: quy trình sản xuất một tác phẩm báo chí điều tra
- Trong trường hợp này, bước đầu tiên phóng viên cần làm là xác minh thông tin,
nguồn tin. “Câu chuyện bàn bên” cũng có thể là một nguồn để phóng viên phát
hiện vấn đề nhưng chưa đủ cơ sở để tin ngay và lao vào điều tra
- Khi ko xác minh thông tin, nguồn tin, phóng viên dễ bị dẫn dắt bởi một tin giả, từ
đó dẫn đến 1 số trường hợp:

+ mất thời gian vì cuối cùng ko đi đến đâu

+ sập bẫy kẻ xấu và bị lợi dụng: gây scandal hạ bệ đối thủ, trả tư thù cá nhân

+ mang tin giả đi gặp gỡ BQL, bạn có thể bị coi là đến gây nhũng nhiễu, bị hạ thấp
nhân phẩm, danh dự

- Trong trường hợp thông tin và nguồn xin sau khi được xác nhân là đáng tin, pv
tiến hành các hoạt động điều tra báo trí theo tiến trình cơ bản:
+ B1: Xác định tư tưởng chủ đề, lên ý tưởng kịch bản…
+ B2: trình bày thông tin và hướng triển khai đề tài với lãnh đạo cơ quan báo chí,
đăng ký xin được tiến hành điều tra và thuyết phục để có được sự cho phép
+ B3: tiếp tục thu thập thêm nhiều thông tin từ nhiều nguồn, nhiều chiều khác
nhau. Xử lý, phân tích có chọn lọc các thông tin phù hợp. không quên kiểm tra và
xác minh mỗi thông tin nhận được
Một số phương pháp xử lý dữ liệu như: pp suy luận dữ liệu, pp logic: chứng minh
bác - bỏ, nhân quả, pp kết luận: kết luận quy nạp, kết luận tương đồng…
+ B4: lựa chọn các pp sẽ sử dụng trong kế hoạch điều tra. Một số pp trong hoạt
động điều tra như: pp thu thập thông tin, pp xử lý tài liệu, pp quan sát, pp phỏng
vấn, pp thử nghiệm, pp điều tra hình sự…Nêu rõ phương pháp bạn chọn và dự
kiến thực hiện
+B5: Lên danh sách những đối tượng cần pv, chuẩn bị bộ câu hỏi cho từng loại đối
tượng. Lựa chọn hình thức pv trực tiếp or gián tiếp. phân tích các yếu tố để xác
định độ tin cậy của thông tin và phản ứng từ người được pv…
+ B6: lựa chọn dạng vai và kế hoạch nhập vai (nếu có). Xác định thời gian thực
hiện, dự kiến hoàn thành, các rủi ro có thể gặp phải và phương án xử lý
+ B7: gỡ băng. Viết bài. Dựng video
+ B8: Nộp bài và chờ duyệt

Câu 8: Phương pháp thu thập thông tin

1. Xác định nguồn tin và cách tiếp cận


Nguồn tin của nhà báo chia làm 2 nhóm cơ bản:
- Nhóm các nhân vật có thông tin thu hút sự chú ý của nhà báo ko nằm trong trách
nhiệm cung cấp thông tin của họ
- Nhóm các cq, tổ chức có mối quan hệ qua lại với pttt đc được điều chỉnh bằng luật
pháp và các văn bản chuẩn mực
2. Không sử dụng 1 nguồn tin duy nhất
3. Khách quan và công bằng

Câu9: Bên cạnh những cuộc điều tra thành công như của Bly, cũng không ít trường hợp
khác phóng viên “thân bại danh liệt”, tòa báo bị phạt tiền khi phóng viên của họ sử dụng
nghiệp vụ nhập vai trong quá trình điều tra báo chí. Anh/chị hãy cho biết những trường
hợp nào khi sử dụng kỹ năng nhập vai trong hoạt động điều tra báo chí có thể dẫn đến rủi
ro trên? Lấy ví dụ minh họa cụ thể: 1,5 đ 
 Nhà báo, PV điều tra không nắm rõ luật: Bí mật Nhà nước, các quyền… 
 Ko tuấn thủ quy trình làm báo điều tra: Kế hoạch nhập vai phải được sự
đồng ý của cấp cao nhất, nhập vai buộc phải thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật, CQBC phải liên hệ với cơ quan công an và trình bày rõ ngọn nguồn trước
khi hành vi ấy diễn ra… 
 Ko tuân thủ các nguyên tắc báo chí điều tra: tác động vào sự vật, hiện
tượng khiến nó thay đổi bản chất; không thúc đẩy sự kiện diễn ra hoặc khiến
nó diễn ra sớm hơn bình thường; thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hiểm
đến sức khỏe, tính mạng, danh dự hoặc tình trạng pháp lý của bản thân và của
cơ quan báo chí 
 Ko tuân thủ đạo đức trong điều tra báo chí 
 Ko có kỹ năng, nghiệp vụ điều tra tốt 
 Làm báo không từ tâm: gợi ý hối lộ, tống tiền… 

Câu 10: Nhà báo điều tra nhập vai khi tác nghiệp, làm thế nào để không phạm
luật: 1,5đ 
 Bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng 
 Tuân thủ các nguyên tắc điều tra báo chí 
 Nắm rõ luật và các vấn đề pháp lý cần phòng ngừa:… 

Câu 11: Bằng kiến thức đã học, anh/chị hãy phân tích những yếu tố dẫn đến thành công
cho loạt phóng sự điều tra của Bly: 1,5 đ 
 Sắc sảo, dũng cảm, dám dấn thân 
 Có nghiệp vụ, kỹ năng điều tra tốt 
 Lựa chọn đề tài đánh vào tâm lý xã hội, được nhiều người quan tâm 
 Có sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ cơ quan chủ quản 

You might also like