You are on page 1of 4

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN VÀ CÁC

KHOẢN PHẢI THU


I. Kết cấu của các tài khoản trong chương
+ Nợ – Có, SDCK Nợ + Có – Nợ, SDCK Có

Nợ Tài khoản … Có Nợ Tài khoản … Có


SDĐK SDĐK
PS PS PS PS
SDCK SDCK

- Tiền mặt - Doanh thu lãi thương phiếu


- Tiền gửi ngân hàng - Thuế GTGT đầu ra/phải nộp
- Phải thu khách hàng - Dự phòng Nợ phải thu khó đòi
- Thương phiếu phải thu
- Lãi thương phiếu phải thu
- Chi phí chiết khấu thương phiếu
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Tạm ứng cho công nhân viên
- Ứng trước tiền cho người bán
- Phải thu khác
- Chi phí nợ khó đòi

II. Các công thức đã học


1. Các công thức liên quan đến thương phiếu phải thu
Giá trị thương phiếu khi = Nợ gốc của + Lãi của thương
đáo hạn thương phiều phiếu

Lãi của thương = Nợ gốc của x Lãi suất thương x Thời hạn nợ của
phiếu thương phiếu phiếu thương phiếu

Lãi của thương Nợ gốc của Thời hạn nợ đến


phiếu tại thời điểm = thương x Lãi suất thương phiếu x thời điểm kế toán
kế toán phiếu của thương phiếu

Chiếu khấu = Giá trị thương x Lãi suất chiết x Thời hạn nợ còn lại
thương phiều phiếu khi đáo hạn khấu của thương phiếu

Số tiền nhận được = Giá trị thương - Chiết khấu thương


khi chiết khấu phiếu khi đáo hạn phiếu

2. Công thức liên quan đến dự phòng nợ phải thu khó đòi
Giá trị có thể thu = Tổng số tiền phải - Khoản ước tính không
hồi được thu khách hàng thu hồi được
III. Phương pháp kế toán
1. Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng
a) Làm tăng tiền
- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK Tiền mặt
Có TK Tiền gửi ngân hàng
- Chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Tiền mặt
- Bán hàng cho khách hàng và thu được:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Doanh thu bán hàng
Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK Thuế GTGT phải nộp
- Khách hàng trả nợ bằng tiền:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải thu khách hàng
b) Làm giảm tiền
- Chi tiền để mua HH, NVL hoặc TSCĐ phục vụ cho hoạt động SXKD:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu, TK Tài sản cố định
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
- Chi tiền mặt để tạm ứng cho công nhân viên:
Nợ TK Tạm ứng
Có TK Tiền mặt
- Chi tiền để trả nợ người bán:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
- Chi tiền để thanh toán cho người lao động:
Nợ TK Phải trả người lao động
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
2. Các khoản phải thu
2.1. Phải thu khách hàng
- Khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu
được tiền:
Nợ TK Phải thu khách hàng: Tổng thanh toán
Có TK Doanh thu bán hàng, TK Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK Thuế GTGT đầu ra phải nộp

- Khi khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải thu khách hàng
- Khi khách hàng trả lại hàng hoặc giảm giá cho khách hàng hoặc cho
khách hàng hưởng:
Nợ TK Hàng bán bị trả lại, TK Giảm giá hàng bán, TK Chiết khấu
thương mại
Nợ TK Thuế GTGT phải nộp
Có TK Phải thu khách hàng
- Khi cho KH hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK Chiết khấu bán hàng
Có TK Phải thu khách hàng

2.2. Các khoản thu khác


* Kế toán thuế GTGT được khấu trừ:
Nợ TK Hàng tồn kho, TK TSCĐ, TK Chi phí: Giá mua các yếu tố đầu vào
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Số thuế GTGT đầu vào tương ứng
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng, TK Phải trả người bán
* Kế toán khoản tạm ứng cho công nhân viên:
- Khi doanh nghiệp tạm ứng tiền cho công nhân viên:
Nợ TK Tạm ứng
Có TK Tiền mặt
- Khi công nhân viên thực hiện thanh toán hoàn ứng cho doanh nghiệp:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu, TK Tài sản cố định
Nợ TK Tiền mặt, TK Phải trả người lao động: số tạm ứng thừa
Có TK Tạm ứng
* Kế toán ứng trước tiền cho người bán
- Khi ứng trước tiền cho người bán để mua hàng:
Nợ TK Ứng trước tiền cho người bán
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
- Khi nhận được hàng hóa, nguyên vật liệu… trừ vào tiền ứng trước:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu…
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK Ứng trước tiền cho người bán
- Nhận lại tiền ứng trước thừa từ người bán:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Ứng trước tiền cho người bán
* Phải thu khác phát sinh với đối tượng vãng lai:
Nợ TK Phải thu khác
Có TK Tiền mặt, TK Nguyên vật liệu…

2.3. Thương phiếu phải thu


- Khi doanh nghiệp tiếp nhận thương phiếu từ khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK Thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu bán hàng/cung cấp dịch vụ
Có TK Phải thu khách hàng
- Cuối kỳ, nếu thương phiếu phải thu chưa đáo hạn, ghi nhận tiền lãi
thương phiếu đã phát sinh:
Nợ TK Lãi thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu
- Khi thương phiếu đáo hạn, doanh nghiệp nhận tiền, kế toán ghi:
Nợ TK Tiền: Gốc và Lãi
Có TK Thương phiếu phải thu: Gốc
Có TK Lãi thương phiếu phải thu: Lãi của những kỳ trước
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu: Lãi kỳ này
- Nếu doanh nghiệp chiết khấu thương phiếu trước ngày đáo hạn. Tùy thuộc
vào số tiền nhận được, kế toán ghi sổ như sau:
+ Nếu số tiền nhận được > nợ gốc:
Nợ TK Tiền
Có TK Thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu
+ Nếu số tiền nhận được < nợ gốc:
Nợ TK Tiền: Số tiền thu
Nợ TK Chi phí lãi thương phiếu: Lãi chiết khấu thương phiếu
Có TK Thương phiếu phải thu: Số nợ gốc

3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi


3.1. Phương pháp xóa sổ trực tiếp (với số tiền nhỏ)
Nợ TK Chi phí nợ khó đòi
Có TK Phải thu khách hàng
3.2. Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi
1. Doanh nghiệp ước tính nợ phải thu khách hàng khó đòi.
2. Doanh nghiệp ghi nợ khó đòi ước tính:
Nợ TK Chi phí nợ khó đòi
Có TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi
3. Khi doanh nghiệp chính thức xóa nợ phải thu khách hàng không thu hồi
được, sẽ ghi:
Nợ TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Có TK Phải thu khách hàng.
3.3 Phương pháp ước tính Nợ phải thu khó đòi
(1) Phương pháp ước tính theo tỉ lệ phần trăm doanh thu:
(2) Phương pháp phân tích tuổi nợ của khách hàng:

You might also like