CHƯƠNG 2 - NHỮNG KHÁC BIỆT QUỐC GIA VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

You might also like

You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÁC BIỆT QUỐC GIA VỀ

KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Mục tiêu học tập 1: Hiểu các hệ thống chính trị của các quốc gia khác nhau thế nào
- Kinh tế chính trị: hệ thống chính trị, kinh tế, và pháp luật của một quốc gia.
- Hệ thống chính trị: Hệ thống chính quyền của một quốc gia.
- Chủ nghĩa tập thể: Một hệ thống chính trị chú trọng vào tính ưu việt của các mục
tiêu chung chứ không phải mục tiêu cá nhân.
- Chủ nghĩa xã hội: Triết lý chính trị biện hộ cho sự tham gia của cộng đồng qua
việc sở hữu của Nhà nước thông qua việc sản xuất và phân phối.
- Tư hữu hoá: Bán các doanh nghiệp Nhà nước cho những nhà đầu tư tư nhân.
- Chủ nghĩa cá nhân: Nhấn mạnh rằng một cá nhân phải được tự do trong việc
theo đuổi chính kiến về kinh tế và chính trị của mình.
- Dân chủ: Hệ thống chính trị theo đó chính phủ được người dân lựa chọn trực tiếp
hoặc qua các đại diện họ bầu ra.
- Độc tài: Một dạng Chính phủ theo đó một cá nhân hoặc đảng chính trị kiểm soát
toàn bộ cuộc sống của mọi người và ngăn ngừa các đảng đối lập.
- Dân chủ đại diện: Hệ thống chính trị trong đó người dân định kỳ bầu những cá
nhân đại diện họ.
Mục tiêu học tập 2: Hiểu các hệ thống kinh tế khác nhau của các quốc gia.
- Kinh tế thị trường: Hệ thống kinh tế trong đó có sự tương tác giữa bên cung và
cầu xác định mức sản lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất.
- Kinh tế chỉ huy: Một hệ thống kinh tế trong đó chính phủ sẽ lên kế hoạch những
hàng hoá và dịch vụ mà quốc gia sẽ sản xuất cũng như số lượng và giá bán các sản
phẩm dịch vụ đó.
Mục tiêu học tập 3: Hiểu các hệ thống pháp luật khác nhau ở các quốc gia.
- Hệ thống pháp lý: Hệ thống các nguyên tắc, các điều luật điều tíết hành vi và các
quy trình giúp thi hành các điều luật, qua đó xử lý các tranh chấp.
- Thông luật: Hệ thống thông luật dựa trên các truyền thống, tiền lệ và phong tục
tập quán.
- Hệ thống dân luật: Hệ thống luật dựa trên một bộ các luật chi tiết được lập thành
tập hợp các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.
- Luật thần quyền: Hệ thống luật dựa trên những giáo huấn về tôn giáo.
- Hợp đồng: Một tài liệu quy định rõ những điều kiện để sự trao đổi diễn ra được
và quyền lợi cũng như nghĩa vụ cụ thể cho các bên liên quan.
- Luật hợp đồng: Luật chi phối việc thực thi hợp đồng.
- Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế (CIGS): Một bộ
nguyên tắc chung kiểm soát một số lĩnh vực cụ thể trong việc soạn thảo và thực thi
những hợp đồng thương mại thông thường giữa 2 bên – bên bán và bên mua – có
trụ sở tại những quốc gia khác nhau.
- Quyền sở hữu: Đề cập đến quyền lợi pháp lý trong việc sử dụng theo đó một
nguồn lực được đem ra để đổi lại bằng việc sử dụng mọi thu nhập liên quan đến
nguồn lực đó.
- Hành động của cá nhân: Hành động ăn cắp, sao chụp, tống tiền, và những hành
động tương tự của các cá nhân hay các nhóm người.
- Hành động cửa quyền: Sự xâm phạm thu nhập hoặc các nguồn lực của những
người nắm giữ quyền sở hữu của các chính trị gia và quan chức chính phủ.
- Đạo luật về chống tham nhũng đối với nước ngoài: Hệ thống luật Mỹ điều
chỉnh những hành vi liên quan đến hành động hối lộ và bất quy tắc trong kinh
doanh quốc tế.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Sản phẩm của hoạt động trí tuệ như phần mềm máy tính,
kịch bản phim, bản tổng phổ âm nhạc hay công thức hoá học của loại thuốc mới,
có thể được bảo vệ bởi bằng sáng chế, bản quyền, và nhãn hiệu.
- Bằng sáng chế: Đem lại cho nhà sáng chế sản phẩm hay quy trình mới được độc
quyền sản xuất, sử dụng hay bán lại phát minh của mình trong một khoảng thời
gian.
- Bản quyền: Độc quyền về mặt luật pháp của các tác giả, nhà soạn nhạc, nhà soạn
kích, nghệ sỹ và nhà xuất bản trong việc xuất bản, phân phối hay sử dụng sản
phẩm của họ.
- Nhãn hiệu hàng hoá: Thiết kế và tên gọi thường được đăng ký chính thức, qua đó
phân biệt được sản phẩm của các thương gia, các nhà sản xuất.
- Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới: Tổ chức quốc tế với các thành viên ký vào một
hiệp định chung để bảo vệ tài sản trí tuệ.
- Công ước Paris về Bảo hộ Quyền Sở hữu Trí tuệ: Hiệp ước quốc về về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ; ký năm 1983 bởi 170 quốc gia.
- Trách nhiệm đối với sản phẩm: Liên quan đến trách nhiệm của công ty và các
thành viên trong trường hợp sản phẩm gây thương tích, thiệt mạng hay thiệt hại
cho người sử dụng.
- Luật về tính an toàn của sản phẩm: Quy định những tiêu chuẩn an toàn cụ thể
mà các sản phẩm phải đáp ứng.

Tóm tắt chương:


1. Hệ thống chính trị có thể được đánh giá theo hai chiều: mức độ nhấn mạnh chủ
nghĩa tập thể đối nghịch với chủ nghĩa cá nhân và mức độ dân chủ hay độc tài.
2. Chủ nghĩa tập thể là một lý tưởng cho rằng nhu cầu của xã hội quan trọng hơn
nhu cầu của cá nhân. Chủ nghĩa tập thể ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào
hoạt động kinh tế và trong trường hợp chủ nghĩa xã hội, là sự lãnh đạo tập trung.
3. Chủ nghĩa cá nhân là một lý tưởng được xây dựng dựa trên sự nhấn mạnh tính ưu
việt của tự do cá nhân trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, và văn hoá. Chủ nghĩa
cá nhân ủng hộ cho các lý tưởng dân chủ và kinh tế thị trường tự do.
4. Dân chủ và độc tài là hai quang phổ của lăng kính chính trị. Trong một nền kinh
tế dân chủ điển hình, công dân định kỳ bầu cử các cá nhân đại diện cho họ, và tự
do chính trị được bảo đảm bởi một định chế. Trong một đất nước độc tài, quyền
lực chính trị bị độc quyền bởi một đảng, nhóm, hoặc cá nhân, và những tự do
chính trị cơ bản bị từ chối đối với các công dân của đất nước.
5. Có ba loại hệ thống kinh tế chung: nền kinh tế thị trường, nền kinh tế chỉ huy
và nền kinh tế hỗn hợp. Trong nền kinh tế thị trường, không có kiểm soát giá cả,
sở hữu tư nhân là chủ yếu. Trong nền kinh tế chỉ huy, giá cả được thiết lập bởi các
nhà hoạch định kế hoạch trung ương, tư liệu sản xuất được sở hửu bởi nhà nước,
và sở hữu tư nhân bị cấm.
6. Khác biệt trong cơ cấu pháp luật giữa các quốc gia chỉ ra những hàm ý quan trọng
đối với thực hành kinh doanh quốc tế. Mức độ quyền sở hữu được bảo hộ có thể
khác biệt rõ rệt từ nước này sang nước khác, tương tự với an toàn sản phẩm và luật
pháp về trách nhiệm đối với sản phẩm cũng như bản chất của luật hợp đồng.

You might also like