You are on page 1of 2

Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT

VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA


1. Nội dung của quy luật giá trị
- QLGT là quy luật kinh tế cơ bản nhất trong sản xuất và lưu thông HH
- Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT
Biểu hiện
* Trong lĩnh vực sản xuất.
+ Đối với 1 hàng hóa:
- Nếu TGLĐCB = TGLĐXHCT: thực hiện đúng yêu cầu quy luật giá trị, nên thu
được lợi nhuận trung bình.
- Nếu TGLĐCB < TGLĐXHCT: thực hiện tốt quy luật giá trị, nên thu được lợi
nhuận nhiều hơn mức lợi nhuận trung bình.
- Nếu TGLĐCB > TGLĐXHCT: vi phạm yêu cầu quy luật giá trị, nên bị thua lỗ
=> QL giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt
(TGLĐCB) để sản xuất HH phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết
(TGLĐXHCT)
+ Đối với tổng hàng hóa: Tổng TGLĐCB để sản xuất ra tổng hàng hoá phải phù hợp
tổng TGLĐXHCT của tổng hàng hóa đó
- Nếu tổng TGLĐCB = tổng TGLĐXHCT: nền kinh tế phát triển ổn định.
- Nếu tổng TGLĐCB < tổng TGLĐXHCT: hàng hóa khang hiếm.
- Nếu tổng TGLĐCB > tổng TGLĐXHCT: thừa hàng hóa
* Trong lĩnh vực lưu thông.
+ Đối với 1 hàng hóa
- Trao đổi hàng hoá phải dựa trên nguyên tắc TGLĐXHCT hay ngang giá.
- Giá cả HH bao giờ cũng vận động xoay quanh trục giá trị của hàng hóa hay xoay
quanh trục TGLĐXHCT
+ Đối với tổng hàng hóa
- Q.luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hoá sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng
hoá trong sản xuất
- Trên thị trường: Giá cả cao hoặc thấp => do ảnh hưởng của cạnh tranh, cung – cầu.
2. Tác động của quy luật giá trị.
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Giá cả > giá trị thì bán chạy có lãi và mở rộng sản xuất.
- Giá cả < giá trị thì lỗ vốn tức thu hẹp sản xuất hoặc không sản xuất hoặc chuyển
sang nghề khác
- Giá cả = giá trị có thể tiếp tục sản xuất
Như vậy: Thông qua sự biến động của giá cả, QLGT góp phần phân phối lại Tư
liệu sản xuất, sức lao động giữa các ngành, HH giữa các nơi => cân bằng hàng hóa
giữa các nơi, các vùng, các ngành.
b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
Do điều kiện sản xuất của mọi người không giống nhau mà QLGT áp dụng như
nhau, để đứng vững trên thị trường, năng xuất lao động => Vì vậy phải cải tiến kĩ
thuật, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
c. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
- Người sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội thì có lãi => mua
sắm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật => Người đó phát tài, giàu có
- Người sản xuất có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội thì => Người đó thua lỗ, phá
sản…=> nghèo đi.
Như vậy: quy luật giá trị có tác dụng bình tuyển, đánh giá người sản xuất.
3. Vận dụng quy luật giá trị
a. Về phía Nhà nước ( HS tự học)
b. Về phía công dân
- Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng.
- Điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu ngành sao cho
phù hợp với nhu cầu trong và ngoài nước.
- Đổi mới KT-CN, hợp lí hoá sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng
hoá…

You might also like