You are on page 1of 9

HAI ĐỨA TRẺ

-Thạch Lam-

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác Giả

a. Cuộc đời:

- Thạ ch lam (1910 – 1942) tên thậ t là Nguyễ n Tườ ng Vinh, sau đó ông đổ i tên thành
Nguyễ n Tườ ng Lân. Thạ ch Lam sinh ra ở Hà Nộ i nhưng thuở nhỏ ông số ng ở quê
ngoạ i: phố huyện Cẩ m Giàng, tỉnh Hả i Dương, ông số ng trong giai đoạ n đấ t nướ c sa
sút,và cũ ng vì vậ y nên ông đã có cơ hộ i tiếp xúc vớ i nhữ ng ngườ i lao độ ng, nhữ ng
mả nh đờ i cơ cự c trong xã hộ i và cũ ng chính cuộ c số ng phố huyệ n nghèo nơi đây đã in
đậ m trong tâm trí Thạ ch Lam trở thành không gian nghệ thuậ t trở đi trở lạ i nhiề u trong
tác phẩ m củ a ông.

- Ông là con trong mộ t gia đình công chứ c gố c quan lạ i và là em ruộ t củ a nhà vă n Nhấ t
Linh và Hoàng Đạ o.

- Ông là thành viên củ a Tự lự c vă n đoàn: mộ t nhóm các cây viế t từ thờ i Pháp thuộ c,
đượ c Nhấ t Linh thành lậ p vớ i mụ c đích “làm giàu thêm vă n sả n trong nướ c.” nhóm
gồ m 7 thành viên chính thứ c đề u là các nhà vă n, nhà thơ có tiế ng như Nhấ t Linh, Khái
Hưng, Hoàng Đạ o, Thạ ch Lam, Tú Mỡ , Thế Lữ , Xuân Diệ u.

- Sau khi đổ tú tài lầ n thứ nhấ t, ông thôi họ c để đi làm báo vớ i anh, ban đầ u ông đượ c
phân công lo việ c biên tậ p tuầ n báo Phong hóa và tờ Ngày nay củ a bút nhóm này. Đế n
tháng 2 nă m 1935, vì tài nă ng củ a ông nên ông đượ c giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.

- Thạ ch Lam là mộ t ngườ i vô cùng đôn hậ u và tinh tế ; con ngườ i Thạ ch Lam hồ n hậ u
và rấ t mự c tài hoa.

- Ông mấ t tạ i "nhà cây liễ u" vào ngày 27 tháng 6 nă m 1942, lúc mớ i 32 tuổ i, khép lạ i
mộ t hành trình rự c rỡ trên sự nghiệp vă n chương củ a ông.

b. Sự nghiệp sáng tác:

-Ông có mộ t quan điể m vă n chương lành mạ nh tiế n bộ điều này đượ c thể hiệ n rõ qua
câu nói nổ i tiếng củ a ông “Đố i vớ i tôi, vă n chương không phả i là mộ t cách đem đế n cho
ngườ i đọ c sự thoát li hay sự quên; trái lạ i, vă n chương là mộ t thứ khí giớ i thanh cao và
đắ c lự c mà chúng ta có, để vừ a tố cáo và thay đổ i 1 cái thế giớ i giả dố i và tàn ác, vừ a
làm cho lòng ngườ i đượ c thêm trong sạ ch và phong phú hơn”.

-Ông thườ ng viết nhữ ng chuyện không có chuyệ n, chủ yếu khai thác thế giớ i nộ i tâm
củ a nhân vậ t vớ i nhữ ng cả m xúc mong manh, mơ hồ , trong cuộ c số ng thườ ng ngày.

-Truyệ n củ a Thạ ch Lam như mộ t bài thơ trữ tình, giọ ng điệu điềm đạ m nhưng chứ a
đự ng nhữ ng tình cả m mến yêu chân thành và nhạ y cả m củ a tác giả trướ c nhữ ng thay
đổ i củ a cả nh vậ t và lòng ngườ i. Vă n củ a Thạ ch Lam trong sáng, giả n dị mà thâm trầ m,
sâu sắ c và đẹp đẽ như chính con ngườ i ông.

- Nhữ ng tác phẩ m chính củ a Thạ ch Lam:

+Truyệ n ngắ n Gió đầ u mùa (1937)

+ Truyện ngắ n Nắ ng trong vườ n (1938)

+ Tiểu thuyết Ngày mớ i (1939)

+ Tậ p tiểu luậ n Theo dòng (1941)

+ Tùy bút Hà Nộ i bă m sáu phố phườ ng (1943)

2. Tác phẩm:

-Hai đứ a trẻ là truyện ngắ n tiểu biểu thể hiện phong cách nghệ thuậ t củ a Thạ ch Lam,
đượ c in ở tậ p “Nắ ng trong vườ n”. Cũ ng như các tác phẩ m khác củ a ông “Hai đứ a trẻ ”
có sự hòa quyện củ a yế u tố hiện thự c và trữ tình.

- Bố i cả nh: Mộ t phố huyện nghèo đêm đêm có chuyến tàu từ Hà Nộ i chạ y qua nhữ ng
nă m trướ c Cách mạ ng Tháng Tám nă m 1945.

-Bố cụ c 3 phầ n:

+ Đoạ n 1: Từ đầ u … nhỏ dầ n về phía làng: Tâm trạ ng củ a Liên trướ c cả nh phố


huyệ n lúc chiề u tàn.

+ Đoạ n 2: Trờ i đã bắ t đầ u đêm… cả m giác mơ hồ không hiểu: Tâm trạ ng củ a


liên trướ c cả nh phố huyệ n lúc đêm tố i.

+ Đoạ n 3: Còn lạ i: tâm trạ ng củ a liên lúc chờ tàu và lúc đoàn tàu đi qua.

II. Đọc – Hiểu văn bản:


1. Tâm trạng của Liên trước cảnh phố huyện lúc chiều tàn:

a. Bức tranh phố huyện:

*Âm thanh:

- “Tiế ng trông thu không…gọ i buổ i chiều.”: tiế ng trố ng thu không vang xa gọ i chiề u về ,
đồ ng thờ i gợ i ra nhữ ng nỗ i buồ n man mác, tiếng trố ng điểm nhịp cho thờ i gian nặ ng nề
trôi.

- “Tiế ng ế ch nhái kêu ran ngoài đồ ng ruộ ng”, “tiếng muỗ i vo ve”. Nhữ ng âm thanh đặ c
trưng củ a làng quê. ⇒ lấ y độ ng tả tĩnh, cả nh hoang vắ ng đìu hiu nơi phố huyện.

⇒ Không gian thu hẹp dầ n, khoả nh khắ c chiều đang dầ n buông thậ t buồ n bã và tẻ nhạ t.

*Màu sắc, đường nét:

- Chân trờ i phương tây đỏ rự c như lử a cháy và nhữ ng áng mây ánh hồ ng như hòn than
sắ p tàn.

=>So sánh. Diễ n tả màu sắ c rự c rỡ bùng cháy củ a hoàng hôn báo hiệ u mộ t ngày lạ i trôi
qua.

- Màu đen củ a dãy tre làng cắ t hình rõ rệ t trên nền trờ i.

⇒ Âm thanh và màu sắ c gợ i nỗ i buồ n thấ m thía, cả m giác tàn lụ i.

⇒ Từ ng bướ c chân thờ i gian đượ c miêu tả tỉ mỉ chầ m chậ m bướ c tớ i chiề u rồ i tố i.

⇒ Qua ngòi bút củ a Thạ ch Lam buổ i chiều như buồ n hơn, ngày tàn đến nhanh hơn, phố
huyệ n phơi bày vẻ tiêu điề u xác sơ, mòn mỏ i.

b. Bức tranh sinh hoạt của con người:

*cảnh chợ tàn:

-Ngườ i về hết và tiế ng ồ n ào cũ ng mấ t ⇒ Vắ ng tanh, im lặ ng.

-Trên đấ t chỉ còn rác rưở i, vỏ bưở i, vỏ thị, lá nhãn, lá mía…⇒ dấ u tích còn lạ i củ a
phiên chợ nghèo.

-Mộ t vài ngườ i bán hàng về muộ n …⇒chắ c lẽ là nhữ ng lờ i than thở không bán đượ c
bao nhiêu.
- Không khí: Mùi âm ẩ m củ a hơi nóng và cát bụ i… mùi riêng củ a đấ t. ⇒gợ i lên sự tàn
lụ i, sự nghèo đói, khó khă n, tiêu điề u.

*Những kiếp người tàn:

Mấy đứa trẻ con


nhà nghèo ở ven Mẹ con chị Tí Bà cụ Thi Chị em Liên
chợ
- Cúi lom khom trên - Ngày ngày mò cua - Hơi điên lạ i - Trướ c số ng ở Hà
mặ t đấ t đi lạ i tìm bắ t ố c, đem đế n lạ i nghiệ n rượ u vớ i Nộ i. Từ lúc thầ y
tòi. lầ m lũ i dọ n hàng tiế ng cườ i khanh mấ t việ c hai chị em
- Nhặ t nhanh thanh nướ c. khách, ghê sợ . phả i dọ n về quê.
nứ a thanh tre hay - Khách hàng toàn - Lả o đả o đi lầ n - Trông coi mộ t cử a
bấ t cứ cái gì đó có là nhữ ng ngườ i vào trong bóng tố i. hàng tạ p hóa nhỏ
thể dùng đượ c củ a dướ i đáy xã hộ i. xíu.
ngườ i bán hàng để - Dẫ u chả kiế m ⇒Tàn tạ về cả thể - Ngày ngày phả i
lạ i. đượ c bao nhiêu xác và tinh thầ n. bán hàng, đế n khi
nhưng đêm nào mẹ tiế ng trố ng thu
⇒Đáng thương tộ i con chị Tí cũ ng dọ n không vang lên lạ i
nghiệp hàng. phả i dọ n hàng, tính
tiề n. Đêm đế n lạ i
⇒ Mẹ con chị đang phả i ngủ lạ i ở gian
cầ m cự trong sự hàng trên chiếc
số ng. chõng sắ p gãy.
- Ngày phiên mà
chỉ bán đượ c vài
bánh xà phòng và
mộ t cút rượ u ti.

⇒Cuộ c số ng khó
khă n, sa sút.
=> Cả nh chợ tàn và nhữ ng kiế p ngườ i tàn tạ gợ i sự tàn lụ i, sự nghèo đói, tiêu điều củ a
phố huyện nghèo.

c. Tâm trạng của Liên:

-Tư thế : Ngồ i im lặ ng. ⇒trầ m tư suy nghĩ.

-Đôi mắ t: ngậ p tràn bố ng tố i. ⇒ Nỗ i buồ n trào dâng.

-Tâm hồ n:

+Lòng buồ n man mác trướ c giờ khắ c hoàng hôn...


+Cả m nhậ n đượ c cả mùi riêng củ a đấ t quê hương này.

+Độ ng lòng xót thương bọ n trẻ con nhà nghèo.

+Cả m thương mẹ con chị Tí, cụ Thi…

⇒Tâm hồ n cô bé nhạ y cả m, tinh tế, xao xuyế n mộ t nỗ i buồ n man mác: Liên không hiể u
sao, nhưng chị thấ y lòng buồ n man mác trướ c cái giờ khắ c củ a ngày tàn.

⇒Tình cả m gắ n bó vớ i thiên nhiên, quê hương đấ t nướ c, niề m xót thương vớ i nhữ ng
con ngườ i nghèo khổ .

2. Tâm trạng của Liên trước cảnh phố huyện lúc đêm tối:

a. Cảnh phố huyện về đêm:

*Khung cảnh:

- Bầ u trờ i đêm, thoả ng qua gió mát.

- Vòm trờ i hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấ p lánh.

⇒ Êm đề m tỉnh lặ ng, mộ t mùa hạ êm như nhung.

-Khung cả nh phố huyệ n về đêm đượ c khắ c họ a rõ rệt qua hai hình ả nh đố i lậ p:

Ánh sáng Bóng tố i


-Khe sáng phát ra từ vài cử a hàng còn -Đườ ng phố và các con ngõ chứ a đầ y
thứ c. bóng tố i.
-Vệt sáng củ a nhữ ng con đom đóm bay là -Tố i hết con đườ ng thă m thẳ m ra sông,
là trên mặ t đấ t hay len vào nhữ ng cành con đườ ng qua chợ về nhà.
cây. -Các ngõ vào làng lạ i càng sẫ m đen hơn
-Chấ m lử a nhỏ từ hàng phở củ a bác Siêu. nữ a.
-Hộ t sáng phát ra từ ngọ n đèn củ a Liên.

⇒Ánh sáng tù mù, leo lét mờ nhạ t. ⇒bóng tố i rộ ng lớ n, bao trùm cả không
gian.

⇒ Sự tương phả n giữ a ánh sáng và bóng tố i, hình ả nh ngọ n đèn leo lét nơi quán hàng
chị Tí là biểu tượ ng cho kiếp số ng nhỏ nhoi lay lắ t, mù tố i củ a nhữ ng ngườ i cùng khổ
trong biể n đêm mênh mông củ a cuộ c đờ i. Ngọ n đèn ấ y tuy yế u ớ t nhưng vẫ n là niềm
lạ c quan số ng củ a nhữ ng kiế p ngườ i nhỏ bé vô danh, vô nghĩa không tương lai, hạ nh
phúc trong xã hộ i cũ .
*Sinh hoạt của con người:

- Các nhà đóng củ a im lìm.

-Đêm về kéo theo bóng tố i và kéo theo sự xuấ t hiện thêm nhữ ng phậ n đờ i nghèo khổ :

+ Gánh phở củ a bác Siêu so vớ i mẹ con chị Tí có phầ n khấ m khá hơn nhưng lạ i đứ ng
trướ c nguy cơ đáng sợ hơn: thấ t nghiệ p. Bở i ở vùng quê này thứ quà củ a bác Siêu là
mộ t thứ quà xa xỉ.

+ Vợ chồ ng bác Sẩ m chưa hát vì chưa có khách nghe, số ng trong cả nh màn trờ i chiếu
đấ t trông chờ vào củ a bố thí ở nơi đây là sự trông chờ trong vô vọ ng.

⇒ Cuộ c số ng nhàm chán, vô vị, mong đợ i mơ hồ , xa xôi, không định hình.

b. Tâm trạng của Liên:

- Đêm tố i vớ i Liên quen lắ m, chúng chẳ ng đáng sợ .

- Rồ i Liên hoài tưở ng về quá khứ tươi đẹp ở Hà Nộ i, nơi có mộ t vùng sáng rự c và lấ p
lánh.

- Như mọ i ngườ i dân trong phố huyện Liên luôn mong chờ mộ t cái gì đó mớ i mẻ, tươi
sáng sẽ đế n xua tan đi đêm đen âm u lụ i tàn ở phố huyện.

⇒ Bằ ng trái tim đôn hậ u, dịu dàng Thạ ch Lam đã phát hiệ n ra nhữ ng rung độ ng sâu xa,
nhữ ng khao khát thầ m kín trong cuộ c đờ i nhữ ng con ngườ i tưở ng như hoàn toàn cam
phậ n ấ y.

3. tâm trạng của liên lúc chờ tàu và lúc đoàn tàu đi qua:

Thạ ch Lam tậ p trung bút lự c miêu tả mộ t cách tỉ mỉ, kĩ lưỡ ng theo trình tự thờ i gian,
qua tâm trạ ng chờ đợ i củ a Liên và An.

a. Tâm trạng lúc chờ tàu:

-An và Liên đã buồ n ngủ vẫ n gượ ng thứ c.

- Cậ u bé An dù buồ n ngủ ríu cả mắ t nhưng vẫ n đặ n chị tàu đế n nhớ đánh thứ c em.

- Còn Liên ngồ i yên không độ ng đậ y ngắ m nhìn sao trờ i....

-Lí do thứ c chờ tàu:


+mẹ dặ n phả i thứ c cho đế n khi tàu xuố ng để bán hàng, may ra còn có mộ t vài ngườ i
mua.

+ muố n nhìn chuyế n tàu – hoạ t độ ng cuố i cùng củ a đêm khuya.

⇒ Đoàn tàu giúp Liên cả m giác như đượ c số ng trong mộ t thế giớ i khác đượ c hoài niệm
lạ i quá khứ tươi đẹp nhưng xa xă m không thể trở lạ i. Chuyế n tàu mang theo ướ c mơ
củ a Liên, khát khao thoát khỏ i ao đờ i tù đọ ng dù rấ t mơ hồ.

Bút pháp miêu tả củ a Thạ ch Lam:


-Từ xa đoàn tàu tiế n đế n vớ i nhữ ng hình ả nh đố i lậ p vớ i nơi phố huyện nghèo:

Đoàn tàu Phố huyện

- Ánh sáng rự c rỡ : - Ánh sáng le lói, thưa thớ t:


+ Đèn ghi đã ra kia rồ i + Khe sáng
+ Ngọ n lử a xanh biế c + Vệ t sáng
+ Mộ t làn khói bừ ng sáng trắ ng lên + Chấ m sáng
đằ ng xa. + Hộ t sáng
+ Các toa đèn sáng trưng
- Âm thanh ồ n ã: - Âm thanh:
+ Tiếng còi xe lử a ở đâu vang lạ i. + Tiếng trố ng thu không
+ Tiếng dồ n dậ p, tiếng xe rít mạ nh + Tiếng ếch kêu ran
vào ghi. + Tiếng muỗ i vo ve
+ Tiếng hành khách ồ n ào khe khẽ. + Tiếng chó cắ n
+ Tiếng còi rít lên, và tàu rầ m rộ đi + Tiếng đàn bầ u củ a vợ chồ ng bác
tớ i Xẩ m

- Con tàu mang đến mộ t thế giớ i khác.

- Chị em Liên đợ i tàu không phả i chỉ vì mụ c đích là có khách mua hang hay do mẹ dặ n
mà vì:

+Nhìn thấ y cái gì đó khác cuộ c số ng hàng ngày: mạ nh mẽ, rự c rỡ ánh sáng, giàu
sang.

+Niềm say mê

+ Mang đến thế giớ i kỷ niệ m về Hà Nộ i.

⇒ Đánh thứ c kỷ niệm về Hà Nộ i đẹ p đẽ thiế t tha.

⇒ Hình ả nh đố i lậ p giữ a đoàn tàu và phố huyện, đoàn tàu như mang đế n sứ c số ng làm
sáng bừ ng thêm niề m hi vọ ng nhen nhóm trong tim củ a nhữ ng mả nh đờ i cơ cự c ở nơi
đây về mộ t tương lai tươi sáng

b. Tâm trạng lúc tàu đi qua:

-Đoàn tàu đi qua:

+ Để lạ i nhữ ng đố m than đỏ bay tung trên đườ ng sắ t


+ Chấ m nhỏ củ a chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mãi

+ Khuấ t sau rặ ng tre.

+ Tiếng vang độ ng củ a xe hỏ a đã nhỏ dầ n rồ i không còn nghe thấ y nữ a

+ Khi tàu đi, Liên và An trở về vớ i tâm trạ ng buồ n tẻ, nuố i tiế c và chán ngán
cuộ c số ng thườ ng ngày, niềm vui củ a hai chị em chỉ lóe sáng rồ i vụ t tắ t

+ Tấ t cả lạ i chìm trong màn đêm vớ i ngọ n đèn tù mù chỉ chiế u sáng mộ t vùng đấ t
nhỏ

⇒ Thể hiện ướ c mơ thoát khỏ i cuộ c số ng hiện tạ i, khao khát hướ ng tớ i mộ t cuộ c số ng
tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn củ a nhữ ng ngườ i dân nghèo.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Truyện không có cốt truyện, Thạ ch Lam xây dựng từ những chi tiết nhỏ nhă ̣t trong
cuộc sống đời thường, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm
giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

- Bút pháp tương phả n, đố i lậ p.

- Miêu tả sinh độ ng nhữ ng biến đổ i tinh tế củ a cả nh vậ t và tâm trạ ng con ngườ i.

- Ngôn ngữ giàu chấ t thơ, hình ả nh mang tính biể u tượ ng cao.

- Giọ ng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ, đậ m chấ t trữ tình.

- Đan xen yế u tố lãng mạ n và hiện thự c.

-Miêu tả tâm lí đặ c sắ c.

2. Ý nghĩa văn bản

Cả m nhậ n tình cả m xót thương mộ t cách nhẹ nhàng mà thấ m thía củ a tác giả đố i vớ i
nhữ ng kiếp ngườ i số ng cơ cự c, quẩ n quanh, bế tắ c ở phố huyệ n nghèo trướ c cách
mạ ng. Đồ ng thờ i thể hiệ n sự trân trọ ng củ a tác giả đố i vớ i nhữ ng mong ướ c mơ hồ
trong tâm hồn nhân vật.

You might also like