You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA TÂM LÝ HỌC

LỚP TÂM LÝ HỌC NHÂN


CÁCH
GV HƯỚNG DẪN: TH.S: VÕ NHẬT HUY

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 3

1. ĐỖ THỊ VÂN ANH-2056160099


2. NGUYỄN THỊ MINH TÂM-2056160072
3. NGUYỄN NGỌC TÂM NHƯ-2056160155
4. NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM-2056160047
5. NGUYỄN TIỂU THIỆP-2056160076
6. TRẦN NHẬT LINH-2056160134
7. NÔNG THU UYÊN-2056160197
8. NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN-2056160108
9. TRẦN NGUYÊN HIỂN MINH-2056160140

PHÂN TÍCH PHIM DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ


HỌC
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHIM 28 DAYS .............................. 2

II. GÓC NHÌN CỦA THUYẾT HÀNH VI VỀ BỘ PHIM


28 DAYS .................................................................................... 2

III. LIÊN HỆ VỚI ĐỜI SỐNG THỰC. ................................. 4

IV. Ý NGHĨA ........................................................................... 4

1. Ý nghĩa bộ phim ................................................................ 4

2. Ý nghĩa thuyết hành vi. ..................................................... 5

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 6

1
PHÂN TÍCH PHIM 28 DAYS DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THUYẾT HÀNH VI
(SKINNER, BANDURA)

I. GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHIM 28 DAYS

28 Days - là bộ phim hài kịch


được sản xuất năm 2000 của Mỹ do
Betty Thomas đạo diễn, kể về Gwen
Cummings dành cả đêm để uống rượu
với bạn trai của mình, Jasper. Cô ấy
đã làm hỏng đám cưới của chị gái cô
khi đến muộn, hành động mất kiểm
soát và đưa ra một bài phát biểu lung
tung trong cơn say đồng thời phá tan
chiếc bánh cưới. Sau đó là một loạt
những rắc rối do cô gây ra. Cô được
đưa ra một lựa chọn giữa 28 ngày trong tù hoặc trong một trung tâm cai nghiện và cô đã
chọn cái thứ hai. Những vấn đề phát sinh khiến cô phải chấp nhận điều trị và dần thân
thiết hơn với mọi người ở đấy. Những tình tiết của bộ phim chứa đựng những thông điệp
đầy sâu sắc, nhân văn khiến con người ta hiểu thấu được những nỗi đau của những người
tưởng chừng là bê tha, nghiện ngập, “hết thuốc chữa”.

II. GÓC NHÌN CỦA THUYẾT HÀNH VI VỀ BỘ PHIM 28 DAYS

Bộ phim nói về quá trình cai nghiện của


Gwen Cummings ở trung tâm cai nghiện,
cùng với những buổi trị liệu. Khán giả có thể
dễ dàng nhận ra sự xuất hiện đan xen giữa lý
thuyết Học tập xã hội của Albert Bandura và
Thuyết hành vi của Burrhus Frederic Skinner
trong xuyên suốt bộ phim. Quá trình cai
nghiện của Gwen Cummings giống với lý
thuyết Học tập xã hội của Albert Bandura -
ông cho rằng cho rằng tất cả các hành vi đều được học tập qua quá trình điều kiện hóa, các
học thuyết về nhận thức, con người học tập thông qua tương tác của chúng ta với bối cảnh
xã hội. Thuyết học tập nói rằng chúng ta học tập từ người khác thông qua quan sát
(observation), bắt chước (imitation) và mô hình hoá (modeling).

2
Nhà tâm lý học tên Albert Bandura đề xuất
một lý thuyết học tập xã hội cho thấy rằng
quan sát, bắt chước và mô hình đóng một vai
trò chính trong quá trình này. Lý thuyết của
Bandura kết hợp các yếu tố từ tâm lý học
hành vi, cho thấy tất cả các hành vi được học
qua điều kiện, và các lý thuyết nhận thức, có
tính đến các ảnh hưởng tâm lý như sự chú ý
và trí nhớ.
Như nhân vật Gwen Cummings trong bộ phim, cô dường như chính là bản sao của mẹ. Mẹ
của Gwen Cummings là một người nghiện rượu, bà dường như lúc nào cũng trong trạng
thái phê pha, thiếu tỉnh táo, không kiểm soát được hành vi của mình. Trong kí ức tuổi thơ
của Gwen Cummings, hình ảnh người mẹ nghiện rượu, say khướt đã ẩn sâu trong trí nhớ
của cô, nó ảnh hưởng đến tâm lý vào trí nhớ. Chính vì những quan sát và bắt chước từ mẹ
của cô, sau này Gwen Cummings cũng trở thành một con người nghiện rượu. Do đó, những
hành vi quan sát có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cách thức và những
gì trẻ học. Như đã nói, trẻ em rất giống bọt biển, hấp thụ những trải nghiệm mà chúng có
vào mỗi ngày.
Giống với Thuyết hành vi của Burrhus Frederic
Skinner, dựa trên nguyên lý vận hành có điều
kiện. Các sinh thể luôn luôn ở trạng thái vận hành
trong môi trường sống của mình, nói khác đi các
sinh thể không ngừng vận động và di chuyển, thực
hiện những việc cần phải làm. Trong quá trình vận
hành có chủ ý này, những sinh thể tiếp cận có chú
ý nhiều hơn với những kích thích đặc biệt có ảnh hưởng đến những vận hành ấy. Những
kích thích này được gọi là kích thích củng cố, đơn giản hơn đấy là một tác nhân củng cố.
Trong quá trình cai nghiện, Gwen Cummings tham gia những buổi trị liệu, hoạt động
ngoài trời, gặp mặt bạn bè mới, những buổi trò chuyện, khích lệ lẫn nhau. Chúng đã trở
thành kích thích củng cố giúp cô dần dần hồi phục. Kích thích củng cố có nhiệm vụ thúc
đẩy số lần của một vận hành nhất định tăng lên trong tương lai. Nghĩa là một hành vi sẽ
xảy ra nhiều hơn sau khi sinh thể tiếp cận với nguồn kích thích có lợi.Và bên cạnh đó, cũng
có kích thích khó chịu, trong buổi trị liệu gia đình, Gwen Cummings và Lily – chị gái của
mình, cuộc trò chuyện của hai người đã diễn ra không mấy vui vẻ và suôn sẻ. Nhờ buổi trò
chuyện ấy, cô nhận ra rằng mình đã gây nên hậu quả tệ như thế nào đối với lễ cưới của chị
gái chỉ vì say rượu. Điều này đã tạo nên kích thích khó chịu theo Skinner, là kích thích trái
ngược hẳn với kích thích củng cố, gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn cho một cá nhân,
dẫn đến, một hành vi sau khi tiếp cận một kích thích khó chịu thường dẫn đến kết quả giảm
khả năng xảy ra của một hành vi trong tương lai.

3
III. LIÊN HỆ VỚI ĐỜI SỐNG THỰC.
Thông qua bộ phim, ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một môi
trường lành mạnh cho trẻ. Việc sống chung với người mẹ nghiện ngập đã khiến Gwen
Cummings và chị gái của mình phải chịu nhiều tổn thương, Gwen Cummings đã học tập
hành vi đó của người mẹ như một bản năng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc học tập
bắt chước của trẻ: Một thí nghiệm trên trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi của Meltzoff đã cho
thấy trẻ có thể ghi nhớ hành vi của một người mẫu và lặp lại với hành vi tương tự. Trẻ em
rất thích thú với những hành động cụ thể mà người khác tạo ra. Có những trường hợp trẻ
tái tạo những hành động không cần thiết để hoàn thành một kết quả. Các kỹ thuật hiện tại
cho phép kiểm tra các cơ chế thần kinh cơ bản lặp lại và bắt chước. Nghiên cứu fMRI cũng
đã xem xét ảnh hưởng của sự lặp lại bằng lời nói và bắt chước của trẻ. Sự thay đổi tích hợp
trong và giữa các ngôn ngữ và kiểm soát nhận thức đã được nghiên cứu. Bằng cách sao
chép người lớn trong năm tăng trưởng quan trọng này, trẻ học được rất nhiều kỹ năng. Lisa
Nalven (Trung tâm Phát triển Trẻ em Valley, ở Ridgewood, New Jersey) giải thích:”Bắt
chước rất quan trọng đối với sự phát triển các khả năng từ ngôn ngữ đến kỹ năng xã hội.”
Đồng thời, mô hình của trung tâm cai nghiện trong bộ phim cũng là cách thức tổ
chức cai nghiện mà ta nên tham khảo. Cuối bộ phim ta có thể thấy Gwen Cummings đã áp
dụng được bài học từ trung tâm ra ngoài đời sống để tránh khỏi cám dỗ. Có thể nói 28 ngày
cô ở trung tâm không chỉ là cai nghiện mà là tìm về lại với chính bản thân của mình.
IV. Ý NGHĨA
1. Ý nghĩa bộ phim
“Vâng, tôi biết tôi uống rất nhiều, tôi
biết tôi uống vì tôi là một nhà văn và đó là
những gì tôi làm, tôi uống. Tôi không giống
như những người ngoài kia, tôi có thể kiểm
soát được bản thân mình! Tôi có thể, nếu tôi
muốn. Tôi có thể! Tôi có thể!” có lẽ không chỉ
dừng lại ở vị trí là một trong những câu thoại
đắt giá của Gwen Cummings, câu nói trên có
lẽ chính là “mô-tuýp” của hàng triệu nạn nhân
của chứng nghiện rượu nói riêng và nghiện
các chất kích thích nói chung. Đa phần, trước khi phải trực tiếp trải qua, họ đều không
lường trước được hậu quả mà họ sẽ gặp phải, sự mất kiểm soát kèm theo những nguy hại
đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của mình. Những ám ảnh trong quá khứ, sự xa lánh, dị
nghị từ những người xung quanh, từ chính người thân của ho, cũng là một trong những lý
do lớn khiến họ dấn thân sâu hơn vào con đường này, thậm chí là tìm đến cái chết. Họ suy
sụp, cảm thấy thất vọng và mất niềm tin vào chính mình: “Em xin lỗi vì đã khiến chị không
thể yêu em’’, Gwen ngậm ngùi chấp nhận sự từ chối của chị gái mình. Hay sau khi tự thắt
cổ, được hỏi “Không đau sao?”, Andrea đã trả lời : “Cảm thấy tốt hơn. Hơn mọi thứ khác.’’

4
Không phải là không đau, chỉ là có lẽ với họ, ngay lúc đó, niềm đau đó lại chính là sự lựa
chọn tốt nhất mà họ có thể làm được.
Bằng một tấm lòng đồng cảm sâu sắc, biên kịch Susannah Grant và đạo diễn Betty
Thomas với sự diễn xuất thành công từ dàn diễn viên, bộ phim đã thực sự chạm đến trái
tim của người xem, với một cái nhìn khách quan hơn, bao dung hơn với những người xung
quanh và với chính mình. “28 ngày” cũng chính là tia sáng thắp lên niềm tin, hy vọng là
lời cổ vũ nồng nhiệt cho những ai đã và đang gặp phải những hoàn cảnh như vậy kịp thời
nhận thức, mạnh mẽ đối mặt và vượt qua. Là một bức tranh vô cùng chân thực, sinh động,
hài hước lại vô cùng triết lý, trong bức tranh đó, có một thông điệp mà nhà trị liệu Equine
nhắc đến : “Mọi người, định nghĩa của chứng điên rồ là lặp đi lặp lại cùng một hành vi với
mong đợi những kết quả khác nhau?”. Vậy nên nếu mong muốn một kết quả khác hơn, bạn
phải thay đổi.
2. Ý nghĩa thuyết hành vi.
Thuyết hành vi được đưa ra lần đầu vào
năm 1913 bởi một nhà tâm lý học người gốc
Hoa Kỳ-J. Watson và người ủng hộ đầu tiên cho
học thuyết này là B. Skinner, về sau có thêm
Eysenck, Bandura,... Thuyết hành vi ra đời để
tìm hiểu về phản ứng hành vi của con người, lý
giải nguyên nhân dẫn đến các hành vi khác nhau
và từ đó đưa ra các phương pháp để cải thiện
hành vi, hướng con người đến những điều tốt
đẹp. Các phương pháp điều chỉnh hành vi đã
được ứng dụng trong thực tế và rất có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chữa trị cho người
nghiện, loạn thần kinh, xấu hổ thái quá, né tránh xã hội và bệnh tâm thần phân liệt. Đây
cũng là liệu pháp rất có hiệu quả đối với trẻ em, giúp cha mẹ, người nuôi dưỡng có thể
hướng trẻ em đến những hành vi tích cực. Không những thế, các liệu pháp cũng đã chứng
minh tính hiệu quả trong việc giúp con người từ bỏ các thói quen xấu như ăn vặt, chểnh
mảng, lười biếng,... Theo Skinner, ông khuyến khích tạo nên một xã hội văn hóa, văn minh,
khuyến khích những hành vi tốt cần được thưởng và những hành vi xấu cần được triệt tiêu
thay vì bị kiểm soát như hiện tại-sử dụng hình phạt để trừng trị. Như vậy học thuyết hành
vi đã mang đến cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về hành vi của con người, lý giải nguyên nhân
và cách điều chỉnh để con người chúng ta hướng đến những hành vi tốt đẹp, xây dựng một
xã hội loài người văn minh, tiến bộ.

5
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Oja, K. (2018, December 25). B. F. Skinner – Thuyết nhân cách hành vi. Spiderum.
https://spiderum.com/bai-dang/B-F-Skinner-Thuyet-nhan-cach-hanh-vi-
dug?gi=t4GMmkEc4xEC
2. Bandura, A. Tự hiệu quả: Bài tập kiểm soát. New York: WH Freeman; 1997.
3. Các học thuyết nhân cách của Thạc Sĩ Nguyễn Thơ Sinh, từ trang 280 đến trang 332

You might also like