You are on page 1of 6

[TÂM HỌC] Trung tâm Chí Dũng

GIỚI THIỆU VỀ

LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA SKINNER

[Thạch Mô Ny – Cần Thơ – 2018]

Cố vấn: Phan Chí Dũng

I. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ xã hội con người ngày càng rơi vào cảnh khốn đốn
với những căn bệnh trầm kha về tinh thần thì việc tìm hiểu
về tâm học là một nhu cầu thiết yếu. Trong đó, tâm lí học là
một lĩnh vực có thể đi vào tiếp cận để tạo nền móng ban
đầu cho việc học tập và nghiên cứu về đời sống tâm lý con
người. Trong phạm vi bài báo cáo lần này, tôi sẽ đề cập đến
“Tâm lý học hành vi của Skinner” nhằm giới thuyết về một
nhánh của tâm lý học hành vi.

II. Nội dung

1. Sơ lược về B. F. Skinner
B. F. Skinner (1904-1990) sinh ra tại Susquehanna, bang Pennsylvania. Ông
theo học Hamilton College ở New York với mục đích trở thành một nhà
văn. Ông theo học tại Đại học Harvard sau khi nhận được bằng Cử
nhân văn chương Anh vào năm 1926. Sau khi tốt nghiệp, ông đã trải
qua một năm ở nhà bố mẹ ông tại Scranton với những cố gắng để trở
thành một nhà tiểu thuyết. Ông đã sớm vỡ mộng về kỹ năng văn
chương của mình và kết luận rằng ông không có quan điểm cá nhân để
có thể trở thành một nhà văn.
Sau khi đọc những bài viết về thực nghiệm của J.Watson và Pavlov về sự hình
thành phản xạ có điều kiện, B.F.Skinner đã đột ngột chuyển từ khía
cạnh văn hóa con người sang khía cạnh khoa học. Năm 1928, mặc dù
chưa một lần nghe giảng về tâm lý học nhưng ông đã làm nghiên cứu
sinh về tâm lý tại đại học tổng hợp Harvard. Skinner nhận được bằng
1

Giới thiệu về lý thuyết hành vi của Skinner


Trung tâm Chí Dũng [TRIẾT HỌC]

tiến sĩ từ Đại học Harvard vào năm 1931 và ở lại đó như là một nhà
nghiên cứu cho đến năm 1936. Sau đó, ông giảng dạy tại Đại học
Minnesota ở Minneapolis (1936-1945) và tiếp tục công tác tại Đại học
tổng hợp ở Indiana - nơi ông là Chủ tịch của hội tâm lý 1946-1947
trước khi trở về là một giáo sư Harvard năm 1948.
Năm 1936, Skinner kết hôn với Yvonne Blue và hai người đã có với nhau hai
người con gái.
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, Skinner đã nổi lên như một ngôi sao,
một phần vì sự chấp thuận tư tưởng của ông trong lĩnh vực giáo dục,
một phần vì ảnh hưởng ngày càng tăng của tư tưởng B. F. Skinner trong
lĩnh vực thay đổi hành vi trong lâm sàng. Đặc biệt, công trình “Khoa học
và hành vi con người” đã trở thành giáo trình về tâm lý học hành vi.
Ông qua đời vì bệnh bạch cầu vào ngày 18 tháng 8 năm 1990 và được
chôn cất tại nghĩa trang Mount Auburn, Cambridge, Massachusetts.

2. Cơ sở hình thành lý thuyết hành vi của Skinner


Skinner trực tiếp kế thừa và phát triển tâm lý học hành vi cổ điển của
J.Watson, coi hành vi cơ thể là đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, hành vi
con người và động vật theo quan niệm của J.Watson chủ yếu dựa trên
phản xạ có điều kiện của Pavlov, tức là các phản xạ bị ức chế bởi các
kích thích nhất định. Đó là mô hình được biểu diễn tổng quát với công
thức S R, có nghĩa là phản ứng R xuất hiện khi có tác động của một
kích thích S. Như vậy, mỗi kích thích sẽ có một hành vi phản ứng tương
ứng. Và do đó, khi có n kích thích tương ứng là S1, S2, S3,...Sn thì sẽ có n
phản ứng tương ứng là R1, R2...Rn.
Thế nhưng, B.F.Skinner đã làm thay đổi cơ bản khái niệm này. Trong nhiều
năm, ông cùng các cộng sự kiên trì thực nghiệm hình thành ở động vật
và ở người các hành vi, mà ông gọi là hành vi tạo tác. Hành vi tạo tác và
kích thích củng cố là trung tâm trong toàn bộ nghiên cứu của Skinner.
Từ đó dẫn ông đến một lý thuyết học tập mang tính xã hội – một thuyết
2

Thạch Mô Ny
[TÂM HỌC] Trung tâm Chí Dũng

rất khác so
với hướng tiếp cận của Hôlơ hay Tolmen.

3. Lý thuyết hành vi của Skinner

Skinner chia hành vi con người thành 3 dạng: Hành vi phản xạ không điều

kiện, hành vi phản xạ có điều kiện và hành vi tạo tác.

HÀNH VI
CON NGƯỜI

HÀNH VI PHẢN XẠ HÀNH VI PHẢN XẠ


HÀNH VI TẠO TÁC
KHÔNG ĐIỀU KIỆN CÓ ĐIỀU KIỆN

PHẢN XẠ TRẢ LỜI


PHẢN ỨNG TRẢ LỜI
KÍCH THÍCH 1 ĐỂ
TRỰC TIẾP CÁC KÍCH
CHỜ KÍCH THÍCH 2
THÍCH
ĐẾN
PHẢN XẠ TỰ THỰC
HIỆN ĐỂ NHẬN VẬT
CỦNG CỐ
CÓ CƠ CHẾ BẨM CÓ CƠ CHẾ PHẢN XẠ
SINH DI TRUYỀN CÓ ĐIỀU KIỆN

VD: THẤY ĐÈN VÀNG HÀNH VI VẬT


VD: THẤY THỨC ĂN CHUẨN BỊ DỪNG XE CỦNG CỐ HÀNH VI
TIẾT NƯỚC BỌT ĐỂ ĐÈN ĐỎ THÌ ĐƯỢC LẶP LẠI HAY
DỪNG HẲN ĐƯỢC CỦNG CỐ

Trong đó, ông đã có những phát hiện nổi bật về một hành vi có đặc điểm mới là
hành vi tạo tác bằng cách đưa chuột bạch vào lồng có gắn đòn bẩy với

Giới thiệu về lý thuyết hành vi của Skinner


Trung tâm Chí Dũng [TRIẾT HỌC]

thiết bị làm thức ăn bật ra mỗi khi chuột giẫm lên. Thoạt đầu, con chuột đi
lại tìm thức ăn trong chuồng và ngẫu nhiên giẫm lên đòn bẩy và lập tức
thức ăn bật ra. Chuột có xu hướng nhắc lại hành vi giẫm chân lên đòn bẩy.
Như vậy hành vi tạo tác đã được hình thành.

Theo đó, sự khác biệt của hành vi tạo tác của Skinner và phản xạ có điều kiện là
ở chỗ phản xạ có điều kiện (tiết nước bọt) xuất hiện do một kích thích
củng cố (đưa thức ăn), còn hành vi tạo tác (giẫm đòn bẩy) tạo ra kích thích
củng cố (thức ăn xuất hiện). Về cơ chế sinh học, cả phản xạ có điều kiện và
hành vi tạo tác đều có bản chất trực tiếp, kích thích S – phản ứng R, nhưng

hành vi tạo tác có tính chất chủ động hơn do tác động của cá thể tới môi
trường. Kích thích củng cố trong trường hợp hành vi tạo tác có vai trò
quan trọng làm con vật chủ động tạo ra phản ứng tạo tác phù hợp. Như
vậy, chỉ cần kiểm soát được kích thích củng cố sẽ kiểm soát được hành vi.

Phân loại củng cố:

• Xuất hiện khi hành vi tạo tác tạo ra những khích thích mới;
CỦNG CỐ • VD: Mặc bộ đồ đẹp được nhiều lời tán tụng,...
TÍCH CỰC

• Một hành động giúp tránh được tình huống không dể chịu có
xu hướng lặp lại trong tình huống tương tự;
CỦNG CỐ • VD: Không cài dây an toàn khi đi ô tô, tiếng kêu nhắc nhở, ta
TIÊU CỰC có xu thế cài dây an toàn để tiếng kêu biến mất,...

Thạch Mô Ny
[TÂM HỌC] Trung tâm Chí Dũng

Lịch trình củng cố:

CỦNG CỐ • Sau mỗi hành vi đúng, phù hợp đều có củng cố.
THƯỜNG
XUYÊN

• Là cách thường được sử dụng trong hành vi xã hội của con


người. VD: Sau nhiều lần trẻ khóc thì một lần nào đó trẻ sẽ
CỦNG CỐ
nhận được sự quan tâm.
KHÔNG
THƯỜNG
XUYÊN

4. Những điểm còn hạn chế trong lý thuyết hành vi của Skinner

Thứ nhất, ông có một luận điểm khá sai lệch và nó cũng dẫn đến việc sụp đổ

của chủ nghĩa hành vi là việc dựa trên thuyết hành vi cổ điển khi coi
con người và động vật không có một sự khác biệt nào cả.

Thứ hai, ông quan niệm quan hệ giữa người với người chỉ là quan hệ qua lại
giữa một cơ thể với một cơ thể khác, theo đó ông đã hành vi hóa tất cả
quá trình và thuộc tính tâm lí của con người.

Thứ ba, con người có thể rũ bỏ mọi trách nhiệm về hành vi của mình khi ông
cho rằng hành vi tốt, xấu, đúng, sai không quy về tính cách hay về
những tri thức về cái đúng và sai mà nó được quy về các hoàn cảnh bao
gồm một số lớn các củng cố bằng lời nói ngôn ngữ khai quá tốt, xấu,
đúng, sai.

Thứ tư, Skinner cho rằng hành vi chỉ được thực hành thông qua hành vi, hành
động có thể tiếp thu bằng cách hành động. Nhưng ông chỉ tính đến
những gì quan sát được có liên quan đến phản ứng vận động mà quên
đi ra rằng phản ứng bên ngoài không có nghĩa là xây dựng hành vi.

Giới thiệu về lý thuyết hành vi của Skinner


Trung tâm Chí Dũng [TRIẾT HỌC]

III. Kết luận


Dẫu rằng tâm lý học hành vi của Skinner vẫn còn một số mặc hạn chế nhất
định tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp hết sức to lớn mà
học thuyết này mang lại. Đặc biệt là những ứng dụng trong giáo dục, y
tế,... đã góp phần cung cấp công cụ để con người có thể nắm bắt đa dạng
các khía cạnh của cuộc sống và tâm lí con người và xây dựng nên diện
mạo mới của tâm lý học khách quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thành Nghị, Tâm lý học giáo dục, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN:
9786049345388, Hà Nội, 2013;

2. Vũ Thị Thúy, Ứng dụng hành vi tạo tác của B. F. Skinner trong việc giảm thiểu hành
vi bất thường của trẻ tự kỷ tại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt –
trường CĐSP TW Nha Trang, tct
https://www.academia.edu/7197901/Kh%C3%A1i_qu%C3%A1t_v%E1%BB%81
_t%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc_h%C3%A0nh_vi, nct 18/02/2018;
3. Blogspot, Khái quát về tâm lý học hành vi, tct
http://waivn.blogspot.com/2011/04/khai-quat-ve-tam-ly-hoc-hanh-vi.html,
nguồn: http://www.tamlyhoc.net/diendan/showthread.php?tid=933, nct
18/02/2018;
4. Psychology Tribe, Học thuyết của B. F. Skinner, tct
http://ngoinhatraitim.forumotion.net/t376-topic, nct 20/02/2018.

Thạch Mô Ny

You might also like