You are on page 1of 65

HOẠT ĐỘNG

HÀNH VI
Behaviorism
ThS. BS. Huỳnh Tấn Sơn
Bộ môn Tâm lý Y học
NH 2022-2023
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được khái niệm và định nghĩa của hoạt động
hành vi.
2. Trình bày được cơ chế hoạt động của hành vi ở con người.
3. Trình bày được các mẫu thức hành vi.
4. Trình bày được mối quan hệ của hành vi và các hoạt động
tâm lý.
5. Trình bày được một số ứng dụng thực tiễn của hoạt động
hành vi vào đời sống.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
04
CÁC LÝ THUYẾT VỀ VIỆC
01 KHÁI NIỆM &
ĐỊNH NGHĨA
ĐIỀU CHỈNH /KIỂM SOÁT
HÀNH VI CÁ NHÂN

02 05
NGUYÊN TẮC
HÀNH VI BẤT
HOẠT ĐỘNG HÀNH
THƯỜNG /BỆNH LÝ
VI Ở CON NGƯỜI

03 CÁC MẪU THỨC


HÀNH VI
06 KỸ THUẬT
ỨNG DỤNG
01 KHÁI NIỆM &
ĐỊNH NGHĨA
1. Khái niệm & định nghĩa
• Wilfred Sellars là người khởi xướng định nghĩa về
chủ nghĩa hành vi (Behaviorism) (1949) trong
tâm lý học
• Tâm lý học là khoa học về hành vi; Tâm lý học
không phải là khoa học về nội tâm hoặc như là
một cái gì đó khác với hành vi
Wilfred Sellars
(1912–1989)

hành vi
1. Khái niệm & định nghĩa
Theo quan điểm của Wilfred Sellars:
❑ Hành vi có thể được mô tả và giải thích mà không cần đề cập đến các sự
kiện tinh thần hoặc các quá trình tâm lý bên trong. Các nguồn gốc của
hành vi là ở bên ngoài (môi trường), không phải ở bên trong (nội tâm,
trong đầu)
❑ Trong quá trình phát triển lý thuyết trong tâm lý học, nếu bằng cách
nào đó, các thuật ngữ hoặc khái niệm tinh thần được triển khai trong
việc mô tả hoặc giải thích hành vi, thì:
(a) Các thuật ngữ hoặc khái niệm này nên bị loại bỏ và thay thế bằng các
thuật ngữ hành vi;
hoặc (b) Chúng có thể và nên được diễn dịch hoặc diễn giải thành các
khái niệm hành vi
George Graham. "Behaviorism", 2000.
1. Khái niệm & định nghĩa
Trước đó, có nhiều nhà tâm lý đưa ra những quan điểm của mình:
• Năm 1913 ở Mỹ, John B. Watson (1878 -1958) đã nêu quan
điểm: “Tâm lý học là một lĩnh vực thực nghiệm khách quan của
khoa học tự nhiên mà nhiệm vụ trọng tâm là phải dự báo, quản
lý và kiểm soát hành vi ở con người”.
• Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Tâm lý học hành vi phát triển
mạnh mẻ bởi các lý thuyết của các nhà tâm lý học hành vi như
E.C. Tolman, G.S. Hall, Thorndrike; B.F. Skinner. J. Wolpe và A.
Bandura...
1. Khái niệm & định nghĩa
Định nghĩa về hành vi hiện đại (2014):
• Hành vi là hành động và cách cư xử được các cá nhân, sinh vật, hệ
thống hoặc thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc môi
trường của họ, bao gồm các hệ thống hoặc sinh vật khác xung quanh
cũng như môi trường vật lý.

• Đó là phản ứng được tính toán của hệ thống hoặc


sinh vật đối với các kích thích hoặc đầu vào khác
nhau, cho dù bên trong hay bên ngoài, ý
thức hay tiềm thức, công khai hoặc bí mật, và tự
nguyện hoặc không tự nguyện
1. Khái niệm & định nghĩa
Hành vi là những hoạt động của
con người nhằm phản ứng với các
kích thích bên trong và bên ngoài
cơ thể, bao gồm các hoạt động có ý
thức và các hoạt động vô thức.
Hành vi thường tuân theo quy luật,
nghĩa là nó diễn ra một cách có hệ
thống ảnh hưởng bởi các hoạt
động sinh học và các sự kiện môi
trường bên ngoài”
(BMTLYH 2022)
02 NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG HÀNH VI
Ở CON NGƯỜI
Quan điểm của Học Phân tân học
thuyết Tâm động học (Sigmund Freud)
Nguyên tắc
hoạt động hành vi
Điều kiện hóa
ở con người
cổ điển
Quan điểm
học thuyết hành vi
Điều kiện hóa
thao tác

Lý thuyết học tập


xã hội
2.1. Quan điểm của Học thuyết
Tâm động học

Ý thức

Tiềm thức

Bể chứa xung năng


(instinct) Vô thức
2.1. Quan điểm của Học thuyết Tâm động học
• Hành vi con người là hệ quả của các xung năng vô thức (Xung
năng sống/Xung năng chết), diễn ra ở tầng sâu bên trong tâm trí
(vô thức)
Xung năng sống Xung năng chết
(Eros) (Thanatos)
Còn lại là Libido Freud tin rằng mục đích cuối
• Tính dục cùng của sự sống là cái chết
• Sự nuôi dưỡng Xung năng gây hấn:
• Sự gắn kết • Hướng về bản thân (VD:
• Nhu cầu để tồn tại gây nên trầm cảm, tự làm
hại bản thân)
• Hướng về người khác
(VD: sự tức giận, gây gỗ,
đánh nhau)
2.1. Quan điểm của Học thuyết Tâm động học
• Động lực của hành vi con người có nguồn gốc từ
các xung năng thỏa mãn (pleasure instincts); Sự
xung đột nội tâm; sự phòng vệ ở tầng vô thức
• Hành vi có tính chất thuộc về bản năng theo sự
phát triển tâm tính dục (nhân cách); có thể di
truyền theo giống loài và có sự khác biệt về giới
tính.
• Hành vi thuộc tầng ý thức cũng có gốc rễ thuộc
về tầng vô thức
• Xung năng vô thức có vai trò chủ đạo trong quyết
định hành vi nhân cách của cá nhân; giống như
một tấm phim âm bản và một bức ảnh
2.1. Quan điểm của Học thuyết hành vi
Lý thuyết học tập
xã hội
Điều kiện hóa
cổ điển Bobo doll

Little Albert

Pavlov’s dog Skinner box

Điều kiện hóa thao tác


2.1.1 Thuyết điều kiện hóa cổ điển (Classical Conditioning
- J. Watson)

Khởi đầu từ
thí nghiệm
của Pavlov về Kích thích Phản xạ Kích thích Không gây nên
không ĐK không ĐK trung tính phản xạ
sự tiết nước
bọt của chó

Kích thích Kích thích Phản xạ Kích thích Phản xạ


trung tính không ĐK không ĐK có ĐK Có điều kiện
Tiến hành điều kiện hóa nhiều lần
Trước khi điều kiện hóa Con chuột Khóc ré
(KT trung tính) (Phản xạ không điều
Con chuột Tiếng búa gõ kiện)
Không gây phản xạ
(KT trung tính) (KT không điều kiện)
Khóc ré Điều kiện hóa thành công
Tiếng búa gõ
(Phản xạ không điều
(KT không điều kiện) Con chuột Khóc ré
kiện)
(KT có điều kiện) (Phản xạ có điều kiện)
2.1.1 Thuyết điều kiện hóa cổ điển - J. Watson
Nền tảng xây dựng học thuyết của J. Watson là:

Kích thích (Stimuli) → Phản ứng (Response)


Qua thực nghiệm trên cậu bé Albert Little:

KT không điều kiện → Phản xạ không điều kiện Trước khi


(UnConditional Stimulatig - UCS) (UnConditional Responds - UCR) ĐK hóa

Thực hiện
KT trung tính + KT không điều kiện → Phản xạ không điều kiện
ĐK hóa
ĐK hóa
Kích thích có điều kiện → Phản xạ có điều kiện thành công
Watson quan sát thấy, cậu bé
Albert không chỉ sợ con chuột, mà
cậu xuất hiện nỗi sợ với tất cả đồ
vật có lông, mềm mịn…
=> Cảm xúc sợ hãi bị lan tỏa

CR Để tìm hiểu thêm về thí nghiệm cậu bé


Albert, xem tại:
Little Albert’s
Generalized
Fear

https://www.youtube.com/watch?v=9hBfnXACsOI
2.1.1 Thuyết điều kiện hóa cổ điển (Classical Conditioning
- J. Watson)

Theo J. Watson, khi điều chỉnh tác nhân kích thích bên ngoài,
có thể tạo nên hành vi của ở con người theo bất kì khuôn mẫu
nào. Vì thế, ông hoàn toàn tin tưởng vào vai trò quyết định của
của giáo dục và hoàn cảnh môi trường trong thời kì thơ ấu, đối
với việc hình thành hành vi của trẻ em.
(Watson, J. B. (2013). Behaviorism. Read Books Ltd)
“Hãy cho tôi một tá trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường và thế giới riêng
của tôi, trong đó tôi có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng khi chọn một
cách ngẫu nhiên một đứa trẻ, tôi có thể biến nó thành một chuyên gia bất cứ lĩnh
vực nào - một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay thâm chí một kẻ trộm cắp
hạ đẳng - không phụ thuộc vào tư chất hay năng lực của nó, vào nghề nghiệp và
chủng tộc của cha ông nó.”
2.1.2 Thuyết điều kiện hóa thao tác (Operant Conditioning
-B.F. Skinner)
❑ Một hành vi đặc biệt trở nên phổ biến nếu được tập quen dưới sự
tác động của các yếu tố củng cố và hình phạt.
❑ Hành vi là những phản ứng “tự ý” mà cá nhân thực hiện để tạo ra
hành vi theo mong muốn.

Sự khác biệt với thuyết điều kiện hóa cổ điển là: “tính chủ động
của chủ thể dựa trên nguyên tắc hiệu quả hay không hiệu quả của
hành vi”
(Skinner, B. F. (2011). About behaviorism).
Thí nghiệm của Skinner
Đòn bẩy
Khe đồ ăn

Buồng điều hòa có thể được sử dụng


để quan sát hoặc điều khiển hành vi.
Một con vật được đặt trong hộp nơi
nó phải học cách kích hoạt đòn bẩy
hoặc phản ứng với các kích thích ánh
sáng hoặc âm thanh để được
thưởng. Phần thưởng có thể là thức
ăn hoặc loại bỏ các kích thích độc hại
như chuông báo động lớn.
Bảng tóm tắt cơ chế hoạt động hành vi của lý thuyết điều kiện hóa thao tác

TÍCH CỰC TIÊU CỰC


(Thêm vào) (Lấy đi)
Một kích thích (dễ chịu) được Một kích thích khó chịu được
SỰ CỦNG CỐ thêm vào ngay sau khi một lấy đi ngay sau khi một hành vi
(REINFORCEMENT) hành vi được thực hiện sẽ gia được thực hiện sẽ gia tăng
gia tăng hành vi tăng hành vi đó trong tương hành vi đó trong tương lai.
lai.
Một kích thích (khó chịu) được Một kích thích (dễ chịu) được
HÌNH PHẠT thêm vào ngay sau một hành vi lấy đi ngay sau khi hành vi
(PUNISHMENT) được thực hiện sẽ làm suy được thực hiện sẻ làm suy
giảm bớt hành vi giảm hành vi đó trong tương giảm hành vi đó trong tương
lai. lai.
2.1.3. Thuyết học tập xã hội (Albert Bandura 1925 - 2021)
(năm1961)

Nhóm chứng
Không tiếp xúc
với mô hình
nào

Người làm mẫu có hành vi Người làm mẫu có hành vi


hung bạo, tấn công búp bê âu yếm, dịu dàng với búp bê
Bobo trong 10 phút Bobo trong 10 phút
2.1.3. Thuyết học tập xã hội (Albert Bandura 1925 - 2021)
Kết quả của thực nghiệm

Những đứa trẻ ở nhóm mô hình hung hăng thực hiện nhiều những
phản ứng bắt chước hung hăng hơn so với những đứa trẻ trong
nhóm dịu dàng hoặc nhóm đối chứng.
2.1.3. Thuyết học tập xã hội (Albert Bandura 1925 - 2021)
Lý thuyết học tập xã hội & Lý thuyết sự tự tin vào năng lực bản
thân (self-efficacy)
• Bandura cho rằng học tập ở con người có thể diễn ra trên cơ sở
bắt chước, quan sát hành vi và hậu quả của hành vi của người
khác. Khác với J. Watson và BF. Skinner.
• Thay vì học qua kinh nghiệm bản thân thu nhận được, chúng ta
học tập nhờ mô hình hóa khi quan sát những người khác và so
sánh mô hình hành vi của họ đối với mình
• Sự hiệu quả tự thân (self efficacy) được Bandura miêu tả là ý thức
tự trọng và tự tin, tính phù hợp và biểu hiện của kỹ năng giải
quyết những vấn đề cuộc sống.
Ba thành phần cơ bản của lý thuyết học
tập xã hội (social learning theory):
• Những kích thích ngoại cảnh
• Sự cũng cố của môi trường bên ngoài
• Các quá trình nhận thức trung gian
bên trong.
2.1.3. Thuyết học tập xã hội (Albert Bandura 1925 - 2021)
Tóm tắt nguyên tắc họat động hành vi của lý thuyết học tập xã hội:
• Bắt chước, quan sát hành vi và hậu quả của hành vi của người
khác.
• Quá trình học tập nhờ tiến trình mô hình hóa (tưởng tượng, biểu
tượng) khi quan sát những người khác và so sánh mô hình hành vi
của họ đối với mình kết hợp với chức năng hoạt động của bộ nhớ
và trí tuệ.
• Giá trị của hiệu quả tự thân (self efficacy) đóng góp sự phát triển
của quá trình học tập.
03 CÁC MẪU THỨC
HÀNH VI
3.1. Các yếu tố đánh giá:
▪ Sự thường xuyên: số lần hành vi xảy ra.
▪ Thời gian diễn ra: khoảng thời gian một hành vi cụ thể bắt đầu
và kết thúc.
▪ Cường độ
▪ Độ trễ: của hành vi so với kích thích.
▪ Hành vi có thể được quan sát, mô tả, và ghi nhận lại bởi người
khác mà tham gia vào trong hành vi.
3.2. Đánh giá theo Mô hình SORCK
❖Sự kích thích (stimulus): các hoàn cảnh, điều kiện kích thích bên trong và
bên ngoài mà kích hoạt nên hành vi cụ thể.
❖Đặc điểm cá thể (organism): tình trạng khởi đầu của cá nhân, các cấu trúc
và đặc điểm nhân cách của người đó giúp quyết định phản ứng của họ với
kích thích.
❖Phản ứng (reaction): là những hành vi bất thường đang được quan tâm
đánh giá, bao gồm vận động, cảm xúc, nhận thức và thể lý.
❖Sự ngẫu nhiên (contigency): tần suất, sự thường xuyên mà những hệ quả
xuất hiện sau một phản ứng hoặc hành vi.
❖Hệ quả (consequence): sự củng cố hoặc trừng phạt nhằm tạo ra phản ứng.
3.2. Đánh giá theo Mô hình SORCK
3.3. Đánh giá theo dạng phong cách hành vi
➢ Kiểu phụ thuộc: hành vi của cá nhân dựa phần lớn trên ngoại cảnh
bên ngoài hơn là những tiêu chuẩn bên trong của họ
➢ Kiểu xao nhãng: cá nhân dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài
➢ Tìm kiếm cảm xúc: cá nhân khao khát trải nghiệm những ấn tượng
và trải nghiệm thú vị, thường kèm theo những nguy hiểm (nhảy dù,
sử dụng chất)
➢ Sự nhạy cảm và kìm nén: với tình huống khó chịu
• Sự nhạy cảm: cá nhân có xu hướng đương đầu với những tình
huống bằng cách tích cực tìm kiếm những lý giải và giải pháp
• Kiềm nén: cá nhân có xu hướng phủ nhận, chối bỏ hoặc giảm nhẹ
các sự kiện khó chịu
CÁC LÝ THUYẾT VỀ
04 VIỆC ĐIỀU CHỈNH
/KIỂM SOÁT HÀNH VI
CÁ NHÂN
4.1. Phân tích theo các yếu tố kích thích (stimulating factors)

Yếu tố kích thích


Yếu tố kích thích củng cố có điều
Yếu tố kích thích
củng cố thứ cấp kiện khái quát hóa
trực tiếp (gốc) (secondary reinforcers)
(conditioned &
generalized reinforcers)

Thức ăn, nước uống, sự Theo Skinner có 5 yếu tố : Sự chăm


Tiền, cổ phiếu, vật quý,
thỏa mãn tính dục, sóc/quan tâm, sự tán thành, tình cảm,
của cải, tài sản… sự phục tùng người khác, và tiền
thoải mái về thể lý
4.2. Áp dụngthuyết điều kiện hóa cổ điển:
❑ Hành vi chỉ xảy ra khi tồn tại yếu tố kích thích với cường độ, tần
số, thời gian đủ lớn để gây ra phản ứng
4.2.1. Sự loại bỏ/Sự dập tắt (Extinction): Khi giảm dần hoặc làm
“đơ” hoặc làm mất đi yếu tố kích thích/Hoặc Sự né tránh và lãng
quên theo thời gian

Sau một thời gian rung chuông


nhưng không có đồ ăn, chú chó sẽ
dần mất đi phản xạ tiết nước miếng
khi nghe tiếng chuông reo
4.2. Áp dụngthuyết điều kiện hóa cổ điển:
4.2.2. Thay đổi môi trường.
VD: Thay đổi nơi ở/những người nghiện cờ bạc

4.2.3. Kích hoạt ác cảm (aversive


stimulation) & Phản kích xóa ác cảm.
VD: Bệnh nhân phóng đại cảm xúc sợ
hãi nhện khi tưởng tượng đến nhện
đang bò trên người. Người bệnh nhận
ra sự sợ hãi của chính mình ở mức độ
nào đó và nhận thức ra được nổi sợ hãi
đó là phi lý
4.2. Áp dụngthuyết điều kiện hóa cổ điển:

4.2.4. Né tránh
VD: Không nhìn, sờ đến rượu ở người nghiện rượu

4.2.5. Tự làm ngấy (self-administered


satiation): Người bệnh tiếp nhận yếu tố kích
thích với tần số cao và hệ quả phản ứng từ
kích thích đó không tăng theo hoặc gây chán.
VD: Chơi game; chứng nghiện ăn
4.3. Áp dụng lý thuyết điều kiện hóa thao tác:
4.3. Áp dụng lý thuyết điều kiện hóa thao tác:
4.3.1. Sự Củng cố:
• Hành vi được duy trì, nâng cao khi kích hoạt các yếu tố cũng cố
• Sự thúc đẩy những hành vi tích cực luôn cần được các yếu tố kích
thích củng cố (tích cực/tiêu cực) liên tục xuất hiện theo sự biến
đổi tần số, khoảng thời gian và cường độ.
4.3. Áp dụng lý thuyết điều kiện hóa thao tác:
Do vậy, để thúc đẩy hành vi cá nhân, ta cần:
• Tập trung đến những kích thích tái củng cố ưu thế. VD: Nụ hôn;
tăng lương; khen thưởng...
• Thiết lập những điều kiện môi trường làm gia tăng khả năng
xuất hiện các kích thích tái củng cố. VD: môi trường, công cụ
thiết bị để tăng hiệu quả lao động...
• Lấy đi/hạn chế sự khó chịu do hành vi muốn cũng cố gây ra. VD:
phòng thư giản; nghe nhạc, nước giải khát...trong môi trường làm
việc
• Sử dụng công cụ hỗ trợ để tăng cường cũng cố kích thích
Các em cho ví dụ
4.3. Áp dụng lý thuyết điều kiện hóa thao tác:
4.3.2. Trừng phạt/Hình phạt: Hành vi giảm đi hoặc bị dập tắt khi
kích hoạt các yếu tố hình phạt
• Sự ngăn chặn, dập tắc những hành vi tiêu cực, cần phải có những
kích thích mang tính hình phạt với sự thay đổi về cường độ, tần
số và thời gian.
• Có 2 hình thức trừng phạt: Tích cực & Tiêu cực: (Xem bảng trên)
❑ Hình phạt Tích cực: VD: Phạt tù; tử hình; Thiến; Ném đá
cho đến chết, chặt tay...
❑ Hình phạt Tiêu cực: VD: Không cho chơi game khi không
hoàn thành bài tập về nhà; phạt tiền/không được quà;
cách ly...
4.3. Áp dụng lý thuyết điều kiện hóa thao tác:
Tuy nhiên, các lý thuyết điều kiện hóa không chỉ được áp dụng với ý
nghĩa thay đổi hành vi, mà có thể giải thích việc duy trì hành vi
không mong muốn.
VD: ám ảnh sợ; ám ảnh cưỡng chế (Lý thuyết 2 yếu tố của Mowrere)
➢Tạo nếp (Shaping): Tạo nếp là dạy một hành vi mới bằng cách
củng cố sự tiệm cận ngày càng gần với hành vi mong muốn
➢Sự đúng dần (sucesstive approximation). Ví dụ: Hành vi mong
muốn là đạt kỷ lục thế giới 100m bơi tự do

100m 75m 50m 25m


4.4. Áp dụng lý thuyết học tập xã hội
• Sự bắt chước, học tập bởi sự hướng dẫn bởi
chuyên gia, giáo viên, cha mẹ, người giám sát
hoặc những người khác. VD:
• Tăng khả năng phán đoán hoặc dự đoán được
các yếu tố tác động đến hành vi của bản thân.
VD:
• Khái quát hóa hành vi sẵn có của bản thân trong nhiều tình huống khác
nhau. VD: Kỹ năng giao tiếp, marketing, Kỹ năng sống
• Sự nhận thức trung gian (nội quán) trong hoàn cảnh/tình huống thực tế
đối với các kích thích. VD: Tôi không phải là người được ưu ái; thế giới
không thể xoay quanh những đều tôi muốn, Sự nỗ lực tự thân là điều cần
thiết để đạt được mục tiêu...
4.5. Những chiến lược kháng cự của một
nhân cách không lành mạnh
• Trốn thoát (escape): rút lui khỏi các kiểm soát từ người
khác, khó kết nối trong các tương quan, không tham
gia (điều kiện hóa cổ điển).
• Nổi loạn (revolt): hành động tích cực chống lại các tác
nhân kiểm soát (điều kiện hóa thao tác)
• Kháng cự thụ động (passive resistance): tinh vi hơn,
trở nên cứng đầu và không tiếp nhận, tìm cách biện
minh (lý thuyết học tập).
05 HÀNH VI BẤT THƯỜNG
/BỆNH LÝ
HÀNH VI BẤT THƯỜNG /BỆNH LÝ
Sự khác biệt giữa hành vi bất thường vs bệnh lý?
• Sự ảnh hưởng của thói quen/phong
tục/tập quán/văn hóa...=> Hành vi bất
thường.
VD: Bắt tay trái ở người theo đạo Hồi
• Tâm bệnh (Psychosis) => Hành vi bệnh lý
VD: Hành vi loạn dục
HÀNH VI BẤT THƯỜNG /BỆNH LÝ
Một số rối loạn hành vi thường gặp:
• Loạn thần cấp/ngắn
• Tâm thần phân liệt
• Rối loạn khí sắc có triệu chứng loạn thần
• Các Rối loạn hành vi tính dục (sex behavior disorders)
• Nghiện các chất
• Nghiện cờ bạc; nghiện game; mạng xã hội...
06 KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
• Củng cố tích cực, củng cố tiêu cực
• Tự củng cố
• Thư giãn cơ thể
• Giải mẫn cảm hệ thống
• Tràn ngập
• Huấn luyện kỹ năng xã hội (Social Skill Training)
• Tự quản lý (Self-management)
• Trị liệu nhận thức và hành vi (CBT)
THƯ GIÃN CƠ THỂ
-Tập trung vào hơi thở. Thở sâu và
đều.
-Thân chủ được dạy cách để ý đến
những cơ của mình, khi nào bắt đầu
căng cứng, trạng thái căng cứng được
cảm nhận như thế nào.
-Thư giãn cơ tay trước, sau đến đầu,
gáy, vai, lưng, ngực, và chi dưới.
-Cho đến khi hình thành thói quen và
duy trùy 25 phút mỗi ngày.
Thiền (Meditation)
Các Nguyên tắc:
• Qui luật hưng phấn và ức chế của
hệ thần kinh cấp cao => hệ quả thể
lý, tâm lý
• Qui luật hoạt động theo hệ thống
của hệ thần kinh cấp cao: Sự kết
nối các xung thần kinh từ vỏ não –
não giữa – Hệ giao cảm => Hệ quả ,
tâm lý
• Năng lượng => hệ quả thể lý
• Vô niệm => hệ quả tâm lý
Giải mẫn cảm hệ thống (Systemtic Desensitization)
• Dựa trên điều kiện
hóa cổ điển
• Thân chủ từng bước
tưởng tượng những
kích thích kích hoạt
triệu chứng của thân
chủ. Dần dần, thân
chủ trở nên ít nhạy
cảm hơn với những
kích thích xảy đến.
Nhà trị liệu cần có những thông tin cơ bản và những cơn triệu chứng của thân chủ.
Ví dụ: Những tình huống cụ thể nào mà cơn lo âu xảy đến?
Nếu sợ đám đông thì cụ thể bao nhiều người? Giới tính như thế nào? ...
Giải mẫn cảm hệ thống (Systemtic Desensitization)

Xây dựng cấp


Thư giãn Giải mẫn cảm
bậc phản ứng
Giải mẫn cảm hệ thống (Systemtic Desensitization)
B1: Thư giãn
Thân chủ được hướng dẫn thư giản như kỹ thuật thư giãn cơ thể
B2: Xây dựng cấp bậc phản ứng
Thân chủ ngồi cùng nhà trị liệu để xây dựng nên những tình huống ít gây kích hoạt triệu
chứng nhất cho đến tình huống gây kích hoạt nhiều nhất.
B3: Giải mẫn cảm.
-Chỉ bắt đầu khi NTL đủ thông tin và thân chủ sẵn sàng cũng như thuần thục việc thư
giãn và hiểu các cấp bậc phản ứng
-Thân chủ nhắm mắt, thư giãn và nghĩ đến một cảnh trung tính, sau đó đến bậc 1, cho
đến khi thân chủ báo cáo triệu chứng kéo đến. Lúc này, NTL yêu cầu thân chủ trở về thư
giãn cho bản thân.
-Điểm đến cuối cùng là khi thân chủ không còn phản ứng với bậc cao nhất được liệt kê ở
bước 2
-Bài tập về nhà và theo dõi (follow up) cần có để (1) thân chủ áp dụng vào đời sống (2)
đồng hành cùng thân chủ
Tràn ngập (Flooding)
• Có thể diễn ra trong suy nghĩ hoặc thực
tế
• Thân chủ yêu cầu được đặt mình vào
trong tình huống kích hoạt mạnh nhất
những triệu chứng của họ.
• Những hành vi ứng phó để làm giảm bớt phản ứng sẽ được khuyến
kích không dùng tới khi thân chủ đặt mình trong tình huống (Ví dụ bỏ
chạy).
• NTL cần hết sức cẩn thận làm việc với thân chủ về sự sẵn sàng của họ
và những gì họ sẽ phải đối mặt
• Liệu pháp này được khuyến cáo đi kèm với những liệu pháp khác
Huấn luyện kỹ năng xã hội (Social Skill Training)
• Bao gồm nhiều kỹ thuật như: Giáo dục tâm lý, làm mẫu, làm thử
hành vi và phản hồi.
• Thân chủ học tập hành vi thông qua việc tương tác giữa người với
người
• Mô hình thông thường: Đánh giá -> đưa ra hướng dẫn và huấn
luyện -> Làm mẫu/sắm vai -> Bài tập về nhà.

Ví dụ: Thân chủ được cho xem các


video trượt ngã nơi đông người.
Nhà trị liệu và thân chủ sắm vai
trượt ngã
Tự quản lý (Self-management) Bước 5:
Giúp thân chủ đặt ra mục tiêu Đánh giá
Bước 4: kế hoạch
thực tế và biến mục tiêu thành thực hiện
Lập kế
hành động hoạch
Bước 3:
Tự kiểm thay đổi
Bước 2: tra bản
Chuyển mục thân
tiêu thành
Bước 1: hành vi
Thiết lập
Mục tiêu
Tự quản lý (Self-management)
• Bước 1: Thiết lập mục tiêu: Mục tiêu cụ thể/dài hạn, tính khả thi, tích cực.
• Bước 2: Chuyển mục tiêu thành hành vi (Prolem-solving): Những hành vi nào
có thể làm gia tăng cảm xúc tích cực/giảm stress? Chú ý đến các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng đến tâm lý và thể lý. Dự báo những trở ngại và cách khắc
phục
• Bước 3: Tự kiểm tra bản thân (Self-monitoring): Ghi lại nhật kí hành vi mà ở
đó có những suy nghĩ, cảm xúc, hành động để thấy được các khuôn mẫu hành
vi của bản thân cần thay đổi.
• Bước 4: Lập kế hoạch thay đổi: Đưa ra những thay đổi cho những hành vi
không phù hợp (có thể kèm theo suy nghĩ). Có thể đề cập nhiều cách thay đổi
cho một hành vi. Ngoài ra, kết hợp các củng cố để gia tăng hành vi mới.
• Bước 5: Đánh giá kế hoạch thực hiện và đưa ra những thay đổi để hướng về
mục tiêu đích.
Trị liệu nhận thức và hành vi (CBT)

Nguyên tắc:
❖Xác định suy nghĩ tiêu cực
(Identifying Negative Thought)
❖Thực hành hành vi mới (Practicing
new skills)
❖Tự kiểm tra (self-monitoring)
Trị liệu nhận thức và hành vi (CBT)
❖ Xác định suy nghĩ tiêu cực (Identifying Negative Thought):
Nhà trị liệu hỗ trợ B/n nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc, hoàn
cảnh...nào góp phần vào việc duy trì hành vi không mong muốn (Nội
hóa (Intropection); Chợt ngộ (Insight); Tự quán xét (Self-discovery)
Trị liệu nhận thức và hành vi (CBT)
❖Thực hành hành vi mới (Practicing new skills):
➢Goal setting (Thiết lập mục tiêu)
➢Giải quyết vấn đề (Problem solving), gồm 5 bước:
• Xác định vấn đề cần giải quyết
• Liệt kê các giải pháp khả thi (possible solution)
• Đánh giá độ mạnh (Strenghts) – độ yếu
(weaknesses) của từng giải pháp
• Chọn lựa giải pháp dự đoán là hiệu quả nhất
• Thực hiện giải pháp (Implementing the solution)

❖Tự kiểm tra (self-monitoring)


Trị liệu nhận thức và hành vi (CBT)
Nguyên tắc:
❖Xác suy nghĩ tiêu cực (Identifying Negative Thought):
➢Nhà trị liệu hỗ trợ B/n nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc, hoàn cảnh...nào góp
phần vào việc duy trì hành vi không mong muốn (Nội hóa (Intropection); Chợt ngộ
(Insight); Tự quán xét (Self-discovery)
❖Thực hành hành vi mới (Practicing new skills):
➢Goal setting (Thiết lập mục tiêu)
➢Giải quyết vấn đề (Problem solving), gồm 5 bước:
+ Xác định vấn đề cần giải quyết
+ Liệt kê các giải pháp khả thi (possible solution)
+ Đánh giá độ mạnh (Strenghts) – độ yếu (weaknesses) của từng giải pháp
+ Chọn lựa giải pháp dự đoán là hiệu quả nhất
+ Thực hiện giải pháp (Implementing the solution)
❖Tự kiểm tra (self-monitoring)

You might also like