You are on page 1of 22

CHƯƠNG 1 : NHẬP MÔN LOGIC HỌC

Tư duy là gì?

Tổng quan
về Tư duy Phân loại Tư duy?

Vai trò Tư duy?

Khái quát về Khái quát thuật ngữ


Nhập môn Logic học

Logic học

Phân loại
Ý nghĩa
Logic học

I) Tổng quan về Tư duy?


1.1) Khái niệm?
- Tư duy là quá trình hoạt động não bộ nhằm giúp con người lựa
chọn, giải quyết vấn đề cuộc sống và nhận thức.
=> Tạo ra kịch bản luyện tập thường xuyên + giải quyết vấn đề.

1.2) Phân loại Tư duy? (4)


 Tư duy cảm tính: cảm xúc thông minh + cảm xúc ngu đần.
+Cảm xúc thông minh: (điều khiển = lý trí)
 Thấu hiểu chính mình
 Quản trị cảm xúc
 Nhiệt huyết
 Năng lực giao tiếp tốt
 Khả năng quy tụ
 Việc nhóm tốt
 Thấu hiểu người khác
 Tư duy kinh nghiệm
 Tu duy logic (kinh nghiệm đã có tính chất khái quát hóa + công
thức hóa)
 Tư duy sáng tạo
+ Phỏng sinh: phỏng theo TG sinh vật
+ Phương pháp đối tượng tiêu điểm
+ Phương pháp Triz (Tách khỏi, thực hiện sơ bộ, chứa trong, gây
ứng suất sơ bộ)
+ Não công (Brain-Storming)
+ Tư duy đột phá (độc đáo, mục đích của mục đích, liên tục cải
tiến, giải pháp tiếp theo, tư duy hệ thống..)

1.3 Vai trò của Tư duy?


- Định hướng cuộc đời
- Điều chỉnh các yếu tố tâm lý con người
Động cơ Tâm
tâm lý linh

Có tư Thể hiện
duy Tự vệ

Thống trị
Thế giới
quan
Xã hội

Tính cách
Khí chất An toàn
Xúc cảm

Sinh lý

II) Thuật ngữ Logic học?


2.1 Khái quát:
- Logic học có tính chặt chẽ hợp lý của tư duy
- Tính quy luật, tất yếu, hiện thực khách quan

2.2 Khái niệm:


- Logic học là môn khoa học nghiên cứu về tư duy dùng để thiết
lập và chứng minh giá trị chân lý.

2.3 Phân loại Logic học:


- Logic học hình thức:
+ Chỉ quan tâm đến hình thức tư duy
+ Phản ánh đối tượng ở trạng thái tĩnh
+ Chỉ nhận 2 giá trị đúng hoặc sai
 Đối tượng:
+ Nghiên cứu về các quy luật tư duy:
 Quy luật đồng nhất P = P
 Quy luật phi mâu thuẫn ~(P^~P)
 Quy luật triệt tan (P v ~P)
 Quy luật túc lý, kéo theo (P=>Q)
+ Thao tác tư duy
 Khái niệm
 Phán đoán
 Suy luận
- Logic học biện chứng:
+ Là hệ thống nghiên cứu về tư duy trong quá trình vận động và
biến đổi
+ Quan tâm nội dung tư duy
+ Phản ánh đối tượng ở trạng thái vận động và biến đổi
+ Nhận nhiều giá trị
 Đối tượng:
 2 nguyên lý:
+ Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
+ Nguyên lý về sự vận dộng và phát triển
 3 quy luật:
+ Mâu thuẫn
+ Lượng –chất
+ Phủ định của phủ định
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM

Khái niệm
Nội hàm
Khái
Khái niệm Kết cấu Ngoại diên
niệm và
Thao tác
hóa các KN phi hiện thực
Phân loại
khái khái niệm
niệm
KN hiện thực

Quan hệ các khái niệm


Mở rộng KN
Thao tác Chuyển dịch khái niệm
hóa các
khái niệm Thu hẹp KN
Định nghĩa khái niệm
Quy tắc của
ĐN ĐN
Phân chia Khái niệm
PP định
Công thức Định nghĩa
nghĩa
ngoài logic
I) Khái niệm

1.1 Khái niệm

Trả lời :
* Khái niệm : Là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ
bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất.
(viên gạch cơ bản của tòa nhà tư duy)

Ví dụ : Tam giác cân , hình vuông ...

1.2 Phân tích kết cấu lôgic của khái niệm và mối quan hệ giữa nội
hàm và ngoại diên ? Cho ví dụ ?
Ý nghĩa của vấn đề này ?

* Phân tích kết cấu lôgic của khái niệm :

Một khái niệm bao giờ cũng bao gồm : Nội hàm - Ngoại diên

1.2.1 Nội hàm : Là dấu hiệu cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng
được phản ánh trong khái niệm đó.
(*nội dung hàm chứa đặc trưng của đối tượng đó – comprehension)

Ví dụ :
 Nội hàm của khái niệm "Hình chữ nhật" là "hình bình hành" và
có 1 góc vuông"
 Nội hàm của khái niệm "con người" là "có khả năng chế tạo và sử
dụng công cụ lao động"

1.2.2 Ngoại diên :Là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát
trong khái niệm. (*tập hợp tất cả các đối tượng có chung nội hàm)

Ví dụ :
 Ngoại diên của khái niệm "Hàng hoá" là tất cả các sản phẩm lao
động có trao đổi trên thị trường
Khái niệm giống : Khái niệm có ngoại diên được phân chia thành các
lớp con.
Ví dụ :
 Xét khái niệm "từ" có khái niệm giống là "danh từ","tính từ","động
từ".
Khái niệm loài : Khái niệm có ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài
của khái niệm có ngoại diên là lớp.
Ví dụ :
 Trong động vật học khái niệm "bộ" là khái niệm loài của khái niệm
"lớp"

*Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên :

Trong một khái niệm ta luôn có :

Nội hàm càng rộng , càng phong phú -> Ngoại diên càng hẹp

Ngược lại : Nội hàm càng hẹp -> Ngoại diên càng rộng , càng phong phú

Ví dụ :
So sánh hai khái niệm "con người" và "động vật" ta có

+ Khái niệm con nguời có nội hàm rộng và ngoại diên hẹp

+ Khái niệm động vật có Nội hàm hẹp : di chuyển được

Ngoại diên rộng : các loài đa dạng , phong phú

*Ý nghĩa thực tiễn của khái niệm :

+ Nắm rõ bản chất của khái niệm , hiểu đúng , vận dụng đúng các khái
niệm thì trong thực tiễn khi chúng ta sử dụng một khái niệm nào đó vào
trong tất cả các loại văn bản , ta phải sử dụng diễn đạt chính xác nó nếu
không sẽ phạm sai lầm lôgic

+ Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên thì trong thực
tiễn : việc phát hiện nội hàm của khái niệm càng đầy đủ , rõ ràng chính
xác bao nhiêu -> giúp cho việc phát hiện ngoại diên của khái niệm càng
dễ dàng và chuẩn xác bấy nhiêu

Ví dụ :
 Khi người viết luật càng rõ ràng , chặt chẽ -> người tuân theo luật
sẽ nhiều.

Nội hàm đày đủ Ngoại diên dễ dàng

+ Nắm chắc bản chất thì câu văn sẽ có gọn , có gốc hơn.

1.3 Phân loại khái niệm:


1.3.1 Khái niệm hiện thực:
- Phản ánh các đối tượng trong thế giới hiện thực (KN hiện thực trừu
tượng + KN hiện thực cụ thể)
Khái niệm phi hiện thực:
- Kết quả con người tự tưởng tượng ra (không có trong thế giới tự
nhiên)
1.3.2 Khái niệm riêng, khái niệm chung, khái niệm tập hợp:
- Khái niệm riêng (đơn nhất): là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa 1
đối tượng cụ thể duy nhất. (VD: Hồ Hoàn Kiếm, sông Sài Gòn..)
- Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên chứa 1 lớp từ 2 đối
tượng trở lên (VD: nhà, thành phố, phân tử..)
- Khái niệm tập hợp: ngoại diên chứa các lớp đối tượng đồng nhất
như là 1 chỉnh thể, không thể tách rời. (VD: chòm sao, Nhân
dân, ..)
1.3.3 Khái niệm loại và hạng
- Khái niệm có ngoại diên phân chia thành các lớp còn gọi là khái
niệm LOẠI
- Khái niệm có ngoại diên là lớp con được phân chia thành khái
niệm loại gọi là khái niệm HẠNG.

1.4 Quan hệ các khái niệm: (6)


 Quan hệ đồng nhất: hai khái niệm có cùng ngoại diên
VD: Thủ đô Pháp và Paris.
 Quan hệ giao nhau: quan hệ các khái niệm có phần tử giao
nhau
VD: Thầy giáo và nhà thơ
 Quan hệ bao hàm (lệ thuộc): quan hệ ngoại diên khái niệm này
bao hàm ngoại diên khái niệm khác. (***không lẫn lộn khái
niệm bao hàm và quan hệ giữa toàn thể và bộ phận trong cấu
trúc đối tượng)
VD: Học sinh (Hs trung học)
 Quan hệ ngang hàng: ngoại diên độc lập với nhau cùng tồn tại
trong 1 nội hàm
VD: Hà Nội – TPHCM (Thành phố)
 Quan hệ mâu thuẫn: có nội hàm phủ định lẫn nhau, ngoại diên
của chúng hoàn toàn tách rời ( không có đối tượng chung) và
tổng ngoại diên của chúng đúng bằng ngoại diên của một khái
niệm khác.
VD: Nam đoàn viên-Nữ đoàn viên (Đoàn viên)
 Quan hệ đối chọi: hai khái niệm ngang hàng nhưng nội hàm
của chúng có thuộc tính trái ngược nhau, ngoại diên là 2 bộ
phận của ngoại diên 1 khái niệm khác.
VD: trắng-đen (màu sắc), học giỏi-học kém (học lực).

II) Thao tác hóa các khái niệm:


2.1 Chuyển dịch các khái niệm:
+ Mở rộng khái niệm: là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại
diên hẹp đến khái niệm có ngoại diên rộng hơn. (lược bỏ một số
thuộc tính của nội hàm) *** KN Hạng => KN Loại
+ Thu hẹp các khái niệm: là thao tác logic đi từ khái niệm có
ngoại diên rộng đến khái niệm có ngoại diên hẹp. (them nội
hàm một số thuộc tính mới) ***KN Loại => KN Hạng
 Ý nghĩa quan trọng trong việc định nghĩa và phân chia đối
tượng.

2.2 Định nghĩa khái niệm:


- Là thao tác logic xác định nội hàm và giới hạn ngoại diên của
khái niệm => thao tác thiết lập ý nghĩa của thuật ngữ.

* Công thức định nghĩa khái niệm


Dfd (Definiendum) Dfn (Definience)
Khái niệm được định nghĩa Khái niệm dùng để định nghĩa

A= B + a Trong đó: A= khái niệm cần định nghĩa


B= khái niệm bao hàm A
a = nội hàm/ngoại diên A

Trong mỗi khái niệm bao giờ cũng có 2 thành phần : Khái niệm cần
phát hiện nội hàm gọi là khái niệm được định nghĩa (viết tắt Dfd-
difiniendum); khái niệm nhờ đó phát hiện nội hàm của khái niệm
được định nghĩa gọi là khái niệm để định nghĩa (viết tắt Dfn -
definience)

** Phương pháp định nghĩa: (5)


 Định nghĩa nguồn gốc: chỉ ra nguồn gốc đặc trưng của khái niệm
cần định nghĩa.Vd: Hình cầu là hình được tạo ra bằng cách quay
nửa hình tròn xung quanh đường kính của nó.
 Định nghĩa quan hệ: chỉ ra quan hệ đặc trưng, từ quan hệ đó phân
biệt với đối tượng khác. VD: Bản chất là cơ sở bên trong của hiện
tượng.
 Định nghĩa chức năng: chỉ ra chức năng đặc trưng của khái niệm
của đối tượng.
 Định nghĩa thuộc tính: chỉ ra những thuộc tính đặc trưng khái niệm
mình cần định nghĩa. VD: Hình chữ nhật là hình bình hành có 1
góc vuông.
 Định nghĩa ngoại diên: liệt kê tất cả các phần tử thuộc về ngoại
diên khái niệm cần định nghĩa. (duy nhất là định lượng)

*** Định nghĩa ngoài logic:


 Định nghĩa tương quan: định nghĩa bằng một từ tương đương
 Phép mô tả: mô tả dấu hiệu bên ngoài đối tượng
 Phép so sánh: so sánh khái niệm cần định nghĩa = khái niệm có
tính tương đương.

**** Quy tắc của định nghĩa:


 Định nghĩa phải cân đối: 2 vế bằng nhau (dfd=dfn / A=B+a)
Tránh: định nghĩa quá rộng (A< B + a) or định nghĩa quá hẹp
(A>B+a)
 Định nghĩa phải rõ ràng: chỉ ra nội hàm và ngoại diên của khái
niệm.
Tránh: dùng định nghĩa mơ hồ ( ko hiểu rõ nội hàm x ngoại diên
KN), tránh định nghĩa lẩn quẩn, tránh so sánh.
 Định nghĩa phải ngắn gọn, súc tích.

2.3 Phân chia khái niệm ?

- Phân chia khái niệm là thao tác lôgic tách các khái niệm ngang hàng
ra khỏi ngoại diên bao hàm.

*Cấu trúc:
- Khái niệm cần phân chia: Kí hiệu = K
- Tiêu chí phân chia: mỗi người phân chia được lựa chọn tiêu chí khác
nhau phù hợp với nhu cầu của mình.
- Các khái niệm thành phần: K1, K2, K3…
** Quy tắc:
 Khái niệm phải cân đối: K=K1+K2+K3…
Tránh phân chia thừa: K<K1+K2+K3
Tránh phân chia thiếu: K>K1+K2+K3
 Phân chia phải nhất quán 1 tiêu chí
 Phân chia phải liên tục
CHƯƠNG 3: PHÁN ĐOÁN – THAO TÁC PHÁN ĐOÁN

PĐ là gì?
Khái quát
chung về
Phán phán đoán Phân biệt PĐ&câu
đoán
&
Thao tác Nội dung Phân loại PĐ
phán &
đoán Quy tắc của
PĐ ND & quy tắc PĐ đa
phức

ND & quy tắc PĐ đơn ND & quy tắc PĐ phức

XĐ giá
Cấu PĐ PĐ lựa PĐ
Phân XĐ tính trị PĐ PĐ
trúc & kéo chọn lựa
loại chu diên đơn= hội
kí hiệu theo tương chọn
PĐ các hạn hình
PĐ đối tuyệt
đơn từ trong vuông
đơn đối
PĐ đơn logic

I) Khái quát về phán đoán:


1.1 Phán đoán là gì?
- Là một hình thức tư duy trừu tượng nhằm khẳng định hoặc phủ
định về sự tồn tại của bản thân đối tượng trong hiện thực, về thuộc
tính của đối tượng hay mối quan hệ giữa các đối tượng.
1.2 Phân biệt phán đoán và câu
- Câu là vỏ ngôn ngữ của phán đoán , không có câu không thể phán
đoán.
- Không phải câu nào cũng là phán đoán : chỉ có câu kể, câu tường
thuạt mới biểu thị phán đoán. Câu cảm than, mệnh lệnh câu hỏi thì
không phải phán đoán.
1.3 Phân loại phán đoán:
 Dựa vào giá trị:
+ Phán đoán chân lý
+ Phán đoán phi lý
 Dựa vào tình thái:
+Phán đoán cái nhiên: giá trị phán đoán không thể xác định
ngay lúc phát biểu.
+Phán đoán mình nhiên: phán đoán giá trị chân lý có thể xác
định ngay lúc phát biểu (giá trị không lâu dài)
+ Phán đoán tất nhiên: giá trị chân lý đúng ngay cả
QK+HT+TL.
 Dựa vào kết cấu:
+Phán đoán đơn
+ Phán đoán phức
+ Phán đoán đa phức
II) Nội dung và quy tắc của phán đoán:
2.1 Nội dung và quy tắc phán đoán đơn:
2.1.1 Cấu trúc và kí hiệu phán đoán đơn

Mọi (Một số) S là (không là) P


(Lượng từ) (Chủ từ) (Hệ từ) (Thuộc từ)

*** Chủ từ +Thuộc từ = Hạn từ

2.1.2 Phân loại phán đoán đơn :

 Phán đoán khẳng định toàn thể : Kí hiệu S,A,P : A


 Phán đoán khẳng định bộ phận: Kí hiệu S,I,P: I
 Phán đoán phủ định toàn thể: Kí hiệu: S,E,P: E
 Phán đoán phủ định bộ phân: Kí hiệu: S,O,P: O

*** Chú ý:
 Phủ định lần chẵn tương đương với khẳng định.
 Phủ định lần lẻ tương đương với phủ định
 Phủ định có thể là :
+ Phủ định chủ từ: không S nào là P (~S~P)
+Phủ định hệ từ: Mọi S không là P (S~-P)
+Phủ định thuộc từ: Mọi S là không P (S-~P)
 Các lượng từ như:
+Mọi, tất cả, toàn thể…:lượng từ đầy đủ (luôn là A or E)
+Hầu hết, đại đa số, một ít..: lượng từ không đầy đủ (luôn là I or O)
+Phán đoán đặc xưng: đc xem tương đương logic với phán đoán
toàn thể, chủ từ S là khái niệm đơn nhất. (luôn là A or E)
2.1.3 Xác định tính chu diên của các hạn từ trong phán đoán đơn:
*Tính chu diên : Thuật ngữ được gọi là chu diên nếu trong phán đoán nói
đến tất cẩ phần tử bao hàm trong thuật ngữ ấy . Nếu trong phán đoán chỉ
nói tới một số phần tử trong thuật ngữ thì thuật ngữ đó không chu diên.

-Hạn từ (Chủ từ + Thuộc từ) chu diên khi hạn từ đó hoàn toàn nằm trong
hoặc nằm ngoài đối tượng mà phán đoán đang nói đến.

*Xác định tính chu diên của 4 phán đoán A,E,I,O :

+ Phán đoán khẳng định chung (A) : "Tất cả S là P"

- Nếu ngoại diên của vị ngữ lớn hơn chủ ngữ : (P bao hàm S) => S+, P-

Ví dụ: Tất cả động vật có vú là động vật

- Nếu S và P nằm trong quan hệ đồng nhất : S=P => S+, P+

Ví dụ: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau

+ Phán đoán phủ định chung (E) : " Mọi S không là P" hay "Không S nào
là P" => S+, P+

Ví dụ : Sư tử không phải là động vật ăn cỏ

+ Phán đoán khẳng định riêng (I) : "Một số S là P "

- Nếu chủ ngữ và vị ngữ là khái niệm giao nhau => S-, P-

Ví dụ : Một số sinh viên là vận động viên

- Nếu vị ngữ và chủ ngữ trong khái niệm bao hàm (S bao hàm P)
=> S-, P+
Ví dụ : Một số số tự nhiên là số lẻ

+ Phán đoán phủ định riêng (O) : " Một số S không là P " => S-, P+

Ví dụ : Một số nhà thơ không phải giáo viên

Trường hợp A I E O
1 S , P-
+
S , P-
-
S , P+
+
S , P+
-

2 S+, P+ S-, P+
2.1.4 Xác định giá trị phán đoán đơn bằng hình vuông logic:

 Quan hệ đối chọi trên: A và E : không cùng đúng nhưng có thể


cùng sai, hoặc 1 cái đúng 1 cái sai.
 Quan hệ đối chọi dưới I và O: không cùng sai nhưng có thể cùng
đúng, hoặc 1 cái đúng, 1 cái sai.
 Quan hệ phụ thuộc: VD: A (đ) => I (đ) / I (đ) => A (kxđ)
A (s) => I (s) / I (s) => A (s)
 Quan hệ mâu thuẫn: A><O hoặc E>< I

2.2 Nội dung và quy tắc phán đoán phức:


2.2.1 Phán đoán kéo theo: (4)
+ Cấu trúc và kí hiệu: P => Q
+ Các loại liên hệ phán đoán kéo theo:
 Kéo theo mang tính nhân quả
 Kéo theo mang tính ĐK (Đk cần: P Q?, ~P=>~Q / Đk đủ: P=>Q,
~P Q? / Đk cần và đủ: (P=>Q)^(~P=>~Q)
 Kéo theo mang tính liên hệ logic
 Kéo theo mang tính định nghĩa
+ Quy tắc và bảng chân trị:
 Chí SAI khi mệnh đề tiền từ ĐÚNG, hậu tố SAI.

2.2.2 Phán đoán hội: P^Q
 Phán đoán hội chỉ ĐÚNG khi cả 2 mđ tiền từ và hậu tố đều ĐÚNG.

2.2.3 Phán đoán lựa chọn tương đối: P v Q


 Phán đoán lựa chọn tương đối chỉ sai khi cả 2 mđ tiền từ x hậu tố
đều SAI.

2.2.4 Phán đoán lựa chọn tuyệt đối: P v Q


 Phán đoán lựa chọn tuyệt đối chỉ đúng khi một trong hai thành
phần đúng, còn phán đoán kia sai.

2.2.5 Phán đoán tương đương: P = Q


 Phán đoán tương đương chỉ đúng khi cả 2 mệnh đề cùng giá trị.
*** Phương pháp xác định giá trị phán đoán đa phức hợp bằng
bảng chân trị đầy đủ:
Bước 1: Đếm số mệnh đề 2n=số khả năng của công thức
Bước 2: Mệnh đề đầu tiên đ đ đ đ ssss, mệnh đề tt đsđsđsđs, mệnh
đề tt đ đ ss, đ đ ss…
Bước 3: Xác định giá trị từng mệnh đề phức
Bước 4: Xác định giá trị của phép toán chính và kết luận logic hoặc
không logic.
CHƯƠNG 5 : SUY LUẬN

I) Suy luận :
1.1) Suy luận là gì ?
*Suy luận (còn gọi là suy diễn logic): Là hình thức phản ánh gián tiếp của
tư duy trong đó kết luận là phán đoán mới được rút ra từ một hay nhiều
phán đoán đã cho theo các quy tắc lôgic xác định.

1.2) Suy luận hợp logic và suy luận đúng :


- Suy luận đúng là suy luận hợp logic khi tiền đề đúng và kết luận đúng.
- Suy luận hợp logic lại chưa chắc đúng.

1.3) Nguyên tắc chung suy luận đúng :


- Tiền đề là phán đoán cơ sở chân lý
- Cấu trúc phải tuân thủ quy tắc logic

1.4) Phân loại suy luận :


- Suy luận diễn dịch
- Suy luận quy nạp
- Suy luận tương tự
III) Suy luận diễn dịch :
2.1 Suy luận diễn dịch trực tiếp với tiền đề đơn :
- Kiến thức bao quát/ chung rút ra kết luận bộ phận/riêng.

A. Phép đổi chỗ các thuật ngữ của tiền đề :


 Phán đoán A => A,I
 TH 1 : S+P- : SAP => PIS
 TH2 : S+P+ : SAP => PAS
 Phán đoán I => I
 TH1 : S-P- : SIP => PIS
 TH2 : S-P+ : SIP => PAS
 Phán đoán E => E,O
 TH :S+P+ : SEP => PES or SEP => POS
 Phán đoán O => O/ không rút ra kết luận
 TH1: S-P+ (S và P giao nhau): SOP => POS
 TH2: S và P trong mối quan hệ bao hàm thì không rút ra kết luận

A. Đổi chất không đổi chỗ:


 Phán đoán A => E/O
 Mọi S là P => S không là không P
 Phán đoán E => A/I
 Mọi S không là P => S là không P
 Phán đoán I=>O
 Một số S là P => Một số S không là không P
 Phán đoán dạng O=>I
 Một số S không là P => Một số S là không P

B. Đổi chỗ kết hợp đổi chất:


 Phán đoán A=>E/O
 Mọi S là P => Mọi không P không là S
 Phán đoán E=>I
 Mọi S không là P => Có không P là S
 Phán đoán I=> KHÔNG SUY LUẬN ĐƯỢC
 Một số S là P => KHÔNG SUY LUẬN ĐƯỢC
 Phán đoán dạng O=>I
 Một số S không là P => Một số P là không S

2.2 Diễn dịch trực tiếp với tiền đề phức:


 Phán đoán kéo theo:
 (A=>B)= (~B=>~A) / ~(A^~B) / ~AvB
 Phán đoán hội:
 (A^B)= ~(A=>~B) / ~(B=>~A) / ~(~Av~B)
 Phán đoán lựa chọn tương đối
 AvB=~A=>B / ~B=>A / ~(~A^~B)
 Phán đoán lựa chọn tuyệt đối
 AvB= A=>~B / B=>~A / ~(~A ^~B) / ~A=>B / ~B => A / ~(A^B)

2.3 Suy luận diễn dịch gián tiếp với tiền đề đơn – Tam đoạn luận đơn
* Tam luận đoạn đơn:
 Đại tiền đề: phán đoán có đại từ P và trung từ M
 Tiểu tiền đề: phán đoán có tiểu từ S và trung từ M
 Kết luận: phán đoán có tiểu từ S và đại từ P

** Hình và kiểu tam đoạn luận đơn:


Hình 1:
M P 4 kiểu dùng:
1. AAA
S M 2. EAE
3. AII
4. EIO
S P
Loại 1 : M là chủ
ngữ tiền đề lớn
Hình 2:

P M 4 kiểu dùng:
1. EAE
S M 2. AEE
3. AOO
S P 4. EIO
Loại 2 : M là vị ngữ
2 tiền đề
Hình 3:
M P 6 kiểu dùng:
1. AAI
M S 2. AII
3. IAI
4. EAO
S P 5. OAO
6. EIO
Loại 3 : M là chủ ngữ
Hình 4 2 tiền đề

P M 5 kiểu dùng:
1. AAI
M S 2. AEE
3. IAI
4. EAO
S P 5. EIO
Loại 4 : M là vị ngữ
tiền đề lớn
***Quy tắc của tam đoạn luận: (8)

1. Một tam đoạn luận chỉ có 3 thuật ngữ không hơn không kém
(S,P,M)
2. Trung từ M phải chu diên ít nhất 1 lần (M+)
3. Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết
luận.
4. Từ hai tiền đề phủ định không rút ra được kết luận
5. Nếu 1 tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận cũng phải là
phán đoán phủ định
6. Từ hai tiền đề phán đoán bộ phận thì không thể rút ra được kết
luận
7. Nếu có 1 tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận cũng phải là
phán đoán bộ phận
8. Nếu 2 tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận phải là phán
đoán khẳng định
2.4 Diễn dịch gián tiếp với tiền đề phức:
 Các dạng chuẩn logic: P=>Q
1) Dạng thức 1: P
Công thức: [(P => Q)^P] =>Q --------
Q

--
2) Dạng thức 2:
Công thức: [(P => Q)^~Q] => ~P P => Q
~Q
--------
~P
3) Dạng thức 3:
Công thức: [(P => Q)^(Q=>R)] => (P=>R)
P => Q
Q=>R
---------
P=>R
4) Dạng thức 4:
Công thức: [(Pv Q)^~P] => Q
P => Q
~P
----------
Q

5) Dạng thức 5:
Công thức: [(P v Q)^P] => ~Q
PvQ
P
-----------
~Q
6) Dạng thức 6:
Công thức: [(P v Q)^(R=>S)^(PvR)] => (QvS) (P v Q)^(R=>S)
PvR
------------------
QvS

7) Dạng thức 7:
Công thức: [(P => Q)^(R=>S)^(~Qv~S)] => (~P v~R)
(P => Q)^(R=>S)
~Qv~S
----------------------
~P v~R

****Phương pháp chứng minh giá trị logic bằng chân trị:
B1: Chuyển suy luận từ NN tự nhiên => Công thức suy luận
B2: Giả thiết công thức suy luận sai (giá trị sai đặt vào dấu kết luận)
B3: Dựa vào giá trị sai, vận dụng các quy tắc của phán đoán phức cho các
phán đoán đơn giá trị tương xứng.
B4:Tìm xem trong công thức suy luận ấy có phán đoán đơn nào xuất hiện
mâu thuẫn hay không?
*Xuất hiện mâu thuẫn => Suy luận hợp logic
*Không xuất hiện mâu thuẫn => Suy luận phi logic
* Khái niệm : Suy luận quy nạp là suy luận trong đó kết luận là tri thức
chung được khái quát từ tri thức ít chung hơn

* Đặc điểm : +Các tiền đề quy nạp là phán đoán riêng , đơn nhất có dấu
hiệu bản chất và cùng loại (VD : Sắt , đồng , nhôm cùng là kim loại)

+ Kết luận của quy nạp là tri thức xác suất ( có thể đúng , sai) => còn
phải nghi vấn , tính xác suất được bảo toàn ngay cả khi tiền đề quy nạp là
dấu hiệu bản chất

+ Để nâng cao độ tin cậy thì số lượng đối tượng đem nghiên cứu phải
nhiều

+ Suy luận quy nạp và diễn dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

* Phân loại :

+Quy nạp hoàn toàn : Là suy luận trong đó kết luận được rút ra trên cơ sở
nghiên cứu toàn bộ các đối tượng . Suy luận kiểu này có độ tin cậy cao

+ Quy nạp không hoàn toàn : Là suy luận trong đó kết luận được rút ra
trên cơ sở nghiên cứu một số các đối tượng

- Quy nạp phổ thông : Các dấu hiệu được lặp đi lặp lại rồi rút cho toàn bộ
lớp đối tượng

Ví dụ : Ớt nào mà ớt chẳng cay

- Quy nạp khoa học : Tất cả các nguyên nhân của quy nạp phổ thông
được giải thích

Ví dụ : Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

=> Dùng kiến thức hoá học để giải thích

Câu hỏi 8 : Thế nào là phép chứng minh ? Hãy chỉ ra những lỗi lôgic
thường gặp phải khi chứng minh ?

Trả lời :
*Chứng minh : Chứng minh là thao tác lôgic dùng để lập luận cho tính
chân thực của 1 luận điểm nào đó dựa trên các luận điểm chân thực khác
đã biết có mối liên hệ hữu cơ với các luận điểm cần chứng minh

Ví dụ : Để chứng minh ABC = A'B'C'

Tiền đề 1 : Các tam giác có các cạnh bằng nhau thì bằng nhau

Tiền đề 2 : Mà ABC và A'B'C' có các cạnh bằng nhau

=> ABC = A'B'C'

* Kết cấu lôgic của chứng minh : Gồm 3 thành phần :

a,Luận đề: Là những luận điểm mà tính chân thực của cúng cần được
chứng minh

+ Trong thực tiễn : Đó là các nghiên cứu khoa học , các đề tài , định
lí......

+ Trong suy luận : Luận đề là các phán đoán kết luận

b,Luận cứ : Là những luận điểm chân thực đã biết dùng làm căn cứ để
chứng minh luận đề

+ Trong thực tiễn : Đó là các sự kiện , số lượng

+ Trong suy luận : Đó là các tiền đề

c,Luận chứng : Là cách thức lập luận , tổ chức , sắp xếp các luận điểm
trong luận cứ nhằm chỉ ra mối liên hệ lôgic giữa luận cứ và luận đề

* Hãy chỉ ra lỗi lôgic thường gặp khi chứng minh :

+ Lỗi đối với luận đề :

- Luận đề không giữ nguyên trong quá trình chứng minh

Ví dụ : 3 lần phân đôi được 4

- Luận đề không rõ ràng ,gây mập mờ


+ Lỗi đối với luận cứ:

- Luận cứ không chân thực

- Luận cứ vòng quanh

- Luận cứ phải là lí do đầy đủ của luận đề

+ Lỗi đối với luận chứng :

- Chứng minh không đảm bảo tính hệ thống


- Chứng minh mâu thuẫn

- Chứng minh không tuân theo quy tắc lôgic

You might also like