You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC (hệ chuẩn)

Môn học: Tâm lý học đại cương/General Psychology


Số tín chỉ: 03
1. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên 1: Nguyễn Văn Lượt
- Chức danh, học hàm, học vị: TS
- Thời gian, địa điểm làm việc: thứ 2, 4 tại P.102 nhà D
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Tâm lý học
- Điện thoại, email:
+ Tel: 0912.229.910
+ E-mail: nguyenvanluot@gmail.com hoặc luotnv@vnu.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính
+ Tâm lý học đại cương
+ Tâm lý học nhân cách
+ Phương pháp nghiên cứu Tâm lý
- Họ và tên GV 2: Trần Hà Thu
- Chức danh, học hàm, học vị: ThS.NCS
- Thời gian, địa điểm làm việc: thứ 3, 5 tại P.101 nhà D
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Tâm lý học
- Điện thoại, email:
+ Tel: 0904.152.567
+ E-mail: tranhathu2811@yahoo.com
- Các hướng nghiên cứu chính
+ Tâm lý học đại cương
+ Tâm lý học phát triển

2. Thông tin chung về môn học


- Tên môn học: Tâm lý học đại cương/General Psychology
- Mã môn học: PSY 1051
- Số tín chỉ: 03
- Môn học: Bắt buộc
- Các môn học tiên quyết: không có
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 30
+ Thực hành/thảo luận: 15

1
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Tâm lý học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học


3.1. Mục tiêu chung
- Về kiến thức
Sau khi học xong môn học này, sinh viên nắm được bản chất, cơ sở tự nhiên và
cơ sở xã hội của các hiện tượng Tâm lý, hiểu khái quát sự hình thành và phát triển
Tâm lý ý thức của con người. Nêu được khái niệm, đặc điểm và các qui luật của các
quá trình nhận thức, các phẩm chất tâm lý của nhân cách, phân tích được các yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
- Kĩ năng:
Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng giao tiếp với cá nhân, với
nhóm trong quá trình làm việc, thảo luận nhóm; Kỹ năng nhận dạng các vấn đề Tâm
lý đại cương trong thực tiễn cuộc sống; Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc khi
học tập môn học này.
- Thái độ
Tinh thần tự học, làm chủ bản thân trong quá trình học tập môn học.

3.2. Chuẩn đầu ra của môn học


MỤC TIÊU
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
NỘI DUNG
(Nhớ) (Hiểu, ứng dụng) (Phân tích, tổng
hợp, đánh giá)
- Xác định được đối - Áp dụng các - Giải thích được
tượng, nhiệm vụ phương pháp các giai đoạn
Nội dung 1
nghiên cứu của Tâm nghiên cứu vào phát triển chính
Đối tượng, nhiệm vụ,
lý học đại cương nghiên cứu Tâm trong Tâm lý
PP nghiên cứu và sơ
- Chỉ ra được các lý người học.
lược lịch sử Tâm lý
giai đoạn lớn của sự - Thực hành
học
phát triển Tâm lý. phương pháp
- Nêu được nội dung quan sát và
của các phương phương pháp điều

2
MỤC TIÊU
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
NỘI DUNG
(Nhớ) (Hiểu, ứng dụng) (Phân tích, tổng
hợp, đánh giá)
pháp nghiên cứu. tra bằng bảng
hỏi1
- Chỉ ra được 3 chức - Sử dụng tri thức - Lý giải được
năng của Tâm lý về phân loại Tâm bản chất của các
người lý người để phân hiện tượng Tâm
Nội dung 2
- Phát biểu lại nội biệt các hiện lý người
Bản chất, chức năng,
dung bản chất của tượng Tâm lý - Cho ví dụ minh
phân loại các hiện
Tâm lý người người. họa về các chức
tượng Tâm lý
- Phân loại được các năng Tâm lý
hiện tượng Tâm lý người
người

- Chỉ ra được mối - Sử dụng các tri - Giải thích được


liên hệ giữa não và thức về cơ sở tự các hiện tượng
Tâm lý nhiên của Tâm lý Tâm lý dựa trên
- Nhắc lại được các người để xem xét, cơ sở sinh lý thần
trung khu thần kinh đánh giá Tâm lý kinh
Nội dung 3
và Tâm lý - So sánh quan
Cơ sở tự nhiên
- Phát biểu lại được điểm của các
của Tâm lý người
các qui luật của của trường phái khác
thần kinh cấp cao và nhau về Tâm lý
Tâm lý người.
- Nêu được nội dung
của phản xạ có điều
kiện.
Nội dung 4 - Xác định được mối - Áp dụng được - Lý giải được
Cơ sở xã hội quan hệ giữa nền tri thức về vai trò nguồn gốc xã hội
của Tâm lý người văn hóa xã hội và của hoạt động, của các hiện
Tâm lý người giao tiếp mỗi cá tượng Tâm lý

1
Tăng thời lượng so với 2 tín chỉ

3
MỤC TIÊU
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
NỘI DUNG
(Nhớ) (Hiểu, ứng dụng) (Phân tích, tổng
hợp, đánh giá)
- Phát biểu được 4 nhân đối với sự - Xác định được
đặc điểm của hoạt phát triển Tâm lý. vai trò của hoạt
động Tâm lý. động, giao tiếp
- Phát biểu được với sự phát triển
khái niệm giao tiếp, Tâm lý người
các đặc điểm của - Chứng minh
giao tiếp. được Tâm lý
người có nguồn
gốc từ cơ sở xã
hội, nền văn hóa
xã hội
- Phát biểu lại định - Ứng dụng các - Giải thích được
nghĩa cảm giác, tri qui luật của cảm một số hiện
giác giác- tri giác tượng Tâm lý
- Chỉ ra được các qui trong học tập, dựa trên các qui
Nội dung 5 luật cơ bản của cảm cuộc sống (thi cử, luật của tri giác.
Cảm giác và tri giác giác và tri giác sắp xếp bàn ghế, - Sử dụng các qui
- Ghi tên được các phòng làm luật của cảm
loại cảm giác, tri việc…) giác, tri giác vào
giác của con người. thực tiễn học tập,
cuộc sống của
bản thân.
- Phát biểu lại định - Ứng dụng được - Cho ví dụ minh
nghĩa tư duy, tưởng tri thức về tư duy, họa tư duy là quá
tượng. tưởng tượng trong trình giải quyết
Nội dung 6
- Chỉ ra được các thực tiễn trong vấn đề
Tư duy và tưởng
đặc điểm của tư duy, học tập, cuộc - Giải thích được
tượng
tưởng tượng sống. các giai đoạn của
- Lập danh mục các một quá trình tư
cách sáng tạo hình duy
ảnh mới trong tưởng - Sử dụng các

4
MỤC TIÊU
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
NỘI DUNG
(Nhớ) (Hiểu, ứng dụng) (Phân tích, tổng
hợp, đánh giá)
tượng. loại tưởng tượng
phù hợp với yêu
cầu của công
việc.
- So sánh giữa tư
duy và tưởng
tượng
- Nêu được định - Đề xuất các - Giải thích được
nghĩa trí nhớ cách thức để ghi cơ sở Tâm lý của
- Kể tên được các nhớ dựa trên cơ việc ghi nhớ tài
Nội dung 7 loại trí nhớ sở hiểu bản chất liệu trên cơ sở
Trí nhớ - Phát biểu được các của nó. hiểu bản chất của
giai đoạn của trí nhớ - Sử dụng các kĩ nó
thuật ghi nhớ tài - So sánh trí nhớ
liệu vào học tập, và các quá trình
cuộc sống nhận thức khác
- Nhớ lại định nghĩa - Vận dụng các tri - Xác định được
Nội dung 8
nhân cách, các đặc thức về nhân cách yếu tố chủ đạo
Nhân cách và sự hình
điểm của nhân cách và sự hình thành, trong sự hình
thành, phát triển nhân
- Kể tên các yếu tố phát triển nhân thành, phát triển
cách (định nghĩa, đặc
ảnh hưởng đến sự cách để áp dụng nhân cách
điểm, các yếu tố chi
hình thành và phát trong cuộc sống. - Giải thích được
phối)
triển nhân cách sự hình thành và
phát triển nhân
cách
- Sử dụng các qui - Lý giải được cơ
Nội dung 9
- Nêu được định luật của đời sống sở xã hội của các
Các phẩm chất tâm lý
nghĩa tình cảm. tình cảm trong qui luật trong đời
của nhân cách: Tình
- Chỉ ra sự khác cuộc sống. sống tình cảm
cảm
nhau giữa xúc cảm - Lập kế hoạch áp của con người.
và tình cảm dụng các qui luật

5
MỤC TIÊU
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
NỘI DUNG
(Nhớ) (Hiểu, ứng dụng) (Phân tích, tổng
hợp, đánh giá)
- Phát biểu được các của đời sống tình
đặc điểm và các qui cảm trong cuộc
luật của đời sống sống.
tình cảm
- Xác định được - Áp dụng các - Cho ví dụ minh
khái niệm ý chí giai đoạn của họa về các phẩm
Nội dung 10
- Chỉ ra được các hành động ý chí chất ý chí của
Các phẩm chất tâm lý
phẩm chất ý chí của vào tổ chức hoạt nhân cách
của nhân cách (tiếp):
nhân cách động sống của - Phán xét/đánh
mặt ý chí của nhân
- Phát biểu được các bản thân. giá về hành vi ý
cách
giai đoạn của 1 quá chí của từng
trình ý chí người cụ thể.

3.3. Bảng tổng hợp chuẩn đầu ra của môn học

Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng


Nội dung 1 3 2 1 6
Nội dung 2 3 1 2 6
Nội dung 3 3 1 2 6
Nội dung 4 3 1 3 7
Nội dung 5 3 1 2 6
Nội dung 6 3 1 4 8
Nội dung 7 3 2 2 7
Nội dung 8 2 1 2 5
Nội dung 9 3 2 1 6
Nội dung 10 3 1 2 6
Tổng 29 13 21 63

6
4. Tóm tắt nội dung môn học
Tâm lý học đại cương cung cấp cho người học những tri thức khoa học về bản
chất, cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của hiện tượng Tâm lý người; các nguyên tắc và
phương pháp nghiên cứu Tâm lý; khái quát sự hình thành và phát triên Tâm lý người.
Bên cạnh đó, Tâm lý học đại cương còn cung cấp các tri thức cơ bản về các quá trình
nhận thức, trí nhớ, tình cảm, ý chí của con người; về nhân cách và những yếu tố ảnh
hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách con người.

5. Nội dung chi tiết môn học


Chương 1: Tâm lý học là một khoa học
1.1 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học.
1.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển khoa học Tâm lý học
1.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học.
Chương 2: Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng Tâm lý
2.1. Bản chất
2.2.Chức năng
2.3.Phân loại
Chương 3: Cơ sở tự nhiên của Tâm lý người
3.1. Não và Tâm lý
3.2. Vấn đề định khu chức năng Tâm lý trong não
3.3.Phản xạ có điều kiện và Tâm lý
3.4. Hệ thống tín hiệu thứ hai và Tâm lý
3.5. Các qui luật hoạt động thần kinh cấp cao và Tâm lý
Chương 4: Cơ sở xã hội của Tâm lý người
4.1. Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và Tâm lý con người
4.2. Hoạt động và sự hình thành, phát triển Tâm lý người.
4.3. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển Tâm lý người.
Chương 5: Cảm giác và tri giác
5.1. Cảm giác
5.1.1. Khái niệm cảm giác
5.1.2. Vai trò của cảm giác
5.1.3. Các qui luật của cảm giác
5.2. Tri giác
5.2.1. Khái niệm tri giác
5.2.2. Vai trò của tri giác

7
5.2.3. Các qui luật của tri giác
Chương 6: Tư duy và tưởng tượng
6.1. Tư duy
6.1.1. Khái niệm tư duy
6.1.2. Các giai đoạn của tư duy
6.2. Tưởng tượng
6.2.1. Khái niệm tưởng tượng
6.2.2. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
Chương 7: Trí nhớ
7.1. Khái niệm trí nhớ
7.2. Vai trò của trí nhớ
7.3. Các giai đoạn của trí nhớ
Chương 8: Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách
8.1. Khái niệm chung về nhân cách
8.2. Cấu trúc của nhân cách
8.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Chương 9: Các phẩm chất tâm lý của nhân cách (Tình cảm)
9.1. Khái niệm xúc cảm, tình cảm
9.2. Các mức độ của đời sống tình cảm
9.3. Các qui luật của tình cảm
Chương 10: Các phẩm chất tâm lý của nhân cách (Mặt ý chí của nhân
cách)
10.1. Khái niệm ý chí
10.2. Các phẩm chất ý chí
10.3. Hành động ý chí
10.4. Hành động tự động hóa

6. Học liệu
6.1. Bắt buộc:
1. Tập thể tác giả (2013), Bài giảng Tâm lý học đại cương, Khoa Tâm lý học,
Đại học KHXH&NV, Phòng tư liệu Khoa Tâm lý học.
2. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)- Trần Hữu Luyến- Trần Quốc Thành. Tâm lý
học đại cương. NXB ĐHQG HN, in lần thứ 20, 2013. Thư viện ĐHQG. Phòng tư liệu
khoa Tâm lý học.
6.2. Tham khảo:

8
3. Robert S.Feldman, Những điều trọng yếu trong Tâm lý học, Nxb Thống kê
2003 (sách dịch), Thư viện ĐHQG Hà Nội, Phòng tư liệu Khoa Tâm lý học.

7. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể


Mục tiêu bài học: SV xác định được đối tượng, nhiệm vụ, PPNC Tâm lý
học; hiểu sơ lược về lịnh sử Tâm lý học.
Nội dung bài học: Đối tượng, nhiệm vụ, PP nghiên cứu của Tâm lý học; sơ
lược lịch sử Tâm lý học.
Tuần 1:
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
Yêu cầu với người học: Download ĐCMH
Bài tập: Thực hành PPNC Tâm lý học “Điều tra bằng bảng hỏi”
Tài liệu cần đọc: Q1, 7-23; Q2, 5-28; Q3, 25-68
Mục tiêu bài học: SV hiểu bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng
Tâm lý
Nội dung bài học: Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng Tâm lý
Tuần 2: Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/Thảo luận nhóm
Yêu cầu với người học: Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chia nhóm thảo
luận/thuyết trình
Tài liệu cần đọc: Q1, 7-23; Q2, 5- 23
Mục tiêu bài học: SV hiểu cơ sở tự nhiên của tâm lý người
Nội dung bài học: Cơ sở tự nhiên của Tâm lý người
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
Tuần 3:
Yêu cầu với người học: Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV
Sưu tầm video clips mô tả/giải thích về cơ sở tự nhiên của tâm lý người
Tài liệu cần đọc:Q1, 25-35; Q2, 29-39; Q3, 73-120
Mục tiêu bài học: SV nắm được cơ sở xã hội của tâm lý người
Nội dung bài học: Cơ sở xã hội của Tâm lý người
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
Tuần 4:
Yêu cầu với người học:Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV
Chuẩn bị bài thuyết trình/câu hỏi thảo luận
Tài liệu cần đọc:Q1, 33-36; Q2, 39-49
Mục tiêu bài học: Giúp SV hiểu hơn về cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý
người
Tuần 5:
Nội dung bài học: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người
Các phương pháp giảng dạy: Seminar chuyên đề
9
Yêu cầu với người học:Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị câu hỏi
để tham gia seminar
Tài liệu cần đọc:Q1,25-36; Q2, 29-49
Mục tiêu bài học: Giúp SV hiểu định nghĩa, đặc điểm và các qui luật của
cảm giác- Tri giác; Ứng dụng các tri thức học được về cảm giác, tri giác
trong học tập, cuộc sống.
Nội dung bài học: Cảm giác- Tri giác
Tuần 6:
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
Yêu cầu với người học:Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị bài
thuyết trình/câu hỏi thảo luận
Tài liệu cần đọc:Q1, 110-138; Q2, 69-86; Q3, 121-175
Tuần 7: Kiểm tra giữa kỳ
Mục tiêu bài học: SV nắm được định nghĩa, đặc điểm, các giai đoạn của 1
hành động tư duy; ứng dụng tri thức của bài học vào thực tế cuộc sống của
bản thân.
Nội dung bài học: Tư duy
Tuần 8:
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
Yêu cầu với người học: Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị bài
thuyết trình/câu hỏi thảo luận
Tài liệu cần đọc: Q1, 138- 153; Q2, 87-97
Mục tiêu bài học: SV nắm được định nghĩa, các cách sáng tạo hình ảnh
trong tưởng tượng. Ứng dụng tri thức học được trong học tập, cuộc sống.
Nội dung bài học: Tưởng tượng
Tuần 9: Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
Yêu cầu với người học: Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị bài
thuyết trình/câu hỏi thảo luận
Tài liệu cần đọc:Q1, 153-164; Q2, 97-104
Mục tiêu bài học: SV nắm được định nghĩa; ‘các quá trình trí nhớ; ứng
dụng tri thức học được trong học tập, cuộc sống.
Nội dung bài học: Trí nhớ
Tuần
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
10:
Yêu cầu với người học: Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị bài
thuyết trình/câu hỏi thảo luận
Tài liệu cần đọc:Q1, 164-194; Q2, 105-120; Q3, 267-303
Tuần Mục tiêu bài học: Giúp SV nắm chắc hơn các các quá trình của hoạt động
10
11: nhận thức; phân biệt nhận thức cảm tính và lý tính
Nội dung bài học: Hoạt động nhận thức
Các phương pháp giảng dạy: Seminar chuyên đề
Yêu cầu với người học:Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị câu hỏi
để tham gia seminar
Tài liệu cần đọc: Q1, 110-194; Q2, 69-120
Mục tiêu bài học: SV hiểu được định nghĩa; đặc điểm; các yếu tố ảnh
hưởng dến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nội dung bài học: Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách
Tuần
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
12:
Yêu cầu với người học:Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị bài
thuyết trình/câu hỏi thảo luận
Tài liệu cần đọc: Q1, 64-110; Q2, 153 – 180, Q3, 469 – 507
Mục tiêu bài học: SV hiểu được định nghĩa, đặc điểm và các qui luật trong
đời sống tình cảm của con người; vận dụng các qui luật trong cuộc sống
của bản thân.
Tuần Nội dung bài học: Tình cảm
13: Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
Yêu cầu với người học: Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị bài
thuyết trình/câu hỏi thảo luận
Tài liệu cần đọc: Q1, 229-241; Q2, 162-167
Mục tiêu bài học: SV nắm được định nghĩa; các phẩm chất ý chí cơ bản
của nhân cách.
Nội dung bài học: Ý chí
Tuần
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
14:
Yêu cầu với người học: Đọc tài liệu theo yêu cầu của GV; Chuẩn bị bài
thuyết trình/câu hỏi thảo luận
Tài liệu cần đọc: Q1, 247- 265; Q2, 167-172
Mục tiêu bài học: Giúp sinh viên ôn tập, hệ thống hóa lại hệ thống kiến
thưc, kĩ năng liên quan đến môn học.
Nội dung bài học: Hướng dẫn ôn tập; giải đáp thắc mắc; công bố điểm giữa
Tuần
kỳ
15:
Các phương pháp giảng dạy: Thuyết trình/thảo luận nhóm
Yêu cầu với người học: Chuẩn bị các câu hỏi theo yêu cầu của GV
Tài liệu cần đọc:Q1; Q2.
11
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên.
- Về việc điểm danh: GV qui định việc điểm danh lớp học dựa trên tình hình
thực tế
- Về cách thức đánh giá giữa kỳ:
+ Hình thức: Dựa trên số lượng SV thực tế, giảng viên có thể sử dụng
kết quả thảo luận nhóm, seminar, bài tập cá nhân hoặc trắc nghiệm.
+ Nội dung: các nội dung từ tuần 1 - 6
- Sinh viên sẽ không đủ điều kiện dự thi nếu nghỉ quá số buổi qui định (quá
20% thời lượng) hoặc kết quả kiểm tra của 2 đầu điểm thành phần không đạt yêu cầu+
Điểm thường xuyên và giữa kỳ đạt dưới 4 điểm
- Các yêu cầu về tự học
+ Sinh viên đọc tài liệu theo yêu cầu của GV.

9. Phương pháp và hình thức kiểm tra - đánh giá môn học
9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (trọng số 10%)
* Thời gian: thường xuyên.
* Hình thức: - Điểm danh.
- Làm bài tập.
- Thảo luận nhóm/seminar
9.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ (trọng số 30%)
* Hình thức: Bài thi trắc nghiệm/Bài làm viết về nhà/Bài tập nhóm/cá
nhân
* Thời gian: tuần 7.
* Nội dung: Các nội dung đã học từ tuần 1- tuần 6.
9.3. Lịch thi, kiểm tra (trọng số 60%)
*Hình thức: Vấn đáp/tiểu luận/tự luận
* Nội dung: Những nội dung đã học từ tuần 1- tuần 15.
* Thời gian: Theo lịch thi chung của Nhà trường.
9.4. Cấu trúc đề thi đánh giá cuối kỳ
- Đề thi tự luận: gồm 2-3 câu hỏi, hỏi về các vấn đề chung và từng mặt biểu
hiện trong đời sống tâm lý của con người.

12
- Đề thi vấn đáp: gồm 18 câu hỏi thi.
9.5. Hệ thống các câu hỏi thi đánh giá kết thúc môn học (gồm 16 câu)
Câu 01: Anh/chị hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp
nghiên cứu cơ bản của Tâm lí học.

Câu 02: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tâm lí người. Chứng minh tâm lí
người là chức năng của não.

Câu 03: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não người thông qua chủ thể.

Câu 04: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử.

Câu 05: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về hoạt động và phân tích cấu trúc
của hoạt động theo quan niệm của các nhà Tâm lý học hoạt động.

Câu 06: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình
thức giao tiếp cơ bản của con người.

Câu 07: Anh/chị hãy phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự
hình thành và phát triển tâm lí con người.

Câu 08: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa cảm giác và các qui luật cơ bản của
cảm giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật.

Câu 09: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tri giác và các qui luật cơ bản của tri
giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật.

Câu 10: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư
duy. Phân tích vai trò của tư duy đối với hoạt động nhận thức và đời sống con người.

Câu 11: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản
của tưởng tượng. Phân tích vai trò của tưởng tượng đối với hoạt động nhận thức và
đời sống con người.

Câu 12: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của
trí nhớ? Làm thế nào để ghi nhớ và giữ gìn tài liệu một cách hiệu quả.

Câu 13: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm. Phân tích
các quy luật cơ bản của tình cảm. Nêu việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn
cuộc sống.
13
Câu 14: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa ý chí. Phân tích các phẩm chất cơ
bản của ý chí. Cho ví dụ minh họa với từng phẩm chất

Câu 15: Anh/chị hãy trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là
thói quen và kỹ xảo. Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng
quy luật trong thực tiễn cuộc sống.

Câu 16: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu
tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

Thủ trưởng đơn vị Chủ nhiệm bộ môn Giảng viên biên soạn

PGS.TS. Trương Khánh Hà PGS.TS. Trương Khánh Hà TS. Nguyễn Văn Lượt

14

You might also like