You are on page 1of 19

26-Nov-22

ALLPPT.com _ Free PowerPoint Templates, Diagrams and Charts

 Thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, do các chủ thể tham gia
đều thuộc các quốc gia khác nhau…
 Quá trình thực hiện thỏa thuận mua bán của các bên (người bán - mua/
nhà sản xuất hay các thương nhân) đòi hỏi vốn và uy tín để hoàn thành
nghĩa vụ của mình hoặc để tạo niềm tin cho phía đối tác.
 Các doanh nghiệp luôn cần có sự tham gia của các NHTM, nhằm hỗ trợ
kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công...

=> Tài trợ TMQT của NHTM ra đời được xem như một đòi hỏi tất yếu.

Ch.7_TradeFin.v22 1
26-Nov-22

Tài trợ thương mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ
về tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp và các đơn vị
kinh tế tham gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong các công đoạn
của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ.

Tài trợ thương mại (Trade Finance) là hình thức khác của cho vay
thương mại, hoạt động này đóng vai trò là trung gian thanh toán
giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh.
Tài trợ thương mại quốc tế (TMQT) thường được phân dựa trên
đối tượng cung ứng tài trợ. Theo đó, tài trợ TMQT có thể được
chia thành: tài trợ TMQT của Nhà nước; tài trợ TMQT của các tổ
chức tín dụng (NHTM) và tài trợ TMQT giữa các doanh nghiệp.

Tài trợ TMQT là việc NHTM, bằng các biện pháp và hình thức khác nhau,
hỗ trợ về mặt tài chính hoặc uy tín hoặc cả hai một cách trực tiếp hay
gián tiếp cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động TMQT trong một số
hoặc tất cả các giai đoạn của hoạt động XNK nhằm mục đích sinh lợi.
Tài trợ TMQT thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa một bên là NHTM - bên
cung cấp hỗ trợ và các doanh nghiệp XNK - bên cần hỗ trợ.

Ch.7_TradeFin.v22 2
26-Nov-22

 Tài trợ thương mại quốc tế là việc các ngân hàng hỗ trợ hoạt động
thương mại quốc tế thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
thanh toán quốc tế và tài trợ vốn (thường là vốn lưu động) trong các
giao dịch xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp khi cần thiết.
 Khoảng 80-90% các giao dịch thương mại hàng hóa trên thế giới hiện
nay được hỗ trợ dưới một hình thức tài trợ thương mại nào đó (như
thư tín dụng, bảo lãnh…). Trong đó, thư tín dụng (L/C) chiếm một tỷ
lệ lớn.

 Đối với bên nhận tài trợ:


 nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp khi đàm
phán ký kết hợp đồng ngoại thương.
 phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro
khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế như rủi ro về lãi
suất, rủi ro về tỷ giá.

 Đối với bên cung ứng tài trợ:


 thúc đẩy sự phát triển nói chung của các loại hình dịch vụ khác
của ngân hàng thương mại.
 giúp các ngân hàng thương mại tiếp cận được với thị trường tài
chính - ngân hàng toàn cầu, mở rộng mối quan hệ hợp tác...

Ch.7_TradeFin.v22 3
26-Nov-22

 Đối với bên cung ứng tài trợ:


 thúc đẩy sự phát triển nói chung của các loại hình dịch vụ khác
của ngân hàng thương mại.
 giúp các ngân hàng thương mại tiếp cận được với thị trường tài
chính - ngân hàng toàn cầu, mở rộng mối quan hệ hợp tác...

 Đối với nền kinh tế quốc dân:


 giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng thông qua việc tạo điều
kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông thuận lợi, dễ dàng.
 giúp gắn kết thị trường quốc gia với thị trường quốc tế.

CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ

Tài trợ thương mại trực tiếp:


Đó là các biện pháp hỗ trợ vốn trực tiếp thông qua cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn để hỗ trợ cho hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa,
nguyên liệu, máy móc, thiết bị sản xuất hay qua hình thức thanh toán
quốc tế như nhờ thu, bảo lãnh, bao thanh toán, tín dụng chứng từ,...
Hoạt động tài trợ thương mại trực tiếp được thực hiện bởi các NHTM
thông qua các sản phẩm tài trợ thương mại cung ứng trên thị thường.

Ch.7_TradeFin.v22 4
26-Nov-22

CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ

Tài trợ thương mại gián tiếp:


Việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi bằng cách chính sách gián tiếp như tỷ giá hối đoái, chính sách thuế
xuất/nhập khẩu, chính sách lãi suất, môi trường pháp lý ổn định...

Ch.7_TradeFin.v22 5
26-Nov-22

TÀI TRỢ TÀI TRỢ BẢO LÃNH QUỐC TẾ


NHẬP KHẨU XUẤTKHẨU VÀ XÁC NHẬN L/C

 Phát hành L/C nhập khẩu  Thông báo L/C, BG  Phát hành BLQT
 Phát hành BLNH/Thư UQN  Kiểm tra chứng từ nhờ  Phát hành BL trên cơ sở
H/KHVĐ thu XK theo L/C BLĐƯ
 Kiểm tra bộ chứng từ theo  Gửi chứng từ nhờ thu XK  Xác nhận L/C
L/C NK  Chiết khấu hối phiếu đòi
nợ theo hình thức L/C và
 Thanh toán BCT theo L/C
nhờ thu
NK
 Tài trợ L/C nội địa
 UPAS L/C, UPAS trả chậm,
 Chuyển nhượng L/C
UPAS trả phí định kz
 Hỗ trợ hoàn thiện BCT XK
 Nhờ Thu NK
 Bao thanh toán XK
 UPAS Nhờ thu  Bao thanh toán NK
 CAD NK  Forfaiting
 CAD XK

TÀI TRỢ NHẬP KHẨU

 Phát hành thư tín dụng (L/C)/sửa đổi (L/C) nhập khẩu:
 Nghiệp vụ theo đó NHTM phát hànhL/C/sửa đổi L/C đã phát hành trước đó theo
đề nghị của khách hàng để cam kết thanh toán cho gười thụ hưởng khi xuất trình
bộ chứng từ phù hợp.

 Sử dụng đối với khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ và sử dụng
phương thức thanh toán L/C.

Ch.7_TradeFin.v22 6
26-Nov-22

PHÁT HÀNH BẢO LÃNH NHẬN HÀNG / KÝ HẬU VẬN ĐƠN/PHÁT HÀNH
THƯ ỦY QUYỀN NHẬN HÀNG THEO L/C

 Phát hành bảo lãnh nhận hàng (BLNH) là nghiệp vụ theo đó NHTM phát
hành thư bảo lãnh bảo đảm cho việc nhận hàng của khách hàng khi
chưa có bản gốc vận đơn đường biển

 Ký hậu vận đơn (KHVĐ) là nghiệp vụ ký hậu vào mặt sau bản gốc B/L
đường biển lập theo lệnh của NHTM để chuyển quyền nhận và sở hữu
lô hàng theo vận đơn đó cho khách hàng.

PHÁT HÀNH BẢO LÃNH NHẬN HÀNG / KÝ HẬU VẬN ĐƠN/PHÁT HÀNH
THƯ ỦY QUYỀN NHẬN HÀNG THEO L/C

 Áp dụng: Các khách hàng có giao dịch TTTM (L/C nhập khẩu)
 Điều kiện áp dụng:
 Chỉ thực hiện giao dịch đối với các L/C do chính NHTM đó phát hành
 Vận đơn phải lập theo lệnh của NHTM đó hoặc chỉ định BIDV là người
nhận hàng đối với trường hợp Ký hậu vận đơn/TUQNH
 Khách hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nguồn vốn đảm bảo thanh
toán L/C

KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ XUẤT TRÌNH THEO L/C NHẬP KHẨU

 Là việc NHTM kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C nhập khẩu đã phát
hành để xác định tình trạng phù hợp hoặc bất đồng của bộ chứng từ.
 Đối tượng: các khách hàng có giao dịch TTTM (L/C nhập khẩu)
 Điều kiện thực hiện:
 Kiểm tra đối với các bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu do NHTM phát hành/
mở
 Chỉ kiểm tra trên bề mặt chứng từ và đối chiếu với yêu cầu của L/C và không
chịu trách nhiệm về sự khác biệt của chứng từ với tình trạng thực tế của
hàng hóa/dịch vụ hoặc tranh chấp giữa các bên.

Ch.7_TradeFin.v22 7
26-Nov-22

THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ THEO L/C NHẬP KHẨU

 Thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu là việc BIDV thanh toán
cho người thụ hưởng L/C do NHTM phát hành trên cơ sở người thụ
hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp hoặc bộ chứng từ có bất đồng
đã được NHTM và khách hàng chấp nhận.
 Đối tượng: Các khách hàng có giao dịch TTTM (L/C nhập khẩu).

THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ THEO L/C NHẬP KHẨU

 Điều kiện thực hiện:


 Nghiệp vụ thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu phát sinh sau nghiệp vụ phát hành L/C.
NHTM chỉ thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu xuất trình theo L/C do chính NHTM phát hành.
 Việc thanh toán bộ chứng từ theo L/C do NHTM phát hành phải được thực hiện trong đúng thời
hạn quy định của L/C. Thời hạn thanh toán được TTTN TTTM xác định theo điều khoản, điều kiện
của L/C và UCP được L/C tham chiếu đến.
 Chi nhánh có trách nhiệm theo dõi các khoản thanh toán đến hạn. Trước khi đến hạn thanh toán
ít nhất 01 ngày, Bộ phận TTTM tại NHTM có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận liên quan tại
các Chi nhánh kiểm tra nguồn, thực hiện mua bán ngoại tệ (nếu cần) và thông báo nhu cầu thanh
toán ngoại tệ với Trụ sở chính theo quy định để đảm bảo có đủ nguồn vốn thanh toán trước khi
đến hạn.

PHÁT HÀNH L/C UPAS

 Sử dụng trong trường các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo phương
thức L/C, có nhu cầu thanh toán trả chậm

 Có ba hình thức phát hành L/C UPAS

1. L/C trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán trả ngay (Usance Pay
able At Sight L/C - UPAS L/C) là nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu, tron
g đó quy định kz hạn thanh toán L/C là trả chậm nhưng cho phép
Ngân hàng đại lý thanh toán ngay cho Người thụ hưởng trên cơ sở
chấp thuận cung cấp dịch vụ của Ngân hàng đại lý trước khi mở L/C.

Ch.7_TradeFin.v22 8
26-Nov-22

PHÁT HÀNH L/C UPAS

Có ba hình thức phát hành L/C UPAS...

2. Tài trợ L/C trả chậm theo UPAS L/C (Deffered UPAS L/C): là hình thức tài trợ
đối với thư tín dụng nhập khẩu quy định kz hạn thanh toán L/C trả chậm Y
ngày, dài hơn thời hạn trả chậm theo quy định của hợp đồng ngoại thương là
X ngày ( X < Y), theo đó NHTM chỉ thị cho Ngân hàng đại lý thanh toán vào
ngày thứ X cho người thụ hưởng trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình phù hợp.

3. UPAS L/C trả phí định kỳ: là sản phẩm UPAS L/C trong đó phí dịch vụ UPAS
được trả định kz theo kz trả phí dịch vụ UPAS thống nhất giữa NHTM và ngân
hàng đại lý (thay vì trả phí dịch vụ UPAS cuối kz, vào ngày đến hạn thanh toán
L/C).

PHÁT HÀNH L/C UPAS

Các bên liên quan của L/C UPAS...

 Nhà nhập khẩu/người mua: Là khách hàng đề nghị NHTM mở UPAS L/C.

 Nhà xuất khẩu/người bán: Là Người thụ hưởng quy định trong UPAS L/C
được đòi tiền thanh toán trả ngay trên cơ sở xuất trình bộ chứng từ phù
hợp với điều khoản, điều kiện của UPAS L/C.

 NHPH: Là Ngân hàng phát hành UPAS L/C.

 Ngân hàng đại lý (NHĐL): Là NHĐL của NHPH chấp thuận cung cấp dịch vụ
thanh toán trả ngay cho Người thụ hưởng theo UPAS L/C do NH phát hành
và đòi tiền hoàn trả từ NHPH khi đến hạn thanh toán.

PHÁT HÀNH L/C UPAS

Các bên liên quan của L/C UPAS...

 Ngân hàng đại lý (NHĐL): Là NHĐL của NHPH chấp thuận cung cấp dịch vụ
thanh toán trả ngay cho Người thụ hưởng theo UPAS L/C do NH phát hành
và đòi tiền hoàn trả từ NHPH khi đến hạn thanh toán.

 Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng do Nhà nhập khẩu chỉ định thực hiện
thông báo trực tiếp L/C tới Người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo có thể
trùng với Ngân hàng thương lượng.

 Ngân hàng thương lượng: Là ngân hàng phục vụ trực tiếp Nhà xuất khẩu,
xuất trình bộ chứng từ cho NHPH để được thanh toán ngay. Trong một số
trường hợp, Ngân hàng thương lượng cũng là Ngân hàng đại lý.

Ch.7_TradeFin.v22 9
26-Nov-22

PHÁT HÀNH L/C UPAS

 Điều kiện Khách hàng: được NHTM tài trợ nhập khẩu theo UPAS L/C là các khách hàng còn
đủ hạn mức/giới hạn tín dụng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện mở L/C theo các quy định cấp
tín dụng hiện hành của NHTM. Đối với sản phẩm UPAS trả phí định kz, khách hàng phải
nằm trong danh sách được ban KHDNL công bố.

 Điều kiện về Hợp đồng ngoại thương: Hợp đồng (HĐ) ngoại thương quy định thanh toán
theo phương thức UPAS L/C, hoặc có Phụ lục/thư từ trao đổi giữa Nhà nhập khẩu và Nhà
xuất khẩu xác nhận có thể thanh toán theo hình thức UPAS L/C, hoặc khách hàng bổ sung
cam kết vào đơn đề nghị phát hành L/C (nếu không có phụ lục/thư từ trao đổi). Không áp
dụng đối với các HĐ mua bán theo hình thức chuyển khẩu, bộ chứng từ thanh toán không
có chứng từ vận tải hàng hóa.

PHÁT HÀNH L/C UPAS

 Điều kiện về thị trường: Không áp dụng đối với các đối tác tại thị trường có tính
tuân thủ thấp như Châu Phi, Trung Đông. Các giao dịch liên quan đến danh sách
đen, danh sách cấm vận từng thời kz của NHPH và NHĐL.

 Điều kiện về mặt hàng: Không áp dụng đối với các mặt hàng có tính rủi ro cao
(hàng đã qua sử dụng, thép phế..) nhập khẩu với mục đích giao dịch thương mại
thông thường.

 Điều kiện về L/C: nên có trị giá tối thiểu (ví dụ: 50.000 USD/50.000 EUR hoặc
ngoại tệ khác tương đương), không xác nhận (“without” confirmation), không
cho phép ngân hàng thương lượng đòi tiền điện hoặc tự động trích nợ tài
khoản của NHPH.

NHỜ THU NHẬP KHẨU

Nhờ thu nhập khẩu là nghiệp vụ theo đó NHTM/NHNT tiếp nhận bộ chứng từ nhờ
thu của ngân hàng gửi nhờ thu hoặc trực tiếp từ người đòi tiền và thực hiện theo
chỉ dẫn.

Bộ chứng từ nhờ thu có thể chỉ bao gồm chứng từ tài chính như hối phiếu, kz
phiếu, séc gọi là nhờ thu trơn. Nếu bộ chứng từ nhờ thu bao gồm chứng từ th
ương mại như hóa đơn, vận đơn (kèm hoặc không kèm chứng từ tài chính) gọi
là nhờ thu kèm chứng từ.

Ch.7_TradeFin.v22 10
26-Nov-22

NHỜ THU NHẬP KHẨU

 Khi thực hiện vai trò ngân hàng thu/ngân hàng xuất trình, NHNT phải thực hiện
theo đúng chỉ dẫn nhờ thu và tuân thủ các quy tắc được dẫn chiếu trong chỉ dẫn
nhờ thu đó.

 NHNT/NHXT chỉ làm việc với chứng từ và không chịu trách nhiệm về sự khớp đ
úng giữa nội dung chứng từ với hàng hoá thực tế mà chứng từ đề cập.

 Đối với nhờ thu D/P, NHNT chỉ giao bộ chứng từ cho khách hàng sau khi các yêu
cầu về nguồn vốn đảm bảo thanh toán bộ chứng từ nhờ thu đã được đáp ứng.

NHỜ THU NHẬP KHẨU

 Đối với nhờ thu D/A, trừ khi có các chỉ dẫn đặc biệt khác trên chỉ dẫn nhờ thu,
NHNT được phép giao chứng từ cho khách hàng trên cơ sở chấp nhận thanh
toán của khách hàng và không chịu trách nhiệm đối với việc từ chối thanh toán
của khách hàng khi đến hạn thanh toán.

 Đối với nhờ thu kèm điều khoản điều kiện đặc biệt, NHNT/NHXT chỉ giao bộ
chứng từ trên cơ sở thỏa mãn các điều khoản điều kiện theo chỉ dẫn nhờ thu.

UPAS NHỜ THU

 Nhờ thu nhập khẩu có điều khoản cho phép thanh toán trước hạn
(gọi tắt là UPAS nhờ thu) là nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu, trong đó
có điều khoản cho phép Người thụ hưởng (Nhà xuất khẩu) đòi tiền
thanh toán trước hạn trên cơ sở chấp thuận cung cấp dịch vụ của
Ngân hàng đại lý.

 Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo phương thức thanh toán
nhờ thu, có nhu cầu thanh toán trả chậm.

Ch.7_TradeFin.v22 11
26-Nov-22

UPAS NHỜ THU

 Điều kiện Khách hàng:

 Có xếp hạng tín dụng nội bộ tốt, có phương án kinh doanh khả thi, nguồn
thu đảm bảo, không phát sinh tranh chấp với nhà xuất khẩu

 Đồng tiền giao dịch nhờ thu nhập khẩu là ngoại tệ (USD, EUR…)

 Bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu trong đó chỉ thị nhờ thu không kèm thêm
điều kiện ràng buộc nào khác. Một số NH đại lý có thể quy định giá trị tối t
hiểu đối với bộ chứng từ đòi tiền.

CAD NHẬP KHẨU

 Nghiệp vụ ngân hàng CAD nhập khẩu (cash against documents) là nghiệp vụ
theo đó ngân hàng kiểm tra chứng từ và thanh toán cho nhà xuất khẩu bằng
tài khoản uỷ thác đã mở/số tiền đã phong toả nếu bộ chứng từ phù hợp với
yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán do nhà nhập khẩu đưa ra.

 NH có thể đóng vai trò là ngân hàng CAD hoặc ngân hàng thông báo CAD.

 NHTM chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ và không chịu trách nhiệm về tính
chân thực của chứng từ, sự phù hợp hoặc mâu thuẫn về nội dung giữa các
chứng từ và sự khớp đúng giữa nội dung chứng từ với hàng hoá thực tế mà
chứng từ đề cập.

TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG (L/C), BẢO LÃNH (B/G)

 Thông báo L/C, B/G và sửa đổi: là nghiệp vụ theo đó NH thực hiện
thông báo L/C, B/G và sửa đổi nhận được từ ngân hàng phát hành
hoặc từ ngân hàng thông báo trước đó cho khách hàng hoặc qua
ngân hàng thông báo khác.

 Xác định khách hàng (người thụ hưởng): BIDV xác định khách hàng
dựa trên thông tin về tên và địa chỉ của người thụ hưởng trên L/C,
B/G.

Ch.7_TradeFin.v22 12
26-Nov-22

KIỂM TRA CHỨNG TỪ NHỜ THU XUẤT KHẨU THEO L/C

 Kiểm tra chứng từ nhờ thu xuất khẩu theo L/C: là nghiệp vụ theo đó NHTB
thực hiện kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C xuất khẩu trên cơ sở đề
nghị của khách hàng (người XK).

 NHTM/NHTB chỉ làm việc với chứng từ, không chịu trách nhiệm về hàng hó
a và sự khớp đúng giữa nội dung chứng từ và hàng hóa thực tế, tuân thủ
theo Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng

 Kiểm tra chứng từ dựa trên bản gốc L/C và sửa đổi (nếu có) do khách hàng x
uất trình và không chịu trách nhiệm về tính chân thực, đầy đủ của L/C, sửa
đổi đó.

KIỂM TRA CHỨNG TỪ NHỜ THU XUẤT KHẨU THEO L/C

 Giao dịch gửi chứng từ bao gồm hai hình thức: gửi chứng từ nhờ thu xuất khẩu
theo L/C và gửi chứng từ nhờ thu xuất khẩu kèm chứng từ.
 Trường hợp bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu theo L/C khách hàng không đề nghị kiểm
tra chứng từ, giao dịch gửi chứng từ được thực hiện như giao dịch nhờ thu xuất khẩu
kèm chứng từ.

 Trường hợp bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu theo L/C có đề nghị kiểm tra: việc gửi
chứng từ chỉ được thực hiện khi bộ chứng từ được kiểm tra phù hợp hoặc có bất đồng
đã được ngân hàng phát hành/ngân hàng được chỉ định chấp nhận; hoặc sau khi có
chỉ dẫn gửi chứng từ của khách hàng; hoặc sau thời gian quy định trên thông báo tình
trạng bộ chứng từ có bất đồng mà không có phản hồi của khách hàng.

CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ THEO HÌNH THỨC L/C VÀ NHỜ THU

 Chiết khấu hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C và Nhờ thu (Chiết khấu xuất khẩu):
Là nghiệp vụ NHTM mua và nhận quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ xuất trình kèm
bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức thanh toán L/C và nhờ thu từ người thụ
hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

 có thể thực hiện chiết khấu đồng thời khi tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu xuất
khẩu hoặc sau khi bộ chứng từ đã được NHTM gửi đi đòi tiền.

Ch.7_TradeFin.v22 13
26-Nov-22

XÁC NHẬN THƯ TÍN DỤNG

Xác nhận thư tín dụng (L/C) là nghiệp vụ theo đó BIDV theo yêu cầu hoặc
được sự ủy quyền của ngân hàng phát hành thư tín dụng cam kết thêm
ngoài cam kết của ngân hàng phát hành về việc thanh toán hoặc thương
lượng thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp
Chỉ xác nhận L/C đã có giá trị thực hiện, không xác nhận L/C thông báo sơ bộ.

CHUYỂN NHƯỢNG L/C

 Chuyển nhượng L/C: là nghiệp vụ NHTM căn cứ theo đề nghị của người thụ
hưởng thứ nhất và điều khoản, điều kiện của L/C để thực hiện chuyển nhượng
từng phần hoặc toàn bộ giá trị L/C cho một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ 2

 Sử dụng trong hoạt động mua bán qua trung gian, trong đó người mua bán
trung gian đóng vai trò là người thụ hưởng thứ nhất sẽ chuyển nhượng quyền
thực hiện L/C cho người cung cấp hàng hóa (người thụ hưởng thứ hai) thông
qua hoạt động chuyển nhượng L/C và hưởng chênh lệch từ việc giảm trị giá
L/C được chuyển nhượng so với L/C gốc ban đầu.

CHUYỂN NHƯỢNG L/C

 L/C xuất trình là bản gốc đã được NHTM thông báo/kiểm tra tính xác thực, còn hiệu
lực, tuân thủ UCP, là loại có thể chuyển nhượng được (Transferable L/C), không hủy
ngang và chính NHTM đó hoặc bất kz ngân hàng nào (any bank) được chỉ định là
ngân hàng chiết khấu/thanh toán/chấp nhận thanh toán và chỉ định NHTM đó là
ngân hàng chuyển nhượng.

 Thanh toán: NHTM/NHCN thanh toán trị giá hoá đơn gốc cho người thụ hưởng thứ
hai và phần chênh lệch cho người thụ hưởng thứ nhất. Trường hợp không thay thế
chứng từ, NHCN thanh toán cho người thụ hưởng thứ hai theo chỉ dẫn.

Ch.7_TradeFin.v22 14
26-Nov-22

CHUYỂN NHƯỢNG L/C

 Đòi tiền trong giao dịch L/C chuyển nhượng:


 Trường hợp xuất trình trực tiếp tại NHCN: tiếp nhận, kiểm tra và gửi như
quy định kiểm tra chứng từ nhờ thu xuất khẩu theo L/C;

 Trường hợp chuyển nhượng có thay thế chứng từ: NHCN lập thông báo
thay thế chứng từ để yêu cầu người thụ hưởng thứ nhất thay thế hoá đơn
và hối phiếu trong vòng 2 ngày làm việc.

CHUYỂN NHƯỢNG L/C

 Đòi tiền trong giao dịch L/C chuyển nhượng:


Nếu người thụ hưởng thứ nhất không thay thế chứng từ sau 02 ngày làm việc
kể từ khi nhận được Thông báo thay thế chứng từ hoặc việc thay thế chứng
từ tạo nên các bất đồng và người thụ hưởng thứ nhất không thay thế lại
chứng từ trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày Thông báo tình trạng bộ
chứng từ thay thế, NHCN sẽ tiến hành gửi chứng từ đòi tiền mà không thay
thế chứng từ của người thụ hưởng thứ nhất.

HỖ TRỢ HOÀN THIỆN BỘ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU

Là nghiệp vụ theo đó trên cơ sở đề nghị của khách hàng và các thông tin, hồ sơ,
bản thảo chứng từ xuất khẩu do khách hàng cung cấp, NHTM sẽ thực hiện kiểm
tra, tư vấn, sửa đổi nội dung nhằm hoàn thiện chứng từ phù hợp với quy định
L/C trước khi khách hàng phát hành hoặc xin phát hành bản gốc chứng từ.
NHTM chấm dứt trách nhiệm sau khi gửi Thông báo kết quả dịch vụ cho Khách hàng và
Khách hàng xác nhận đã nhận được dịch vụ hoặc sau một thời gian phù hợp (tại một số
NHTM là 10 ngày làm việc) kể từ ngày hết hạn xuất trình bộ chứng từ đòi tiền theo quy
định của L/C.

Ch.7_TradeFin.v22 15
26-Nov-22

BAO THANH TOÁN (FACTORING)

Bao thanh toán xuất khẩu:

Là hình thức cấp tín dụng của NHTM cho khách hàng xuất khẩu thông qua việc
mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, hoặc cung ứng
dịch vụ theo Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ của khách hàng với Nhà NK,
bao gồm nhưng không giới hạn các nghiệp vụ sau:

(i) Ứng trước tiền trên cơ sở giá trị (các) khoản phải thu; (ii) Quản lý (các) khoản
phải thu;(iii) Thu hộ; (iv) Bảo đảm rủi ro tín dụng cho Nhà nhập khẩu thông qua
Đại lý Bao thanh toán (nếu có).

BAO THANH TOÁN (FACTORING)

Các hình thức Bao thanh toán xuất khẩu:


 Có quyền truy đòi: truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho khách hàng XK

 Không có quyền truy đòi: Chịu toàn bộ rủi ro khi nhà Nhập khẩu không hoàn thành
nghĩa vụ thanh toán ngoại trừ do tranh chấp thương mại hoặc vì một lý do khác không
liên quan đến khả năng thanh toán của Nhà nhập khẩu

 Từng lần: Bao thanh toán cho khách hàng theo từng giao dịch, ứng với mỗi hợp đồng
XNK

 Theo hạn mức: NHTM thỏa thuận và xác định cho khách hàng một hạn mức bao thanh
toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá một năm).

BAO THANH TOÁN (FACTORING)

Bao thanh toán nhập khẩu:

Là hình thức cấp tín dụng của NHTM cho Nhà xuất khẩu nước ngoài thông qua việc
đảm bảo rủi ro tín dụng (một hình thức bảo lãnh thanh toán) cho Nhà nhập khẩu
là khách hàng của NHTM trên cơ sở đề nghị của Đại lý bao thanh toán và thu hộ
(các) khoản phải thu cho Nhà xuất khẩu. Gồm:
 Từng lần: bao thanh toán cho khách hàng theo từng giao dịch, ứng với mỗi hợp đồng
XNK

 Theo hạn mức: thỏa thuận và xác định cho khách hàng một hạn mức bao thanh toán
duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá một năm).

Ch.7_TradeFin.v22 16
26-Nov-22

FORFAITING

Là việc mua lại các khoản nợ phát trả trong tương lai, phát sinh từ việc giao hàng
hóa hoặc dịch vụ, chủ yếu là từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa với điều kiện miễn
truy đòi lại nhà xuất khẩu (còn gọi là bao thanh toán tuyệt đối).
Là một dạng tài trợ thương mại quốc tế liên quan tới việc người xuất khẩu bán miễn truy đòi
với mức giá chiết khấu cho các đơn vị bao thanh toán (forfaiter) các khoản phải thu trung và
dài hạn có nguồn gốc từ các hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện các khoản phải thu
phải có bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng có uy tín.

FORFAITING

Là một cơ chế tài chính nhằm chuyển hoạt động bán hàng theo hình thức
tín dụng của nhà xuất khẩu sang giao dịch tiền mặt:
 Thông qua việc chiết khẩu các chứng từ thu nợ từ hoạt động xuất khẩu, khoản
nợ được thể hiện bằng hối phiếu, kì phiếu, L/C có bảo lãnh của ngân hàng.
 Thanh toán ngay giá trị hối phiếu, miễn truy đòi người xuất khẩu sau khi đã trừ
phí chiết khấu.

Công cụ để đòi nợ trong nghiệp vụ forfaiting là các kì phiếu (promissory note - hối phiếu
nhận nợ) hoặc hối phiếu đòi nợ (bill of exchange).

FORFAITING

NHTM mua và nhận quyền sở hữu Hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất đã x
uất trình qua NHTM theo L/C trả chậm trước khi đến hạn thanh toán từ Khách h
àng khi:
 Đã có xác nhận chấp nhận thanh toán của Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán (NHPH/
NH xác nhận/ngân hàng được chỉ định) đối với Hối phiếu đòi nợ/Bộ chứng từ XK;

 Ngân hàng đại lý đồng ý chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ/Bộ chứng từ XK nói
trên theo Thỏa thuận Forfaiting đã ký với Ngân hàng đại lý.

Ch.7_TradeFin.v22 17
26-Nov-22

FORFAITING

Gồm 02 nghiệp vụ được thực hiện theo trình tự sau:

1. Giao dịch (tái) chiết khấu miễn truy đòi giữa NH và NHĐL: NHĐL mua lại
Hối phiếu/Bộ chứng từ xuất khẩu được xuất trình qua NH trên cơ sở chấp nhận
thanh toán của Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán.

2. Giao dịch chiết khấu miễn truy đòi giữa NHTM và Khách hàng: NHTM thanh
toán tiền mua Hối phiếu/Bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C trả chậm cho Khách
hàng trên cơ sở giao dịch (tái) chiết khấu miễn truy đòi với NHĐL và sau khi đã
nhận được tiền chiết khấu từ NHĐL.

 Là cam kết của Ngân hàng phát hành (Bên bảo lãnh) sẽ thanh toán cho
Bên thụ hưởng (Bên nhận bảo lãnh) một số tiền nhất định trong khoảng
thời gian nhất định nếu Bên thụ hưởng xác nhận rằng Bên đề nghị bảo
lãnh (Bên được bảo lãnh) không thể hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp
đồng hoặc các nghĩa vụ khác đã được thỏa thuận và có liên quan.
=> Bảo lãnh ngân hàng thường được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ
tài chính hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của Bên đề nghị.

LỢI ÍCH

 Đảm bảo việc thanh toán cho đối tác đúng hạn, an toàn qua các dịch vụ
thanh toán quốc tế, các cam kết thanh toán của ngân hàng.
 Tài trợ vốn cho nhà NK/XK trong giao dịch thương mại quốc tế qua các
hình thức chiết khấu, cấp vốn lưu động, ứng trước khoản phải thu cho
nhà xuất khẩu, hay cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu…
 Giảm bớt rủi ro trong thương mại quốc tế.

Ch.7_TradeFin.v22 18
26-Nov-22

PHÁT HÀNH BẢO LÃNH QUỐC TẾ

 Phát hành bảo lãnh quốc tế-BLQT là nghiệp vụ theo đó NHTM phát hành bảo lãnh
(bao gồm cả thư tín dụng dự phòng) theo phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp
cho bên thụ hưởng là người không cư trú.

 Bảo lãnh quốc tế được phát hành dựa trên cơ sở của hợp đồng/giao dịch cơ sở.
Sau khi được phát hành, bảo lãnh độc lập với hợp đồng/giao dịch cơ sở đó.

 Việc phát hành bảo lãnh quốc tế được thực hiện sau khi các điều kiện đảm bảo
tín dụng để phát hành bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy
định hiện hành.

PHÁT HÀNH BẢO LÃNH QUỐC TẾ

 Phát hành bảo lãnh trực tiếp: NHTM là bên bảo lãnh, đứng ra cam kết với
bên thụ hưởng (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hưởng.

 Phát hành bảo lãnh gián tiếp: NHTM là bên bảo lãnh đối ứng, đề nghị một
NH đại lý phát hành bảo lãnh cho khách hàng của mình (bên được bảo lãnh).
NHTM cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Bên bảo lãnh trong
trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Ch.7_TradeFin.v22 19

You might also like