You are on page 1of 2

- Tiểu sử:

Phriđơrich Ăng-ghen (Friedrich Engels) sinh ngày 28/11/1820, ở thành phố Barmen, tỉnh
Rhein, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt. Từ năm 17 tuổi, ông đã tinh thông
được rất nhiều ngoại ngữ: tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…. Năm 1837,
Ph.Ăngghen buộc phải rời bỏ trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn
bán ở Văn phòng theo yêu cầu của bố.
Cha ông là một người bảo thủ áp đặt cho con mình
Ngay khi còn học ở Trường trung học, Ăng-ghen đã căm thù chế độ chuyên chế hà khắc của
nước Phổ lúc đó
Năm 1841, Ăng-ghen gia nhập Quân đội Phổ 
Ph.Ăng-ghen mất ngày 05/08/1895 ở Luân Đôn.
- Tác phẩm của ông: Trên PPT
- Chuyện về hôn nhân của Ăng-ghen;
Ăng-ghen yêu một cô gái nghèo người Ireland làm trong xưởng dệt tên Mary Burns và sống
với bà này trong suốt thời gian ở Anh cho đến khi bà qua đời. Sau đó ông chung sống với em
của Mary là Lizzy Burns cho đến khi bà này qua đời. Engels đồng ý cưới Lizzy chỉ vài giờ
trước khi bà chết vào tháng 9 năm 1878. Một số tác giả cho rằng hai người phụ nữ này có ảnh
hưởng trong việc giúp Engels định hình tư duy Cộng sản.

- Câu chuyện về tình bạn giữa C.Mác và Ăng-ghen:


Lần đầu tiên, Ăng-ghen gặp C.Mác vào năm 1842 ở Anh. Năm 1844, Ăng-ghen đến thăm
C.Mác ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm, đây
được coi là “cuộc gặp mặt lịch sử”
-Không chỉ là người bạn trên con đường chính trịnh, Ăng-ghen luôn có mặt bên cạnh gia đình
bạn trong lúc khó khăn nhất. Mặc dù ông muốn dành hết thời gian, tâm huyết cho sự nghiệp
chính trị và không thích việc kinh doanh nhưng ông đã phải nhận lời cha mình đi làm một
thời gian để lấy tiền giúp đỡ gia đình Mác, giúp ông hoàn thành “Bộ tư bản tập 1”.Ăng-ghen
luôn được các con của C.Mác xem như người cha thứ hai của mình.
- K.Marx từng nói: Ăngghen luôn đi trước K.Marx trên nhiều lĩnh vực, mọi điều tiên đoán
của Mác bao giờ xảy ra cũng muộn hơn ở Ăngghen và K.Marx bao giờ cũng theo gót Ăngghe
nhưng ông luôn khiêm tốn luôn coi mình là vai phụ của Mác.
-C.Mác cũng trước khi xuất bản “bộ Tư bản tập 1” đã đề nghị Ăng-ghen cùng đứng tên với
tư cách đồng tác giả nhưng Ăng-ghen đã từ chối. Và sau khi C.Mác qua đời, ông là người duy
nhất có quyền công bố những tác phẩm của C.Mác nhưng vẫn khẳng định nhiều lần rằng
công lao sáng lập ra triết học và khoa kinh tế chính trị học mácxit chủ yếu thuộc về C.Mác.
=> Tình bạn vĩ đại giữa C.Mác và Ăng-ghen đã để lại cho nhân loại tấm gương sáng về một
tình bạn mẫu mực. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp
nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của họ.

You might also like