You are on page 1of 21

BÀI THU HOẠCH CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ


1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
Pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và mang
tính bắt buộc chung.
Trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, khi nhắc tới pháp luật, văn bản luật
thành văn sẽ được nghĩ tới, do Việt Nam là một quốc gia Civil law.
Trong hoạt động kinh doanh trong bối cảnh quốc tế, nguồn của pháp luật không chỉ
nằm trong văn bản quy phạm pháp luật (“ban hành”), mà còn nằm trong án lệ,
trong thực tiễn xét xử. (“thừa nhận”).
Bên cạnh đó, trong hoạt động kinh doanh, các bên cũng có thể áp dụng tập quán
được nhiều chủ thể thừa nhận.
Điều 4.21 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá
trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”
Từ đó, kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh trong đó hàm chứa các yếu tố
quốc tế, như:
- Chủ thể: các cá nhân, pháp nhân có quốc tịch nước người, trụ sở nước ngoài
- Sự di chuyển của khách thể qua biên giới quốc gia, liên quan tới hải quan và
các vấn đề về thuế trong quá trình vận chuyển hàng hoá (thông thường bằng
đường biển)
- Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng: Ngôn ngữ
được quy định trong hợp đồng ra sao? Trong quá trình trao đổi, giao kết hợp
đồng, các bên sử dụng ngôn ngữ nào? Có biểu thị minh thị hay ngầm định thể
hiện rằng các bên lựa chọn ngôn ngữ đó không?
- Đồng tiền các bên sử dụng, thường là các đồng tiền chuyển đổi mạnh, như đồng
USD, EUR, GBP.
- Văn hoá, thói quen thường được xác lập bởi các bên kinh doanh thường xuyên
với nhau
- Môi trường kinh doanh, rủi ro kinh doanh được xác lập từ nhiều thương nhân
tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
- Luật điều chỉnh: có thể là luật quốc gia hoặc điều ước, công ước quốc tế mà
quốc gia đó là thành viên
- Cơ quan giải quyết tranh chấp: Toà án quốc gia của hai bên hoặc của một nước
thứ ba. Cơ quan tài phán có thẩm quyền xét xử có thể là Toà án hoặc trọng tài.
Trong các yếu tố trên, yếu tố quan trọng nhất để phân biệt hoạt động kinh doanh
quốc tế là yếu tố chủ thể.
VD: Đối với các chủ thể là cá nhân, tổ chức đều là người Việt Nam. Luật Thương
mại chỉ cho phép các bên thanh toán bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên đối với giao
dịch có yếu tố nước ngoài, các bên có thể thoả thuận thanh toán bằng ngoại hối có
thể chuyển đổi.
Pháp luật kinh doanh quốc tế (International Business Law) là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ kinh doanh quốc tế giữa các thương
nhân. Pháp luật kinh doanh quốc tế không bao hàm hoạt động kinh doanh giữa
các nhà nước.

2. NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ


Luật áp dụng có thể là luật quốc gia của nước ngoài bán hoặc nước người mua.
Trong trường hợp các bên không thoả thuận được (do lợi ích cá nhân), luật của
nước thứ ba có thể được áp dụng.
Các bên cũng có thể áp dụng các Điều ước quốc tế, như CISG (Công ước Viên về
HĐMBHHQT) hoặc các luật Chung. CISG là Điều ước quốc tế để thống nhất luật
(luật chung) và thường giúp xoá bỏ các mâu thuẫn trong việc áp dụng luật quốc
gia. Gần như bất kể thành viên đến từ quốc gia nào cũng có thể áp dụng điều ước
này.
Các bên có thể thoả thuận áp dụng các tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế là luật
của các thương nhân. Trong quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế, các thương
nhân ban hành các quy tắc được sử dụng thường xuyên, phổ biến, rộng rãi. Ví dụ
như về các điều kiện INCOTERMS.
3. PHÂN BIỆT PLKDQT VÀ PLTMQT

Tranh chấp điển hình: Một thương nhân muốn xuất hàng chế biến thuỷ sản sang
Úc. Khi đang trên đường vận chuyển, bên Úc thông báo rằng chính phủ ban hành
quy định mới về dư lượng kháng sinh tối thiểu trong tôm. Bởi vậy, bên Việt Nam
phải rút hàng về và bán cho một bên thứ ba.
 Trong việc Úc ban hành quy định này, Úc phải tuân thủ các quy định của WTO
mà Úc là thành viên (quy định về vệ sinh dịch tễ). Úc phải thông báo cho các quốc
gia thành viên có liên quan, trong đó có Việt Nam.

4. ĐẶC ĐIỂM CỦA PLKDQT


- Nguồn luật áp dụng: phức tạp đa dạng
- Xung đột pháp luật.
- Sự đan xen, giao thoa của hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.
BÀI THU HOẠCH BUỔI 2
Pháp luật kinh doanh quốc tế

1. Hệ thống pháp luật Common Law


Hệ thống pháp luật Common Law chủ yếu xuất hiện tại Mỹ, Anh, Singapore.
Nguồn chủ yếu của pháp luật: Luật án lệ (Case Law). Các thẩm phán có vai trò sáng
tạo các quy tắc pháp luật. Bên cạnh case law có equity law (luật công bình).
Các án lệ được ban hành trong tuyển tập án lệ (law report ở Anh/ Restatement ở Mỹ).
Nguyên tắc Stare Decisis: Khi có các tranh chấp có tình tiết giống nhau, thẩm phán bắt
buộc phải áp dụng kết quả của bản án có tình tiết tương đồng trước đó để đưa ra phán
quyết của mình.
Vai trò của kỹ thuật ngoại lệ (Exception): Trong trường hợp tìm ra được những tình
tiết ngoại lệ (không tương đồng với nhau), Thẩm phán giải quyết vụ án đó có thể đưa
ra một phán quyết khác với phán quyết ban đầu. Lúc này Thẩm phán sẽ xét xử dựa
trên Equity Law.
Equity Law: Thẩm phán sẽ yêu cầu thành lập bồi thẩm đoàn gồm số lẻ người, gồm đa
dạng người thông thường trong các lĩnh vực để đến nghe và đưa ra các ý kiến về vụ án
đó. Lúc này, nếu Thẩm phán đưa ra phán quyết dựa trên các ý kiến của Bồi thẩm đoàn
thì Thẩm phán đang sử dụng Equity law.
Cách thức trích dẫn án lệ:
Read v. Lyons (1947) A.C 156”
+ Nguyên đơn: Read
+ Bị đơn: Lyons
+ v.: Versus - nghĩa là “chống lại”
+ 1947, 156: tuyển tập Law Reports năm 1947, tr.156
+ A.C: Appeal Court 

Ưu điểm Nhược điểm


 Tính linh hoạt nhờ kỹ thuật ngoại  Hệ thống pháp luật phức tạp, khó
lệ và vai trò của equity law; tiếp cận;
 Tính mở với khả năng tạo ra quy  Tính hệ thống hoá của pháp luật
phạm mới nhờ thực tiễn xét xử. không cao;
Sự phát triển của luật thành văn (codified law), đặc biệt trong lĩnh vực thương mại:
Các quốc gia dần dần xây dựng các bộ luật thành văn thống nhất. Ví dụ: Bộ luật
thương mại thống nhất (UCC) của Hoa Kỳ; Luật mua bán hàng hoá ở Anh.

2. Hệ thống pháp luật Civil Law


BÀI THU HOẠCH BUỔI 4
Pháp luật kinh doanh quốc tế

XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ


1. Khái niệm:
Xung đột pháp luật là hiện tượng có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật cùng được áp
dụng để điều chỉnh 1 quan hệ pháp luật nhất định trong KDQT và các hệ thống này có
quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề cần điều chỉnh.
2. Cách giải quyết:
- Phương pháp thống nhất luật thực chất: các quốc gia đàm phán và ký kết các
Điều ước quốc tế song phương và đa phương > khó đàm phán. Ví dụ: Công ước
Viên 1980, Công ước Hague - Visby
- Phương pháp dùng quy phạm xung đột: áp dụng luật của nước người bán có
trụ sở/ có mối liên hệ gần gũi nhất với hàng hóa.
- Tại biện pháp giải quyết triệt để nhất, Các bên cần có điều khoản thoả thuận
về luật áp dụng bên trong hợp đồng.
PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
A. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH
1. Nguồn luật điều chỉnh
1.1. Điều ước quốc tế (International Treaties)
Khái niệm: Điều ước quốc tế là một loại văn kiện pháp lý được giao kết giữa hai hay
nhiều quốc gia (hoặc các chủ thể khác của công pháp quốc tế) nhằm quy định, sửa đổi
hay huỷ bỏ quyền hạn và nghĩa vụ đối với nhau.
VD: Công ước Vienna 1980
Nguyên tắc áp dụng: Đối với các CƯ Việt Nam đã là thành viên, Việt Nam sẽ phải áp
dụng và ưu tiên áp dụng ĐƯQT trước.
1.2. Luật quốc gia (National Law)
Nguyên tắc áp dụng:
- Dựa trên thoả thuận của các bên trong hợp đồng hoặc có thể thoả thuận sau.
- Điều ước quốc tế dẫn chiếu tới luật quốc gia thì cũng có thể lựa chọn luật quốc
gia làm luật áp dụng
- Các cơ quán tài phán xét thấy áp dụng luật quốc gia là phù hợp.
1.3. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thường mại là những thói quen được cônng nhận rộng rãi.
Phân loại tập quán: Tập quán thương mại quốc tế chung (Incoterms), tập quán thương
mại ở địa phương (ICT của Hoa Kỳ).
Nguyên tắc áp dụng:
- Do các bên lựa chọn Incoterms (cụ thể điều kiện nào)
- Các bên chứng minh được các bên đang sử dụng tập quán
Nội dung cơ bản ICT:
- Ai làm thủ tục thông quan
- Ai trả chi phí vận chuyển
- Ai mua bảo hiểm hàng hoá
- Thời điểm chuyển giao rủi ro
1.4. Các nguồn luật khác
- Án lệ
- Các học thuyết pháp lý
2. Cách xác định luật áp dụng
Là luật do các bên thoả thuận lựa chọn:
- Nguyên tắc tự do thoả thuận luật áp dụng;
- Điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng;
- Thoả thuận khi có tranh chấp phát sinh (bằng văn bản bổ sung hoặc thoả thuận
mặc nhiên).
Trừ một số trường hợp nhất định:
- Trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Trong trường hợp mối quan hệ giữa các bên không có yếu tố quốc tế, các bên sẽ
phải áp dụng luật quốc gia.

Kinh nghiệm lựa chọn nguồn luật:


- Lựa chọn nguồn luật có mối liên hệ chặt chẽ với hợp đồng
- Phụ thuộc vào tương quan lực lượng trong đàm phán
- Chọn luật bảo vệ quyền lợi cho mình
Điều khoản “luật áp dụng” trong hợp đồng
Cách xác định luật áp dụng:
- Nếu các bên không thoả thuận lựa chọn
- Nếu là Toà án
- Nếu là Trọng tài

B. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ


1. Đề nghị giao kết hợp đồng
Khái niệm: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và
chịu sự ràng buộc và đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc
tới công chúng.
Thế nào là rõ ràng và đủ chính xác? Thông qua điều khoản và (có thể) là tên chào
hàng.
Cần phân biệt tới chào hàng tự do và lời mời chào hàng. Lời mời chào hàng có ý nghĩa
mời chúng ta gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Chào hàng tự do cũng có thể là quảng
cáo.
Ví dụ: A là một CQNN mời thầu lắp đặt mạng lưới điện thoại
TH1: A yêu cầu nhà thầu phương án kỹ thuật  Lời mời chào hàng. Lúc đó các nhà
thầu là người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng
TH2: A quy định cụ thể phương án kỹ thuật và nêu rõ sẽ chấp nhạn các hồ sơ đáp ứng
yêu cầu.  Chào hàng
Đặc điểm:
Giá trị pháp lý: ràng buộc người chào hàng.
Thời hạn hiệu lực:
- Được quy định trong đơn chào hàng; Việt Nam theo thuyết tiếp thu.
- Được xác định theo một thời hạn hợp lý.
Rút lại (thu hồi) đề nghị giao kết hợp đồng:
- Nêu các điều luật liên quan;
- Điều kiện rút lại: Đơn đề nghị chưa đến hoặc đến cùng thời điểm
Huỷ đề nghị giao kết hợp đồng:
- Nêu các điều luật liên quan;
- Điều kiện huỷ: Đơn đề nghị đã đến bên được đề nghị nhưng chưa trả lời và
muốn huỷ.
2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận vô điều kiện:
- Chấp nhận toàn bộ nội dung của offer; (Nguyên tắc tấm gương phản chiếu)
- Chấp nhận có sửa đổi, bổ sung. Nếu sửa đổi cơ bản  Hoàn giá  Chào hàng
mới; Nếu không làm thay đổi cơ bản  Chấp nhận vô điều kiện
Chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng
- Điều 393 BLDS 2015;  Việt Nam theo xu hướng 1
- Điều 392 BLDS 2015;
- Điều 19 CISG;  Theo xu hướng 2
- Điều 2.1.11 PICC 2016.  Theo xu hướng 2, trừ khi bên đề nghị bác bỏ sự
chậm trễ này.
Ví dụ: Điều khoản tranh chấp bằng trọng tài: tuỳ thuộc vào quốc gia (VD: Anh), cũng
có thể là một sự thay đổi cơ bản hoặc không
Hình thức của chấp nhận:
- Bằng văn bản;
- Bằng lời nói;
- Bằng hành vi thực tế: Sự im lặng hay không hành động không được coi là chấp
nhận.
Thu hồi (rút lại) chấp nhận:
- Nếu các điều luật liên quan;
- Điều kiện rút lại.
Thười điểm và địa điểm giao kết hợp đồng: Huỷ trước khi hđ có hiệu lực
Thuyết tống phát: Phát triển ở các nước Common Law: áp dụng vào thời điểm họ gửi
thư chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Địa điểm giao kết hợp đồng là điểm đi.
Thuyết tiếp thu: Khi nhận được thư chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Địa điểm
giao kết hợp đồng là điểm đến.
Thuyết tống phát chủ yếu thông qua bưu điện, nhất là nước Anh, nhằm bảo vệ cho bên
được đề nghị giao kết hợp đồng.
Ở Việt Nam và các nước châu lục địa thì theo thuyết tiếp thu.
Việt Nam, CISG, PICC theo thuyết tiếp thu.
3. Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng kinh doanh quốc tế
Sử dụng hợp đồng mẫu: có 02 loại.
- Hợp đồng mẫu có tính tham khảo (FIDIC)
- Hợp đồng gia nhập: ký hoặc không ký
o Hợp đồng bảo hiểm
o Hợp đồng thuê tàu chợ
o Hợp đồng lao động
Pháp luật can thiệp để bảo vệ bên yếu thế
Nghĩa vụ và trách nhiệm tiền hợp đồng
BÀI THU HOẠCH BUỔI 8
PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐIều kiện hiệu lực của hợp đồng kinh doanh quốc tế và vấn đề hợp đồng vô hiệu
A. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng
Bộ Luật Napoleon: Nguyên nhân, sự đồng thuận, năng lượng chủ thể, tồn tại
vật chất nhất định.
1. Điều kiện về chủ thể
- Cá nhân, tổ chức: phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi.
- Năng lực hành vi: cá nhân (tuổi, sức khoẻ); tổ chức (cấp GCNĐKDN)
- Việc xác định NLHV dựa trên luật quốc gia dựa trên quốc tịch
- Chủ thể: cá nhân phải đứng ra giao kết; pháp nhân có đại diện theo pháp
luật. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện. Pháp nhân có thể có
uỷ quyền (uỷ quyền thường xuyên và uỷ quyền vụ việc).
- Đối với đại diện theo uỷ quyền: quan tâm tới phạm vi uỷ quyền và thời
hạn uỷ quyền. Việc uỷ quyền thường phải làm bằng văn bản.
Tình huống: A xuất khẩu cho B (N) về ghệ. Công ty A ko biết ghệ thế nào 🡺
hỏi VPDD của B ở HN, trưởng phfong đại diện VPDD thông báo rằng là ghệ
có càng không cẳng. Khi CT B nhận hàng phát hiện ra ghê không cẳng, cho
rằng công ty A đã vi phạm hợp đồng do câu trả lời của VPDD ko có giá trị
pháp lý.
2. Điều kiện về hình thức
- Hợp đồng có thể bằng văn bản, lời nói hoặc là hành vi.
- Đối với các hợp đồng quốc tế, hợp đồng phải được lập bằng văn bản hoặc
văn bản có giá trị pháp lý tương đương. Khi giao kết bằng hợp đồng điện
tử, cần lưu giữ lại làm chứng cứ cho cơ quan tài phán.
3. Điều kiện về mục đích

- Hợp đồng không được trái với điều cấm pháp luật và đạo đức xã hội.
Hàng hoá không bị cấm, phải là vật được lưu thông.
- Phải có đầy đủ các điều khoản chủ yếu: tên hàng, số lượng, giá cả, phẩm
chất. Mỹ: tên hàng, số lượng, phẩm chất. Việt Nam: không có điều khoản
chủ yếu của hợp đồng. Tuy nhiên, tuỳ loại hợp đồng, luật sẽ yêu cầu sẽ có
điều khoản nào. Việt Nam chưa có chế tài cụ thể về vấn đề này.
4. Nguyên tắc tự nguyện
- Bị đe doạ, cưỡng bức để giao kết hợp đồng, bị lừa dối, nhầm lẫn.
Common law: yêu cầu về nghĩa vụ đối ứng (consideration)
5. Hợp đồng vô hiệu

- Hợp đồng vô hiệu sẽ bị vô hiệu khi vi phạm các khoản nói trên.
- Có hai loại: hợp đồng vô hiệu toàn bộ (tuyệt đối), vô hiệu tương đối.
- Bên có lỗi sẽ phải bồi thường để bên kia trở lại vị trí ban đầu.

TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1. Có mấy điều kiện hiệu lực của hợp đồng kinh doanh quốc tế?
TL: Có 4 điều kiện chính để HĐ KDQT có hiệu lực, các điều kiện đó bao
gồm:
- Điều kiện chủ thể
- Điều kiện hình thức
- Điều kiện mục đích, nội dung hợp đồng
- Điều kiện về tự do ý chí (tự nguyện) của các bên
Câu 2. Trình bày khái niệm, đặc điểm, ví dụ của năng lực pháp luật dân sự.
TL: NLPLDS là khả năng chủ thể có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy
định của pháp luật.
Đặc điểm NLPLDS: dựa trên độ tuổi (đối với cá nhân), dựa trên thời điểm
hình thành pháp nhân (cấp GCNĐKDN, đối với pháp nhân)
Ví dụ: Pháp luật VN quy định công dân từ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ
NLPLDS, Doanh nghiệp được coi là pháp nhân kể từ ngày được cấp
GCNĐKDN. Quyền được khai sinh, khai tử, quyền có họ tên, quyền thay đổi
dân tộc, giới tính.
Việc xác định chủ thể có đầy đủ NLPLDS hay không phải phụ thuộc vào luật
dựa trên quốc tịch của chủ thể đó.
Câu 3. Trình bày khái niệm, đặc điểm, ví dụ của năng lực hành vi dân sự.
TL: NLHVDS là khả năng chủ thể có thể tự mình xác lập, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ dân sự.
Đặc điểm: Việc xác định NLHVDS được dựa trên độ tuổi và sức khoẻ về
tinh thần của cá nhân đó trong tại thời điểm xác lập, thực hiện quyền và
nghĩa vụ. Pháp luật không đặt vấn đề NLHVDS đối với pháp nhân. Ví dụ:
quyền ứng cử, bầu cử
Câu 4. Chủ thể đã có NLPLDS và NLHVDS đã đủ điều kiện tham gia hoạt
động tham gia hoạt động KDQT hay chưa? Có cần thêm điều kiện gì nữa
không?
TL: Tuỳ thuộc với từng loại giao dịch và quy định của pháp luật quốc gia.
Chủ thể còn phải có thẩm quyền giao kết hợp đồng.
Câu 5. Người ký hợp đồng của Công ty có phải là Giám đốc không? Nếu
không thì đó là ai?
TL: Người ký hợp đồng của Công ty có thể là Giám đốc hoặc những cá nhân
khác, phụ thuộc theo Điều lệ Công ty, hoặc nếu không, dựa trên các quy định
của pháp luật. Trong trường hợp công ty có nhiều đại diện theo pháp luật,
cần phải xác định rõ quyền hạn của mỗi đại diện để xem cá nhân nào có đủ
thẩm quyền để ký kết hợp đồng đó. Người ký hợp đồng có thể là đại diện
theo thẩm quyền có đủ thẩm quyền để ký kết hợp đồng đó.
Câu 6. PGĐ có thể thay GĐ đi ký hợp đồng được hay không? Cơ sở thay thế
là gì?
TL: Hoàn toàn có thể. PGĐ có thể ký thay GĐ dựa trên những cơ sở sau:
- Điều lệ Công ty cho phép PGĐ ký kết những loại hợp đồng đó;
- GĐ có giấy uỷ quyền cho PGĐ đi ký các loại hợp đồng trên.
Câu 7. Liệt kê các điều khoản quy định về đại diện trong BLDS 2015.
TL: Điều 134 đến Điều 143 BLDS 2015.
Câu 8. Thế nào là hình thức tương đương văn bản?
TL: Bao gồm các hình thức như fax, tele, điện tín, chứng từ điện tử, điện
báo, thư điện tử (email), tin nhắn điện thoại. Các hình thức này thường là văn
bản được mã hoá trên hình thức dữ liệu điện tử.
Câu 9. Thế nào là nội dung và mục đích của hợp đồng hợp pháp?
TL: Là các nội dung không trái với điều cấm của pháp luật và không trái với
đạo đức xã hội. Tuỳ thuộc vào nguồn luật điều chỉnh, nội dung hợp đồng
phải có đầy đủ các điều khoản bắt buộc. Bên cạnh đó, nội dung hợp đồng
phải bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, không có điều khoản miễn trừ nghĩa
vụ cơ bản của một bên hoặc gây bất lợi đối với bên yếu thế.
Câu 10. Liệt kê các trường hợp vi phạm nguyên tắc tự nguyện.
TL:
- Nhầm lẫn: cả hai bên đều nhầm lẫn về mục đích cơ bản của hợp đồng;
hoặc sự nhầm lẫn đến mức quá lớn làm 1 bên không thể thực hiện được
mục đích của mình khi tiến hành giao kết hợp đồng.
- Lừa dối;
- Ép buộc, cưỡng bức;
Câu 11: Phân loại các loại hợp đồng vô hiệu. Cho ví dụ.
TL: Theo pháp luật Việt Nam, gồm có hai loại hợp đồng vô hiệu chính:
- Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối (toàn phần): Vi phạm các điều kiện cơ bản để
hợp đồng có hiệu lực đến mức không thể khắc phục được. VD: trái đạo
đức xã hội, trái pháp luật; chủ thể không có NLCT phù hợp để ký kết (Trẻ
em dưới 18 tuổi không thể ký kết hợp đồng mua bán nhà); chủ thể không
có thẩm quyền ký kết (hợp đồng vượt quá phạm vi thẩm quyền của người
đại diện); hợp đồng do lừa đối, cưỡng ép, nhầm lẫn, giả tạo, hợp đồng có
đối tượng không thể thực hiện được. CSPL: Điều 123 – Điều 128 BLDS
2015
- Hợp đồng vô hiệu từng phần: Là hợp đồng có một phần bị vô hiệu nhưng
không làm ảnh hưởng tới hiệu lực các phần còn lại của giao dịch. VD:
hợp đồng mẫu có các điều khoản gây bất lợi đối với bên yếu thế, hợp
đồng có những điều khoản quy định trái với quy định của pháp luật (quy
định phải trả bằng ngoại hối trong hợp đồng dân sự giữa các bên có quốc
tịch Việt Nam).
Câu 12: Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
TL: Hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015.
Hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm ký kết. Tức là, hợp đồng sẽ
được coi là chưa từng tồn tại và các bên sẽ trở lại vị trí ban đầu. Trong trường
hợp việc hợp đồng vô hiệu gây thiệt hại cho bên kia do hành vi của bên có
lỗi, bên có lỗi sẽ có nghĩa vụ bồi thường.

IV. trách nhiệm do vi phạm hddkdqt


Công ty X của nước A bán 500 máy tính cho một hãng Y ở nước B. 40% số máy tính này bị
hỏng trong thời gian 6 tháng sử dụng. Người bán đề nghị được thay thế các máy hỏng theo
điều kiện bảo hành đã quy định trong Hợp đồng. Vì tỷ lệ hư hỏng cao, người mua muốn hủy
Hợp đồng. Hợp đồng không có quy định gì về hủy hợp đồng. Hai bên phải nghiên cứu luật
áp dụng cho Hợp đồng.
1. Vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết:
- Thẩm quyền giải quyết trước hết được quy định theo thỏa thuận của các bên.
Thỏa thuận này có thể có trước khi tranh chấp xảy ra (từ thời điểm giao kết hợp
đồng và ghi rõ trong điều khoản hợp đồng) hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
Nếu các bên cùng thống nhất được Tòa án/Trọng tài nước nào có thẩm quyền
giải quyết mà việc lựa chọn đã vấn thuộc phạm vi thỏa thuận lựa chọn tòa án
(VD Trường hợp không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án quốc gia nào)
thì thẩm quyền giải quyết sẽ được xác định theo thỏa thuận các bên.
- Nếu không thỏa thuận được, thẩm quyền giải quyết sẽ được quy định theo Điều
ước quốc tế điều chỉnh quan hệ MBHH của 2 chủ thể công ty X và Y, căn cứ
theo nơi đặt trụ sở chính của hai công ty.
- Trong trường hợp không có điều ước quốc tế nào quy định hoặc không đề cập
đến vấn đề thẩm quyền, thẩm quyền sẽ được xác định theo luật quốc gia của
nước nơi thực hiện hành vi. Trong tình huống nêu trên,
2. Vấn đề xác định luật áp dụng
Cũng sẽ căn cứ theo trình tự: Theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được hoặc
quan hệ không thuộc phạm vi thỏa thuận, hậu quả áp dụng trái với nguyên tắc
cơ bản hoặc các bên không chứng minh được luật thì sẽ áp dụng điều ước quốc
tế và nếu không được thì sẽ áp dụng luật quốc gia (các quy phạm xung đột luật).
Việc áp dụng luật quốc gia có thể căn cứ trên các hệ thuộc luật.
3. Hướng giải quyết cho các trường hợp
a. Nếu áp dụng luật nước A
Pháp luật nước A có ban hành 2 án lệ liên quan:
Án lệ 1: 500 máy tính nhập về thì có 30% máy hỏng. Thẩm phán đã cho phép
người nhập khẩu huỷ hợp đồng, trả lại máy và lấy lại tiền.
Án lệ 2: Người mua nhập về 1000 máy tính trong đó 400 máy hỏng. Thẩm
phán đưa ra giải pháp là nếu người xuất khẩu sửa chữa máy hỏng thì người
nhập khẩu không được huỷ hợp đồng.
Tại các quốc gia công nhận án lệ là một nguồn chính thống, án lệ là những
quyết định, phán quyết của cơ quan tài phán có thể làm khuôn mẫu trong việc giải
quyết các tranh chấp có nội dung tương tự xảy ra trong tương lai. Việc áp dụng án lệ
cần căn cứ trên những tình tiết tương đồng giữa các vụ tranh chấp và tính hợp lý của
án lệ.
Trong các án lệ nêu trên, án lệ số 02 có nội dung tương đồng nhất với nội dung
tranh chấp giữa A và B, cụ thể là về tỷ lệ tổn thất hàng hoá (40%) và nghĩa vụ bảo
hành của bên bán.
Trong trường hợp áp dụng luật nước A, án lệ số 2 sẽ được ưu tiên áp dụng. Vì
vậy bên Y sẽ trả lại 40% máy hỏng cho bên X, nếu bên X sửa chữa được máy
hỏng thì không được hủy hợp đồng
Trường hợp bên X không thể sửa chữa thì có thể áp dụng án lệ 1: Bên Y được
phép hủy hợp đồng, trả lại máy và lấy lại tiền.
b. Nếu áp dụng luật nước B
- Cần xác định vấn đề “quá nhiều” là bao nhiêu và bao gồm những gì. Có thể có
hai trường hợp giải thích pháp luật:
Quá nhiều bao hàm về số lượng hàng hoá: Trong trường hợp này, việc bên mua bị tổn
thất đến 40% (gần nửa giá trị hàng hoá) sẽ được coi là một tổn thất đáng kể, vì vậy,
bên mua có thể từ chối nghĩa vụ bảo hành của bên bán và huỷ hợp đồng
Quá nhiều bao hàm về chất lượng hàng hoá: Trong trường hợp này, bên mua chỉ có thể
huỷ hợp đồng khi sản phẩm bị hỏng nhiều chỗ, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của
hàng hoá.

You might also like