You are on page 1of 3

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM VĂN HÓA


 Văn hóa là một lập trình tinh thần, mang tính tập thể, giúp phân biệt các
thành viên của nhóm này với các thành viên của nhóm khác
 VH là một hệ thống các ý nghĩa (giá trị) được chia sẻ.
 Văn hóa là những hiểu biết, kiến thức con người tích lũy, được sử dụng để
lý giải các hiện tượng xã hội, các trải nghiệm và thực hiện các hành vi xã
hội. Những kiến thức này tạo nên các tiêu chuẩn giá trị, thái độ và tác động
đến hành vi của cá nhân
 Văn hóa của một XH là tập hợp những giá trị được chia sẻ, những hiểu biết,
những giả định và những mục đích được tiếp thu từ thế hệ trước, áp đặt
cho những thành viên trong XH hiện tại và chuyển tiếp cho những thế hệ
tiếp theo.
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA
1. Văn hóa là kết quả do con người sáng tạo ra.
Văn hóa được con người hình thành nên và phát triển theo thời gian chứ
không phải là những phản ứng mang tính bản năng sẵn có. Văn hóa thể
hiện cách nghĩ, cảm xúc, và cách hành động là kết quả sau rất nhiều năm
tích lũy kinh nghiệm và được truyền lại từ đời này sang đời khác. Mỗi một
thế hệ lại bổ sung thêm những cái mới vào di sản văn hóa mà cha ông để
lại.
2. Văn hóa có thể học hỏi được.
Văn hóa không phải được di truyền một cách tự nhiên từ đời này sang đời
sau mà có được thông qua quá trình tiếp thu, học hỏi và trải nghiệm. Đa số
những kiến thức, thói quen, cách hành xử (các biểu hiện về văn hóa) mà
mỗi người có được là do học hỏi từ khi mới sinh mà có được. Chính vì vậy,
với mỗi người thì bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của văn hóa từ nơi mình
sinh ra và lớn lên, có thể còn học hỏi được từ những nơi khác với những
nền văn hóa khác.
3. Văn hóa mang tính cộng đồng.
Văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo
dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa
như là một sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là
những lề thói, những tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một
cách tự nhiên, không cần phải ép buộc. Một người nào đó nếu làm khác đi
sẽ bịcộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc
làm đó có thể không phi pháp.
4. Văn hóa mang tính dân tộc.
Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà
những người ở dân tộc khác không dễ gì có thể hiểu được. Vì vậy, cùng một
thông điệp ở nhiều quốc nước lại có thể mang ý nghĩa hay cách hiểu hoàn
toàn khác nhau.
Ví dụ như có những câu chuyện cười mà người dân các nước phương Tây
cảm thấy vô cùng hài hước trong khi người dân Châu Á không nhận thấy có
điểm gì đáng để cười trong những câu chuyện đó.
5. Văn hóa có tính chủ quan.
Con người ở các nền văn hóa khác nhau có cách suy nghĩ, đánh giá khác
nhau về cùng một sự việc hiện tượng. Cùng một sự việc có thể được hiểu
một cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau. Ví dụ như cử chỉ thọc tay
vào túi quần hay ngồi ghếch chân lên bàn trong khi giảng bài của giáo viên
được coi là rất bình thường trong các trường học ở Mỹ, thì lại là điều không
thể chấp nhận được ở các nền văn hóa châu Á.
6. Văn hóa có tính khách quan.
Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả
một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được chia sẻ và truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
mỗi người. Văn hóa tồn tại một cách khách quan ngay cả với các thành viên
trong cộng đồng. Chúng ta chỉ có thể học hỏi các nền văn hóa, chấp nhận
nó, chứ không thể tự biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình.
Ví dụ như quan niệm trọng nam khinh nữ do yếu tố lịch sử lâu đời để lại đã
ăn sâu vào văn hóa của người Việt, và để xóa bỏ được điều này hoàn toàn
không dễ dàng.
7. Văn hóa có tính kế thừa.
Văn hóa hóa là sự tích lũy, được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
Thế hệ sau lại cộng thêm những nét đặc trưng mới hay riêng biệt của mình
vào nền văn hóa dân tộc trước khi tiếp tục truyền lại các giá trị này cho
những thế hệ kế tiếp. Qua từng thế hệ, những cái cũ không còn phù hợp
trong mỗi nền văn hóa có thể dần bị loại trừ để thay thế cho những cái mới
phù hợp hơn. Chính sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian xuyên qua các thế
hệ như vậy giúp cho vốn văn hóa của mỗi dân tộc trở nên phong phú, đa
dạng và nhiều màu sắc hơn.
8. Văn hóa luôn có sự biến động để thích ứng.
Văn hóa dựa trên khả năng của con người trong việc thay đổi để thích ứng
với môi trường sống. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay,
khi mà thế giới ngày một trở nên phẳng hơn, và mối liên hệ tác động qua lại
cùng với phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng lên thì sự gặp
gỡ và giao thoa giữa các nền văn hóa là điều tất yếu. Văn hóa của một cộng
đồng người hoặc một quốc có thể qua đó tiếp thu những giá trị tinh túy,
tiến bộ của một nền văn hóa khác.
9. Văn hóa có sự tương đồng mà khác biệt.
Nếu nhìn vào tổng thể các yếu tố cấu thành nên các nền văn hóa ở các quốc
gia thì có thể thấy hệ thống các yếu tố này là tương tự nhau. Một số yếu tố
cấu thành nên một nền văn hóa bất kỳ có thể bao gồm các định chế xã hội
như gia đình, nghi lễ, trường học, chính phủ, ngôn ngữ, âm nhạc … và đây là
những yếu tố thường được thấy trong bất kỳ nền văn hóa nào. Tuy nhiên,
sự khác biệt được thể hiện ở chỗ cách thức những thành tố này thể hiện và
kết hợp với nhau trong thực tế, chính điều này tạo nên sự khác biệt và đa
dạng của các nền văn hóa.
CHUONG II

You might also like