You are on page 1of 9

CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

Enzyme
I. Case lâm sàng:
Vào ngày 20/03/1995, tại Tokyo, 1 giáo phái cực đoan đã
tổ chức các cuộc tấn công khủng bố tại một loạt các ga tàu
điện ngầm, gây ra cái chết của 12 người, làm thương nặng
50 người và gây ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngàn người
khác. Vũ khí được sử dụng để gây ra vụ khủng bố đã được
xác định là khí sarin, 1 loại hợp chất phospho hữu cơ gây
độc thần kinh. Các nạn nhân có biểu hiện triệu chứng ban
đầu là co đồng tử, căng tức ngực,... sau diễn biến nặng lên
có thể liệt cơ hô hấp, cuối cùng dẫn đến cái chết do ngạt
thở. Các bệnh nhân được điều trị bằng Atropine và
Hình 1: Nguồn: Internet
Pralidoxime

Câu hỏi:
Vì sao khí sarin lại gây ra những triệu chứng như vậy?

II. Kiến thức liên quan:

1. Enzyme

+) Cấu trúc và đặc tính của enzyme:


• Có vai trò xúc tác phản ứng hữu cơ
- Hiệu lực xúc tác lớn và thường lớn hơn nhiều chất xúc tác vô cơ
(106-1011 lần > 102-106 lần)
• Có tính đặc hiệu với cơ chất
- Trung tâm hoạt động: 1 enzym có một hoặc một vài trung tâm hoạt
động
- Mô hình cảm ứng không gian (Koshland): Trung tâm hoạt động có
thể biến đổi về cấu hình không gian trong quá trình tương tác với cơ
chất → tính đặc hiệu tương đối
• Hầu hết enzyme hoạt động ở nhiệt độ ôn hòa và pH trung tính
- Bản chất của enzyme là protein (một số là mARN)
• Được điều hòa chặt chẽ Hình 2: Mô hình cảm ứng
- Tăng nhiệt độ thêm 100 tốc độ phản ứng tăng 2 lần không gian của enzyme
(Nguồn: Internet)
- Sự biến tính bắt đầu xảy ra khi nhiệt độ từ 30-500C
→ Enzyme hoạt động tốt nhất ở trạng thái sinh lý bình thường của cơ
thể

+) Gọi tên enzyme


• Cơ chất + ase (VD: Urease, Proteinase, Lipase, …)
• Tác dụng + ase (VD: Oxidase, Dehydrogenase, …)
• Cơ chất + tác dụng + ase (VD: Aspartate Transaminase, …)
• Tên thường gọi (VD: Pepsin, Trypsin, …)

1 – Enzyme
CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

+) Phân loại enzyme:

• 6 lớp của enzyme:


1. Oxi hóa khử (Oxidoreductase): Trao đổi H+ và điện tử:
AH2 + B → A + BH2
o Dehydrogenase: không dùng oxi làm chất nhận điện tử
o Oxidase: Dùng O2 làm chất nhận điện tử
2. Vận chuyển nhóm (Transferase): Vận chuyển 1 nhóm (không phải H2) giữa 2 cơ chất
AX + B → A + BX
o Transcetonlase → chuyển các mẩu 2C
o Transaldolase → chuyển các mẩu 3C
3. Thủy phân (Hydrolase): phân cắt sử dụng nước
AB + H2O → AH + BOH
o Esterase: thủy phân liên kết este
o Glucosidase: thủy phân liên kết của đường
4. Phân cắt (enzyme tách nhóm: Lyase): phân cắt nhưng không dùng nước
AB → A + B (không H2O)
o Hydratase: Gắn H2O vào cơ chất (fumarase)
o Dehydratase: tách H2O ra khỏi cơ chất
5. Đồng phân (Isomerase): chuyển đổi giữa các đồng phân
ABC → ACB
o Racemase: D <--> L
o Isomerase: ceton <--> aldehyde
o Mutase: chuyển 1 nhóm trong 1 phân tử (phân biệt với nhóm 2 là vận chuyển 1
nhóm giữa 2 cơ chất)
6. Tổng hợp (Ligase hoặc Synthetase):
A + B → AB (cần ATP)
o Synthetase: gắn 2 phân tử cần ATP
o Carboxylase: Gắn CO2 vào cơ chất

Phân biệt Synthase và Synthetase?


- Synthase: Gắn 2 phân tử không cần ATP
- Synthetase: Gắn 2 phân tử cần ATP

+) Các dạng cấu trúc của enzyme và một số cấu trúc liên quan:
• Đơn chuỗi: Duy nhất 1 chuỗi polypeptide
• Đa chuỗi: Có nhiều chuỗi polipeptid
• Dị lập thể: Ngoài trung tâm hoạt động còn có vài vị trí dị lập thể (+) hoặc (-)

- Trong các enzyme đồng đẳng, TTHĐ và vị trí dị lập thể là giống nhau
- Vai trò: tăng hoặc giảm đáp ứng nhanh với tín hiệu tế bào
• Isozyme (Isoenzyme): Là các dạng phân tử khác nhau của 1 loại enzyme → các isozyme có Km và
Vmax khác nhau
VD: CK có 2 chuỗi: Chuỗi B và chuỗi M
- CK – BB
2 – Enzyme
CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

- CK – MB → nhiều trong tim


- CK – MM
• Tiền chất enzyme: proenzyme (hoặc enzymogen) → enzyme
• Phức hợp đa enzyme: một nhóm enzyme hoạt động không thể tách rời nhau
VD: Phức hợp enzyme Pyruvate dehydrogenase gồm 3 enzyme: Pyruvate dehydrogenase,
Dihydropiloyp transacetylase, Dihydrolipoyl dehydrogenase

Hình 3: Phức hợp Pyruvate dehydrogenase (Nguồn: Internet)

+) 2 loại enzyme:

• Enzyme thuần: không có Cofactor

• Enzym tạp (holo-enzyme) = Apoenzyme + Cofactor

o Cofactor: chất cộng tác: có thể là ion kim loại hoặc hữu cơ – phức hợp hữu cơ kim loại
(Coenzyme)

o Vai trò: bổ sung khả năng phản ứng và khả năng xúc tác cho phân tử enzyme

+) Co-enzyme:

• Co-enzyme oxi hóa khử: Niacin (B3), Flavin (B2), ….

Hình 4: Cấu trúc và sinh tổng hợp NAD + và NADP + (Nguồn: Lippincott)

• Co-enzyme vận chuyển nhóm: TPP (B1), CoA (CoA-SH) (B5), …


VD: CoA vận chuyển gốc Acetyl từ Acetyl-dihydrolipoamide trong phức hợp Pyruvate
dehydrogenase (Hình 3)

3 – Enzyme
CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

2. Cơ chế xúc tác và động học của enzyme

+) Cơ chế xúc tác của enzyme:


• Thông thường phản ứng xảy ra khi G cao → G thấp:
G<0 (G: biến thiên năng lượng tự do)
Do vật chất có sức ỳ về mặt hóa học nên dù G<0 vẫn
chưa thể tự xảy ra được
→ cần có một năng lượng thắng được sức ỳ này
→ năng lượng hoạt hóa (EA)

Enzyme xúc tác bằng cách làm giảm năng lượng hoạt
hóa của phản ứng
Hình 5: Năng lượng hoạt hóa khi
không có và có enzyme xúc tác
(Nguồn: Internet)
+) Động học của enzym:
• 2 giá trị cần lưu ý:
o Vmax: là [S] bị biến đổi khi tất cả enzyme bão hòa cơ chất.
o Km là đặc trưng cho mỗi enzyme, là [S] ở v = ½ Vmax
- Km thấp → ái lực giữa E và S cao
- Km cao → ái lực giữa E và S thấp

• Thuyết Michaelis-Menten:

Hình 6: Đồ thị Michaelis –


Menten (Nguồn: Lippincott)

Đồ thị của phương trình Michaelis-Menten khó xác định chính xác Vmax
→Để xác định Vmax chính xác hơn → đồ thị Lineweaver – Burk

4 – Enzyme
CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

→Đồ thị dạng y = ax + b


+ x = 0 (giao điểm với trục tung)
→ 1/v = 1/Vmax → v = Vmax

+ y = 0 (giao điểm với trục hoành)


→ 1/[S] = -1/Km Hình 7: Nguồn: BRS

➔ Tìm được Km và Vmax nhanh, xác định pH và nhiệt độ tối ưu

+) Các chất ức chế enzyme

1. Ức chế thuận nghịch:

1.1 Ức chế cạnh tranh (Competitive Inhibitor):

• Chất ức chế có cấu trúc giống cơ chất → cạnh tranh trung


tâm hoạt động Hình 8: Ức chế cạnh
tranh (Nguồn: Internet)
• Phản ứng muốn xảy ra phải tăng nồng độ cơ chất → Km tăng
(do cần nồng độ cơ chất cao hơn để tạo ra Vmax)

• Vmax không đổi

5 – Enzyme
CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

1.2. Ức chế không cạnh tranh (Uncompetitive Inhibitor):

• Chất ức chế chỉ gắn với phức hợp enzyme – cơ chất Hình 9: Ức chế không cạnh tranh
(Nguồn: Internet)
• Vmax giảm

• Km giảm

1.3. Ức chế không cạnh tranh kiểu hỗn hợp (Mix Inhibitor):

• Sau khi chất ức chế gắn với enzyme, phức hợp enzyme – cơ Hình 10: Ức chế phi cạnh tranh
chất → ngăn cản không tạo được sản phẩm → Vmax giảm (Noncompetitive Inhibition)
(Nguồn: Internet)
(*) Ức chế phi cạnh tranh (Noncompetitive Inhibition) xảy ra
khi ái lực của enzyme với chất ức chế và ái lực của phức hợp ES với chất ức chế là bằng nhau (Hình
10): Km không đổi, Vmax giảm

→ Ức chế không cạnh tranh và hỗn hợp chỉ gặp ở phản ứng có nhiều hơn 2 cơ chất

2. Ức chế không thuận nghịch:

• Gắn đồng hóa trị

• Phá hủy nhóm chức năng Không thể đảo


ngược được
• Phức bền

VD: Enzyme Acetylcholinesterase bị bất hoạt hoạt bởi


Diisopropylfluorophosphate (DIFP) do tạo phức hợp đồng
hóa trị với trung tâm hoạt động (Hình 11)
Hình 11: Nguồn: Lehninger
6 – Enzyme
CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

Tổng kết:

Hình 12: đồ thị Lineweaver-Burk của các chất ức chế enzyme thuận nghịch (Nguồn: Internet)

III. Giải thích case lâm sàng

• Giải thích: Bệnh nhân có các dấu hiệu của nhiễm độc
Sarin gây co cứng cơ
• Cơ chế
o Sarin hình thành liên kết cộng hoá trị trong trung
tâm hoạt động của enzyme Acetylcholinesterase
gây bất hoạt enzyme
o Khi ACh không được phân huỷ sẽ liên tục kích
thích thụ thể sau synap, gây kích thích cơ co liên
tục
• Điều trị:
o Atropine: ức chế cạnh tranh với các thụ thể ACh
→ ngắt quá trình kích thích liên tục ở khe synap.
o Pralidoxime: tái tạo lại các Acetylcholinesterase
bị ức chế

Hình 11: Acetylcholynesterase thủy phân ACh


trong khe synap (Nguồn: Internet)

7 – Enzyme
CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

IV. MCQ

1. Coenzym vận chuyển amin


A. Biotin
B. NAD+
C. FMN
D. Pyridoxal phosphate
2. Hoạt độ tối đa của enzym được quan sát tại
A. pH acid
B. pH trung tính
C. pH cơ bản
D. pH tối ưu

3. Tốc độ của hầu hết các phản ứng xúc tác enzyme thay đổi theo pH. Khi độ pH tăng, tốc độ này
A. Đạt tối thiểu, sau đó tăng
B. Đạt đến mức tối đa, sau đó giảm dần
C. Tăng
D. Giảm

4. Pyruvate dehydrogenase là một phức hợp đa enzym cần thiết cho sự tạo ra:
A. Acetyl-CoA
B. Lactate
C. Phosphoenolpyruvate
D. Enolpyruvat

5. Các enzyme được tổng hợp dưới dạng không hoạt động trong các tế bào sống được gọi là:
A. Papain
B. Lysozymes
C. Apoenzymes
D. Proenzymes

6. Thuyết “mô hình cảm ứng không gian” của Koshland D về hoạt động của enzym chỉ ra rằng:
A. Vị trí hoạt động thay đổi bổ sung phù hợp với hình dạng cơ chất, sau khi tương tác với cơ chất
B. Vị trí hoạt động của enzyme có cấu hình bổ sung với cơ chất
C. Cơ chất thay đổi hình dạng trước khi tương tác với vị trí hoạt động
D. Vị trí hoạt động linh hoạt và có thể biến đổi phù hợp với hình dạng của cơ chất trong quá trình
tương tác với cơ chất

7. Dựa vào đồ thị Lineweaver-Burk của phương trình Michaelis-Menten, Km và Vmax được xác định với V là tốc độ
phản ứng ở nồng độ cơ chất S, trục x biểu thị cho đại lượng nào:
A. 1/V
B. V
C. 1/[S]
D. [S]

8. Ức chế cạnh tranh gây nên tác dụng động học là:
A. Tăng Km, không ảnh hưởng đến Vmax
B. Giảm Km, không ảnh hưởng đến Vmax
C. Tăng Vmax, không ảnh hưởng đến Km
D. Giảm Vmax, mà không ảnh hưởng đến Km
8 – Enzyme
CLB Sinh viên Học tập tích cực và Nghiên cứu khoa học

9. Trong ức chế không cạnh tranh thuận nghịch thì:


A. Vmax tăng
B. Km tăng
C. Km giảm
D. Nồng độ enzyme có hoạt tính giảm

10. Trong ức chế chất ức chế không cạnh tranh thuận nghịch:
A. Chất ức chế mang cấu trúc giống cơ chất
B. Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng tối đa với 1 lượng enzyme nhất định
C. Km tăng
D. Km giảm

Đáp án tham khảo:

1.D 2.D 3.B 4.A 5.D 6.D 7.C 8.A 9.C 10.D

Tài liệu tham khảo

[1] Hóa Sinh (Sách đào tạo bác sĩ đa khoa)

[2] First Aid for the USMLE 2022

[3] BRS Biochemistry

[4] Physiology by Linda S. Costanzo

[5] Lippincott Illustrated Reviews Biochemistry, 7th Edition

[6] Lehninger Principles of Biochemistry, 6th Edition

9 – Enzyme

You might also like