You are on page 1of 17

Câu 1 → 9: Phần cô Hường (2 câu, 4 điểm)

Câu 10 → 15: Phần thầy Tùng (2 câu, 5 điểm)


Câu 16 → 20: Phần seminar (1 câu, 1 điểm)
1. Khái niệm chế phẩm sinh học
 Chế phẩm sinh học (Biologicals) hoặc Dược phẩm sinh học (Biopharmaceuticals) hoặc Sinh phẩm
điều trị (Biotherapeutics) là các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học, có ích trong điều
trị, có nguồn gốc sinh học (phân biệt với dược phẩm tổng hợp hóa học), thường chứa tế bào sống
hoặc thành phần của tế bào.
 Ví dụ các sinh phẩm
 Vaccin
 Máu hoặc thành phần của máu
 Chất gây dị ứng
 Tế bào soma
 Gene và mô trị liệu
 Protein tái tổ hợp
 Huyết thanh điều trị
 Độc tố hoặc kháng độc tố
 Hợp chất arsen hữu cơ hóa trị III
 Đặc tính chung
 Kích thước phân tử rất lớn
 Không ổn định do cấu trúc bởi các liên kết hóa trị yếu
 Dễ bị phá hủy/loại bỏ trong cơ thể; một số protein kích thước nhỏ bị thận lọc ra rất nhanh
chóng
 Có thể có phản ứng dị ứng không mong muốn (thậm chí độc tính)
 Khó sản xuất quy mô lớn
2. Phân loại chế phẩm sinh học
 Theo tác dụng
 Vaccin
 Chế phẩm probiotics
 Chế phẩm miễn dịch
 Protein trị liệu
 Sinh phẩm chẩn đoán
 Theo bản chất
 Chế phẩm chứa vi sinh vật hoặc sản phẩm của VSV
 Chế phẩm từ máu hoặc sản phẩm từ máu
 Các protein trị liệu
 Chế phẩm từ tế bào động vật hoặc người
 Kháng thể đơn dòng
 Theo lĩnh vực*
 Phòng bệnh: Vaccin
 Điều trị: Hormone, huyết thanh, insulin…
 Tăng cường miễn dịch: Globulin

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 1


 Chẩn đoán: Tubercullin
 Thực phẩm chức năng
 Mỹ phẩm: Botox
3. Sử dụng VSV làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học
 Sinh phẩm có nhiều nguồn gốc: từ tế bào động vật có vú, từ máu, và quan trọng nhất là từ tế bào vi
sinh vật (vi khuẩn, nấm men, virus)
 Phân loại sản phẩm của VSV
 Thuốc từ VSV: kháng sinh, enzyme, vitamin, acid hữu cơ, amino acid…
 Thuốc chứa VSV: vaccin, probiotic, tảo…
 Ứng dụng sản phẩm của VSV
 Nông nghiệp: thuốc trừ sâu sinh học, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt VSV có hại, phân vi
sinh…
 Môi trường: làm sạch nước thải
 Các sản phẩm sinh khối tế bào VSV
 Sinh khối tế bào VSV sống
o Giống VSV: Giống nấm men dùng làm men bánh mì, lên men rượu; giống VK lactic
dùng làm sữa chua, pho mai, xúc xích…
o Chế phẩm sinh học: Sinh khối VK cố định đạm làm phân bón vi sinh; sinh khối
VSV làm chế phẩm vi sinh xử lý rác, nước thải…
o Thuốc trừ sâu, diệt chuột: Sinh khối VK sinh độc tố đối với các loại sâu thân mềm
phá hoại rau màu; sinh khối VK làm thuốc diệt chuột…
o Chế phẩm probiotics: Sinh khối VK lactic và một số VSV khác làm probiotics, thực
phẩm chức năng, bổ sung vào sữa…
o Vaccin: Sinh khối một số VSV gây bệnh (vaccin tả uống, vaccin bại liệt…)
 Sinh khối tế bào VSV chết
o Protein đơn bào: Sinh khối vi tảo hoặc VSV giàu protein, các vitamin nhóm B và
chất khoáng dùng làm thuốc hay thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc, làm
thực phẩm chay thay thế thực phẩm động vật
4. Nguyên tắc nuôi cấy VSV (lên men)
 Khái niệm: Lên men là sự tích lũy SP trao đổi chất có ích trong quá trình nuôi cấy VSV, là tất cả
các quá trình biến đổi nhờ VSV thực hiện để tạo ra các sản phẩm
 Đối tượng
 VSV có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại môi trường dinh dưỡng khác nhau và có thể
sản xuất nhiều sản phẩm thương mại (tính đa dạng)
 Ưu điểm
o Kích thước nhỏ, tỷ lệ bề mặt/thể tích lớn → Hấp thu dinh dưỡng nhanh
o Tốc độ đồng hóa cao, sinh sản nhanh
o Dễ thích nghi, không phụ thuộc môi trường, thời tiết
o Phát triển ở nhiệt độ và áp suất thường
o Tốn ít diện tích, nguyên liệu rẻ và đơn giản
o Tận dụng được phế phẩm, phụ phẩm
o Dễ sử dụng kĩ thuật di truyền để tăng sản lượng, biến đổi sản phẩm cuối
o Có thể thực hiện nhiều phản ứng hóa sinh khác nhau

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 2


o Có khả năng tạo các chất đối quang hay đối hình có hoạt tính (khó hoặc không thể
tổng hợp bằng hóa học)
 Nhược điểm
o Dễ biến dị, hồi biến tính hoang dại
o Có thể có độc tính
o Quá trình sản xuất phức tạp, yêu cầu độ vô trùng cao
o Cần chi phí cao cho quá trình giữ giống và bảo quản giống
 Phân loại
 Theo kỹ thuật nuôi cấy
o Lên men gián đoạn: Tiến hành theo lô (mẻ), thu sản phẩm ở cuối quá trình
o Lên men liên tục: Liên tục cung cấp chất dinh dưỡng và thu sản phẩm
o Lên men bán liên tục: Định kỳ bổ sung chất dinh dưỡng và thu sản phẩm
 Theo điều kiện hô hấp
o Lên men kỵ khí (sản xuất acid lactic, ethanol, rượu vang…): Không cấp khí, môi
trường lỏng hoặc bán rắn
o Lên men vi hiếu khí (trung gian): Cấp khí nhẹ, môi trường lỏng
o Lên men hiếu khí (sản xuất kháng sinh, enzyme, vitamin…): Cấp khí vô trùng, môi
trường lỏng hoặc bán rắn
 Theo hình thức thiết bị
Hình thức Đối tượng Ưu điểm Nhược điểm
Dịch thể Khó giữ vô trùng
Đơn giản
Bề mặt (môi trường lỏng) Khó cơ giới hóa −
(cần cấp Bán rắn VSV hiếu Đơn giản, có thể lên tự động hóa
khí vô (các loại hạt, mảnh, khí men đồng thời Tốn diện tích, nhân
trùng) phế liệu hữu cơ, bã nhiều VSV công
mía... hồ hóa) Dễ xử lí cục bộ
Tốn ít diện tích, giữ Kinh phí lớn cho
vô trùng trang thiết bị
Dễ cơ giới hóa và tự Cần cán bộ chuyên
VSV hiếu
động hóa môn hoá
Chìm khí và kỵ
Dễ kiểm soát toàn Không thể xử lý cục
khí
bộ bộ
Chi phí nhân lực Phế thải nhiều dễ ô
thấp nhiễm môi trường
 Theo sản phẩm chính: ethylic, lactic…
 Thiết bị
 Lên men bề mặt
Dịch thể Bán rắn

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 3


 Lên men chìm: Fermentor
Phòng thí nghiệm Công nghiệp
Bình thép chịu nhiệt và áp suất, không rỉ
Bình nón thủy tinh

Lắc, thiết kế vách ngăn để tăng lưu


lượng khí
 Môi trường
 VSV không có cơ quan dinh dưỡng riêng biệt, các chất ra vào tế bào đều qua các quá trình
hấp phụ, khuếch tán và thẩm thấu → các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy VSV
phần lớn phải là chất tan hoặc bị enzyme của VSV phân giải thành chất tan
 Một số VSV có khả năng phát triển trên cơ chất rắn và có hệ enzyme phân giải các cơ chất
đó khi môi trường ẩm; khi độ ẩm thấp, VSV ngừng phát triển hoặc tạo dạng bào tử → môi
trường nuôi cấy VSV phải là ẩm (>50%) hoặc lỏng
 Các thành phần
o Nước (phải dùng nước máy): Môi trường hòa tan chất dinh dưỡng để VSV hấp thu
và đồng hóa
o Carbohydrat (lượng >20%): Tinh bột (bột ngô, cơm…), đường (glucose, hoa quả,
sữa…), cellulose (thân cây, trấu…), parafin (C8 – C18); đều cần xử lý trước khi sử
dụng
o Nito: Vô cơ (NH4+, NO3−), hữu cơ (amino acid)
o Khoáng chất: P, K, Ca, Fe, Mn, Cu, Zn, Co…
o Yếu tố vi lượng: Vitamin, chất kích thích sinh trưởng, dầu thực vật (phá bọt), tiền
chất, chất điều chỉnh pH…
5. Nguyên tắc tìm kiếm VSV trong sản xuất sinh phẩm
 Tiêu chuẩn về giống
 Nguồn gốc rõ ràng, thuần chủng: GRAS (Generally Recognized As Safe); giống thuần
chủng (gốc) được lưu giữ tại các bảo tàng giống lớn (ATCC, VTCC…)
o Phải là giống thuần khiết, không nhiễm VSV lạ, ổn định kiểu gen và kiểu hình
o Giống có thể phân lập từ môi trường đang sản xuất để chọn những giống thích ứng
với điều kiện sản xuất
o Giống trong lên men truyền thống ở quy mô thủ công thường được tuyển chọn sàng
lọc từ các chủng tự nhiên (thường không ổn định, năng suất thấp)

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 4


o Thực tế trong công nghiệp hay sử dụng giống đã biến đổi nguồn gốc di truyền (ổn
định, năng suất cao)
o Phải liên tục tuyển chọn giống qua các thế hệ để không bị hồi biến tính hoang dại
hoặc thoái hóa
 Không gây bệnh, không có hoặc ít độc tính (trừ sản xuất vaccin và kháng sinh chống ung
thư)
 Nhanh cho sản phẩm chính với hiệu suất cao: Giống phải sinh sản nhanh, phát triển mạnh
trong môi trường công nghiệp; lấn át các sinh vật tạp nhiễm
 Ít tạo sản phẩm phụ
 Sản phẩm dễ tách chiết khỏi môi trường nuôi cấy và sinh khối
 Phải dễ nuôi cấy, có khả năng đồng hóa các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm
 Phải ổn định trong bảo quản và dễ bảo quản
 Các bước phân lập, sàng lọc, tuyển chọn giống VSV trong công nghiệp
 Phân lập, tách riêng một chủng thuần nhất từ các nguồn khác nhau
 Sàng lọc, tuyển chọn cá thể khỏe nhất
 Tìm hiểu môi trường dinh dưỡng, điều kiện nuôi cấy thích hợp
 Đột biến tăng hiệu suất
 Lựa chọn phương pháp tách chiết, tinh chế sản phẩm
6. Sản xuất probiotic
 Định nghĩa
Những VSV còn sống, khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ tác động
Probiotics
có lợi cho sức khỏe của vật chủ
Synbiotic
Thức ăn không tiêu hóa được (nguồn gốc thực vật hoặc sữa mẹ), thúc
Prebiotics
đẩy sự phát triển của probiotics
 Tiêu chuẩn riêng về VSV probiotic: Không phải tất cả những VSV có lợi đều là probiotics.
 Có khả năng sống sót trong hệ tiêu hóa (môi trường acid dạ dày và muối mật)
 Có khả năng phát triển trong ruột
o Bám dính vào thành ruột
o Cạnh tranh với hệ VK trong ruột
 Có khả năng sinh enzyme hoặc các sản phẩm cuối cùng mà vật chủ sử dụng được
 Nguồn VSV
 Hệ tiêu hóa người, động vật (Lactobacillus, Bifidobacteria…)
 Thực phẩm
o Sữa (Lactobacillus…)
o Thực phẩm lên men – muối chua (Lactobacillus…)
o Hoa quả (Saccaromyces, Lactobacillus…)
o Rau củ (Saccharomyces…)
 Đất (Bacillus…)
 Các bước phân lập
 Tìm nguồn thích hợp
 Pha loãng, cấy trên môi trường dinh dưỡng
 Tách riêng các khuẩn lạc thuần nhất
 Nghiên cứu môi trường nuôi cấy thích hợp để thu sinh khối tế bào

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 5


 Thử khả năng chịu acid, muối mật, khả năng đối kháng VK kiểm định, khả năng bám dính
ruột non…

7. Cơ chế tác dụng của probiotic: Tác động lên hệ miễn dịch tự nhiên (tế bào thực bào, tế bào NK,
cytokine…)
 Cải thiện chức năng miễn dịch, chống lại các nhiễm khuẩn đường ruột: Acid hữu cơ do VK
probiotic sản sinh có tác dụng làm giảm pH ruột → ngăn cản sự sinh trưởng của VSV gây bệnh
 Phòng ngừa tiêu chảy: Rất nhiều các bacteriocin (nisin, lactobrevin, acidophilin, acidolin,
lactobacillin, lactocidin và lactolin) là sản phẩm chuyển hóa của lactobacilli, tác dụng chống lại
hàng loạt các VSV gây bệnh từ thức ăn
 Phòng chống ung thư ruột kết
 Kìm hãm các chất gây ung thư và/hoặc các tiền chất gây ung thư
 Ức chế các VK chuyển hóa tiền chất gây ung thư thành chất gây ung thư
 Hoạt hóa hệ miễn dịch của vật chủ
 Làm giảm pH ruột để ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây bệnh
 Thay đổi nhu động ruột kết
 Ngăn ngừa cholesterol máu cao: Phân giải acid mật thành các acid tự do (đào thải khỏi
đường tiêu hóa nhanh hơn nhiều so với acid mật dạng kết hợp) → giảm nồng độ acid mật, đòi hỏi
cơ thể phải tổng hợp mới acid mật từ cholesterol → giảm nồng độ cholesterol toàn phần
 Cải thiện khả năng dung nạp lactose: VK L. acidophilus sản sinh ß–D–galactosidase có tác dụng hỗ
trợ tiêu hóa tương tự lactase
 Phòng chống các bệnh ở đường tiêu hóa trên
 Ổn định hàng rào niêm mạc ruột
 Ngăn ngừa dị ứng
8. Lựa chọn VSV làm chế phẩm probiotic
 Tiêu chuẩn chọn giống
 Có tính an toàn ở cơ thể người
 Có nguồn gốc rõ ràng (đến mức chi và loài)
 Chủng phải được lưu giữ tại ngân hàng giống quốc tế
 Chủng phải được đánh giá xác định an toàn và không có độc lực
 Có khả năng kháng khuẩn.
 Nguồn gốc lựa chọn
 VSV có ích trong hệ tiêu hóa
o Hệ VSV trong đường tiêu hóa phong phú và biến đổi không ngừng, chủ yếu là các
VK đã thích nghi với việc sống trên bề mặt niêm mạc ruột và trong nhung mao
o Đường tiêu hóa của người bình thường có khoảng 400 loại probiotic

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 6


o Các loài tự nhiên khu trú lâu dài ở đường ruột, được mẹ truyền cho qua âm đạo (khi
sinh thường) và sữa mẹ (chứa hỗn hợp các VK, chủ yếu là VK có lợi bifidobacteria,
và các yếu tố miễn dịch). Trẻ sinh mổ ít tiếp xúc với các VK có ích ở âm đạo của
mẹ, các VK có lợi chậm khu trú trong ruột; trẻ bú bình (không bú mẹ) có hệ VK như
E. coli, Clostridium (khả năng gây bệnh) chiếm một tỉ lệ cao đáng kể
o Các loài di chuyển tạm thời qua đường ruột, được đưa vào từ môi trường bên ngoài
(thức ăn và men tiêu hóa − probiotic)
 VSV có ích trong thực phẩm
o Sản phẩm sữa: sữa, sữa chua…
o Đồ muối chua: dưa muối, nem chua…
o Đồ lên men khác: sản phẩm từ đậu nành, rượu bia…
9. Các nhóm VSV dùng làm men tiêu hóa
 Nhóm nấm men
 Các chủng được sử dụng
o Cho người: Saccharomyces boulardii, Saccharomyces cerevisiae
o Cho thú: Candida pintolopesii, Candida saitoana
 Cơ chế tác dụng của S. boulardii
o Tiết proteinase làm giảm độc tố do Clostridium difficile
o Tiết phosphatase làm bất hoạt các nội độc tố do E. coli tiết ra
o Tăng lượng IgA, tăng các men lactase, sucrase, maltase, N–aminopeptidase, tăng
hấp thu ở người tiêu chảy
o Duy trì các acid béo chuỗi ngắn cần thiết cho cho việc hấp thu nước và chất điện giải
 Chuyển hóa
o S. cerevisiae và S. boulardii di chuyển nhanh qua tá tràng, đạt lượng tế bào tối đa ở
manh tràng sau 6h
o Sau 24h, lượng men tồn tại ở ruột vẫn còn đáng kể
 Ưu điểm: S. cerevisiae và S. boulardii không phải là VK do đó không bị ảnh hưởng bởi
kháng sinh, sulfamid, các dịch bài tiết ở dạ dày, gan, tụy và ruột
 Nhược điểm: S.cerevisiae và S. boulardii không thể tự phát triển trong môi trường ruột
 Nhóm VK lactic
 Các chủng được sử dụng: (chi) Lactobacillus, Bifidobacterium, Pediococcus, Enterococcus,
Lactococcus
 Phân loại
o Lên men đồng hình: Sản xuất >85% acid lactic từ glucose
o Lên men dị hình: Sản xuất ~50% acid lactic từ glucose
 Tác dụng
o Phân giải protein: Protein + H2O → Polypeptide
o Phân giải lipid: Triglyceride béo → Acid béo + Glycerol
o Chuyển hóa lactose
o Sinh bacteriocin
o Sinh chất đối kháng: H2O2, CO2, diacetyl…
o Tổng hợp vitamin nhóm B
 Nhóm VK chi Bacillus

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 7


 Các chủng được sử dụng: B. subtilis, B. clausii
 Đặc điểm
o Hình thành bào tử
o Qua dạ dày đến ruột, nảy mầm và phát triển
o Sinh protease (ứng dụng trong sản xuất)
10. Liệu pháp gene – Gene trị liệu
 Định nghĩa: Liệu pháp gene là tập hợp các kỹ thuật đưa gene lành/cần thiết vào tế bào người bệnh
để thay thế, sửa chữa, kiềm chế hoặc phụ hồi các gen bị hỏng; nhằm mục đích bù đắp hoặc củng cố
chức năng của gene bị hỏng và có thể chữa các bệnh do rối loạn di truyền
 Phương pháp chuẩn xác lại các gene lỗi
 Đưa một gene bình thường vào một vị trí không đặc hiệu trong bộ gene để thay thế các gene
không còn chức năng
 Một gene dị thường có thể được đổi thành một gene bình thường thông qua tái tổ hợp tương
đồng
 Một gene dị thường có thể được sửa chữa thông qua đột biến chọn lọc ngược để chuyển
gene trở lại chức năng bình thường
 Điều hòa một gene đặc biệt đã bị biến đổi
 Đưa một gene bình thường vào tế bào hoạt động đồng thời với gene gây bệnh để hạn chế
hoặc hỗ trợ các gene bị hỏng
 Đưa một gene bất hoạt vào tế bào nhằm thay thế cho một gene bình thường nhằm hạn chế
các sản phẩm không cần thiết, tạo một trạng thái mới cho tế bào
 Cơ chế: Các phân tử chuyên chở gene bình thường (carrier) được gọi là vector chuyển gene trị liệu
tới tế bào đích của bệnh nhân, hay sử dụng các virus đã biến đổi gene mang DNA của người khỏe
mạnh
 Phân loại
 Liệu pháp gene soma
o Điều trị thay thế hoặc sửa chữa các gene hỏng, gene gây bệnh của các tế bào soma
trong cơ thể
o Sử dụng một số loại tế bào: tế bào lympho, nguyên bào sợi, tế bào gốc, tế bào gan…
o Điều trị khỏi hoặc hạn chế biểu hiện một số bệnh: SCID, ung thư, thiếu máu hồng
cầu liềm, u xơ nang…
 Liệu pháp gene tế bào mầm (germline)
o Điều trị thay thế hoặc sửa chữa các gene hỏng cho giao tử (tinh trùng và trứng)
nhằm tạo ra thế hệ sau bình thường
o Theo 2 cách: Điều trị phôi ở giai đoạn đầu (pre−embryo) hoặc điều trị tế bào mầm
(tinh trùng và trứng của người có khuyết tật di truyền)
o Còn nhiều tranh cãi vì lý do đạo đức và nhân đạo như nhân bản người
 Gene trị liệu đạt hiệu quả cao trong điều trị các bệnh nhiễm trùng: ung thư gan, lao, AIDS, viêm
gan B…; khả năng điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm trong tương lai
11. Kỹ thuật gene trị liệu
 Các bước thực hiện
 Tách dòng gene trị liệu (tạo các đoạn DNA)
 Chọn vector phù hợp với gene trị liệu và nối chúng với nhau
 Tạo các vector tái tổ hợp, đưa chúng vào tế bào chủ và nhân lên

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 8


 Chọn lọc các trình tự quan tâm, theo dõi hoạt động và biểu hiện của gene trị liệu
 Chiến lược
 Thay thế gene
 Tăng cường hoạt động gene
 Sửa chữa gene
 Tiêu diệt tế bào đích
 Ức chế gene
 Vector chuyển gene
 Yêu cầu
o Đảm bảo đưa gene liệu pháp vào tế bào dễ dàng, không gây tổn thương hoạt động
của các gene khác
o Có khả năng mang một gene liệu pháp kích thước càng lớn càng tốt
o Có sự linh hoạt với tế bào đích để gắn gene liệu pháp vào đúng vị trí định trước
 Phân loại
o Viral vector: AAV, adenovirus, retrovirus…
o Non−viral vector: DNA trần, lipoplex, polyplex, liposome
 Phương pháp chuyển gene
 Chuyển gene ngoài cơ thể sống (ex vivo)
o Là phương pháp lấy tế bào bệnh có gene hỏng ra khỏi cơ thể, thực hiện liệu pháp
gene ngoài cơ thể tạo tế bào lành, nhân lên khối lượng đủ lớn rồi đưa trở lại cơ thể
o Có thể hạn chế hoặc chữa khỏi bệnh hoàn toàn
 Chuyển gene vào cơ thể sống (in vivo)
o Là phương pháp chuyển gene trực tiếp vào cơ thể, không cần lấy tế bào bệnh ra
ngoài
o Ít thao tác liệu pháp nhưng hiệu quả không rõ rệt do không kiểm soát được mức độ
hòa nhập của gene liệu pháp trong tế bào bệnh
 Một số kỹ thuật thường sử dụng
 Điện xung: Nhờ tác động xung điện tạo các lỗ trên mạng, giúp non−viral vector dễ dàng
mang gene liệu pháp vào trong tế bào
 Vi tiêm: Tiêm vector liệu pháp trực tiếp vào các khối u ung thư, hoặc vào thẳng tế bào đích,
tế bào mầm
 Bắn gene: Bắn các vi đạn (vàng nguyên chất trộn với vector liệu pháp và phụ gia) bằng lực
đẩy mạnh vào trong tế bào
 Liposome: Khả năng chui qua màng tế bào, có thể tồn tại độc lập hoặc tái tổ hợp với bộ
gene tế bào
 Viên gene: Uống “thuốc gene”, gene liệu pháp được hấp phụ qua màng tế bào biểu mô ruột
12. Kháng thể đơn dòng
 Định nghĩa
 Kháng thể đơn dòng (mAb) liên kết với một epitope đặc hiệu
 Kháng thể đa dòng là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope khác nhau trên
cùng một kháng nguyên
 Đặc điểm
 Các mAb chỉ nhận biết một epitope duy nhất trên một loại kháng nguyên chuyên biệt

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 9


 Tất cả mAb cùng một dòng thì giống hệt nhau và được sản xuất bởi cùng một dòng tương
bào
 Công nghệ gene có thể làm thay đổi tính kích ứng miễn dịch và ái lực
 Kích thước càng nhỏ càng dễ thâm nhập tế bào; liên kết độc tố trực tiếp với kháng thể trong
điều trị ung thư
 Công nghệ sản xuất: Hybridoma
 Tiêm tế bào khối u vào chuột để kích thích tế bào lympho B tạo kháng thể
 Hòa lẫn các tế bào B bất tử (myeloma) với các lympho B
 Sự kết hợp sẽ tạo ra tế bào lai (hybridoma) có khả năng sinh sản vô hạn (của tế bào
myeloma) và tiết kháng thể đặc hiệu (của tế bào lympho B)
 Các hybridoma sản xuất kháng thể được chọn lọc và nhân bản để đưa vào quá trình tạo
kháng thể đơn dòng
 Ưu điểm
 Là những chế phẩm tinh khiết có tính đặc hiệu cao với một yếu tố quyết định duy nhất của
kháng nguyên
 Khả năng nhanh, nhạy cảm trong chẩn đoán bệnh
 Nhược điểm
 Hệ miễn dịch của con người nhận diện mAb (sản xuất từ tế bào B của chuột) như là protein
lạ nên tạo ra các kháng thể chống lại hoặc trung hòa chúng làm giảm đáng kể hiệu quả
 Một số mAb tiếp cận và bám được vào các kháng nguyên nhưng không trung hòa hoặc phá
hủy được các kháng nguyên gây bệnh.
 Thành phần kết hợp với mAb được đưa vào cơ thể có thể bị tách ra và đi khắp nơi, gây nên
các phản ứng phụ và hậu quả khó lường
 Một số khối u được bao bọc chắc chắn bởi các lớp mạch máu nuôi dưỡng làm mAb rất khó
thâm nhập vào bên trong để phá hủy
 Giá thành đắt
 Các cách khắc phục
 Đưa tế bào lympho B người vào cơ thể chuột; các tế bào B này sẽ tạo ra mAb mà hệ miễn
dịch của bệnh nhân sẽ chấp nhận như là của mình
 Thay thế chuột bằng VK để tạo các mAb nhỏ hơn, hoạt động hữu hiệu hơn, gắn chặt chất
mang hơn, thâm nhập khối u dễ hơn và giá thành rẻ hơn
 Ứng dụng
 Chẩn đoán và chữa trị các bệnh nhiễm trùng
 Thử nghiệm miễn dịch để phát hiện các các kháng nguyên nồng độ thấp
 Chữa trị ung thư
 Thử thai
 Chẩn đoán bệnh AIDS
 Ghép tạng
 Đánh giá tình trạng bệnh tim mạch
 Xác định vị trí cục máu đông
13. Interferon (IFN)
 Khái niệm: Interferon là một nhóm các protein tự nhiên (cytokine) được sản xuất bởi các tế bào của
hệ miễn dịch ở người và hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, VK,
kí sinh trùng và tế bào ung thư

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 10


Type Loại Nguồn gốc Chức năng
Tế bào B Kháng virus
IFN− Tế bào T Kháng ung thư
I Đại thực bào Kích thích đại thực bào
IFN− Nguyên bào xương Tăng cường biểu hiện MHC lớp I
Các loại tế bào khác Hoạt hóa các tế bào NK
Kháng virus
Tế bào T Kháng ung thư nhưng tác dụng này rất yếu
II IFN−
Tế bào NK Kích thích đại thực bào
Điều hoà phản ứng của tế bào T hỗ trợ
 Đặc tính
 Bản chất là protein khối lượng phân tử lớn, bền với nhiều loại enzyme (ribonuclease,
deoxyribonuclease…) nhưng bị protease phân giải và nhiệt độ phá hủy
 Không có tác dụng đặc hiệu với virus
 Khi có sự xâm nhập của virus hoặc chất kích thích ngoại lai, các gene cấu trúc được giải tỏa
và tổng hợp IFN, một phần ở lại tế bào, còn phần lớn qua vách tế bào để tới các tế bào khác
 Sản xuất
 Tạo DNA mang gene mã hóa IFN ở người
 Tạo vector tái tổ hợp (thường dùng phage )
 Tạo dòng E. coli mang gene mã hóa IFN (bằng biến nạp)
 Lên men tạo sinh khối và tách chiết IFN
 Tinh sạch và thu IFN thành phẩm
 Ứng dụng
 IFN–α và IFN–β được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh do virus: viêm gan C cấp và mạn,
viêm gan B mạn, HIV, Herpes…
 IFN sử dụng thành công để điều trị ung thư xương, ung thư vú, u tủy, u lympho bào, ung
thư bàng quang, u hắc tố
 IFN–γ là vũ khí hữu hiệu trong điều trị cúm A/H5N1
 IFN–α dùng chẩn đoán bệnh lao, bệnh phong ở người
14. Interleukin (IL)
 Khái niệm: Interleukin là một họ gồm nhiều protein, glycoprotein cytokine có vai trò quan trọng
trong hệ thống miễn dịch của tế bào và cơ thể
 Chức năng
 IL−1 kích thích tăng sinh tế bào T và B
 IL−2 kích thích tăng sinh và tăng hoạt tính tế bào T, B và NK
 IL−4 kích thích tế bào B và hoạt hóa sự tạo thành tương bào, gây tiết kháng thể IgE
 Sản xuất IL−2
 Tạo đoạn gene mã hóa IL−2 từ RNA tế bào lá lách người
 Tạo vector tái tổ hợp (hay dùng pCR 2.1−TA)
 Biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào E. coli DH5 (sốc nhiệt hoặc điện xung)
 Hoàn thiện gene mã hóa IL−2
o Giải trình tự kiểm tra đoạn gene IL−2
o Thiết kế mồi gây đột biến mất điểm glycosyl hóa, nhân gene bằng PCR để tạo gene
mã hóa IL−2 của người đã mất điểm glycosyl hóa

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 11


 Tạo dòng tế bào E. coli BL21 có khả năng biểu hiện gene IL−2 (chuyển đoạn IL−2 từ pCR
2.1−TA sang vector biểu hiện pET32a (+) và biến nạp vào E. coli BL21)
 Thực hiện quá trình lên men và thu IL−2 (bằng li tâm hoặc phá tế bào)
 Tách và tinh sạch IL−2 (bằng sắc ký ái lực)
 Ứng dụng
 Chấn đoán các bệnh truyền nhiễm, bệnh tự miễn và dự báo thải ghép
 IL−2 điều trị ung thư bàng quang, ung thư thận, u hắc tố và ung thư ác tính
 IL−8 điều trị bệnh vảy nến
 Mới phát hiện IL−7 có thể đánh bật một số dạng HIV khỏi nơi ẩn nấp
15. Vaccin
 Khái niệm: Vaccin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động,
nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể
 Nguyên lý sử dụng
 Tiêm chủng trên phạm vi rộng, đạt tỷ lệ cao
 Tiêm chủng đúng đối tượng (tất cả nhứng người có nguy cơ nhiễm VSV gây bệnh mà chưa
có miễn dịch, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai và khách du lịch); chống chỉ định tiêm
chủng người đang sốt cao hoặc dị ứng
 Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc (trước mùa dịch); bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần
tiêm chủng; tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian
 Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng
 Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng
 Bảo quản đúng quy định (nhiệt độ 2−8°C, tránh ánh sáng)
 Tiêu chuẩn
 An toàn
o Vô trùng: Không nhiễm các VSV khác
o Thuần khiết: Không lẫn các thành phần kháng nguyên khác
o Không độc: Liều tác dụng thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc
 Hiệu lực
o Vaccin có hiệu lực lớn là vaccin gây được miễn dịch mức độ cao và tồn tại trong
thời gian dài, được đánh giá trên động vật thí nghiệm và sau đó trên thực địa
o Hiệu lực bị ảnh hưởng bởi bản chất và liều lượng vaccin, đường dùng, chất phụ gia,
tình trạng dinh dưỡng, kháng thể do mẹ truyền
 Thích ứng với tình hình dịch tế địa phương
 Được dung nạp tốt, dễ sử dụng, chất lượng ổn định, giá cả được chấp nhận
 Phân loại
 Vaccin giải độc tố
o Sản xuất từ ngoại độc tố của VK đã mất tính độc nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên
o Kích thích cơ thể sản xuất kháng độc tố
o Phòng chống bệnh nhiễm trùng do VK gây bệnh chủ yếu bằng ngoại độc tố
 Vaccin chết (bất hoạt)
o Sản xuất từ các VSV gây bệnh đã bị làm chết
o Có thể lấy toàn bộ huyền dịch (vaccin toàn thể) hoặc tinh chế lấy thành phần kháng
nguyên quan trọng

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 12


Vaccin sống giảm độc lực
o Sản xuất từ tác nhân gây bệnh đã bị giảm tính độc, không gây bệnh nhưng còn khả
năng sinh sản
 Vaccin dưới đơn vị
o Không dùng toàn bộ tế bào VK hay virus mà chỉ dùng một thành phần có tính kháng
nguyên
 Vaccin kháng kháng thể idiotype (anti−idiotype)
o Bản chất là kháng thể kháng kháng nguyên, có tính kháng nguyên
o Idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại paratope, đặc hiệu với kháng
nguyên tương ứng; anti−idiotype là kháng thể đặc hiệu với idiotype, tương tự với
kháng nguyên → thay vì dùng kháng nguyên X làm vaccin, ta dùng anti−anti−X
 Vaccin tổng hợp
 Hướng phát triển vaccin
 Vaccin sống
o Khả năng tạo sự bảo vệ suốt đời với phản ứng tối thiểu
o Thường là virus, tạo ra cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
o Gồm 2 loại: Vaccin cổ điển (không dùng công nghệ rDNA) như sởi, quai bị, thủy
đậu… và vaccin tái tổ hợp (ứng dụng công nghệ rDNA) như H5N1
 Vaccin bất hoạt
o Không thể nhân lên hoặc lan tỏa để gây bệnh
o Khả năng tạo miễn dịch thường được nâng cao nhờ gắn thêm tá dược (muối nhôm
hydroxit hoặc phosphat) thành hỗn dịch
o Kích thích miễn dịch dịch thể, khởi động miễn dịch tế bào

Vaccin bất hoạt nguyên tế bào Vaccin bất hoạt protein


Kích thích hình thành kháng thể với Cho phép biểu vị bảo vệ và những
nhiều kháng nguyên polypeptid được xác định rất đặc hiệu
VD: Vaccin viêm gan B
HBsAg lấy từ huyết tương của người
VD: Vaccin viêm gan A
mang HBV mạn được tinh khiết rồi bất
Các tế bào nhiễm HAV được dung giải
hoạt
bởi các hạt virus đã tinh khiết, được bất
Vaccin viêm gan B tái tổ hợp là ứng
hoạt rồi hấp phụ vào muối nhôm
dụng công nghệ rDNA cho vaccin đầu
tiên
 Vaccin DNA tái tổ hợp
o Tác dụng chống ung thư, chữa bệnh tự miễn và dị ứng
o Khả năng dung nạp cao, an toàn, ổn định, hiệu quả kéo dài, dễ dàng sản xuất nhiều,
giá thành chấp nhận được
 Vaccin ăn qua miệng (thực phẩm)
o Cấy DNA ngoại lai của virus, VK vào thực vật làm thức ăn
o Đang được nghiên cứu phát triển
 Vaccin tinh thể Trehalose
o Trehalose là đường đôi có nhiều trong các mô, có khả năng tích trữ năng lượng duy
trì sự sống khi gặp điều kiện bất lợi; đồng thời là tá dược đông khô
o Vaccin gắn trehalose dễ dàng xâm nhập vào mô, phóng thích kháng nguyên và giữ
được công hiệu cao trong thời gian dài ở bất kì nhiệt độ nào
Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 13
 Vaccin dán trên da
 Vaccin khí dung
 Công nghệ sản xuất vaccin tái tổ hợp
 Phân loại
o Vaccin tái tổ hợp phân tử: Ghép gene hay nạp gene kháng nguyên của đối tượng gây
bệnh vào virus hoặc VK; virus hoặc VK sinh sản nhanh tạo nhiều phân tử kháng
nguyên, được tách chiết và tinh sạch để làm vaccin
o Vaccin tái tổ hợp gene virus sống: Virus động vật đã biến nạp các gene biểu hiện
protein mang tính miễn dịch từ các cơ thể bệnh lý khác nhau; có thể gây nhiều đáp
ứng miễn dịch khác nhau trong cùng một cơ thể và ngăn cản sự kháng thuốc của
sinh vật gây bệnh
 Quy trình
o Tiến hành xen đoạn thứ cấp của bộ gene virus vào một plasmid VK có mang gene
kháng lại kháng sinh
o Tạo tổ hợp gồm DNA khảm có chứa đoạn khởi động (promoter) mạnh gắn với gene
kháng nguyên và đuôi polyA; sau đó xen vào vùng cắt hạn chế của virus
o Biến nạp đồng thời cả plasmid và virus vào tế bào chủ nhân chuẩn; tại đây DNA
virus và plasmid hợp nhất và tạo ra virus tái tổ hợp
 Ý nghĩa
o Nâng cao năng suất sản xuất vaccin
o Tạo sản phẩm vaccin với nhiều ưu điểm: An toàn (không tồn tại mầm bệnh) và
không cần bảo quản lạnh (giảm chi phí)
16. Quá trình tổng hợp penicillin G
 Bước 1: Ngưng tụ 3 amino acid L––aminoadipic acid, L–cysteine, L–valine thành 1 tripeptide –
(L–– aminoadipyl)–L–cysteine–D–valine (viết tắt là ACV)
 ACVs enzyme xúc tác sự ngưng tụ 3 amino acid và kích hoạt quá trình epimerizate hóa,
biến đổi L–valine thành D–valine
 Bước 2: Biến đổi ACV thành isopenicillin N
 Isopenicillin N synthase (IPNS) xúc tác sự oxy hóa và khép vòng các amino acid trên ACV
 IPNS mã hóa bởi gene pcbC
 Isopenicillin N là 1 chất trung gian rất yếu, không biểu hiện nhiều hoạt động kháng sinh
 Bước 3: Trao đổi các nhóm bên chuỗi để isopenicillin N trở thành penicillin G
 Isopenicillin N acyltransferase (IAT) xúc tác sự thay thế chuỗi –aminoadipyl trong
isopenicillin N thành chuỗi phenylacetyl
 IAT mã hóa bởi gene penDE.
17. Quá trình sản xuất tuberculin
 Chọn giống:
 Trực khuẩn lao được nhận diện bằng các xét nghiệm thích hợp và đảm bảo vô trùng không
lẫn tạp chất, kèm theo nguồn gốc và lịch sử rõ ràng
 Đảm bảo các mẻ giống không được cấy truyền quá năm lần
 Nuôi cấy:
 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy thích hợp: Vô trùng, pH = 6.7–7.0, giàu chất dinh dưỡng
 Cấy VK vào môi trường, duy trì nhiệt độ (37˚C), độ ẩm và pH thích hợp
 Thu hoạch khi VK phát triển đến thời điểm có sinh khối ổn định và lớn nhất (~6 tuần)
Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 14
 Chiết xuất:
 Giết chết VK bằng nhiệt độ cao
 Lọc canh cấy để loại bỏ xác VK và các thành phần không tan
 Tách những chất có hoạt tính từ dịch lọc bằng cách kết tủa với những chất phù hợp (thường
là amonium sulfat hoặc trichloroacetic acid), rửa và hòa tan trong dung dịch đệm
 Bảo quản:
 Có thể cho vào sản phẩm một chất kháng sinh mà không cho ra các phản ứng dương tính
giả, đảm bảo không ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu lực; tuyệt đối không sử dụng dẫn
xuất của thủy ngân
 Sản phẩm kháng nguyên được bảo quản trong các vật chứa vô trùng, trung tính và niêm kín
 Kháng nguyên dạng lỏng sẽ được đặt trong nhiệt độ 5±3°C, tránh tiếp xúc với ánh sáng; các
chế phẩm đông khô (giảm chất lượng) có thể được sản xuất và bảo quản ở nhiệt độ cao hơn
(không quá 25°C), tránh ánh sáng
 Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
 Tính vô trùng: Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
 Tính an toàn: Thử nghiệm trên chuột lang
 Tính hiệu lực: Ước tính bằng các phương pháp sinh học tiêu chuẩn
 Tác động gây nhạy cảm: Thử nghiệm trên chuột lang
 Tính ổn định: Có thể sử dụng cho đến hết thời hạn được chỉ định trong cấp phép đối với sản
xuất lao tố
 pH = 6.5 –7.5
 Hàm lượng protein
 Các chất bảo quản: Không ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm
 Các cảnh báo
 Các xét nghiệm đối với sản phẩm
 An toàn: Không có độc tính hoặc tính kích ứng
 Tính hiệu lực: Ước tính bằng các phương pháp sinh học
18. Sinh phẩm chứa insulin
 Insulin dạng tiêm
 Tác dụng ngắn
o Insulin hoà tan: Dung dịch hỗn hợp insulin bò và insulin lợn, có pH acid
o Insulin trung tính: Insulin được chiết xuất từ một loài động vật
 Tác dụng trung gian
o Insulin hai pha: Tinh thể insulin bò trong dung dịch insulin lợn
o Insulin isophan: Là chế phẩm để phối hợp với insulin hoà tan (pH 3 hoặc 7) nhằm
tạo ra một hỗn hợp bền vững mà vẫn giữ được các tính chất của cả hai thành phần
 Tác dụng kéo dài
o Dạng hỗn dịch insulin kẽm tác dụng trung gian
o Dạng tinh thể tác dụng chậm
 Insulin xịt đường miệng
 Insulin sau khi xịt sẽ được hấp thu vào mô ở thành sau miệng và họng
 Rất khó tính được liều insulin tối ưu
 Insulin tấm dán

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 15


 Miếng dán gồm 121 kim tiêm siêu nhỏ được nạp đầy các phân tử chuyên biệt có kích thước
nano để phóng thích insulin khi nồng độ glucose trong máu tăng cao
 Insulin dạng hít
 Insulin được tẩm vào một loại bột khô đựng trong hộp thuốc nhỏ; người bệnh hít chất bột
này qua một ống nhỏ tương tự như ống hít dùng cho những bệnh nhân hen suyễn
 Insulin sẽ được hấp thụ vào phổi và chuyển đến máu
 Một vài tác dụng phụ trên phổi → đánh giá chức năng phổi của người bệnh liên tục
 Insulin thông minh
 Có thể nhận biết lượng đường trong máu và tính toán chính xác liều lượng insulin để giảm
thiểu rõ rệt gánh nặng của những bệnh nhân lệ thuộc vào liệu pháp insulin để duy trì sự sống
 Đang trong quá trình nghên cứu
 Insulin dạng viên.
 Tạo vỏ bọc là hạt cholestosome – một hạt trung tính cấu tạo từ hợp chất béo − bảo vệ
insulin cho đến khi tiếp cận ruột non và được hấp thụ vào máu chứ không bị hủy hoại bởi
axid ở miệng, họng và dạ dày
 Đang trong quá trình nghiện cứu
19. Yêu cầu và ví dụ về enzyme dùng trong trị liệu
 Yêu cầu đối với enzyme trong trị liệu:
 Đến được vị trí tác động trong cơ thể hay mô
 Có hoạt tính trong các điều kiện môi trường tại nơi tác động
 Đủ bền để có được các thông số dược động học cần thiết
 Độ tan thỏa mãn yêu cầu nếu được dùng theo đường tiêm bắp hay dưới da
 Độ tinh khiết đủ cao
 Có hiệu quả điều trị dựa trên hoạt tính đặc hiệu của enzym được dùng
 An toàn với bệnh và chỉ định
 Dạng sử dụng thuận tiện
 Một số ví dụ về chế phẩm sinh học chứa enzyme sử dụng trong điều trị
 Ứng dụng penicillin acylase trong sản xuất nhóm 6−APA (6–aminopenicillanic acid)
 Protease có thể làm thuốc tắc nghẽn tim mạch, tiêu mủ vết thương, làm thông đường hô hấp,
chống viêm, làm thuốc tăng tiêu hóa protein, thành phần của các loại thuốc dùng trong da
liễu và mỹ phẩm…
o VD: Papain, Trypsin, Chymotrypsin...
 Amylase được sử dụng phối hợp với coenzyme A, cytocrom C, ATP, carboxylase trong
thuốc điều trị bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, phối hợp với enzyme thủy phân để chữa bệnh
thiếu enzyme tiêu hóa.; các sản phẩm chứa α–amylase có khả năng kiểm soát calo của cơ
thể
 Lipase xúc tác ester hóa tinh bột sắn làm chất mang dược chất và làm vật liệu trong điều trị
gãy xương; hoạt hóa yếu tố phá hủy tế bào ung thư trong điều trị ung thư; chữa trị chứng
khó tiêu đầy hơi, dị ứng thức ăn…
20. Ưu – nhược điểm của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
 Nhược điểm
 Giá thành cao
 Chưa xác định phần lớn các cơ chế gây bệnh và kháng nguyên bề mặt của tế bào ung thư
 Hệ miễn dịch được kích hoạt có thể gây ra phản ứng miễn dịch quá mức

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 16


Đáp ứng miễn dịch của mỗi cá thể là khác nhau → nhiều loại kháng thể chỉ sử dụng trên
một lượng nhỏ bệnh nhân
 Ưu điểm
 An toàn, không gây độc hại cho cơ thể
 Liệu pháp tác động đến sức mạnh của hệ miễn dịch → có thể ngăn chặn được nhiều vấn đề
nhiễm trùng khác
 Tiêu diệt một cách tự nhiên các tế bào ung thư di căn → dự phòng ung thư, ngăn chặn hình
thành khối u
 Kéo dài cuộc sống cho những bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư, đặc biệt là những người
không thể xạ trị hay hóa trị, phẫu thuật
 Nhanh chóng hồi phục hệ miễn dịch đã bị tàn phá của bệnh nhân đang xạ trị, hóa trị hay
phẫu thuật → sức khỏe người bệnh sớm được hồi phục hơn
 Miễn dịch có khả năng ghi nhớ

Đinh Hoà ng Giang – K4 Dượ c họ c – SMP − VNU 17

You might also like