You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II

NHÓM NGỮ VĂN NĂM HỌC 2016-2017


Môn thi : NGỮ VĂN- Lớp 11
(Thời gian 90 phút- không kể giao đề)

Câu 1 ( 3.0 điểm)

Viết một đoạn văn ( không quá 200 từ ) nêu suy nghĩ của anh / chị về ý kiến sau
của Ăng -ghen:
“Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị ”.

Câu 2 ( 7.0 điểm)

Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)

I. Hướng dẫn chung


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh
giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động,
linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những
bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không
sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm
thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1,0 (lẻ 0,25 làm tròn
xuống ; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm

Câu Nội dung đáp án Điểm


1 Viết một đoạn văn ( không quá 200 từ ) nêu suy nghĩ của
anh / chị về ý kiến sau của Ăng -ghen:
“Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và
giản dị ”.

Yêu cầu về hình thức


Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều
thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ..
Không mắc quá năm lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Dung lượng khoảng 200 từ.
Yêu cầu về nội dung 3
1. Giai thích điểm
- Khiêm tốn : có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản
thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.
- Giản dị : đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.
- Ý cả câu : Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của
con người ; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân cách và
giá trị đích thực của con người.
2. Phân tích, chứng minh ( Những biểu hiện của khiêm tốn và
giản dị)
- Khiêm tốn trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, ... sẽ được
mọi người quý trọng, đồng thời hướng con người không ngừng
vươn lên để hoàn thiện bản thân.
- Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ,... sẽ giúp
con người dễ hòa đồng với xã hội và tạo ấn tượng tốt về giá trị
đích thực của bản thân.
( Dẫn chứng : Tấm gương Hồ Chí Minh) Khiêm tốn và
giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ
được mọi người tôn trọng và tin cậy.
3. Bình luận
- Đánh giá : Câu nói của Ăng- ghen thể hiện một quan niệm
nhân sinh sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá trị cao
quý.
- Phản biện : Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua
đòi, thích phô trương, chạy theo hình thức...
4. Bài học
Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị ( trong
cách sống, học tập, hành động, ngôn ngữ...) để có thể hòa đồng
với cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã
hội.

2 Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của 7.0
Hàn Mặc Tử

YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC


- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về thơ.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận .
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
II. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo
các ý sau:
1.Mở bài 0.5
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung khổ thơ đầu
2.Thân bài 6

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm 0,5

b. Nội dung 3,5


- Câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ (Câu 1)
+ Câu hỏi tu từ có thể hiểu của người thôn Vĩ vừa như trách
móc vừa như mời mọc.
+ Cũng có thể hiểu nhà thơ tự hỏi mình
- Bức tranh thôn Vĩ (3 câu sau)
+ Thôn Vĩ hiện lên quyến rũ và thơ mộng trong buổi sớm bắt
đầu bằng ánh nắng trong trẻo, tinh khôi. (Hình ảnh “nắng hàng
cau”, “nắng mới”)
+Khu vườn óng ả mượt mà, không chỉ là một khối xanh mà ánh
cả những sắc xanh vào không gian khiến tác giả thốt lên ngỡ
ngàng, kinh ngạc. ( Chi tiết nghệ thuật “vườn ai”, “mướt”,
“quá”, “xanh như ngọc”).
+Hình ảnh ý vị “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
“Mặt chữ điền” là mặt phúc hậu đáng yêu của người thiếu nữ
thôn Vĩ, được lá trúc che ngang dịu dàng, kín đáo.
Cũng có thể hiểu đó là mặt nhà thơ, nhà thơ hình dung mình về
thôn Vĩ.
-Nhận xét:
+ Cảnh thôn Vĩ
+ Người thôn Vĩ
+ Tâm trạng nhà thơ
c. Nghệ thuật 2
- Câu hỏi tu từ
- Đại từ phiếm chỉ
- Từ ngữ trong sáng, gợi cảm
- Thanh điệu
3. Kết bài 0.5
Khái quát lại nội dung và nghệ thuật đoạn thơ
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú
ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày
đẹp, khoa học
- Nếu HS có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn bạc một vài
khía canh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa.
- Không cho điểm những bài có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực.

..................................Hết ..............................

You might also like