You are on page 1of 6

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ I

NHÓM NGỮ VĂN NĂM HỌC 2015-2016


Môn thi : NGỮ VĂN- Lớp 10
(Thời gian 90 phút- không kể giao đề)

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)


Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
  Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
           ( Lưu Quang Vũ )
1. Đặt tiêu đề cho văn bản.
2. Nêu nội dung chính của văn bản.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong
văn bản.
4. Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1(2 điểm)
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn
ngữ Hi Lạp:
“Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm
Chí Phèo của Nam Cao.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh
giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động,
linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những
bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không
sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm
thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1,0 (lẻ 0,25 làm tròn
xuống ; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm

Phần ý Nội dung đáp án Điểm


I 1 Tiêu đề của văn bản: Tiếng Việt 0.5

2 Nội dung chính: - Vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng 0.5
Việt và lòng yêu mến, thái độ trân trọng của tác giả dành cho
Tiếng Việt.
3 Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là so sánh: 1.0
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình
ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh
4 Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8
câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt 1.0
- Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết.
- Phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt.

II 1 Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của 2.0
anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp:
“Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt
ngào”.

.
I. YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư
tưởng đạo lý.
- Bố cục ba phần cân đối, rõ ràng.
- Bài viết trong sáng, dùng từ, đặt câu chuẩn xác, ngắt đoạn
hợp lý.
- Bài viết có sáng tạo đúng mức.
- Trình bày sạch đẹp, sai chính tả ở mức độ nhất định.

II. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo
các ý sau:
1.Mở bài 0.25
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2.Thân bài 1.5
a. Giải thích:
- Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang
kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
- rễ đắng và  quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học
hành và kết quả học tập.
à Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của
học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với
mỗi người.
b. . Phân tích - Chứng minh.
Ý 1: Học hành có những chùm rễ đắng cay
- Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một
quá trình.
- Quá trình học tập có  những khó khăn, vất vả, gian nan:
chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực hành…Để có thể giỏi
giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục
những bậc thang học vấn.
- Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại,
phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi
hỏng….
Ý 2:  Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành
- Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được
nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và
tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.
-  Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho
bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê
hương…
- Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những
ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp.
- Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau
đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.
    * Dẫn chứng: 
           + Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm,
phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đền điện.
           + Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất
vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con
đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận
ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại
của nhân loại. ( Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng)
          + Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để
lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng
nguyên.                                                                                 
c.Đánh giá – mở rộng 
- Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời
khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri
thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó
khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
- Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó
học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng
thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại
người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian
lận, không trung thực trong học tập
- Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ
không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thaành kẻ kém cõi
trong cái nhìn của mọi người.
d.  Bài học:
* Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc
nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập.
* Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không
đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước
mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công..

3. Kết bài 0.25


Khẳng định lại vấn đề
2 Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo
trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một bài
thơ trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận .
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng đảm bảo những
nội dung sau:
1. 2. Mở bài 0.5
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
3. 4. Thân bài 4.0
 Nội dung
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo bắt đầu
ngay từ lúc lọt long, khi Chí Phèo bị người mẹ bỏ rơi.
Đến khi trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, khi Chí
chửi mà không có ai chửi lại, Chí đã ít nhiều thấm thía bi
kịch này. Nhưng phải đến khi Chí Phèo gặp thị Nở, được
ăn bát cháo hành của thị, rồi lại bị thị từ chối, Chí Phèo
mới thực sự thấm thía sâu sắc bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người.
- Lý do thị Nở từ chối Chí Phèo: bà cô kiên quyết ngăn cản
mối tình Chí Phèo – thị Nở
 Bà cô là đại diện cho định kiến xã hội
- Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị thị Nở từ chối
+ Từ ngạc nhiên -> thất vọng -> tuyệt vọng, đau đớn
+ Định đến đâm chết bà cô Thị Nở nhưng lại đến nhà Bá
Kiến đâm chết hắn
- Hành động đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo
+ Nam Cao bình luận : “Những thằng điên…chúng định
làm”
+ Nguyên nhân sâu xa: Chí chưa bao giờ quên kẻ làm hại
cuộc đời mình. Ngọn lửa căm thù Bá Kiến bùng lên dữ
dội khi anh thấm thía bi kịch đời mình.
+ Ý nghĩa: Cho thấy mối xung đột giai cấp quyết liệt của
nông thôn Việt Nam trước CM T8 và nêu chân lý giản
đơn của đời sống: Tức nước vỡ bờ
- Sau khi đâm chết Bá Kiến, Chí tự sát vì anh nhận ra cảnh
ngộ oái oăm của mình
+ Chí không thể làm người lương thiện vì xã hội Vũ Đại
không công nhận anh
+ Chí không thể làm quỷ dữ vì lương tâm anh đã trở về
 Chí cùng đường, buộc phải chết trên ngưỡng cửa trở
về cuộc sống
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Chí Phèo:
+ Giai cấp thống trị dồn Chí vào đường cùng
+ Do định kiến xã hội mà đại diện là bà cô
 Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật
- Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật
- Nghệ thuật trần thuật
5. 6. Kết bài 0.5
Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú
ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày
đẹp, khoa học
- Nếu HS có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn bạc một vài khía
canh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa.
- Không cho điểm những bài có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực.

..................................Hết ..............................

You might also like