You are on page 1of 2

Case Study 2: Đằng sau chuyện nghẽn lệnh chứng khoán

Vietstock – 25/02/2021

https://vietstock.vn/2021/02/dang-sau-chuyen-nghen-lenh-chung-khoan-830-829869.htm

Tội đồ” phái sinh

Ngoài phần lệnh bất di bất dịch 3.000 đơn vị mà công ty chứng khoán nào cũng nhận được, phần
lệnh còn lại được hệ thống phân bổ cho các thành viên dựa trên số lượng lệnh bình quân trong
vòng giao dịch 30 ngày/thành viên. Những công ty chứng khoán có thị phần lớn được phân bổ
nhiều và ngược lại.

Ở một khía cạnh khác, trong vòng 15 tháng trở lại đây, thị trường phái sinh gia tăng cường độ
hoạt động (xem thêm bài Sóng thần phái sinh trên TBKTSG số ra ngày 4-2-2021) và cùng với đó
là việc “lấn chiếm” sử dụng số lượng lệnh chung của hệ thống HOSE.

Lợi dụng bước giá cổ phiếu quá nhỏ và lô cổ phiếu quá thấp (trước ngày 1-1-2021 lô cổ
phiếu là 10 đơn vị), các nhà đầu tư hoạt động giao dịch bắc cầu (arbitrage) liên tục rải lệnh
lô nhỏ, chi li từng bước giá. Chưa có một tính toán chính xác việc rải lệnh chiếm bao nhiêu
phần trăm công suất giao dịch của HOSE, tuy nhiên hậu quả của nó là khôn lường. Đó là khơi
mào cuộc cạnh tranh giành giật thị phần thiếu lành mạnh giữa các công ty chứng khoán.

Một số công ty chứng khoán đã và đang áp dụng phí giao dịch bằng 0 (trừ mức 0,03% mà các
công ty chứng khoán bắt buộc phải nộp cho HOSE theo quy định) để thu hút nhà đầu tư. Nhờ
không phải trả phí, nhà đầu tư trên thị trường phái sinh “vô tư” rải lệnh vào thị trường cơ sở trên
HOSE.

Lệnh đã rải, không khớp, thì hủy, sửa, khiến cho tình trạng nghẽn lệnh càng trầm trọng. Đây là lý
do chính giải thích tại sao có công ty chứng khoán thị phần môi giới phái sinh lên tới gần 50%
toàn thị trường phái sinh. Trên thực tế thị phần môi giới của họ tăng nhưng không tạo ra nhu cầu
mua bán thực sự.

Câu hỏi:

1/Phái sinh và cơ sở có chung hệ thống đặt lệnh không? Hợp đồng phái sinh có ảnh hưởng trực
tiếp không?

2/Nhận định của bài báo về Arbitrage có hợp lý hay không?

You might also like