You are on page 1of 3

Trường: Lê Thánh Tôn

Lớp:12a13
Họ và tên: Bùi Phạm Thanh Bình
Ngày nộp :12/06/2021
Đề 7
Câu 1
Bài làm
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng “thời gian là vàng bạc”. Thời gian giúp cho chúng ta có
thể làm được rất nhiều công việc. Muốn hỏi ý nghĩa của thời gian quan trọng như thế nào thì bạn hãy hỏi người
mẹ mang bầu 9 tháng 10 ngày. Hãy hỏi vận động viên khi tham gia các cuộc thì thời gian được tính bằng tích tắc.
Và hãy hỏi những người khi gần kề sự sống và cái chết ta mới hiểu được câu “thời gian là vàng bạc”. Tài sản quý
giá nhất của cuộc sống này chính là thời gian. Bởi vì thời gian là một thứ trừu tượng, chúng ta không thể nắm
được nó cũng không thể thấy được,nhưng nó vẫn mãi trôi qua chẳng cần dừng lại phút giây nào. Thời gian là vô
giá đã qua rồi thì không lấy lại được chỉ có thể tiếp tục sống, cho dù bạn là người giàu có thì chẳng có cái giá nào
để mua được thời gian. Câu nói đã khẳng định ý nghĩa, giá trị quan trọng của thời gian đối với cuộc đời mỗi
người. Thời gian là vô cùng quý giá, không gì có thể nói lên hết được giá trị của chúng. Thời gian giúp ta ngày
càng trưởng thành, mạnh mẽ, sau khi vượt qua những giông tố trong cuộc đời, con người bao giờ cũng già dặn,
chín chắn hơn. Thời gian là liều thuốc tôi luyện con người ra trưởng thành. Không những vậy thời gian có thể
khắc ghi tên bạn trên đó,nếu như bạn đạt được thành tựu to lớn thay vì chỉ mải chạy đua với những thứ thức thời
thì họ chỉ nhớ bạn vào khoảng thời gian đó rồi về sau cũng quên mất tên bạn. Nhưng đối với con người có ý chí,
nghị lực, dành những thành tựu to lớn cho nhân loại, thì thời gian chính là chứng nhân minh chứng cho sự trường
tồn vĩnh cửu của bạn. Thời gian ở đây là thứ thuốc thử về sự vĩ đại của bạn đối với nhân loại, như chúng ta đều
thấy chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta Người đã vận dụng quãng thời gian mình bôn ba ở nước ngoài
để trải nghiệm và học hỏi những tinh hoa của các nước phương Tây để có thể học hỏi cũng như mang một nền
văn minh khai sáng cho dân tộc ta thoát khỏi những kiếp lầm than. Thời gian có thể cho ta những niềm vui,
những kỉ niệm và khiến ta trưởng thành, nhưng có cũng cướp đi thanh xuân, sức khỏe của chúng ta một cách âm
thầm, lặng lẽ. Và chúng cũng có thể làm thay đổi tính cách của một con người. Xóa nhòa và lãng quên mọi
chuyện vào dĩ vãng. Thời gian quả thực có sức mạnh phi thường. Tất cả chúng ta không nên lãng phí thời gian
của mình cho dù chỉ là một chút thôi. Bởi cuộc đời này còn ngắn lắm nếu như không phân chia hợp lý thời gian
thì bạn sẽ cảm thấy hối hận nhưng đã muộn màng rồi.

Câu 2
Bài làm
Nguyễn Tuân là nhà văn văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí quan trọng và đóng góp
không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân đã đem đến cho văn xuối một
phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, phóng túng. “Nguời lái đò sông đà” là một tron 15 tùy bút “sông Đà”
xuất bản năm 1960. Đây là kết quả của nhiều nhịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến
chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của ông.
Với cách giới thiệu rất đặc biệt “Chúng thủy giai đông tẩu- Đà giang độc bắc lưu”, mọi con sông đều chảy
về hướng đông ,chỉ có con sông Đà chảy về hướng bắc. Chính nét độc đáo này đã tạo nên tính cách vô cùng đặc
biệt của con sông Đà, cũng nhờ vậy nên tác giả Nguyễn Tuân đã tạo nên được hình ảnh người lái đò.
Cực tả con sông Đà là cách Nguyễn Tuân xưng tụng những chiến công phi thường của người lái đò. Nếu con
thuyền của ông lái đò không phải vật lộn với “dòng thác hùm beo” hẵn ông đã lẫ với những ông ngư khác. Ông
dám đương đầu với thử thách chiến đấu với thần sông, thần đá và trở thành đối tượng anh hùng ca.
Người anh hùng sông nước đang bước vào một trận chiến không cân sức. Một bên là thiên nhiên lớn lao, dữ
dội, hiểm độc với trùng trùng lớp lớp,nào sóng, nào nước, nào đá dàn trận bủa vây và một bên chỉ có con người
trên chiếc thuyền gỗ mỏng manh, vũ khí trên tay chỉ là cán chèo nhưng lại là trận chiến sinh tử. Thạch trận Đà
giang với những trận đồ bát quái, đầy đủ cửa tử. Cuộc thủy chiến được miêu tả theo ba hiệp đấu làm cho câu
chuyện người lái đò vừa hiện đại, vừa cổ kính.
Hiệp đầu, hai bên dối mặt nhu, đối phương là người nham hiểm, độc ác “mở ra 5 cửa trận, có 4 cửa tử, một
cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phí tả ngạn sông. Ông đò không đáp “cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy
cuống lái, mặt meo bệch đi” hiêng ngang phóng thẳng với khí thế nghênh chiến, quyết thắng. Cuộc chiến diễn ra,
đối phương đã tung ra đội quân nước “hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo”. Sóng nước đã tung ra những đòn
hiểm độc nhất. Hết “đá trái” rồi lạ “thúc gối” gây nhau đánh đòn tỉa, đòn ôm vào chỗ tổn thương nhất của con
người. Vậy mà ông đò vẫn tỉnh táo đưa thuyền vượt qua “trung vi thạch trận” thứ nhất.
Không một phút nghỉ ngơi, người lái đò quyết định phá luôn vòng vây thạch trận thứ hai. Hiệp hai, với những
nguy hiểm xảo quyệt “tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch qua phí hữu ngạn sông”. Ông đò “nắm chắc
binh pháp của thần sông, thần đá” nên trong tay dù chỉ có cán chèo cũng có thể phá thành vượt ải như một chiến
tướng bách thắng. Ông thay đổi chiến thuật từ thế thủ sang tấn công. Để miêu tả cuộc giao tranh ấy, Nguyễn
Tuân đã tung ra một cơn bão động từ “nắm chắc, ghì cương, phóng thẳng”. Các động từ hợp sức lại tạo nên thế
cưỡi hổ tung hoành. Nguyễn Tuân đã truyền hồn cho chữ, truyền hồn cho dòng sông, truyền cảm xúc cho người
đọc
Hiệp ba cũng là hiệp cuối cùng để khẳng định bản lĩnh. Thác sông Đà không chịu từ bỏ dã tâm, thạch trận ít
cửa hơn, nhưng “bên phải bên trái đều là luồng chết”, luồng sống ngay giữa con thác. Ông đò như một chỉ huy
dày dặn, cứ phóng thẳng con thuyền lao đi vun vút như một mũi tên, vượt qua các cửa tử để đến cửa sinh. Qua
chiến thắng của ông đò, Nguyễn Tuân muốn đưa ra một triết lí giữa thế giới tàn bạo ,cạm bẫy con người vẫn đủ
khả năng tìm thấy đường sống bằng sự trải nghiệm và trí tuệ tuyệt vời của mình. Từ cuộc chiwwsn đấu ác liệt với
thác dữ sông Đà và sự bình tĩnh của người lái đò sau chiến thắng. Có thể thấy Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ đẹp
của những người lao động bình dị, âm thầm, đa làm nên những kì tích lớn lao trong cuộc chiến với thiên nhiên
hung dữ.
Ông có tài trí “nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá”. Thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước
hiểm trở, làm chủ được qui luật nghĩa là đạt tới tự do và nghệ thuật. Ông có tay lái điêu luyện, chiến thắng thác
dữ bằng những động tác nhuần nhuyễn, táo bạo và hết sức chính xác “ông lái miết một đường chéo về phía cửa
đá”. Dưới sự điều khiển của ông, con thuyền luồng lách, vừa mềm mại, vừa mạnh mẽ đã cho ta thấy một tay lái
rất tài hoa.
Không những thế, ông còn có một phong thái rất ung dung sau cuộc vượt thác ông lại “đốt lửa trong hang đá,
nướng ống cơm lam, bàn tán về cá dầm xanh, cá anh vũ”. Như không hề có chuyện gì xảy ra, một phong thái rất
tài hoa và nghệ thuật. Vẻ đẹp của người lái đò bình dị, thầm lặng nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh, ý chí và nghị
lực. Có khả nawg chinh phục thiên nhiên, bắt nó dựng xây con người, quê hương đất nước. Dựng xây đất nước
đó chính là chất “vàng 10” của con người Tây Bắc, con người lao động Việt Nam.
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà
văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ
đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu
đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt Nam.

You might also like