You are on page 1of 4

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe

QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THỂ


TRONG QUẦN THỂ
ID [980347]

Group Fb thảo luận bài học: https://www.facebook.com/groups/HocSinhcungthayNghe/

Câu 1 [991640]: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp voọc mũi hếch vàng ở khu rừng Khau Ca.
B. Tập hợp bướm ở rừng Cúc Phương.
C. Tập hợp chim ở Thảo Cầm Viên.
D. Tập hợp cá ở Hồ Tây.
Câu 2 [991641]: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp hươu sao ở rừng Vũ Quang.
B. Tập hợp vooc mũi hếc ở rừng Pmu.
C. Tập hợp sến đầu đỏ ở vườn quốc gia Phù Cát.
D. Tập hợp chim đang sống ở Trường Sa.
Câu 3 [991642]: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?
A. Những con cá sống trong cùng một cái hồ
B. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
C. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
D. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
Câu 4 [991643]: Các con hươu đực tranh giành hươu cái trong mùa sinh sản. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. hội sinh. B. cạnh tranh cùng loài. C. hợp tác. D. cộng sinh.
Câu 5 [991644]: Trong quần thể, mối quan hệ nào sau đây giúp đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định,
khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể?
A. Quan hệ hợp tác. B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể.
C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ cạnh tranh.
Câu 6 [991645]: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp ong ở rừng Trường Sơn. B. Tập hợp cá ở sông Đà.
C. Tập hợp chim ở Vườn quốc gia Trâm Chim. D. Tập hợp cá cóc ở rừng Tam Đảo.
Câu 7 [991646]: Mối quan hệ nào sau đây là hỗ trợ cùng loài?
A. Chim sáo và trâu rừng. B. Nấm sợi và tảo hình thành địa y.
C. Cây phong lan và cây thân gỗ. D. Cây thông nhựa liền rễ với nhau.
Câu 8 [991647]: Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?
A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã. B. Chim ở Trường Sa.
C. Cá ở Hồ Tây. D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình

THAM GIA NHÓM FACEBOOK


THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
Câu 9 [991648]: Ở loài hải cẩu, vào mùa sinh sản thì con đực đầu đàn thường loại bỏ những con đực
khác khỏi đàn của mình. Đây là mối quan hệ gì?
A. Cạnh tranh cùng loài. B. Hỗ trợ cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài. D. Kí sinh cùng loài.
Câu 10 [991649]: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp voọc mông trắng ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
B. Tập hợp cây cỏ trên đồng cỏ.
C. Tập hợp chim trong vườn bách thảo.
D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
Câu 11 [991650]: Tổ chức sống nào sau dây chỉ gồm các cá thể cùng loài?
A. Quần xã. B. Hệ sinh thái. C. Quần thể. D. Sinh quyển.
Câu 12 [991651]: Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua yếu tố nào sau đây?
A. Kích thước quần thể. B. Sự phân số các cá thể trong quần thể.
C. Phương thức kiếm ăn của quần thể. D. Hiệu quả nhóm.
Câu 13 [991652]: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các
cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. ức chế - cảm nhiễm. B. hỗ trợ cùng loài. C. cộng sinh. D. cạnh tranh cùng loài.
Câu 14 [991653]: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quẩn thể
A. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản
B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
D. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
Câu 15 [991654]: Tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây trong rừng Cúc Phương. B. Tập hợp cá trong hồ Gươm
C. Tập hợp chim trên một hòn đảo. D. Tập hợp cây thông nhựa trên một đồi thông.
Câu 16 [991655]: Ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
A. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, chịu hạn tốt hơn cây sống riêng rẽ.
C. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
D. Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
Câu 17 [991656]: Có bao nhiêu tập hợp sinh vật sau đây là quần thể sinh vật?
I. Các cây cỏ trên một cánh đồng cỏ.
II. Các con cá ở hồ Tây.
III. Các con bướm trong rừng Cúc Phương.
IV.Các cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18 [991657]: Hiện tượng thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là
A. cộng sinh. B. quần tụ. C. hội sinh. D. kí sinh.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình

THAM GIA NHÓM FACEBOOK


THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
Câu 19 [991658]: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.
B. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.
C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.
D. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm giảm khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
Câu 20 [991659]: Lúc săn mồi, các cá thể tranh giành thức ăn là mối quan hệ nào?
A. Cạnh tranh cùng loài. B. Hợp tác cùng loài. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Hỗ trợ cùng loài.
Câu 21 [991660]: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của mối quan hệ nào sau đây?
A. Cạnh tranh cùng loài. B. Cạnh tranh khác loài.
C. Thiếu chất dinh dưỡng. D. Sâu bệnh phá hoại.
Câu 22 [991661]: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.
B. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.
C. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.
D. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.
Câu 23 [991662]: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
I. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
II. Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Các cây bạch đàn cạnh tranh nhau về ánh sáng, nước và muối khoáng.
IV. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24 [991663]: Ốc bươu đen sống phổ biến ở khắp Việt Nam. Ốc bươu vàng được nhập vào nước ta từ
Trung Quốc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh làm cho số lượng và khu vực
phân bố của ốc bươu đen phải thu hẹp lại. Tuy nhiên, người ta vẫn thấy dạng lai hữu thụ giữa chúng.
Quan hệ giữa ốc bươu đen và ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ:
A. Cạnh tranh cùng loài. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Khống chế sinh học. D. Cạnh tranh khác loài.
Câu 25 [991664]: Có bao nhiêu trường hợp sau đây là do cạnh tranh cùng loài gây ra?
I. Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả giảm mật độ cá thể của quần thể.
II. Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
III. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau.
IV. Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
V. Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng thác nguồn sống của môi trường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26 [991665]: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
B. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi
trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
C. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của quần thể.
D. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình

THAM GIA NHÓM FACEBOOK


THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
Câu 27 [991666]: Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúng?
I.Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa
môi trường.
II. Khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể quá cao thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc
liệt.
III. Cạnh tranh cùng không liên quan đến sự tiến hóa của loài.
IV. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành loài mới.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 28 [991667]: Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
A. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây thông nhựa sống riêng rẽ.
B. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
C. Vào mùa sinh sản, các con cò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ.
D. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
Câu 29 [991668]: Khi nói về hỗ trợ cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống kẽ thù, sinh sản,..
II. Quan hệ hỗ trợ giữa giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và
khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
III. Ở quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão là biểu hiện của hỗ trợ cùng
loài.
IV. Hỗ trợ cùng loài làm tăng mật độ cá thể nên dẫn tới làm tăng sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30 [991669]: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau
làm giảm khả năng sinh sản.
II. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá
thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
III. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự
chọn lọc tự nhiên.
IV. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để
giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

You might also like