You are on page 1of 7

KIỂM TRA QUÁ TRÌNH LẦN 2

MÔN KINH TẾ VI MÔ

Sinh viên: Võ Văn Hiền

Mssv: 31221021461

Câu 1: Anh/Chị hãy viết thư gửi cho nhà tài trợ tài chính cho việc học
của mình (Bố, mẹ, anh, chị, tổ chức tài trợ…) để báo cho họ biết về
những thuận lợi, khó khăn ở giai đoạn đầu hòa nhập vào môi trường
đại học.

-Một ngày đầu đông, từ Thành phố Hồ Chí Minh.

-Ba mẹ thân yêu, vậy là sau bao ngày cố gắng thì cuối cùng con cũng đã
làm được, vào được ngôi trường mơ ước với một ngành học cho con một
bước đệm vững chắc, cho con tự tin bước vào đời với đầy những hoài
bão, ước ao. Mỗi bước đi con vẫn luôn hướng về mục đích cuối cùng, đó
là trở thành một người chững chạc như ba, một người giàu tình cảm như
mẹ. Hơn hết là có thể đứng trên đôi chân của mình khi không còn ba mẹ
kề bên.

-Bước vào môi trường mới, một UEH đầy năng động, từng cá nhân đều
là những người ưu tú, với sự nỗ lực mà con có phần choáng ngộp, nguồn
năng lượng họ tỏa ra vô cùng tích cực. Nguồn năng lượng đó giúp một
người không quá ham thích các hoạt động bên ngoài khuôn khổ học tập
cũng dần trở nên cởi mở tự tin hơn để có thể thể hiện minh, cũng như
rèn luyên bản thân. Trong một môi trường ấy có rất nhiều thuận lợi
nhưng trái lại cũng để lại cho con rất nhiều khó khan để phấn đấu trong
giai đoạn đầu hòa nhập với môi trường đại học. Thuận lợi thì phải nói là
vô số kể, gần nhất có thể nói đến bạn bè xung quanh, các bạn vô cùng
thân thiện, luôn sẳn sàng giúp đỡ mỗi khi con cần, thậm chí là luôn chủ
động trao đổi về các vấn đề trong học tập, và thậm chí là trong cuộc
sống, họ là những người đã giúp đỡ con rất nhiều từ những ngày con đến
với mảnh đất Sài Gòn muôn vàng cơ hội nhưng cũng tràn ấp các cạm
bẫy. Hay đến xa hơn đó là đội ngũ giản viên kì cựu, đầy nhiệt huyết,
từng người từng người đều mang một nết cá tính riêng nhưng chung quy
đều là những người thầy người cô tâm huyết trong công việc dạy học,
những bài giảng luôn mang đầy tâm huyết, được thầy cô giảng vô cùng
tận tình, cùng với đó là các ví dụ cho từng khái niệm cụ thể kèm theo
giúp con dễ dàng nắm được ý nghĩa bài học ngay khi còn ngồi trong lớp,
giúp rút ngắn hiệu quả thời gian ôn luyện ở nhà. Không chỉ giảng dạy về
nội dung các bài học mà còn là những người đặt nền móng đầu tiên giúp
con dần quen với cách học trong môi trường đại học, đó là luôn tự mày
mò tìm hiểu những điều mới bằng cách đưa ra cho chúng con các câu
hỏi mở, định hướng để chúng con tìm tòi để không tốn quá nhiều thời
gian lan man ở những nội dung không đúng, và thật vậy trong quá trình
học với thầy Thịnh con đã được hướng dẫn và tìm tòi để dẫn hiểu được
cặn kẽ việc một nền kinh tế đã và nên được vận động theo cách nào cũng
như các quy luật căn bản trong quá trình nghiên cứu về sau. Nhưng đâu
chỉ có vậy, UEH còn là một nơi để con thỏa mãn nhiều niềm ham thích
của mình về việc tham gia một vài trong số vô cùng nhiều các sự kiện
của đoàn hội liên quan đến các hoạt động nghiên cứu về học thuật. Cũng
như môi trường con có thể tìm được những người có cùng đam mê, sở
thích về thể thao, chẳng hạn như câu lạc bộ bóng chuyền. Nhưng đâu chỉ
có thế , ở đó vẫn còn rất nhiều khó khăn mà thậm chí thời gian qua con
còn chưa trải qua hết, nhưng trong những tháng đầu theo học, khó khăn
lớn nhất mà con gặp phải có thể nói là việc thay đổi hoàn toàn phương
pháp cũng như tư tưởng trong việc học, không giống như các cấp dưới,
việc học diễn ra liên tục đi kèm theo đó là các bài kiểm tra để con biết
được năng lực cũng như những thiếu sót của mình để có thể đề ra
phương pháp học cũng như ôn luyện cải thiện những phân mảng mình
còn yếu thì đại học giống như việc đánh giá quá trình học của mỗi cá
nhân qua nhiều khía cạnh từ tư duy, sự sáng tạo, năng nổ trong việc hoạt
động nhóm, và hơn hết đá là khả năng tìm tòi, khám phá những cái mới
vì một điều thần kì là những điều mà ta tìm tòi được sẽ luôn năm trong
tầm hiểu biết và quan sát của thầy cô để đảm báo chúng ta đi đúng
hướng. Và đi kèm với việc tự tìm tòi đó là sự rèn luyên tinh thân tự giác
của mỗi cá nhân, vì thực tế đã không ít lần con mất đi động lực học, khi
không còn đó là những bài kiểm tra hay những lời nhắc nhở để tiếp tục
cố gắng. Hay những khó khăn lúc đầu trong việc định hướng phát triển
của bản than, khi trong quá trình học thì song song vến đó là sự cân bằng
giữa việc phát triển kĩ năng mềm với việc thật sự hiểu được mình là ai,
muốn trở thành con người như thế nào sau 4 năm đại học, có đôi lúc khi
ba việc đó mâu thuẫn với nhau con đã nghĩ đến việc từ bỏ một trong ba,
nhưng con đã vượt qua được.

Câu 2: Đặc biệt ở học kỳ đầu tiên này bạn đã được tiếp cận bao nhiêu
môn học mới? Những thuận lợi, khó khăn khi theo đuổi các môn học
này?

-Trong kỳ đầu tiên này con được tiếp cận với 5 môn học chính đó là
Kinh tế vi mô, Luật kinh kế, Toán dành cho kinh tế và quản trị, Tiếng
anh học phần 1, Triết học Mác Lê nin. Từng môn đều là một góc nhìn
hoàn toàn mới đến với em. Cùng với đó cũng là rất nhiều các thử thách
thú vị.

 Và nếu chỉ để nói riêng về môn Kinh tế vi mô được giảng dạy cũng
như hướng dẫn học bởi thầy Huỳnh Văn Thịnh, theo nhận xét chủ
quan của cá nhân em, có đây là môn học góc rễ nhất, cô động nhất
giúp em có thể bước đầu tiếp cận với các lý thuyết về kinh tế và thị
trường. Về khó khăn thì môn học đặt ra nhiều các khái niệm mới
về kinh tế mà trong giai đoạn đầu thú thật em cũng khá khó để nắm
bắt, nhưng với sự chỉ dẫn của thầyThịnh thì đến thời điểm hiện tại
em đã nắm khá vững và có thể vận dụng vào để hiểu được vài vấn
đề trong thị trường Việt Nam cũng như các bài tập có liên quan.
 Đối với môn Toán dành cho kinh tế và quản trị thì không hẳn là
một bầu trời hoàn toàn mới, ở đó vẫn có các khái niệm được phát
triển từ các bài học nền tảng mà mà em đã tiếp cận từ cấp 3. Khó
khăn lớn nhất ở đây có thể nói đó là việc làm và giải các bài toàn
khó thì việc tìm được lời giải sẽ khá tốn thời gian đối với riêng cá
nhân em, hay việc tìm các đáp án trên mạng hầu như cũng khá qua
loa và cũng khá khó để em có thể hiểu được cặn kẽ. nhưng về mặt
thuận lợi thì em được giảng dạy bởi thầy Ngô Trấn Vũ, một người
thầy cũng vô cùng thú vị không hề mang đến sự nhàm chán cho
môn học, cùng với đó các bài tập khó em vẫn luôn tìm được sự trở
giúp từ các bạn trong lớp sẳng sàn giúp đỡ em.
 Đối với Tiếng anh: là môn em cũng khá thích với việc được tiếp
cận nhiều các thuật ngữ trong ngành trong và ngoài bài giảng khi
thầy Trần Quang Minh trong một tiết học sẽ luôn cung cấp cho em
các từ ngữ mới vô cùng thú vị mà đôi lúc em cũng phải bất ngờ.
Khó khăn lớn nhất có thể nói là bài kiểm tra cuối kì có vẻ khá khó
nên em cũng sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu mình đã đề ra là đạt
điểm A cho môn học.
 Tiếp theo, là luật kinh doanh nơi em được tiếp cận với các khái
niệm tuy khô khan nhưng được cô Trần Diệu My truyền đạt một
cách vô cùng uyển chuyển cùng với các ví dụ mà qua đó không
cần với học thuộc theo kiểu đối phó mà thật sự theo dõi để biết
cách mà luật pháp áp dụng cho tung trường hợp cụ thể trong cuộc
sống, từng tình huống phải nói là éo le yêu cầu áp dụng linh hoạt
cả luật lệ và đạo đức.
 Còn về Triết học Mác Lê nin thì không cần nói, một môn học ám
ảnh biết bao thế hệ sinh viên, nhưng may thay em được học với cô
Phạm Thị Kiên, vô cùng dí dỏm, và một cách thần kì nào đó giúp
em tiếp thu được môn học rất hiệu quả trong suốt một kì vừa qua,
nhưng phải thú thật ràng khoảng thời gian đầu học em cũng rất
buồn ngủ và đôi khi là ngủ hẳn.

Câu 3: Riêng học phần Kinh Tế Vi Mô, anh/chị hãy trình bày một cách
chi tiết về nội dung căn bản của môn học? Những vấn đề mà anh/chị
cảm thấy tâm đắc? Những vấn đề mà anh chị còn phải tìm hiểu thêm?
-Kinh tế học vi mô (microeconomic) hay là kinh tế tầm nhỏ là một
phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành
vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu
dùng, nhà sản xuất) và cách các chủ thể này tương tác với nhau.
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vi mô là phân
tíchcơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng
và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa
nhiều cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô phân tích thất bại
của thị trường, khi thị trường không vận hành hiệu quả, cũng như
miêu tả những điều kiện cần có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh
hoàn hảo.

-Theo đó, các nội dung căn bản mà môn học tiếp cận bao gồm:

 Nguyên lý của kinh tế học: bao gồm các khái niệm cơ bản về cách
con người đánh giá sự việc và đưa ra các quyết định dựa trên việc
đánh giá các giá trị có được và chi phí bỏ ra cũng như nêu được
các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định. Cùng
với đó là sự tương tác qua lại giữa các cá thể hình thành nên nền
kinh tế.
 Quy luật về cung cầu và cân bằng: các khái niệm cơ bản về cung,
cầu hay cụ thể hơn là việc nghiên cứu mức về giá cả và lượng
hàng hóa trên thị trường thông qua các yếu tố và quy luật cụ thể,
qua đó tiếp cận với khai niệm điểm cân bằng nơi mà dựa vào các
thay đổi cảu thị trường có thể dự đoán, phân tích việc thừa hay
thiếu hàng hóa ảnh hướng đến giá thị trường và ngược lại.
 Khái niệm về co giãn cung và cầu: dựa trên các khái niệm về việc
tăng giá hay giảm giá trên thị trường ảnh hướng dến doanh thu
của mỗi một mặt hàng cũng như ngành sản xuất, cùng với đó đưa
ra phương án để đạt được doanh thu tối đa bằng việc áp dụng
việc tăng hay giảm giá lượng hang hóa đó.
 Giá can thiệp: nghiên cứu việc áp các loại giá sàn, giá trần của
chính phủ hay việc áp dụng các loại thuế thay đổi đến thị trường
và qua đó hiểu được các mặt lợi, hại một cách kĩ càng.
 Lý thuyết về tiêu dùng: thông qua việc nghiên cứu việc mua hàng
được ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích để đưa ra
phân tích về hành vi tiêu dung cũng như chỉ ra khoản mà tại đó
tiêu dùng là tối ưu nhất
 Lý thuyết về sản xuất , sự nghiên cứu về quá trình sản xuất,
hay là quá trình kinh tế của việc chuyển đổi đầu vào thành
đầu ra. Quá trình sản xuất sử dụng các nguồn lực để tạo
ra hàng hóa, dịch vụ qua đó nghiên cứu về sản phẩm và
năng suất lao động để linh hoạt áp dụng việc có thể đạt
được năng xuất tối ưu cho từng mục đích khác nhau.
 Chi phí: về lượng tiền bỏ ra trong qua trình sản xuất qua đó
có thể hiểu được cặn kẻ lợi và hại trong cùng một lượng chi
phí bỏ ra để mang lại lợi ích hiệu quả nhất trong kinh tế học
 Và vấn đề mà em cảm thấy tâm đắt nhất là về Thị trương:
nơi đưa ra các lý thueeyts cơ bản về cách kinh doanh tối ưu
tùy thuật vào tùng thị trường nhất đinh như thi trường cạnh
tranh hay thị trường độc quyền. Với từng mục tiêu doanh
nghiệp mà có thể áp dụng đa dạng các lý thuyết để tối đa
được mục đích của doanh nghiệp khi có thể hạ thấp lợi
nhuận để mở rộng thị trường hay có thể đạt lợi nhuận tối đa
khi sản xuất chính xác một lượng hàng hóa nhất đinh. Hay
việc dưa ra các quyết định kinh doanh khi tiếp tục kinh
doanh để cắt lỗ hay dừng hoạt động kinh doanh khi đạt đến
một mức cụ thể đã nghiên cứu trước.

Câu 4: Anh/Chị có kế hoạch gì để kỳ kiểm tra cuối kỳ môn học này đạt
được kết quả cao như mong đợi?

-Mục tiêu đề ra của em là có thể đạt được điểm A môn Kinh tế vi mô


vào kì đầu vì đây sẽ là bước đà vũng chắc để em tiếp tục đạt điểm số
tốt trong các môn về kinh tế học về sau. Đây cũng sẽ là một vị trí an
toan để đôi khi không may có thể nâng điểm các môn khác. Và để đạt
được mục tiêu đã đề ra em sẽ tuân thủ theo những kế hoạch đã đề ra
từ trước

 Đó là mỗi ngày sẽ giảnh thời gian để giải đề và ôn tập lại các kiến
thức mà mình còn thiếu sót sau mỗi bài kiểm tra
 Giải đề nhiều để có thể hình thành tư duy phản xạ tốt với các câu
hỏi, làm quen với các dạng đề, các câu hỏi thường xuyên bắt gặp
trong các đề sẽ được chú ý hơn cả.
 Về những mảng em chưa nắm rõ cụ thể như lý thuyết tiêu dùng
em sẽ tìm nhiều các bài giải trên mạng cũng như nhờ bạn bè giảng
lại để hiểu rõ nhất có thể.

Câu 5: Anh/Chị có cam kết gì với nhà tài trợ về kết quả học tập của
mình trong học kỳ này? Và các học kỳ tiếp theo? Anh/Chị sẽ phải làm
gì để thực hiện được các cam kết đó?

 Em cam kết với nhà tài trợ ràng kết quả học tập kì này sẽ sáng như
pháo bông mùa tết, với 3 môn điểm A và không học lại bất kì môn
nào.
 Ở kỳ học tiếp theo, em sẽ nâng tổng số môn đạt điểm A lên là 4
 Và để đạt được mục tiêu đã đề ra em cam kết sẽ sắp xếp hiệu quả
việc học với việc làm them hiện tại để có thể có nhiều thời gian
hơn cho việc ôn tập

You might also like