You are on page 1of 132

`

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................2


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ..................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................3
MỞ ĐẦU:....................................................................................................................... 5
TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỒ ÁN:............................................5
MỤC TIÊU THỰC HIỆN..........................................................................................5
NỘI DUNG THỰC HIỆN..........................................................................................5
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN..................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..........................................................................................7
1.1 TỔNG QUAN CÁC NGUỒN NƯỚC..................................................................7
1.1.1 Nước mưa:.....................................................................................................7
1.1.2 Nước mặt:......................................................................................................7
1.1.3 Nước dưới đất................................................................................................7
1.2 TỔNG QUAN KHU VỰC CẤP NƯỚC..............................................................9
1.2.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................9
1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội..............................................................................12
1.3 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP.............................14
1.3.1 Phương pháp cơ học:...................................................................................14
1.3.2 Phương pháp hóa lý:....................................................................................21
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC CẤP....................................................................................................25
2.1 QUY MÔ DÂN SỐ............................................................................................25
2.2 NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG..............................................25
2.2.1 Lưu lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt.................................................25
2.2.2 Lưu lượng nước cấp cho trường học............................................................26
2.2.3 Lưu lượng nước cấp cho công trình y tế......................................................26
2.2.4 Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp tập trung....................................26

1
`
2.2.5 Lưu lượng nước cấp cho tiểu thủ công nghiệp.............................................27
2.2.6 Lưu lượng nước tưới đường, tưới cây..........................................................27
2.2.7 Lưu lượng nước phục vụ cho các công trình công cộng..............................28
2.2.8 Công suất hữu ích........................................................................................28
2.2.9 Công suất của trạm bơm cấp 2 phát vào mạng lưới cấp nước......................28
2.2.10 Lưu lượng nước chữa cháy........................................................................28
2.2.11 Công suất trạm xử lý..................................................................................29
2.3 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC............................................................................29
2.4 DẪN CHỨNG MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP.............31
2.5 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC.........................................................33
2.6 XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CÒN THIẾU VÀ TÍNH TOÁN LƯỢNG HOÁ
CHẤT ĐƯA VÀO....................................................................................................40
2.6.1 Tổng hàm lượng muối có trong nước...........................................................40
2.6.2 Xác định hàm lượng CO2 tự do có trong nước nguồn..................................40
2.6.3 Xác định hàm lượng chất keo tụ..................................................................41
2.6.4 Xác định hàm lượng chất kiềm hóa.............................................................42
2.6.5 Xác định các chỉ tiêu của nước sau khi keo tụ.............................................43
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH...............47
3.1 CÔNG TRÌNH THU NƯỚC..............................................................................47
3.1.1 Vị trí và loại công trình thu nước.................................................................47
3.1.2 Tính toán công trình thu...............................................................................48
3.1.3 Tính toán trạm bơm cấp 1...........................................................................57
3.2 TÍNH TOÁN BỂ HÒA TRỘN VÀ TIÊU THỤ HOÁ CHẤT............................61
3.2.1 Tính toán bể hòa trộn phèn..........................................................................61
3.2.2 Tính toán bể tiêu thụ phèn...........................................................................63
3.2.3 Thiết kế bể hòa trộn và bể tiêu thụ...............................................................64
3.2.4 Chọn bơm dung dịch phèn và bơm định lượng............................................65
3.2.5 Bể tiêu thụ vôi và bơm định lượng...............................................................66
3.2.6 Tính thiết bị pha chế vôi sữa........................................................................68
3.3 TÍNH TOÁN BỂ TRỘN ĐỨNG........................................................................70

2
`
3.4 Tính toán bể phản ứng vách ngăn dạng đứng.....................................................75
3.5 Tính toán bể lắng ngang.....................................................................................77
3.5.1 Tính toán kích thước bể lắng ngang.............................................................78
3.5.2 Tính toán ngăn phân phối, mương thu nước từ bể phản ứng........................79
3.5.3 Máng thu nước bể lắng................................................................................80
3.5.4 Tính toán mương thu nước sau lắng.............................................................82
3.5.5 Hệ thống xã cặn...........................................................................................83
3.6 Bẻ lọc nhanh.......................................................................................................87
3.6.1 Tính toán bể lọc...........................................................................................88
3.6.2Tính toán hệ thống phân bối nước vào ra bể lọc...........................................90
3.6.3 Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc.................................................92
3.6.4 Tính toán hệ thông dẫn gió rữa lọc..............................................................94
3.6.5 Cấu tạo khe hở của chụp lọc........................................................................96
3.6.6 Tính toán máng phân phối nước lọc và thu nước rửa lọc.............................97
3.6.7 Tính tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh.....................................................99
3.7 TÍNH TOÁN BỂ CHỨA..................................................................................104
3.7.1Bảng thống kê lưu lượng giờ dùng nước trong ngày dùng nhiều nhất........104
3.7.2 Hệ số không điều hoà lớn nhất cho khu đô thị...........................................105
3.7.3 Tính toán kích thước bể chứa.....................................................................108
3.8 TÍNH TOÁN BỂ LẮNG BÙN CẶN................................................................113
3.9 Tính toán công trình phụ...................................................................................114
3.9.1 Tính toán lưu lượng chất khử trùng Clo.....................................................114
3.9.2 Cấu tạo trạm khử trùng..............................................................................115
3.9.3 Tính toán kho chứa vôi..............................................................................116
3.9.4 Tính toán kho chứa clo..............................................................................117
3.9.5 Tính toán kho chứa phèn............................................................................117
3.10 Tính toán cao trình các hạng mục...................................................................118
3.10.1 Tính toán cao trình và bố trí bể chứa......................................................118
3.10.2 Tính toán cao trình và bố trí bể lọc nhanh................................................118

3
`
3.10.3 Tính toán cao trình và bố trí bể lắng ngang..............................................119
3.10.4 Tính toán cao trình bể phản ứng..............................................................119
3.10.5 Tính toán cao trình và bố trí bể trộn đứng................................................120
3.11 TRẠM BƠM CẤP II......................................................................................120
3.11.1 Ống hút, ống đẩy......................................................................................120
3.11.2 Bơm cấp nước sinh hoạt..........................................................................120
3.11.3 Bơm chữa cháy........................................................................................122
CHƯƠNG 4: KHÁI TOÁN CHI PHÍ.........................................................................125
4.1 CHI PHÍ XÂY LẮP THIẾT BỊ VẬT TƯ........................................................125
4.2. CHI PHÍ VẬN HÀNH.....................................................................................129
4.2.1 Chi phí hoá chất, điện năng, nhân công.....................................................129
4.2.2 Chi phí sữa chữa nhỏ.................................................................................129
4.2.3 Chi phí khấu hao hàng năm.......................................................................129
4.2.4 Chi phí khác...............................................................................................129
4.3 TÍNH GIÁ THÀNH 1 m3 NƯỚC......................................................................130
4.3.1 Suất đầu tư xây dựng 1 m3 nước................................................................130
4.3.2 Giá thành cho một m3.................................................................................130
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ........................................................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................132

4
`
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT NỘI DUNG TRANG
1 Bảng 2.1: Kết quả phân tích 26 chỉ tiêu mẫu nước hồ Trị 32
An
2 Bảng 3.1: Các thông số thiết kế song chắn rác 53
3 Bảng 3.2: Các thông số thiết ống tự chảy 55
4 Bảng 3.3: Các thông số thiết kế lưới chắn rác 58
5 Bảng 3.4: Các thông số thiết kế ngăn thu, ngăn hút 60
6 Bảng 3.5: Các thông số thiết kế bể tiêu thụ hoá chất 43
7 Bảng 3.6: Các thông số thiết kế bể trộn đứng 77
8 Bảng 3.7: thông số thiết kế bể phản ứng vách ngăn dạng 80
đứng
9 Bảng 3.8: Thông số thiết kế bể lắng ngang 88
10 Bảng 3.9: Các thông số thiết kế bể lọc. 105
11 Bảng 3.10: Tổng hợp lưu lượng các giờ dùng nước trong 109
ngày
12 Bảng 3.11: Dung tích điều hoà của bể chứa 112
13 Bảng 3.12: Các thông số bể chứa 115
14 Bảng 3.13: Thông số hố chứa bùn 116
15 Bảng 3.14. Thông số các hạn mục công trình phụ 121
16 Bảng 4.1 - Chi phí mua sắm thiết bị chính 128
17 Bảng 4.2 - Chi phí xây dựng 130
18 Bảng 4.3 - Chi phí khác 131
19 Bảng 4.4 - Tổng kinh phí xây dựng 132
20 Bảng 4.5 – Chi phí hoá chất, điện năng, nhân công 132

5
`
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
STT NỘI DUNG TRANG
1 Sơ đồ 2.1: Dây chuyền xử lý nước trạm xử lý nước cấp tập 35
trung công suất 15.000m /ngđ ở Thị trấn Cai Lậy- Huyện
3

Cai Lậy-tỉnh Tiền Giang.


2 Sơ đồ 2.2: Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước trạm xử lý 41
nước cấp công suất 17000 m3/ngđ ở xã Bầu Hàm – huyện
Thống Nhất-tỉnh Đồng Nai.
3 Biểu đồ 3.1: biểu đồ tiêu thụ nước trong 24 giờ. 111

DANH MỤC HÌNH ẢNH


STT NỘI DUNG TRANG
1 Hình 1.1: Bản đồ thể hiện vị trí xã Bàu Hàm II, huyện Thống 12
Nhất, tỉnh Đồng Nai
2 Hình 2.1 – Toán đồ để xác định nồng độ CO2 tự do trong 44
nước thiên nhiên
3 Hình 2.2 – Toán đồ để xác định pH tự do trong nước thiên 47
nhiên
4 Hình 2.3 - Đồ thị để xác định pH của nước đã bảo hoà Canxi 48
Cacbonat đến trạng thái cân bằng

6
`

7
`

MỞ ĐẦU:

TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỒ ÁN:


Nước thiên nhiên không chỉ sử dụng để cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt mà còn được
sử dụng cho nhiều mục đích khác nữa như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải, thủy điện,... Bản thân việc sử dụng nước như vậy cũng đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Con người lại còn xả vào nguổn nước các loại nước thải sản xuất, sinh hoạt, ... Nước
mưa chảy trên bề mặt khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp xuống sông, hồ mang theo
nhiều rác rưởi, bụi bặm, hóa chất, vi trùng, .... tất cả những điều đó đều làm tăng độ
màu,độ mùi và làm xấu chất lượng nước.
Huyện Thống Nhất gồm 10 xã, trong đó xã Bàu Hàm II là xã đi đầu trong việc hình
thành rất sớm các nhà máy công nghiệp, hiện tại xã có Khu công nghiệp Dầu Giây với
các nhà máy đã đi vào hoạt động.
Do nhu cầu dùng nước của người dân ở xã Bàu Hàm II – huyện Thống Nhất ngày càng
lớn, nhưng nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn cho huyện còn quá ít, nhiều hộ dân sử dụng
giếng khoan lấy nước trực tiếp sử dụng không qua xử lý. Chính vì vậy việc xây dựng
một trạm cấp nước sẽ đáp ứng được nhu cầu dùng nước sạch tại xã Bàu Hàm II, đồng
thời góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân và đẩy mạnh kinh tế của xã.

MỤC TIÊU THỰC HIỆN


Tính toán, lựa chọn phương án tối ưu để thiết kế trạm xử lý nước cấp tập trung nhằm
đảm bảo cung cấp nước sạch đạt chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT và đủ cho nhu
cầu dùng nước đến năm 2045 cho xã Bàu Hàm II – huyện Thống Nhất.

Thông qua đồ án này, em sẽ củng cố được những kiến thức của môn học, phục vụ cho
việc học tập và công tác sau này.

NỘI DUNG THỰC HIỆN


 Điều tra thu thập các số liệu
- Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội
- Phương hướng phát triển của thị xã
- Lượng và trữ lượng các nguồn nước trong khu vực
- Hiện trạng cấp nước và nhu cầu dùng nước
 Nghiên cứu lựa chọn nguồn nước và công nghệ xử lý
 Tính toán thiết kế trạm xử lý

8
`
 Tính toán bản vẽ

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


 Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu

Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến khu đô thị, nguồn cấp nước ở địa phương.
 Phương pháp đánh giá tổng hợp

Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập và phân tích. Xử lý số liệu và đánh giá dựa trên các
tiêu chuẩn, qui định hiện hành của nhà nước về chất lượng nguồn cấp nước.
 Phương pháp tham khảo tài liệu

Tham khảo các giáo trình xử lý nước cấp, thông tin từ giảng viên, tham khảo có chọn
lọc các thông tin liên quan từ các nguồn khác như luận văn khoá trước, các nguồn từ
internet.
 Phương pháp so sánh phân tích

So sánh ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các loại công nghệ để chọn ra dây
chuyền xử lý tối ưu, cho kết quả xử lý tốt nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về kinh
tế.
 Phương pháp bản đồ

Căn cứ vào bản đồ địa hình khu vực xây dựng trạm xử lý để có thể chọn các công trình
phù hợp với diện tích xây dựng cho phép mà vẫn đáp ứng được yêu cầu xử lý. Phương
pháp này giúp cho việc bố trí vị trí các công trình trong dây chuyền hợp lý thuận lợi
cho việc xây dựng, vận hành, bảo dưỡng.
 Phương pháp đồ hoạ

Việc thực hiện các bản vẽ giúp cho những người có liên quan có thể hình dung được
một cách dễ dàng và nhanh chóng hình dáng, cao trình, vị trí, trình tự hoạt động của
các công trình trong công nghệ xử lý, đồng thời là cơ sở để xây dựng dây chuyền xử lý
nước cấp.

9
`
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN CÁC NGUỒN NƯỚC

1.1.1 Nước mưa:


Nước mưa có thể xem như là nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết bởi vì
nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi và thậm chí cả vi khuẩn có trong không khí.
Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau. Hơi
nước gặp không khí chứa nhiều oxit nito hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo nên các trận mưa
axit. Hệ thống thu gom nước mưa dùng để sinh hoạt gồm hệ thống mái, máng thu gom
dẫn về bể chứa. Nước mưa có thể dự trữ trong các bể chứa có mái che để dùng quanh
năm.

1.1.2 Nước mặt:


Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối. Nước mặt có các đặc
trưng :
- Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ do
xảy ra quá trình lắng cặn nên chất lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối
thấp và chủ yếu ở dạng keo.
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên gần gũi với con người nhất và cũng chính vì vậy mà
nguồn nước mặt dễ ô nhiễm do điều kiện môi trường, do các hoạt động khi khai thác và
sử dụng nguồn nước. Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm
bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh. Nguồn nước tiếp nhận các dòng thải công
nghiệp thường bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như kim loại nặng, các chất hữu cơ và
các chất phóng xạ. Do đó, nguồn nước mặt tự nhiên khó đạt yêu cầu để đưa vào trực tiếp
sử dụng trong sinh hoạt hay phục vụ sản xuất mà không qua xử lý.

1.1.3 Nước dưới đất


Nước dưới đất là nguồn nước được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất. Nước dưới
đất ít chịu ảnh hưởng yếu tố tác động của con người hơn nước mặt. Thành phần đáng
quan tâm trong nước dưới đất là các tạp chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa

10
`
hình, điều kiện địa tầng, thời tiết, các quá trình phong hóa, sinh hóa trong khu vực. Các
đặc trưng chung của nước dưới đất:
- Độ đục thấp.
- Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định.
- Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S,…
- Chứa nhiều khoáng chất hóa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo,…
- Không có sự hiện diện của vi sinh vật.
Nước dưới đất cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con người. Các chất thải của
con người và động vật, các chất thải hóa học, chất thải sinh hoạt cũng như việc sử dụng
phân bón hóa học..Tất cả các chất thải đó theo thời gian sẽ ngấm dần vào nguồn nước,
tích tụ dần và dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước dưới đất. Nước
luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất. Nó tạo nên sự
cân bằng giữa đất và nước.
Người ta chia nước ngầm làm 2 loại:
- Nước dưới đất hiếu khí (có oxy) : loại này thường có chất lượng tốt, có trường hợp
không cần qua xử lý mà có thể cấp trực tiếp để sử dụng.
- Nước dưới đất yếm khí (không có oxy) : oxy bị tiêu thụ trong quá trình nước ngấm
qua các tầng đất đá. Lượng oxy hòa tan bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe 2+,
Mn2+ sẽ được tạo thành.
Nước dưới đất có thể chứa Ca2+ và Mg2+ sẽ tạo nên độ cứng cho nước. Ngoài ra trong
nước còn chứa các ion như: Na2+, Fe2+, Mn2+, NH4+, HCO3-, SO42-,…

11
`

1.2 TỔNG QUAN KHU VỰC CẤP NƯỚC

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Vị trì địa lý


Xã Bàu Hàm II thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, có vị trí thuận lợi về giao
thông cả đường thủy lẫn đường bộ nằm ở vị trí giao điểm giữa Quốc lộ 1, Quốc lộ 20
và đường tỉnh 769, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Hình 1: Bản đồ thể hiện vị trí xã Bàu Hàm II, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Cách huyện Trảng Bom khoảng 15 km,
Cách thị xã Long Khánh 12 km
Cách TP Biên Hòa 38 km theo quốc lộ 1
Cách thị trấn Định Quán 45 km theo Quốc lộ 20,

12
`
Cách thị trấn Long Thành 30km và cách Tp Hồ Chí Minh 70 km theo đường tỉnh 769.
Phía Bắc giáp đường sắt Bắc Nam, ga và kho bãi Dầu Giây thuận tiện cho lưu thông
hàng hóa bằng đường sắt đi các nơi.
Phía Đông giáp đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tiết kiệm thời gian
đi lại, vận chuyển
Lợi thế : Xã là nơi hội tụ các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, khá thuận lợi
trong việc thu hút sự đầu tư từ bên ngoài dể hình thành các khu và cụm công nghiệp
( hiện xã có khu công nghiệp Dầu Giây với diện tích đất xây dựng xí nghiệp là
192,47ha
Hạn chế : Sức ép tăng thu nhập đối với sản xuất nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ ngày
càng nghiêm ngặt đối với môi trường.

1.2.1.2 Đặc điểm khí hậu

1.2.1.2.1 Nhiệt độ
Về khí hậu, xã Bàu Hàm II Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít chịu
ảnh hưởng của thiên tai, có hai mùa: mùa khô và mùa mưa tương phản nhau rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
bên cạnh đó, muà khô có gió mùa Đông Bắc, mang đặc tính chủ yếu của vành đai tính
phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm nên ảnh hượng rất lớn đến quy trình sinh
trưởng và phát triển các loại cây trồng cũng như trong sinh hoạt.
- Nhiệt độ trung bình trong năm : 25-26oC
- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 34-35oC
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21-22oC
- Tổng số nắng trong năm trung bình: 2600-2700 giờ/năm
- Nhiệt độ không khí thoáng mát trung bình 25.4oC
Với đặc điểm khí hậu nêu trên, hầu hết cây trồng- vật nuôi đều thiếu nước trong mùa
khô. Trong tính toán thiết kế, cần quan tâm đến việc khai thác nguồn nước phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất.

1.2.1.2.2 Lượng mưa


Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, với lượng mưa 2139mm/năm chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, lượng
bốc hơi trung bình từ 1100-1400 mm/năm, hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao
nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể.

13
`
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ chiếm 10-15%
tổng lượng mưa cả năm

1.2.1.2.3 Độ ẩm không khí


Độ ẩm trung bình trong năm từ 80-85%
Độ ẩm cao nhất 90-93% tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
Độ ẩm thấp nhất 20-28% tập trung chủ yếu vào mùa khô.

1.2.1.2.4 Bức xạ
Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2600-2700 giờ/năm, trong đó mùa khô chiếm
50-60% số giờ nắng trong năm, tổng tích ôn trung bình la 9490oC và phân bố theo mùa
nên thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển và đa dạng hóa cây trồng, đặc biệt là cây
trồng nhiệt đới.
Với đặc điểm khí hậu nêu trên, hầu hết khu vực xã đều thiếu nước trong mùa khô. Vì
vậy, cần quan tâm đến việc khai thác các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản
xuất.

1.2.1.3 Địa hình và thổ nhưỡng


Địa hình: Hầu hết đất ở khu vực xã là đất bằng ( độ dốc: 0-8 o) được sử dụng cho việc
trồng cao su, chỉ còn khoảng 408ha sử dụng cho trồng lúa và hoa màu. Khu vực đất
sườn thoải (8-15o) chủ yếu sử dụng cho trồng cây lâu năm.
Thuận lợi địa hình: Có chung kết cấu hạ tầng của vùng Đông Nam Bộ, nền đất cứng,
cường độ chịu nén cao. Giảm thiểu chi phí xây dựng móng công trình.
Thổ nhưỡng: Đất đai của xã phần lớn là đất bazan, phân bố trên địa hình tương đối
bằng hoặc ít dốc, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

1.2.1.4 Thủy văn


Thủy văn chịu sự chi phối của ảnh hưởng khí hậu và điều kiện địa hình. Mùa mưa làm
tăng nguồn nước dự trữ trong các dòng chảy và nước ngầm, ít xảy ra hiện tượng lũ
quét.
Theo đặc điểm thủy văn Đồng Nai thì huyện Thống Nhất có Modul dòng chảy bình
quân năm đạt 60-70 l/s/km2 và mùa cạn đạt 10-12 l/s/km2
Nước mặt: Theo khảo sát nghiên cứu, tại khu vực xã Bàu Hàm II có nhiều nguồn nước
mặt với suối Sông Nhạn và hồ Trị An. Tuy nhiên chất lượng và lưu lượng không ổn

14
`
định, ảnh hưởng tới việc cấp nước. Diện tích lưu vực hồ Trị An là 14.776 km 2. Hồ Trị
An là một trong những hồ chứa lớn nhất miền Đông Nam Bộ, khai thác tổng hợp
nguồn nước phục vụ phát điện, tưới cho nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và các khu
công nghiệp.
Nước ngầm: Tọa lạc tại xã có nguồn nước ngầm trữ lượng khá, các giếng khoan ở độ
sâu 100 – 120 m, nước ngầm tầm sâu có lưu lượng khá lớn nhưng việc khoan khai thác
khó khăn do nhiều khu vực có đá tảng tầng nông, chất lượng nước ngầm tốt,có thể khai
thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cộng đồng dân cư.

1.2.1.5 Cảnh quan môi trường


Khu vực là một xã thuộc Đông Nam Bộ có đồng bằng và đồi núi nên có nhiều cảnh
quan đẹp để phát triển du lịch. Công nghiệp của xã đang phát triển nên mức độ ô nhiễm
chưa đáng kể nhưng bên cạnh đó phát sinh khí thải, mùi do sản xuất của một số nhà
máy. Do việc sử dụng phân bón, nông dược chưa hợp lý và việc phân bố dân cư dọc
theo ven lộ nên dễ bị ô nhiễm củ bụi và tiếng ồn cũng như chất thải nhiên liệu là cac
nguyên nhân gây ô nhiễm chính hiện nay.

1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội


Dân số: Theo thống kê dân số xã Bàu Hàm II tổng dân số hiện có 19303 người, theo tỷ
lệ gia tăng dân số hằng năm là 1.28% hằng năm.

1.2.2.1 Hoạt động kinh tế

1.2.2.1.1 Nông nghiệp


Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 1837.5 ha với các loại cây chủ yếu như: chôm
chôm, điều, cà phê, cao su, lúa. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 0.4723ha, chủ
yếu là trồng rừng sản xuất và định hướng trong tương lai chuyển toàn bộ diện tích đất
lâm nghiệp sang đất trồng cây ăn trái.
Trong những năm qua, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của xã luôn tăng đáng
kể. Sản xuất nông nghiệp của xã đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhưng tăng
chậm và nuôi trồng thủy sản giảm mạnh. Đặc biệt, trong nội bộ ngành nông nghiệp, do
giá cả hàng hóa nông sản không ổn định, nhất là giá cả của một số hàng hóa nông sản
chủ lực (cà phê và cao su) có xu thế giảm mạnh, dẫn tới giá trị sản xuất ngành trồng
trọt tăng chậm. ngược lại, chăn nuôi phát triển khá ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng
cao (1.25% năm). Đây có thể xem là một trong những thành tựu trong sản xuất nông
nghiệp của xã.

15
`
1.2.2.1.2 Công nghiệp
Trên địa bàn xã hình thành Khu công nghiệp Dầu Giây tọa lạc tại KM2, đường tỉnh
769, xã Bàu Hàm II huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất quy hoạch
Khu Công Nghiệp : 330.804ha. Bước đầu cơ sở hạ tầng đang được đầu tư xây dựng và
cũng đã có một số công ty xí nghiệp đi vào hoạt động sản xuất. Với lực lượng lao động
dồi dào, xã có định hướng sẽ phát triển thương mại dịch vụ trong thời gian tới. Đây là
tiềm năng thế mạnh trong việc phát triển kinh tế xã hội ở xã nhà

1.2.2.1.3 Chăn nuôi


Chăn nuôi của huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh cả về quy mô đàn lẫn
chất lượng sản phẩm, đang từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung theo kiểu
công nghiệp. Chăn nuôi chủ yếu là bò, heo, gà, vịt.

1.2.2.2 Giáo dục - y tế - văn hóa

1.2.2.2.1 Giáo dục


 Trường mầm non: Toàn xã có 1 trường mầm Dầu Giây chuẩn quốc gia và 6
trường phân hiệu của trường ; với tổng số 30 giáo viên và khoảng 440 học sinh; có
tổng số 18 lớp học, trong đó đã kiên cố hóa 10 lớp; có 2 phòng chức năng đều được
kiên cố hóa.
 Trường tiểu học: toàn xã có 2 trường tiểu học, với tổng số 80 giáo viên , 2070 học
sinh và 58 lớp học. Hiện tại xã chưa có trường đạt chuẩn quốc gia trong đó: cần
nâng cấp 1 trường Phan Bội Châu tại ấp 6; Đang xây dựng mới trường Trần Bình
Trọng tại ấp 10.
- Số phòng học chưa đạt chuẩn: 20
- Số phòng chức năng còn thiếu: 9
- Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu: 10.453,2 m2.
 Trường trung học cơ sở: Xã có 1 trường THCS Ngô Quyền nằm tại ấp 7, trong đó
có 94 giáo viên , 1694 học sinh và 41 lớp học đều được kiên cố hóa
- Số phòng học chưa đạt chuẩn: 0
- Số phòng chức năng còn thiếu: 8
- Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu: 8400 m2.
 Trường trung học phổ thông: Xã có 1 trường THPT Dầu Giây đạt chuẩn quốc gia
nằm tại ấp 12, trong đó có giáo 128 viên, 1825 học sinh và 45 lớp học đều được
kiên cố hóa.

16
`
- Số phòng học chưa đạt chuẩn: 0
- Số phòng chức năng còn thiếu: 0
- Số diện tích sân chơi,: 10950 m2.

1.2.2.2.2 Y tế
- Trạm Y tế: xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia;
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế : 66,2%
- Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng các loại vacxin : 96%
- Tỷ lệ trẻ em SDD trong độ tuổi : 3,43%
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên : 4,82 %
Công tác y tế dự phòng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nhất là tiêm chủng mở
rộng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế là thiếu nhân viên có
trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu cấp cứu ở cơ sở và thiếu thốn trang thiết bị trong
việc khám chữa bệnh. Dù vậy, trạm y tế đã hoạt động tương đối tốt, đáp ứng được nhu
cầu khám chữa bệnh cho người dân và được cấp trên đánh giá cao trong thời gian qua.
Nhưng với tình hình dân số như hiện nay và nhu cầu chữa bệnh thực tế, trạm mới chỉ
đáp ứng được một số mặt như tiêm chủng mở rộng, sơ cấp cứu thông thường và vẫn
chưa tạo được niềm tin cho người dân để giảm tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến.

1.2.2.2.3 Văn hóa


Xã có trạm bưu điện nằm ở trung tâm xã. Nhờ đó, báo chí được phát hành nhanh chóng
thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của người dân.Trong các dịp lễ lớn, xã có tổ
chức các chương trình biểu diễn văn nghệ do các đoàn nghiệp dư của các trường học
hoặc các đoàn chuyên nghiệp của tỉnh về biểu diễn. Ngoài ra, trong các ngày lễ kỷ
niệm lớn mỗi đoàn thể đều dành thời gian tham gia vui chơi bằng những cuộc thi như:
thi kiến thức, các trò chơi dân gian, ca hát. Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức nói
chuyện chuyên định kỳ về khoa học thường thức bảo vệ sức khỏe ở thôn ấp.

1.3 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP

1.3.1 Phương pháp cơ học:


Sử dụng phương pháp cơ học nhằm loại bỏ các hợp chất không hòa tan chứa trong
nguồn nước. Các công trình xử lý cơ học bao gồm:

17
`
1.3.1.1 Song chắn rác – Lưới chắn rác:
Giữ lại các tạp chất thô (chủ yếu là rác) để trách tắc bơm, tắc đường ống hoặc kênh
dẫn.

1.3.1.2 Bể lắng:
 Bể lắng ngang:
Là loại bể mà trong đó nước chuyển động theo chiều ngang. Có kích thước hình chữ
nhật, làm bằng bê tông cốt thép.Sử dụng khi công suất lớn hơn 300m3/ngàyđêm.

Cấu tạo bể lắng ngang: bộ phận phân phối nước vào bể; vùng lắng cặn; hệ thống thu
nước đã lắng; hệ thống thu nước xã cặn.

Có 2 loại bể lắng ngang: bể lắng ngang thu nước ở cuối và bể lắng ngang thu nước đều
trên bề mặt.

 Bể lắng đứng
Là loại bể mà nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các hạt
cặn rơi ngược chiều với chiều chuyển động của dòng nước từ trên xuống.

Hiệu quả lắng trong bể lắng đứng không chỉ phu thuộc vào chất keo tụ, mà còn phụ
thuộc vào sự phân bố đều của dong nước đi lên và chiều cao vùng lắng phải đủ lớn thì
các hạt cặn mới kết dính với nhau được.

Bể thường có dạng hình vuông hoặc hình tròn được xây bằng gạch hoặc bê tông cốt
thép.

Được sử dụng cho những trạm xử lý có công suất nhỏ hơn 3000m3/ ngàyđêm.

Bể lắng đứng hay bố trí kết hợp với bể phản ứng xoáy hình trụ.

Cấu tạo bể: vùng lắng có dạng hình trụ hoặc hình hộp ở phía trên và vùng chứa nến
cặn ở dạng hình nón hoặc hinh chóp ở phía dưới, Cặn tích lũy ở vùng chứa nén cặn
được thải ra ngoài theo chu kì bằng ống và van xả cặn .

Nguyên tắc làm việc bể: đầu tiên nước chảy vào ống trung tâm ở giữa bể, rồi đi xuống
dưới qua bộ phận hãm là triệt tiêu chuẩn động xoáy rồi vào bể lắng. Trong bể lắng
đứng, nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên, cặn rơi từ trên xuống đáy
bể. Nước đã lắng trong được thu vào máng vòng bố trí xung quanh thành bể và được
đưa sang bể lọc.

18
`
 Bể lắng lớp mỏng
Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang nhưng khác với lang ngang là
trong vùng lắng của bể được đặt thêm các bảnh vách ngăn bằng thép không rỉ hoặc
bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng một góc 45o ÷ 60o so với mặt phẳng nằm
ngang và song song với nhau.

Do có cấu tạo thêm các bản vách ngăn nghiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu suất lắng
cao hơn so với bể lắng ngang. Vì vậy kích thước bể lắng lớp mỏng nhỏ hơn bể lắng
ngang, tiết kiệm diện tích đất xây dựng và khối lượng xây dựng công trình.

Tuy nhiên do phải đặc nhiều bản vách ngăn song song ở vùng lắng, nên việc lắp ráp
phức tạp và tốn vật liệu làm vách ngăn. Mặt khác do bể có chế độ làm việc ổn định,
nên đòi hỏi nước đã hòa trộn chất phản ứng cho vào bể phải co chất lượng tương đối ổn
định.

Vì vậy, trước mắt nên xử dụng bể lắng lớp mỏng cho những trạm xử lý có công suất
không lớn, khi xây mới, hoặc có thể sử dụng khi cần cải tạo bể lắng ngang cũ để nâng
công suất trong điều kiện diện tích không cho phép xây dựng thêm công trình mới.

Theo chiều của dòng chảy, bể lắng lớp mỏng được chia làm 3 loại: bể lắng lớp mỏng
với dòng chảy ngang; bể lắng lớp mỏng với dòng chảy nghiêng cùng chiều; bể lắng lớp
mỏng với dòng chảy ngược chiều.

 Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng


Nước cần xử lí sau khi đã trộn đều với chất phản ứng ở bể trộn ( không qua bể phản
ứng) đi theo đường ống dẫn nước vào, qua hệ thống phân phối với tốc độ thích hợp vào
ngăn lắng.

Khi đi qua lớp cặn ở trạng thái lơ lửng, các hạt cặn tự nhiên có trong nước sẽ va chạm
và kết dính với các hạt cặn lơ lửng và được giữ lại. Kết quả nước được làm trong.

Thông thường ở lắng trong, tầng cặn lơ lửng gồm 2 ngăn: ngăn lắng và ngăn chứa nén
cặn. Lớp nước ở phía trên tầng cặn lơ lửng gọi là tầng bảo vệ. Nếu không có tầng bảo
vệ, lớp cặn lơ lửng sẽ bị cuốn theo dòng nước qua máng tràn làm giảm hiệu quả lắng
cặn.

Mặc khác để bể lắng trong làm việc được tốt, nước đưa vào bể phải có lưu lượng và
nhiệt độ ổn định.

19
`
Ngoài ra nước trước khi đưa vào bể lắng trong phải qua ngăn tách khí. Nếu không
trong quá trình chuyển động từ dưới lên trên, các bọt khí sẽ kéo theo các hạt cặn tràn
vào máng thu nước trong làm giảm chất lượng nước sau lắng.

Bể lắng trong có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản ứng, bởi vì quá trình phản
ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay trong lớp cặn lơ
lửng của bể lắng.

Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và tốn diện tích xây dựng hơn. Nhưng bể
lắng trong có kết cấu phức tạp, chế độ quản lí chặc chẽ, đòi hỏi công trình làm việc liên
tục suốt ngày đêm và rất nhạy cảm với dao động lưu lượng và nhiệt độ của nước.

Bể lắng trong chỉ sử dụng cho các trạm xử lý có công suất đến 3000 m3/ngàyđêm

 Bể lắng li tâm
Nước cần xử lí theo ống trung tâm vào giữa ngăn phân phối , rồi được phân phối vào
vùng lắng. Trong vùng lắng nước chuyển động chậm dần từ tâm bể ra ngoài. Ở đây cặn
được lắng xuống đáy, nước trong thì được thu vào máng vòng và theo đường ống sang
bể lọc.

Bể lắng li tâm có dạng hình tròn, đường kính có thể tư 5m trở lên. Bể lắng li tâm
thường được sử dụng sơ lắng các nguồn nước có hàm lượng cặn cao ( lớn hơn
2000mh/l) với công suất lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngàyđêm và có hoặc không
dùng chất keo tụ.

Bể lắng li tâm là loại trung gian giữ bể lắng ngang và bể lắng đứng. Nước từ vùng lắng
chuyển động từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên. So với một số kiểu bể lắng khác, bể
lắng li tâm có một số ưu điểm sau: nhờ có thiết bị gạt bùn, nên đáy bể có độ dốc nhỏ
hơn so với bể lắng đứng ( 5 ÷ 8%), do đó chiều cao công tác bể nhỏ (1,5 ÷ 3,5 m) nên
thích hợp xây dựng ở những khu vực có mực nước ngầm cao.

Bể vừa làm việc vừa xả cặn liên tục nên khi xả cặn bể vẫn làm việc bình thường.
Nhưng bể lắng li tâm có kết quả lắng cặn kém hơn so với các bể lắng khác do bể có
đường kính lớn, tốc độ dòng nước chuyển động chậm dần từ trong ra ngoài, ở vùng
trong do tốc độ lớn, cặn khó lắng đôi khi xuất hiện chuyển động khối.

Mặc khác nước trong chỉ có thể thu vào bằng hệ thống máng xung quanh bể nên thu
nước khó đều. Ngoài ra hệ thống gạt bùn cấu tạo phức tạp và làm việc trong điều kiện
ẩm ướt nên chống bị hư hỏng.

20
`
1.3.1.3 Bể lọc:
Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ
để giữ lại trên bề mặt hoặc giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc
các hạt cặn và vi trùng có trong nước.

Trong dây chuyền xử lý nước ăn uống sinh hoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng để làm
trong nước triệt để. Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu
chuẩn cho phép.

Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại làm tốc độ lọc giảm dần. Để khôi
phục lại khả năng làm việc của lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc gió, nước kết
hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Bể lọc luôn luôn phải hoàn nguyên.
Chính vì vậy quá trình lọc nước được đặc trưng ởi hai thông số cơ bản là: tốc độ lọc và
chu kì lọc.

Các loại bể lọc:

 Bể lọc chậm
Nước từ máng phân phối di vào bể qua lớp cát lọc vận tốc rất nhỏ ( 0.1 - 0.5 m/h). Lớp
cát lọc được đỏ trên lớp sỏi đỡ, dưới lớp sỏi đỡ là hệ thống thu nước đã lọc đưa sang bể
chứa.

Bể lọc chậm có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, bề rộng mỗi ngăn của bể không được
lớn hơn 6m và bề dày không lớn hơn 60m.

Số bể lọc không được ít hơn 2.

Bể lọc chậm có thể xây bằng gạch hoặc làm bằng bê tông cốt thép. Đáy bể thường có
độ đốc 5% về phía xả đáy.

Trước khi cho bể vào làm việc phải đưa nước vào bể qua ống thu nước ở phía dưới và
dân dần lên, nhầm dồn hết không khí ra khỏi lớp cát lọc. Khi mực nước dâng lên trên
mặt lớp cát lọc từ 20 ÷ 30 cm thìu ngừng lại và mở van cho nước nguồn vào bể đến
ngang cao độ thiết kế.

Mở van điều chỉnh tốc độ lọc và điều chỉnh cho bể lọc làm việc đúng tốc độ tính toán.
Trong quá trình làm việc, tổn thất qua bể lọc tăng dần lên, hàng ngày phải điều chỉnh
van thu nước một vài lần để đảm bảo tốc độ lọc ổn định. Khi tổn thất áp lực đạt đến trị
số giới hạn ( 1÷2m) thì ngừng vận hành để rửa lọc.

21
`
 Bể lọc nhanh
Theo nguyên tắc cấu tạo và hoạt động, bể lọc nhanh bbao gồm bể lọc một chiều và bể
lọ 2 chiều. Trong bể lọc một chiều gồm 1 lớp vật liệu lọc hoặc hai hay nhiều lớp vật
liệu lọc.

Khi lọc: nước được được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc, qua lớp
vật liệu ọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và được đưa vào bể chứa nước sạch.

Khi rửa: Nước rửa do bơm hoặc đài nước cung cấp, qua hệ thống phân phối nước rửa
lọc, qua lớp sỏi đỡ , lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng thu nước rửa,
thu về máng tập trung, rồi được xả ra ngoaig theo mương thoát nước.

Sau khi rửa, nước được đưa vào bể đến mực nước thiết kế, rồi cho bể làm việc. Do cát
mới rửa chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn, nên chất lượng nước lọc ngay sau khi rửa
chưa đảm bảo, phải xả lọc đầu, không đưa ngay vào bể chứa.

Hiệu quả làm việc của bể lọc phụ thuộc vào chu kì công tác của bể lọc, tức là phụ
thuộc vào khoảng thời gian giữa 2 lần rửa bể. Chu kì công tác của bể lọc dài hay ngắn
phụ thuộc vào bể chứa. Thời gian xả nước lọc đàu quy định là 10 phút.

 Bể lọc nhanh 2 lớp


Bể lọc nhanh 2 lớp, có nguyên tắc làm việc, cấu tạo và tính toán hoàn toàn giống bể lọc
nhanh phổ thông. Bể này chỉ khác bể lọc nhanh phổ thông là có 2 lớp vật liệu lọc: lớp
phía dưới là cát thạch anh, lớp phía trên là lớp than Angtraxit.

Nhờ có lớp vật liệu lọc phía trên có cỡ hạt lớn hơn nên độ rỗng lớn hơn. Do đó sức
chứa cặn bẩn của bể lắng lên từ 2 ÷ 2,5 lần so với bể lọc nhanh phổ thông. Vì vậy có
thể tăng tốc độ lọc của bể và kéo dài chu kì làm việc của bể.

Tuy nhiên khi rửa bể lọc 2 lớp vật liệu lọc thì cát và than rất dễ xáo trộn lẫn nhau. Do
đó chỉ dùng biện pháp rửa nước thuần túy để rửa bể lọc nhanh 2 lớp vật liệu lọc.

 Bể lọc sơ bộ
Bể lọc sơ bộ còn được gọi là bể lọc phá được sử dụng để làm sạch nước sơ bộ trước khi
làm sạch triệt để trong bể lọc chậm.

Bể lọc sơ bộ có nguyên tắc làm việc giống như bể lọc nhanh phỏ thông.

Số bể lọc sơ bộ trong 1 trạm không được nhỏ hơn 2.

22
`
 Bể lọc áp lực
Bể lọc áp lực là một loại bể lọc nhanh kín, thường được chế tạo bằng thép có dạng hình
trụ đứng ( cho công suất nhỏ) và hình trụ ngang ( cho công suất lớn).

Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền xử lí nước mặt có dùng chất phản ứng
khi hàm lượng cặn của nước nguồn đến 50mg/l độ màu đến 80o với công suất trạm xử
lý đến 3000m3/ngàyđêm, hay dùng trong dây truyền khử sắt khi dùng ezecto thu khí
với công suất nhỏ hơn 500m3/ngàyđêm và dùng máy nén khí cho công suất bất kì.

Do bể làm việc dưới áp lực, nên nước cần xử lý được đưa trực tiếp từ trạm bơm cấp I
vào bể, rồi đưa trực tiếp vào mạng lưới không cần trạm bơm cấp II.

Bể lọc áp lực có thể chế tạo sẵn trong xưởng. Khi không có điều kiện chế tạo sẵn có thể
dùng thép tấm hàn, ống thép … để chế tạo bể.

Nước được đưa vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh bể, qua lớp cát lọc, lớp đỡ vào hệ thống
thu nước trong, đi vào đáy bể và phát vào mạng lưới. Khi rửa bể, nước từ đường ống áp
lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát lọc và qua phễu thu, chảy theo ống thoát
nước rửa xuống mương thoát nước dưới sàn.

 Bể lọc tiếp xúc


Bể lọc tiếp xúc được sử dụng trong dây truyền công nghệ xử lí nước mặt có dùng chất
phản ứng đối với nguồn nước có hàm lượng cặn đến 150 mg/l, độ màu đến 150o
(thường là nước hồ) với công suất bất kì hoặc khử sắt trong nước ngầm cho trạm xử lí
có công suất đến 10.000 m3/ngàyđêm

Khi dùng bể lọc tiếp xúc, dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt sẽ không cần có bể
phản ứng và bể lắng.

Hỗn hợp nước phèn sau khi qua bể trộn vào thẳng bể lọc tiếp xúc, còn dây chuyền khử
sắt sẽ không cần co bể lắng tiếp xúc, nước ngầm sau khi qua dàn mưa hoặc thung quạt
gió vào thảng bể lọc tiếp xúc.

Trong bể lọc tiếp xúc, quá trình lọc xảy ra theo chiều từ dưới lên trên. Nước đã pha
phèn theo ống dẫn nước vào bể qua hệ thống phân phối nước lọc, qua lớp cát lọc rồi
tràn vào máng thu nước và theo đường ống dẫn nước sạch sang bể chứa.

Bể lọc tiếp xúc có thể làm việc với tốc độ không đổi trong suốt một chu kì làm việc
hoặc với tốc độ lọc thay đổi giảm dần đến cuối chu kì sao cho tốc độ lọc trung bình
phải bằng tốc độ lọc tính toán.

23
`
- Ưu điểm của bể lọc tiếp xúc: Khả năng chứa cặn cao, chu kì làm việc kéo dài. Đơn
giản hóa dây truyền công nghệ xử lí.
- Nhược điểm: tốc độ lọc bị hạn chế nên diện tích bể lọc lớn. Hệ thống phân phối
hay bị tắt, nhất lad trường hợp nước chứa nhiều sinh vật và phù du rong tảo.

1.3.2 Phương pháp hóa lý:

1.3.2.1 Quá trình keo


Trong nước sông suối, hồ ao,.. thường chứa các hạt cặn có nguồn gốc thành phần và
kích thước rất khác nhau. Đối với các loại cặn này dùng các biện pháp xử lý cơ học
trong công nghệ xử lý nước như lắng lọc có thể loại bỏ được cặn có kích thước lớn hơn
10-4mm. Cũng có hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4mm không thể tự lắng được mà luôn
tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng biện pháp lí cơ
học kết hợp với biện pháp hoá học, tức là cho vào nước cần xử lí các chất phản ứng để
tạo ra các hạt keo có khả năng kết lại với nhau và dính kết các hạt cặn lơ lửng có trong
nước, taọ thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể.

Để thực hiện quá trỡnh keo tụ người ta cho vào nước các chất phản ứng thích hợp như:
phèn nhôm Al2(SO4)3; phốn sắt FeSO4 hoặc FeCl3. Các loại phèn này được đưa vào
nước dưới dạng dung dịch hoà tan.

Trường hợp độ kiềm tự nhiên của nước thấp, không đủ để trung hoà ion H+ thỡ cần
phải kiềm hoỏ nước. Chất dùng để kiềm hoá thông dụng nhất là vôi CaO. Một số
trường hợp khỏc cú thể dựng là Na2CO3 hoặc xút NaOH. Thông thường phèn nhôm đạt
được hiệu quả keo tụ cao nhất khi nước có pH = 5.57.5.

Một số nhân tố cũng ảnh hưởng đến quá trỡnh keo tụ như: các thành phần ion có trong
nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản
ứng, nhiệt độ…

1.3.2.2 Hấp phụ


Hấp phụ là quá trình tập trung chất lên bề mặt phân chia pha và gọi la hấp phụ bề mặt.
Khi phân tử các chất bị hấp phụ đi sâu và trong lòng chất hấp phụ, người ta gọi quá
trình này là sự hấp phụ.

Trong quá trình hấp phụ có tỏa ra một nhiệt lượng gọi là nhiệp hấp phụ. Bề mặt càng
lớn tức lòa độ xốp chất hấp phụ càng cao thì nhiệt hấp phụ tỏa ra cang lớn.

24
`
Bản chất của quá trình hấp phụ: hấp phụ các chất hòa tan là kết quả của sự chuyển
phân tử của những chất có từ nước vào bề mặt chất hấp phụ dưới tác dụng của trường
bề mặt. Trường lực bề mặt gồm có:

- Hydrat hóa các phân tử chất tan, tức là tacvs dụng tương hỗ giữa các phân tử chất
rắn hòa tan với những phân tử nước.
- Tác dụng tương hỗ giữa các phân tử chất rắn bị hấp phụ thì đầu tiên sẽ loại được
các phân tử trên bề mặt chất rắn.
Các phương pháp hấp phụ:

 Hấp phụ vật lí


Khi chất bị hấp phụ và chất hấp phụ tương tác với nhau bằng lực Vander Waals thì
nhiệt hấp phụ có giá trị thấp và chất bị hấp phụ dễ bị giải hấp phụ

Đặc trưng của hấp phụ vật lý:

- Xảy ra ở nhiệt độ thấp dưới nhiệt độ tới hạn của chất bị hấp phụ
- Loại tương tác: tương tác giữa các phân tử.
- Entanpi thấp:H < 20 KJ/mol
- Xảy ra hấp phụ đa lớp
- Năng lượng hoạt hóa thấp
- Năng lượng trạng thái của chất bị hấp phụ không thay đổi
- Thuận nghịch
 Hấp phụ hóa học
Lực tương tác giữa phân tử bị hấp phụ và chất hấp phụ bằng lực hóa học tạo nên những
hợp chất bề mặt nào đó. Nhiệt hấp phụ hóa học lớn và vì vậy khó khử chất bị hấp phụ.

Đặc trưng của hấp phụ hóa học:

- Xảy ra ở nhiệt độ cao


- Lực tương tác: xảy ra lực liên kết cộng hóa trị giữa chất bị hấp phụ và bền mặt.
- Entanpi cao: 50 KJ/mol < H < 800 KJ/mol
- Chỉ xảy ra hấp phụ đơn lớp
- Các năng lượng hoạt hóa cao
- Mật độ electron tăng lên ở bề mặt phân cách hấp phụ – chất bị hấp phụ
- Chỉ xảy ra thuận nghịch ở nhiệt độ cao.

25
`
1.3.2.3 Phương pháp khử trùng:
Nước nên được khử trùng trước khi sử dụng hoặc trước khi được phân phối cho các hộ
gia đình để đảm bảo rằng các vi khuẩn có hại đều bị tiêu diệt. Các phương pháp khử
trùng sau:

 Khử trùng bằng nhiệt: 


Là phương pháp phổ biến, dễ thực hiện và hiệu quả để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
Để đảm bảo tiệt khuẩn nước cần được đun sôi đạt 1000C trong 15 phút. Trường hợp
ngoại lệ, khi gặp nhóm vi khuẩn gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững
chắc. Tuy nhiên nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Phương pháp đun sôi nước tuy
đơn giản nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh nên chỉ sử dụng trong quy mô hộ gia đình.

 Khử trùng bằng tia tử ngoại: 


Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng từ 4 – 400nm, có tác dụng làm thay đổi
DNA của tế bào vi khuẩn. Tia tử ngoại bước sóng 254nm có tác dụng khử trùng cao.
Để đảm bảo khử trùng tốt, nước không chứa các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và đủ thời
gian tiếp xúc.

Một phương pháp tận dụng tia tử ngoại tự nhiên đó là tia nắng mặt trời. Tại những
vùng nắng nóng có thể đựng nước trong chai nhựa/thủy tinh không mầu, trong suốt, để
dưới nắng ít nhất 30 phút. Phương pháp đơn giản này có thể tiêu diệt được các vi
khuẩn có thể có trong nước dưới tác dụng của tử ngoại mặt trời.

 Khử trùng bằng sóng siêu âm: dòng siêu âm có cường độ ≥ 2W/cm 2, trong
khoảng thời gian tiếp xúc 5 phút có khả năng diệt toàn bộ vi sinh vật có trong nước
 Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo.
Clo là một chất oxi hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi Clo tác dụng với nước tạo thành
axit hypoclorit (HOCl) có tác dụng diệt trùng mạnh. Khi cho Clo vào nước, chất diệt
trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vaatjvaf gây phản ứng với men bên
trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.

Khi cho Clo vào nước, phản ứng diễn ra như sau:

Cl2 + H2O -> HOCl + HCl


+ Hoặc có thể ở dạng phương trình phân li:
Cl2 + H2O -> H+ + OCl- + Cl-
Khi sử dụng Clorua vôi, phản ứng diễn ra nư sau:

26
`
Ca(OCl)2 + H2O -> CaO + 2HOCl
2HOCl -> 2H+ + 22OCl-
 pH của nước cang cao, hiệu quả khử trùng bằng Clo càng giảm.

27
`

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG


NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

2.1 QUY MÔ DÂN SỐ


Dân số theo quy hoạch năm 2015 là 19303 người.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân năm 1,28%. Tỷ lệ tăng dân số cơ học lai có xu
hướng tăng nhanh , điều này chứng tỏ việc phát triển kinh tế , điều kiện làm ăn sinh
sống và nhu cầu học tập trên địa bàn nói riêng và huyện Thống Nhất nói chung có
thuận lợi hơn những năm trước đây.

Với niên hạn thiết kế của công trình là 30 năm, ta có dân số của khu dân cư sau 30 năm
được xác định theo công thức sau:
Pn=¿Po.(1+r)n = 19303 × ( 1+1,28 % )30 =28270 người

Trong đó:

- Pn : Số dân cần biết đến năm cần tính toán; P2045


- Po : Số dân hiện tại ; Po= 28270 người
- r: Tỷ lệ gia tăng dân số (r = 1,28%)

Như vậy đến năm 2045 xã Bầu Hàm II có khoảng 28270 người dân. Xã có một khu
công nghiệp với 7500 công nhân. Niên hạn thiết kế công trình là 30 năm ( 2015-
2045). Quy mô dùng nước của xã được tính như sau:

2.2 NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

2.2.1 Lưu lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt


sh
Q ngày max =
∑ qi × N i × K ( m3/ngđ)
ngày max
1000
Trong đó:
- qi: Tiêu chuẩn dùng nước, qi = 200 (l/ng.ngđ) ( khu nhà loại 5 )
- Ni: Số dân tính toán (người)
- K ngày max : Hệ số không điều hòa lớn nhất, K ngày max = 1.2 ÷ 1.4 . Theo TCXD 33-2006
đối với đô thị lớn thì K ngày max nhỏ. → K ngàymax = 1.2
Sh 200 ×28270 3
→ Qngày max = ×1.2=6785 m /ngđ
1000

28
`
2.2.2 Lưu lượng nước cấp cho trường học

Trường Mầm Non Tiểu học Trường THPT Trường THCS


Giáo viên(người) 30 80 94 128
Học sinh(người) 440 2070 1694 1825
Tổng số người
470 2150 1788 1953
N(người)
Tiêu chuẩn cấp nước
75 20 20 20
qtc(l/ngđ)
Lưu lượng nước cấp
35.25 43 35.76 39.06
Qmax (m 3 / ng . đ )
Chú thích:

- Tổng số người N(người)= Giáo viên + Học sinh


- Tiêu chuẩn cấp nước qtc(l/ngđ) tra Bảng 2.5 Tiêu chuẩn dùng nước cho các công
trình công cộng trong ngày dùng nước lớn nhất – sách Cấp Nước Đô Thị của
TS.Nguyễn Ngọc Dung , trang 18
N × qtc
- Lưu lượng nước cấpQmax = (m 3/ngày .đêm)
1000
 Vậy QTH =Qmầm non +Qtiểu học +QTHPT +QTHCS
¿ 35.25+ 43+ 35.76+39.06=153.07(m 3/ngày . đêm)

2.2.3 Lưu lượng nước cấp cho công trình y tế


Tổng các giường bệnh các trạm y tế là: 50 giường bệnh. Tiêu chuẩn dùng nước cho
bệnh viện qtc= 200-300 l/người.ngày (Lấy theo giáo trình XLNC của Trịnh Xuân Lai).
Chọn qtc= 200 l/người.ngày.
Lưu lượng nước cho y tế:
qtc x N giuong 200 x 50
Q yte = = =10(m 3/ngày . đêm)
1000 1000

2.2.4 Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp tập trung
Lưu lượng nước cấp cho sản xuất: Với tổng diện tích 80ha và theo quy chuẩn cấp 25 -
45 m3/ha chọn q = 40 m3/ha, Qsản xuất = 3200 (m3/ngđ)

29
`
Lưu lượng nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân trong thời gian làm việc,
với số công nhân là 3500 người.

sh
Qcông nhân =
∑ qi × N i (m3 /ngđ )
1000
Trong đó:
qi: Tiêu chuẩn dùng nước cho công nhân khi làm việc trong nhà máy (l/ng.ngđ)
Ni: tổng số công nhân của khu công nghiệp (người). Theo TCXD 33-2006: q i = 25
l/ng.ca cho điều kiện làm việc làm bình thường.
25 ×3500
→ Qsh
công nhân= =88 (m3 /ngđ )
1000
Lưu lượng nước tắm cho công nhân sau mỗi ca làm việc ( nước tắm được cấp trong 45
phút)

Q tắm
∑ q i × N i × 45 (m3 / ngđ )
sau ca=
1000 × 60× n
Trong đó:
qi: Tiêu chuẩn nước cho một lần tắm hoa sen (l/hoa sen)
Ni: số công nhân tắm hoa sen ( người)
n: số người sử dụng cho một nhóm hoa sen
Theo TCXD 33-2006: qi = 300 l/giờ, công nhân làm việc trong điều kiện bình thường,
không bẩn quần áo tay chân: n= 30 người/ nhóm hoa sen
300× 3500 ×45
→ Qtắm
sauca = =27(m3 /ngđ )
1000 ×60 ×30

Vậy lưu lượng nước cấp cho công nghiệp tập trung:
sh tắm
QCNTT =Qsx + Qcông nhân +Qsau ca=3200+ ¿88 + 27 = 3315 ( m3/ngđ)

2.2.5 Lưu lượng nước cấp cho tiểu thủ công nghiệp

5 ÷ 15 10
QTTCN = × Qsh
ngày max = ×6785=678.5(m3 /ngđ )
100 100

30
`
2.2.6 Lưu lượng nước tưới đường, tưới cây
Do không có số liệu cụ thể nên chọn 10%
8 ÷ 12 sh 10 3
Qtưới= ×Qngày max = × 6785=678.5(m /ngđ )
100 100
Vì lưu lượng nước tưới cây chiếm 40% nên:
3
Qt . cây =40 % ×Qtưới=0.4 ×678.5=271.4( m / ngđ )

Vì lưu lượng tưới đường chiếm 60% nên:


3
Qt . đường=60 % ×Q tưới =0.6 × 678.5=407.1(m / ngđ )

2.2.7 Lưu lượng nước phục vụ cho các công trình công cộng
Nước cung cấp cho các nhu cầu công cộng bao gồm nước cấp cho trường học, trung
tâm thương mại, dịch vụ và các nhu cầu sinh hoạt khác.

Công trình công cộng nằmrải rác trong đô thị với quy mô khác nhau , có thể xác định theo tổng
lưu lượng nước sử dụng cho các công trình công cộng.

10 ÷ 20 sh 15
QCTCC = ×Qngày max= × 6785=1017.75( m3 /ngđ )
100 100

2.2.8 Công suất hữu ích


sh
Qhữu ích=Qngày max +QTH +Q yte +QCNTT +Qtưới +QTTCN + QCTCC

= 6785 + 153.07 + 10 + 3315 + 678.5 + 678.5 +


1017.75 = 12638 ( m /ngđ)
3

2.2.9 Công suất của trạm bơm cấp 2 phát vào mạng lưới cấp nước
Qmạng lưới=Q hữu ích × K r
Trong đó:
Kr : Hệ số kể đến lượng nước rò rỉ trên mạng lưới và lượng nước dự phòng, theo
TCXD 33-2006: K r =1.1÷ 1.2 (Hệ thống cấp nước cho giai đoạn 2045). Vì hệ thống
cấp nước đô thị được thiết kế mới nên chọn hệ số dự phòng Kr = 1.2
→ Qmạnglưới=12638 ×1.2=15166(m 3/ngđ )

2.2.10 Lưu lượng nước chữa cháy


q cc × n ×3 ×3600 × k
Qcc = =10.8 ×n × k × q cc (m3/ngđ )
1000
Trong đó:

31
`
qcc: Tiêu chuẩn nước chữa cháy ( l/s)
n: Số đám cháy xảy ra đồng thời
k: Hệ số xác định theo thời gian phục hồi nước dữ trữ chữa cháy. Đối với khu dân dụng
và khu công nghiệp có hạng sản xuất A,B,C thì k=1
Theo TCXD 33-2006 : n= 2, k= 1, qcc = 25 l/s
→ Qcc=10.8 ×2 ×1 ×25=540(m3 /ngđ )

2.2.11 Công suất trạm xử lý


Theo TCXD 33-2006 KXL = 1.04 ÷ 1.06, chọn KXL= 1.05
Q XL=Q mạnglưới × K XL +Qcc
= 15166 × 1.05 + 540 = 16464 ( m3/ngđ)
Lấy tròn 17000 ( m3/ngđ)
KẾT LUẬN: Vậy công suất của trạm xử lý là Q = 17000 (m3/ngđ)

2.3 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC


Do xã Bàu Hàm II có 2 nguồn cấp nước chính là hồ Trị An và nguồn nước ngầm.
Nhưng sử dụng nước hồ Trị An sẽ dễ cấp nước hơn cho các khu công nghiệp, nên việc
lựa chọn nước hồ Trị An là hợp lý.
Ngoài ra do trữ lượng nước ngầm ngày càng giảm đi rất nhiều, đặc biệt là hiện tượng
nhiễm phèn ngày càng nghiêm trọng ở một số khu vực của xã, trữ lượng nước trong
giếng sẽ bị kiệt vào mùa khô, nên phải mua nước bằng các xe chuyên chở. Để đáp ứng
nhu cầu sử dụng nước của người dân trước mắt cũng như tầm nhìn ở tương lai thì việc
lựa chọn nguồn nước mặt là hợp lý.
Kết luận: Nguồn nước mặt của Hồ Trị An là nguồn nước được lựa chọn để sử dụng xử
lý cấp nước cho người dân và sản xuất.
Bảng 2.1 Kết quả phân tích 26 chỉ tiêu mẫu nước hồ Trị An

Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 233 Đánh giá
phân tích – 1999 cột
A

32
`
1 pH 6.76 6.5 – 8.5

2 Độ đục NTU 75 <20 Xử lý

3 Độ kiềm tổng Mgđ/l 1.2 -

4 Độ cứng Mg/l CaCO3 50 4-8 Xử lý

5 Tổng lượng chất Mg/l 103.5


rắn hoà tan (TDS)

6 Cặn không tan (SS) Mg/l 146.5

7 Hàm lượng sắt (Fe) Mg/l 0,11 0.3

8 Mn2+ Mg/l 0.1 0.2

9 DO Mg/l 5,96

10 COD Mg/l 8

11 BOD Mg/l 4

12 NO3- Mg/l N 0.44 0 Xử lý

13 F- Mg/l 0.7 0.5-1

14 Cl- Mg/l 6.04 <25

15 Độ Mặn Mg CT/l 136

16 Coliform MNP/100ml 2400 0 Xử lý

17 E.coli MNP/100ml 15 <20

18 Độ màu Mg/l Pt 45 <10 Xử lý

19 Ca2+ Mg/l 40

20 Mg2+ Mg/l 0.9

21 NH4+ Mg/l 0.16 <0.2

22 PO42- Mg/l 0.8 0 Xử lý

33
`
23 NO2- Mg/l 0.023 <0.1

24 SO42- Mg/l 15 <25

25 HCO3- Mg/l 30.74

26 Nhiệt độ 26oC

2.4 DẪN CHỨNG MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP


Dây chuyển xử lý nước trạm xử lý nước cấp tập trung công suất 15000m3/ngd ở thị
trấn Cai Lậy, Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ xử lý nước cấp


Trạm bơm cấp
I

Al2(SO4)3
Bể trộn cơ khí

Vôi

Bể lắng có lớp Hồ chứa Bùn


cặn lơ lửng bùn khô
chở
đi

Bể lọc nhanh 1 Nước


lớp vật liệu sau hồ
Clo lắng
bùn

Bể chứa

Hệ thống
thoát nước

Trạm bơm cấp


II

Mạng lưới
tiêu thụ 34
`
2.5 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
Các công nghệ xử lý tương ứng với các chỉ tiêu cần xử lý để làm sạch nước.Sau khi
phân tích ưu nhược điểm của từng công nghệ, tùy thuộc vào tình hình của địa phương
cũng như những điều kiện khác, lựa chọn được các công nghệ thích hợp.

Sau đây, lựa chọn công nghệ xử lý dựa trên tiêu chí: chi phí xử lý rẻ tiền, vận hành đơn
giản, chi phí quản lý thấp.

 Các loại bể trộn

BỂ TRỘN CƠ KHÍ BỂ TRỘN THỦY LỰC

Thời gian trộn ngắn Thời gian trộn dài


Công suất từ 5.000 ÷ 20.000m3 Công suất > 20.000m3
Có thể tự điều chỉnh cường độ khuấy trộn Không thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo
theo ý muốn ý muốn
Đảm bảo chắc chắn hiệu quả khuấy trộn Hiệu quả khuấy trộn không cao
Dựa vào phân tích trên lựa chọn bể trộn cơ khí do công suất 15 200 m3/ngđ.

 Các loại bể lắng

Bể lắng gồm nhều loại, với các ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là bảng phân tích ưu
nhược điểm của các loại bể lắng, để có thể lựa chọn loại bể lắng phù hợp cho trạm xử
lý nước

Loại bể lắng Ưu điểm Nhược điểm

Bể lắng tĩnh và lắng Áp dụng cho hồ chứa nước Lắng theo từng mẻ, nước vào
theo từng mẻ kế tiếp gián đoạn, không liên tục
Vận hành đơn giản, chi phí thấp
Áp dụng cho trạm xử lý với
công suất nhỏ

Bể lắng ngang Nước sau lắng có thể dẫn thẳng Diện tích lớn
đển nơi tiêu thụ. Hiệu quả lắng tốt
Áp dụng cho các trạm xử lý có
hơn so với bể lắng đứng, có thể
công suất lớn hơn 3000m3/ngđ
lắng các hạt cặn không có khả
năng keo tụ. Khi cần thiết có thể

35
`
làm bể lắng ngang nhiều tầng.

Dễ thiết kế, dễ vận hành

Bể lắng đứng Tiết kiệm diện tích. Áp dụng cho trạm xử lý có công
suất nhỏ
Bể lắng đứng được sử dụng cho
những trạm xử lý có công suất Trong bể lắng đứng phải có
đến 5.000m3/ngày . vùng lắng, vùng chứa và ép cặn,
đồng thời phải có ngăn phản
Cường độ khuấy trộn trong ngăn
ứng kiểu xoáy hoặc ngăn phản
phản ứng cơ khí tính theo
ứng kiểu cơ khí đặt ở giữa bể.
gradient tốc độ lấy từ 30 s-1 đối
với nước có màu và đến 70 s-1 đối Ở phần dưới ngăn phản ứng
với nước đục phải có khung chắn kích thước
0,5 ¿ 0,5m; cao 0,8m để loại bỏ
chuyển động xoáy của nước.

Lắng cặn không có khả năng


keo tụ tạo bông.

Bể lắng trong có tầng Hiệu quả xử lý cao, dùng để lắng Thiết kế, vận hành phức tạp.
cặn lơ lửng cặn lơ lửng có khả năng keo tụ
Đòi hỏi sự ổn định cao về lưu
Không cần xây dựng bể phản lượng và nhiệt độ, kết cấu phức
ứng. tạp, chế độ quản lý và vận hành
chặt chẽ.
Ít tốn diện tích

Dựa vào những phân tích trên ta lựa chon bể lắng là bể lắng ngang do hiệu quả xử lý
cao và công suất phù hợp.

Các loại bể lọc

Loại bể lọc Ưu điểm Nhược điểm

Bể lọc nhanh Dễ dàng quan sát hiện tượng xảy Kích thước bể lớn quá, việc
ra trong bể lắp đạt các hành lang, van,
ống… sẽ nặng và cồng kềnh
Áp dụng cho công suất lớn

Dễ vận hành, lắp đặt đường ống

36
`
Bể lọc chậm Dễ dàng quan sát hiện tượng xảy Áp dụng cho trạm xử lý có
ra trong bể công suất nhỏ

Dễ vận hành, lắp đặt đường ống Nếu ngừng thời gian hoạt
động liên tục quá 1 ngày đêm,
Chất lượng nước sau lọc tốt và ổn
xảy ra hiện tượng phân hủy
định
yếm khí màng lọc, tạo bọt khí
và mùi hôi làm xấu chất lượng
nước.

Bể lọc áp lực Gọn, lắp ráp nhanh, tiết kiệm diện Phá vỡ bông cặn
tích
Không khống chế được lượng
Không cần máy bơm đợt 2 cát mất

Không xảy ra hiện tượng áp suất Khó theo dõi QT rửa lọc
âm
Sự cố khi mất điện
Có thể tăng chiều dày lớp vật liệu
lọc, tăng vận tốc lọc

Bể lọc màng Dễ vận hành, quá trình đơn giản Chi phí cao

Thiết bị nhỏ gọn Tắc lọc

Ít tạo ra bùn Thay màng mới

Qua phân tích trên ta chọn công nghệ xử lý là bể lọc nhanh phù hợp với tính chất của
nước.

Các loại bể tạo bông

Loại bể tạo bông Ưu điểm Nhược điểm

Bể phản ứng xoáy Vòi phun có cấu tạo phức tạp


hình trụ

Bể phản ứng xoáy Hiệu quả cao Khó tính toán cấu tạo bộ
hình côn phân thu nước bề mặt
Tổn thất áp lực và dung tích nhỏ
áp dụng cho công suất nhỏ

Bể phản ứng vách Đơn giản trong xây dựng và quản Khối lượng xây dựng lớn

37
`
ngăn lý vận hành hơn do nhiều vách ngăn

Bể phải xây cao

Bể phản ứng có Cấu tạo đợn giản, không cần nhiều Khởi động chậm, thường lớp
lớp cặn lơ lửng máy móc cơ khí cặn lơ lửng hình thành và
làm việc hiệu quả sau 3 – 4
Không tốn chiều cao xây dựng
giờ hoạt động

Bể phản ứng tạo Khả năng điều chỉnh cường độ Cần máy móc, thiết bị cơ khí
bông cặn cơ khí khuấy trộn theo ý muốn chính xác

Áp dụng cho nhà máy có công suất Diều hành, quản lý phức tạp
vừa vàlớn

Bể tạo bông dùng Kết hợp tạo bông với oxy hóa 1 Dễ bị lắng đọng bùn cặn, làm
khí nén phần chất hữu cơ tắc, trít lỗ phân phối

Quản lý phức tạp

Bể tạo bông tiếp Dùng để khử sắt và khử hồ có


xúc qua lớp vật nhiều cặn hữu cơ
liệu hạt

Qua phân tích trên ta chọn công nghệ xử lý là bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng là hợp lý

- Ta thấy nguồn nước có độ màu và độ đục, chất hữu cơ, có cặn lơ lửng ,có vi khuẩn,
cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Với chất lượng nước như vậy việc xử lý chủ yếu là:
- Dùng phương pháp cơ học loại bỏ cặn lớn như song chắn rác và lưới chắn đặt
trước công trình thu để loại bỏ vật có kích thước lớn, trôi nổi nhằm giảm một phần
cặn bẩn đồng thời bảo vệ bơm đường ống, cánh khuấy…
- Dùng hoá chất để keo tụ, kiềm hoá, khử trùng nước. Dùng phèn để đẩy nhanh quá
trình keo tụ tạo kết dính thành bông cặn lớn tăng hiệu quả lắng giảm hàm lượng
cặn của nguồn nước.
- Dùng cánh khuấy để khuấy trộn hoá chất và nước tạo sự tiếp xúc để kết dính bông
cặn dùng phương pháp khuấy trộn
- Sau khi khuấy trộn dùng bể lắng để lắng bông cặn với công suất như trên có thể sử
dụng lắng ngang.
- Với công suất và chất lượng nước như trên sau khi nước qua bể lắng để loại bỏ
cặn có kích thước nhỏ, keo sắt và một số keo khác ta sử dụng bể lọc nhanh một

38
`
lớp hoặc 2 lớp vật liệu. Khử trùng bằng clo để tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng còn lại
sau lọc
Việc đề xuất công nghệ xử lý dựa trên:

- Đánh giá chất lượng nước nguồn


- Căn cứ vào TCXD 33-2006
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ăn uống.
- Công suất trạm xử lý và điều kiện kinh tế kĩ thuật của khu dân cư xã Bàu Hàm II.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt với công suất 17000 m 3/ngđ. Ta đề xuất dây chuyền
công nghệ xử lý như sau

39
`
Nguồn nước hồ Trị An
Al2(SO4)3.

Công trình thu nước

Vôi
Bể trộn đứng Tuần hoàn nước ép bùn

Bể phản ứng có vách ngăn


thẳng đứng

Lắng ngang thu nước trên bể mặt

Bể lọc nhanh hai lớp vật liệu


Nước rửa lọc

Clo Hố chứa bùn

Bể chứa nước sạch

Sân phơi bùn


Trạm bơm cấp 2

Mạng lưới cấp nước

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp

40
`

 Thuyết minh công nghệ

Nước thô từ hồ Trị An được đưa vào công trình thu, trước đó là qua trạm bơm cấp 1 và
nước nguồn đã được tách các loại rác và tạp chất thô có kích thước lớn thông qua song
chắn rác , lưới chắn rác có trong công trình thu trước khi đưa vào các công trình xử lý
phía sau.

Nước được đưa vào bể trộn đứng theo hướng từ dưới lên, đồng thời hóa chất (phèn và
vôi) cũng được đưa vào cùng lúc đó. Nước vào từ phía dưới sẽ tạo nên chuyển động
rối, tạo điều kiện cho nước trộn đều với hóa chất. Sau thời gian ngắn lưu nước từ 1,5
đến 2 phút trong bể, nước sẽ được dẫn qua bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.

Nước vào bể qua các máng phân phối đều đặt dọc theo mặt bể (hoặc các ống phân phối
đặt dưới đáy bê). Các ống đứng dẫn nước từ máng xuống đáy bê và các bức vách
nghiêng phân phối đều dòng đi lên trên toàn bộ bề mặt bể đồng thời làm giảm tốc độ
dòng chảy. Đáy bể có cấu tạo giống bể phản ứng xoáy hình côn nên khi qua đến đây
nước đã được khuấy trộn sơ bộ và hình thành các bông cặn nhỏ. Các bông cặn đi lên và
lớn dần, khi lên đến bề mặt bể sẽ bị cuốn đi theo dòng chảy ngang sang bể lắng. Thời
gian lưu nước trong bể phán ứng khoảng 20 phút. Tốc độ nước tràn qua bế lắng không
vượt quá 0,05 m/s để tránh làm vở các bông cặn. Tại đây các bông cặn sẽ được lắng
xuống đáy bể nhờ trọng lực và sẽ tiếp tục chảy sang bê lọc nhanh.

Tại bể lọc, các hạt cặn chưa lắng được ở bể lắng và các vi sinh vật có trong nước sẽ
được giữ lại trên bề mặt hoặc các khe hở cửa lớp vật liệu lọc. Hàm lượng cặn trong
nước sau khi qua bể lọc phải đạt chuẩn cho phép ( 3mg/l). Vì vậy, lọc là giai đoạn
cuối cùng để làm trong nước triệt để.

Khi rửa lọc, nước rửa bơm hoặc đài nước cung cấp, qua hệ thống phân phối nước rửa
lọc, qua lớp sỏi đỡ, lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng thu nước rửa,
thu về máng tập trung rồi được xả ra ngoài theo mương thoát nước. Quá trình rửa kết
thúc khi nước rửa hết đục.

Do sau khi rửa lọc, vật liệu lọc bị xáo trộn nên chưa thể hoạt động ngay nhưu bình
thường. Cần phải xả nước lọc đầu, không đưa ngay vào bể chưa, thời gian xả thường là
10 phút. Nước sau khi lọc đưa sang bể chưa nước sạch. Clo được châm vào để khử

41
`
trùng nước và đảm bảo lượng clo dư đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi cấp vào mạng
lưới phân phối.

Bùn thải sau quá trình xử lý sẽ được đưa sang hồ thu bùn. Sau đó được đưa vào máy ép
bùn, nước sinh ra trong quá trình ép bùn sẽ được tuần hoàn về trước bể trộn đứng còn
bùn thô sẽ được đem đi xử lý .

2.6 XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CÒN THIẾU VÀ TÍNH TOÁN LƯỢNG HOÁ
CHẤT ĐƯA VÀO

2.6.1 Tổng hàm lượng muối có trong nước


Tổng hàm lượng muối có trong nước P (mg/l) được xác định bằng:
P = Me+ + Ae- + 1.4[Fe2+] + 0.5[HCO3-] + 0.13[SiO32-] (mg/l)
Trong đó:
- Me+: Tổng hàm lượng các Ion (+) không kể Fe2+ có trong nước nguồn (mg/l)

  M e+ = [Ca2+] + [Mg2+] + [Mn2+] + [NH4+]


 = 40 + 0.9 + 0.1 + 0.16 = 41.16 (mg/l)
- Ae-: Tổng hàm lượng các Ion (-) không kể Ion [HCO3-], [SiO32-] có trong nước
nguồn (mg/l)
Ae- = [Cl-] + [NO3-] + [PO42-] + [NO2-] + [SO42-]
= 6.04 + 0.44 + 0,8 + 0,023 + 15 = 22.303 (mg/l)
 P = 41.16 + 22.303 + 1.4×0.11 + 0.5×30.74 + 0,13×0 = 78.99(mg/l)

2.6.2 Xác định hàm lượng CO2 tự do có trong nước nguồn


Tra biểu đồ Langlier – Hình 6.2 – TCXDVN 33 - 2006 với các chỉ tiêu như sau:
- to = 26oC
- pH = 6.76
- Tổng độ kiềm là 1.2 mgđl/l
- Tổng hàm lượng muối là 78.99 mg/l
Cách tra biểu đồ như sau
- Nối giá trị thang nhiệt độ (1) và thang tổng hàm lượng muối (3)  cắt thang phụ
(2) tại a.

42
`
- Tại giá trị a. Nối giá trị a với thang độ kiềm (4)  cắt thang tổng hàm lượng muối
(3) tại b.
- Tại giá trị b. Nối giá trị b với thang pH kéo dài  cắt thang CO2 (6) tại c.

Hình 2.1 – Toán đồ để xác định nồng độ CO2 tự do trong nước thiên nhiên
Vậy hàm lượng CO2 tự do: CO20 = 19 (mg/l).

2.6.3 Xác định hàm lượng chất keo tụ


Nguồn nước có hàm lượng cặn tương đối lớn, độ đục và độ màu trung bình. Do vậy để
làm trong nước, người ta dùng các chất keo tụ để tạo thành các bông cặn có trọng
lượng lớn dần và lắng xuống được. Hiện nay hóa chất thường dùng để keo tụ là phèn
nhôm (nhẹ hơn sắt, không gây ăn mòn đường ống mạnh như phèn sắt). Xác định lượng
phèn nhôm sử dụng trong quá trình keo tụ được xác định theo 2 cách và lấy theo trị số
lớn như sau:
Theo hàm lượng cặn
Căn cứ vào tổng hàm lượng cặn ở trên C = 103.5 + 146.5 = 250 (mg/l) tra bảng 6.3
(Trang 27) – TCXDVN 33 – 2006 được liều lượng phèn để xử lý nước là P pI = 45
(mg/l).
Theo độ màu
Theo mục 6.11 (Trang 27) – TCXDVN 33 – 2006, liều lượng phèn cho vào xử lý nước

43
`
có màu được xác định theo công thức:

- Trong đó:
- PP: Liều lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, mg/l
- M: Độ màu của nước nguồn tính bằng độ theo thang màu Platin – Côban:
0
Co
M = 45

P IIP = 4 x √ 45 = 26.83 (mg/l)

Ta thấy liều lượng phèn tính theo lượng cặn cao hơn tính theo độ màu.
Vậy hàm lượng phèn nhôm để keo tụ tính theo liều lượng cặn là:
I II
Pp , Pp
PP = Max( ) = 45(mg/l)

2.6.4 Xác định hàm lượng chất kiềm hóa


Sau khi cho phèn nhôm vào trong nước, ngoài việc keo tụ các hạt để tạo thành bông
cặn lớn hơn còn tạo ra H+. Các ion H+ này sẽ được khử bằng độ kiềm tự nhiên của
nước. Nếu độ kiềm của nước không đủ để trung hòa H + thì phải kiềm hóa nước bằng
cách pha vôi (CaO) hoặc Na2CO3 vào. Chọn hóa chất dùng để kiềm hóa là CaO.
Kiểm tra khả năng keo tụ của nước nguồn
Pp 100
P = e ( e2
k 1 - k + 1) C
Trong đó:
- PK: Hàm lượng chất kiềm hoá (mg/l).
- PP: Hàm lượng phèn nhôm dùng để keo tụ Pp = 45(mg/l)
- e1, e2: Trọng lượng đương lượng của chất kiềm hoá và phèn ( mg/mgđl)
- Chọn chất kiềm hoá là CaO có e1 = 28
- Chọn chất keo tụ là Al2(SO4)3 có e2 = 57
- k: Độ kiềm của nước nguồn k = 1.2 mgđl/l
- 1: Độ kiềm dự phòng

44
`
- C:Tỷ lệ chất kiềm hoá nguyên chất có trong sản phẩm sử dụng C = 80%
100
45
80
Vậy: Pk = 28 ( 57 – 1.2 + 1) = 20.63 mg/l > 0

Kết luận: Ta thấy PK > 0, do đó nước phải kiềm hóa do độ kiềm của nước không đảm
bảo

2.6.5 Xác định các chỉ tiêu của nước sau khi keo tụ
Độ kiềm toàn phần sau khi keo tụ bằng hoá chất
Khi cho phèn vào nước độ kiềm nước giảm.
Độ kiềm của nước sau keo tụ được xác định công thức 6-33 TCXDVN 33 - 2006
Pp 45
K ¿i =K i 0− =1.2− =0.4 (mgđl /l)
e 57

Trong đó:

- : Độ kiềm của nước sau khi keo tụ.(mg-đl/l).


- Kio: Độ kiềm của nước trước khi pha phèn (mgđl/l), Kio = 1.2 (mg/l)
- PP: Liều lượng phèn dùng để keo tụ PP = 45 (mg/l).
- e: Đương lượng của phèn không chứa nước. Đối với Al2 (SO3) e = 57

Xác định lượng CO2 của nước sau khi keo tụ


Dựa vào công thức 6 – 34 TCXDVN 33 - 2006 ta có lượng CO2 của nước sau khi keo
tụ là:
¿ 0 Pp
CO 2=CO2 + 44 × (mg /l)
e

Trong đó:
- CO*2: Lượng CO2 của nước sau khi keo tụ.
- CO02: Lượng CO2 của nước nguồn.
- ep : Đương lượng phèn nhôm ep = 57 mgđl/l
45
CO ¿2 = 19+ 44× =¿53.74 (mg/l)
57

45
`
Kiểm tra độ ổn định của nước sau khi keo tụ
Sau khi cho phèn vào để xử lí nước, độ kiềm và độ pH của nước giảm, có khả năng gây
ra tính xâm thực cho nước, làm mất sự ổn định của nước.
Để đánh giá độ ổn định của nước, dùng chỉ số bão hoà J được tính theo công thức 6-31
TCXDVN 33 - 2006
J = pHo – pHs
Nếu - 0,5 < J < 0,5 thì nước được coi là ổn định.
Trong đó:
- pHo: Độ pH của nước sau khi keo tụ
- Sử dụng biểu đồ tra Langelier ( Hình 6-2 TCXDVN 33 - 2006 ) với các thông số
- P = 78.99 mg/l
- t = 260 C
- Ki = 0.4 mgđl/l.
- CO2* = 53.74 mg/l.
Cách tra như sau:
- Nối giá trị thang nhiệt độ (1) và thang tổng hàm lượng muối (3)  cắt thang phụ
(2) tại a.
- Tại giá trị a. Nối giá trị a với thang độ kiềm (4)  cắt thang tổng hàm lượng muối
(3) tại b.
- Tại giá trị b. Nối giá trị b với thang CO2  cắt thang pH (5) tại c.

46
`

Hình 2.2 – Toán đồ để xác định pH tự do trong nước thiên nhiên


 pH0 = 5.9
+ pHs: Độ pH của nước sau khi đã bão hoà Cacbonat đến trạng thái cân bằng
được tính theo công thức 6-32 TCXDVN 33 - 2006 như sau:
pHs = f1(t) - f2(Ca2+) - f3(Kt) + f4(P)
Với f1(t0), f2(Ca2+), f3(Kt), f4(P): là những trị số phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ canxi,
độ kiềm, tổng hàm lượng muối trong nước.
Tra toán đồ hình 6.1 TCXDVN 33 - 2006 (trang 88) hình đồ thị để xác định pH của
nước đã bảo hoà Canxi Cacbonat đến trạng thái cân bằng

47
`

Hình 2.3 - Đồ thị để xác định pH của nước đã bảo hoà Canxi Cacbonat đến trạng
thái cân bằng
Cách tra như sau:
- Từ thang nhiệt độ ta có giá trị nhiệt độ bên trái cột nhiệt độ suy ra giá trị bên phải
là trị số phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Các giá trị khác tra tương tự.
Ta có:
- t = 26 0 C => f1(t) = 2.2
- Ca2+ = 40 => f2(Ca2+) = 1,6
- Kt = 0.4 => f3(Ki) = 0.6
- P = 78.99 => f4(P) = 8.7
=> pHs = 2.2 – 1.6 – 0.6 + 8,71 = 8.7
Vậy J = pHo- pHs = 5.9 – 8,7 = -2.8 < -0,5
Vậy sau khi keo tụ nước không ổn định có tính xâm thực, cần châm vôi vào để kiềm
hoá nước.
Xác định lượng vôi cần kiềm hoá nước sau khi keo tụ

48
`
Theo bảng 6.206 TCXDVN 33 - 2006 trang 89 ta có:
J < 0 ; pH0 <8.4 < pHs (5.9 < 8.4 < 8.7 )
 Lượng vôi tính theo CaO được tính theo công thức 6 – 36 TCXDVN 33 - 2006
100
D = (χ+ξ+χξ)×K×e× C k (mg/l)
K

Trong đó:
- K: Độ kiềm của nước trước khi đã xử lý ổn định K = 2.8 (mđlg/l)
- χ+ξ : Hệ số theo nồng độ kiềm pH0 <8.4 < pHs
- Tra biểu đồ hình 6 - 5 trong TCVN 33 - 2006, ta được χ = 2.5 và ξ = 0.013
- e: Đương lượng của kiềm, e = 28 mg/l
- Ck: Hàm lượng chất kiềm hoạt tính trong sản phẩm kĩ thuật = 80%.
Vậy tổng hàm lượng CaO cần sử dụng là:
100
 DK = (2.5+0.013+2.5x0.013) x 2,8 x 28 x 80 = 249.5 (mg/l).
Hàm lượng cặn lơ lửng sau khi keo tụ

49
`
C = Cn + K×Pp + 0,25× M + V (mg/l)
Trong đó:
- Cn: Hàm lượng cặn trong nước thô, Cn = 250 mg/ l
- K: Hệ số với phèn, đối với phèn nhôm không sạch k = 1
- Pp: Hàm lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, Pp = 45 mg/l
- M: Độ màu của nguồn nước, M = 450
- V: Lượng vôi cho vào nước, V = 249.5 mg/l
 C = 250 + 1×45 + 0.25× 45 + 249.5 = 555.75 mg/l

50
`

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

3.1 CÔNG TRÌNH THU NƯỚC

3.1.1 Vị trí và loại công trình thu nước


Vị trí công trình thu nước mặt được đặt ở hồ Trị An nhằm đảm bảo lấy đủ lượng nước
có chất lượng tốt theo yêu cầu cho trước mắt và tương lai, đồng thời đảm bảo điều kiện
vệ sinh cho nguồn nước.
Căn cứ vào lưu lượng, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, giao thông…
đặc biệt là mực nước dao động giữa 2 mùa khá lớn nên ta chọn công trình thu nước loại
ven bờ và xa bờ kết hợp
Vì nhà máy có công suất 17000 m3/ngđ = 708.3 m3/h = 0.197 m3/s → Chọn hai ngăn
thu và hai ngăn hút ( một làm việc, một dự phòng). Song chắn rác được đặt ở cửa ngăn
thu, lưới chắn rác đặt ở cửa thông giữa ngăn thu và ngăn hút. Do địa hình bờ sông ổn
định nên họng thu nước đặt xa bờ dùng ống tự chảy vào ngăn thu.

3.1.2 Tính toán công trình thu

3.1.2.1 Họng thu nước


Họng thu nước là bộ phận đầu tiên của công trình thu. Nó có nhiệm vụ thu đủ lưu
lượng nước yêu cầu với chất lượng bảo đảm dùng làm nước cấp để dẫn về xử lý.
Cấu tạo của họng thu nước: miệng thu có đặt song chắn rác nối với ống tự chảy và bộ
phận cố định bảo vệ miệng thu. Miệng thu nước được bố trí hướng xuôi theo dòng
nước chảy. Ở đây ta bố trí nhóm họng thu nước thường xuyên ngập ( thích hợp cho
công trình thu cỡ vừa ) cửa thu của họng là hình vuông. Với vận tốc qua miệng hông
thu qua song chắn rác là 0.2 - 0.6 m/s ; Chọn v = 0.4 m/s. Vậy diện tích miệng thu là :
Q 0.197
F mt = = =0.4925(m)
v 0.4

3.1.2.2 Tính toán song chắn rác


Song chắn rác đặt tại miệng của họng thu nước dùng để ngăn các vật nổi, rác, rong,
tảo...có khả năng gây tắc đường ống.
Song chắn rác được làm bằng các thanh thép tròn đường kính 10mm, đặt song song
với nhau, hàn vào một khung thép.

51
`
Diện tích công tác song chắn rác
Q
FSong = × K 1 × K 2× K3 ( m2)
v ×n

Trong đó:
Q : Lưu lượng tính toán của công trình Q = 17000 (m 3/ngđ) = 708.3 (m3/h) = 0.197
( m3/s)
v : Vận tốc nước chảy qua song chắn (m/s), chọn v = 0.25 m/s (lấy trong khoảng 0.1 ÷
0.3 (m/s) theo TCXD 33-2006)
n : Số họng thu nước n = 2
K2 : Hệ số co hẹp do rác bám vào song; K2 = 1.25
K3 : Hệ số kể đến ảnh hưởng hình dạng của thanh thép, đối với tiết diện chữ nhật; K 3 =
1.25
K1 : Hệ số co hẹp do các thanh thép, được tính theo công thức:
a+d 4 +1
K1 = = =1.25
a 4
Với a : Khoảng cách giữa các thanh thép, a = 4 ÷ 5 cm; chọn a =
4cm
d : Đường kính thanh thép; Theo TCXDVN 33-2006 thì d = 8-
10mm; chọn d = 10mm = 1cm
0.197
F Song= × 1.25 ×1.25 ×1.25=0.79(m2)
2 ×0.25
Chọn kích thước song chắn rác B x L = 0.79 x 1 = 0.79 (m2)
Song chắn rác được bố trí móc kéo để dễ dàng nâng hạ khi sữa chữa.
Khoảng cách giữa 2 song chắn: a = 40 mm, chiều dày mỗi thanh: d = 10mm, chiều
rộng của cửa thu nước bằng 800 mm, gọi n là số thanh song chắn rác, số thanh song
chắn cần dùng là:
790 = d(n-1)+ a*n <=> 790 = 10(n-1) +40*n => n = 16
 Vậy số thanh song chắn rác là 16 thanh, chiều dài mỗi thanh là 1m
Vậy diện tích cản nước của một thanh bằng: f = 1  0,01 = 0.01 (m2)

52
`
Tổng diện tích cản nước của song chắn rác là: f = 16  f = 16  0.01 = 0.16 (m2)
Diện tích thông thuỷ của song chắn rác là: F = F song −∑ f =¿0.79 – 0.16 = 0.63
(m2)
Vận tốc nước qua song chắn bằng:
Q 0.197
v = F =¿ 0.63  0.3 (m/s)
Vậy vận tốc nước qua song chắn nằm trong khoảng 0,1  0,3 (m/s), thỏa mãn yêu cầu
thiết kế.
Bảng 3.1 - Các thông số thiết kế song chắn rác

Số
STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
lượng

Diện tích SCR


1 Dài 1 m 2
Rộng 0.79 m

SCR làm bằng các thanh thép


2 16
Đường kính D10 mm

3 Khoảng cách giữa 2 thanh thép 40 mm 15

4 Vận tốc nước qua SCR 0.3 m/s

Tổn thất áp lực ở song chắn rác

Trong đó:
hS: Tổn thất cục bộ qua song chắn (m).
K1: Hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc rác ở song chắn,
K1 = 2 ÷ 3, chọn K1 = 3.
v: Vận tốc nước chảy qua song chắn (m/s), v = 0.3 (m/s).

53
`
g: Gia tốc trọng trường, g = 9.81 (m/s2).
: Hệ số tổn thất cục bộ qua song chắn, được tính theo công thức :
3
d
 = × ( ¿ ¿ 4 × sinα
a

Với:
+ d: Đường kính thanh chắn d = 10mm = 1 (cm)
+ a: khoảng cách giữa các thanh thép a = 4 (cm)
+ β : Hệ số phụ thuộc tiết diện ngang của thanh song chắn, chọn
hình dạng tiết diện song chắn rác tròn, β = 1,79
+ α : Góc nghiêng của song chắn so với hướng dòng chảy, α = 600

  = 1.79 × (1/4)3/4 × sin 60o = 0.548


Vậy
0.32
hS = 0.548 × × 3= 0.0075 (m)
2× 9.81
Tính toán ống tự chảy
Ống tự chảy là công trình quan trọng của công trình thu nước. Vì vậy, việc tính toán
ống tự chảy cần phải đảm bảo sao cho công trình làm việc chắc chắn, cấp nước an toàn
và tổn thất mực nước qua ống là nhỏ nhất.
Ta thiết kế hai đường ống tự chảy từ họng thu đến ngăn thu
Lưu lượng qua 1 ống là: Qống = Q/2 = 0.197/2 = 0.0985 (m3/s) = 98.5 (l/s)
Vận tốc cho phép trong ống tự chảy v = 0.7 – 1.5 (m/s) ( Mục 5.96 TCXD 33-2006) để
tránh lắng đọng trong ống nên chọn vận tốc trong ống là 1.2 (m/s)
Đường kính ống tự chảy được tính theo công thức:

D TC =
√ 4 ×Q
π ×v
=

4 × 0.0985
3.14 ×1.2
=0.32(m)

Chọn ống thép đường kính của một ống là 350 (mm)
Vậy vận tốc thật trong ống tự chảy:
4 ×Q sc 4 ×0.0985
v= 2
= =1.02(m/ s)
π ×D 3.14 ×0.35 2

54
`
Vậy để thu nước tới ngăn thu ta dùng 2 ống tự chảy có đường kính 350 (mm), với vận
tốc v = 1.02(m/s)
Với lưu lượng 1 ống Q1= 98.5 (l/s), tra bảng 2 trang 45 – bảng tính tón thủy lực của
Nguyễn Thị Hồng. Ta có v = 0.96 (m/s); 1000i = 3.78
Chọn chiều dài ống tự chảy là L = 6m
Tổn thức áp lực dọc đường trên đoạn ống tự chảy 4m là :
3.78 X 6
H tc =i× L= =0.0227(m)
1000

Bảng 3.2 Các thông số thiết kế ống tự chảy

Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng

Ống tự chảy bằng thép

Đường kính D350 mm 2

Chiều dài 6 m

Kiểm tra khả năng tự làm sạch của ống tự chảy


Kiểm tra khả năng tự làm sạch của ống theo công thức A.C.Obradopxki: C0 < p
Trong đó: + C0: Hàm lượng cặn của nước, C0 = 250 mg/l = 0.250 (kg/m3)
+ p: Khả năng vận chuyển của dòng chảy trong ống tự chảy, xác định theo công
thức: ρ=0.11¿ (kg/m3)

Với: + σ : Độ lớn thủy lực trung bình của hạt cặn, σ = 0.1 (mm/s) = 0.0001 (m/s)
v√g
+ U: Vận tốc lắng cặn, xác định theo công thức: U = ×v
C
+ v: vận tốc trong ống tự chảy, v = 0.96 (m/s)
0.96 × √ 9.81
U= =0.5(m/s)
6.06

55
`
+ C: hệ số Sedi phụ thuộc vào vật liệu làm ống, xác định bằng công
1 1/ 6
thức: C= × R
n
Với: n: Hệ số nhám, n = 0.11
R: Bán kính thủy lực, đối với chế độ chảy đầy
D 0.35
R= = =0.0875(m)
4 4
1 1/6
 C= ×0.075 =6.06
0.11
Vậy :
0.0001 4.3 0.963
ρ=0.11×(1− ) × =283.2(kg /m3)
0.5 9.81 × 0.0001× 0.35
Ta thấy Co < ρ  ống tự chảy có khả năng tự làm sạch
Kiểm tra khả năng của ống khi xảy ra sự cố
Theo tiêu chuẩn thiết kế ( TCXD 33-2006), khi xảy ra sự cố trên một tuyến ống thì vẫn
phải đảm bảo cung cấp đủ 70% công suất tính toán.
Lưu lượng yêu cầu khi một ống hút bị sự cố:
Qsc = 70%Q = 0.7×0.197 = 0.1379 (m3/s)
Vận tốc lúc này của ống sẽ là:
4 × Q sc 4 × 0.06895
V sc = 2
= =0.71(m/s )
π×D 3.14 × 0.352
Vẫn nằm trong khoảng vận tốc cho phép trong ống tự chảy v = 0.7 – 1.5 (m/s) ( Mục
5.96 TCXD 33-2006). Như vậy khi bị sự cố, vận tốc làm việc của một ống vẫn đảm
bảo.
Tính toán lưới chắn rác
Lưới chắn rác đặt ở giữa cửa ngăn thu và ngăn hút để giữ lại rác nhỏ. Vật liệu làm lưới
là các sợi thép có đường kính 1 (mm) đan vào nhau thành lưới ô vuông 4.54.5 (mm);
mặt ngoài tấm lưới phẳng có đặt thêm dây thép d = 3mm, kích thước 25 x 25 mm, để
cho lưới cứng hơn.
Diện tích công tác của lưới:

56
`
Q
F= ×k 1 ×k 2 ×k 3 (m2 )
n×v

Trong đó:
+ k1: Hệ số kể đến sự thu hẹp diện tích do chiều dày các sợi thép

a: Khoảng cách mắt lưới: a = 4,5 (mm).


d: Đường kính thanh thép d = 1 (mm).

+ k2: Hệ số co hẹp do rác bám vào lưới chắn k2 = 1.5


+ k3: Hệ số kể đến ảnh hưởng hình dạng của sợi thép k3 = 1.15
+ v: Vận tốc qua lưới chắn rác, lưới chắn phẳng v = 0,2 ÷ 0,4 m/s. Chọn v = 0,4m/s
+ n: Số ngăn hút, n = 2.
0.197
Vậy F= × 1.49 ×1.5 ×1.15=¿ 0.63 (m2)
2× 0.4
Chọn kích thước lưới chắn rác B × L = 0.7 × 0.9 = 0.63 (m2)
Khoảng cách giữa 2 sợi thép: a = 4.5 mm, đường kính mỗi sợi thép: d = 1mm, chiều
rộng của cửa thu nước bằng 700 mm, gọi n là số sợi thép lưới chắn rác đan theo chiều
dài của lưới, số thanh song chắn cần dùng là:
700 = d x (n-1)+ a x n <=> 700 = 1 x (n-1) +4.5 x n
=> n = 127
Mỗi sợi thép dài 0.9 m. Diện tích cản nước của các sợi thép nằm ngang là:
127  0.9  0.001 = 0.1143 (m2)
Khoảng cách giữa 2 sợi thép: a = 4.5 mm, đường kính mỗi sợi thép: d = 1mm, chiều
dài của cửa thu nước bằng 900 mm, gọi n* là số sợi thép lưới chắn rác đan theo chiều
rộng lưới, số thanh song chắn cần dùng là:
900 = d x (n*-1)+ a x n* <=> 700 = 1 x (n-1) +4.5 x n*

57
`
=> n* = 164
Mỗi sợi thép dài 0.7 m. Diện tích cản nước của các sợi thép thẳng đứng là:
164  0.6  0.001 = 0.1148 (m2)
Tổng diện tích cản nước của lưới chắn rác là: Flưới = 0.1143 + 0.1148 = 0.2291 (m2)
Diện tích thông thuỷ của lưới chắn rác là: F = 0.63 – 0.2291 = 0.4009 (m2)
Vậy vận tốc qua lưới chắn rác là:
Q 0.197
v= = =0.25( m/s)
n× F 2 ×0.4009
Vận tốc qua lưới chắn rác trong khoảng 0.2 – 0.4 m/s, đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế.

STT Thông số thiết


Bảng 3.3 -kế Giákếtrịlưới chắn
Các thông số thiết Đơn vị
rác Số lượng

1 Diện tích LCR


- Dài 0.9 m 2
- Rộng 0.7 m

2 LCR làm bằng các sợi thép


Đường kính D1 mm

4 Vận tốc nước qua LCR 0.25 m/s

Tổn thất qua lưới chắn rác:


2
V
hc =ξ×K × (m)
2g

Trong đó:
- hc: Tổn thất cục bộ qua lưới chắn.
- K: Hệ số dự trữ, K = 3

58
`
- v: Vận tốc nước chảy qua lưới chắn, v = 0.25 (m/s)
- g: Gia tốc trọng trường, g = 9.81 m/s2
- d: Đường kính thanh chắn: d = 1.0 mm.
- a: Chiều rộng mắt lưới: a = 4.5 mm.
- : Hệ số tổn thất cục bộ qua lưới chắn: với  = 2.42

Vậy:
2 2
v 0.25
h c =δ × K × =0.783 ×3 × =0.0075( m)
2g 2× 9.81
Nhận xét: Tổn thất áp lực qua lưới chắn, song chắn rác và ống tự chảy là tương đối
nhỏ.

3.1.2.3 Tính toán ngăn thu, ngăn hút

Ngăn thu
Chiều dài ngăn thu lấy theo quy phạm từ 1.6  3m  Chọn A1 = 1.8m.
Chiều rộng ngăn thu: B1 = B4 + 2e
Với: + B4: Chiều rộng lưới chắn B4 = 0.6 (m).
+ e = 0.4  0.6m  Chọn e = 0.6m.
 B1 = B4 + (2  e) = 0.6 + (2  0.6) = 1.8m
Vậy : A1×B1= 1.8(m)× 1.8(m).

Ngăn hút
Chiều rộng ngăn hút: B2  3Df
Mà ống hút Dh = 350 (mm) và Df đường kính phễu hút có Df = 1.3  1.5Dh
Lấy Df = 1.5Dh.

Df = 1.5  Dh = 1.5  0.35 = 0.525 (m)
Chọn B2 = 3  Df = 3 × 0.525 = 1.575(m).

59
`
Chiều dài ngăn hút: A2  3Df  Chọn A2 = 1.6m.
Để tiện cho việc quản lý và thi công ngăn thu và ngăn hút chọn kích thước hai ngăn
bằng nhau A2  B2 = 1.6  1.5 (m).
Bảng 3.4 - Các thông số thiết kế ngăn thu, ngăn hút

STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số


lượng

1 Ngăn thu
- Dài 1.8 m 1
- Rộng 1.8 m

2 Ngăn hút
Đường kính ống hút D350 mm
Đường kính phểu hút D525 mm 1
- Dài 1.6 m
- Rộng 1.5 m

Kích thước mặt đứng CTTN, Sơ đồ tính toán công trình – mặt đứng

Khoảng cách từ mép dưới cửa thu đến đáy sông:


 H1= 0.7÷1m. Chọn H1=0.8m.
Khoảng cách từ mép dưới cửa đặt lưới chắn đến đáy công trình:
 H2=0.5÷1m. Chọn H2= 0.6m.
Khoảng cách từ MNTN đến mép trên cửa thu:
 H3 ≥ 0.5m. Chọn H3= 0.5m.
Khoảng cách từ MNTN đến miệng vào phễu hút:
 H6≥ 1.5Df và H6 ≥0.5m. Chọn H6= 1m.
Khoảng cách từ đáy ngăn hút đến miệng vào phễu hút:
 H5 ≥ 0.5m và H5≥0.8Df. Chọn H5= 1m.
Khoảng cách từ MNCN đến sàn công tác:
 H4 ≥ 0.5m. Chọn H4= 0.5m.
Sơ đồ tính toán công trình – mặt đứng

60
`
3.1.3 Tính toán trạm bơm cấp 1
Trạm bơm cấp 1 là trạm bơm đặt đầu trong trạm xử lý nước. Được đặt gần công trình
thu và cách trạm xử lý 100m. Nó là một công trình quan trọng, có nhiệm vụ đưa vào
hệ thống và mạng lưới cấp nước một khối lượng nước xác định dưới một áp lực yêu
cầu. Kết cấu của trạm bơm tương đối phức tạp. Nó bao gồm các tổ máy bơm, các thiết
bị cơ khí, năng lượng, đường ống, van khóa, thiết bị kiểm tra đo lường, thiết bị điều
khiển, thiết bị hạ nâng…
Trong trạm bơm cấp I bố trí 2 máy bơm làm việc và 2 máy bơm dự phòng.

3.1.3.1 Xác định đường kính ống đẩy, ống hút của trạm bơm cấp I

Đường kính ống Vận tốc nước chảy (m/s)


(mm) Trong ống hút Trong ống đẩy

Dưới 250 0.6-1.0 0.8-2.0

300-800 0.8-1.5 1.0-3.0

Trên 800 1.2-2.0 1.5-4.0

 Tính toán ống đẩy


Với lưu lượng Q = 0.197 (m 3/s) = 197 (l/s). Xác định đường kính ống đẩy: Sử dụng 2
ống đẩy cho 2 máy bơm (có 1 ống đẩy cho 1 máy bơm dự phòng) cho 2 ngăn thu sau
đó 2 ống đẩy được hợp lại thành 1 đường ống chung dẫn tới bể trộn. Vận tốc cho phép
trong ống đẩy có đường kính D = 300÷ 800 mm là v = 1.0 ÷ 3.0 m/s; chọn v = 2 m/s )
Đường kính mỗi ống đẩy là:

D dr =
√ 4Q
π×v
=

4 ×0.197
3.14 × 2
=0.35(m) . Chọn Ddr =350(mm)

Tính toán và kiểm tra lại vận tốc :


4∗Q 4∗0.197
v= 2
= 2
=2.05( m/ s)(hợp tiêu chuẩn)
π∗Dd 3.14∗0.35

61
`
 Tính toán ống hút
Với lưu lượng Q = 0.197 (m 3/s) = 197 (l/s)..: 1 ống của 1 bơm hoạt động và 1 ống của
1 bơm dự phòng, mỗi đường ống được tính với vận tốc nước chảy trong ống từ 0.8 –
1.5 (m/s). Theo TCXD 33-2006, vận tốc cho phép trong ống tự chảy có đường kính D
= 300÷ 800 mm là v = 0.8 ÷ 1.5 m/s; để tránh lắng đọng trong ống nên chọn v = 1.2
m/s
Đường kính mỗi ống hút là:
h
Dr =
√ √
4Q
πv
=
4 ×0.197
3.14 ×1.2
=0.45 ( m )

Chọn: Dhr = 450 mm


Tính toán và kiểm tra lại vận tốc :
4∗Q 4∗0.197
v= 2
= 2
=1.24 (m/s)(hợp tiêu chuẩn)
π∗Dd 3.14∗0.45

3.1.3.2 Xác định lưu lượng và cột áp công tác:


Xác định lưu lượng máy bơm: Trạm bơm cấp I làm việc điều hòa 24/24h với công
suất
QTXL = 17000 (m3/ngđ) = 0.197 (m3/s). Chọn số bơm cấp I trong trạm n = 2 bơm làm
việc, 2 bơm dự phòng.
Chọn máy bơm cấp I:
Bơm cấp I làm việc điều hòa trong ngày, lưu lượng bơm cấp I là lưu lượng trung bình
ngày:
b × c ×Q ng
max 3
Q= (m /h)
T
+b: hệ số kể đến lượng nước dung cho các nhu cầu chưa tính hết và lượng nước dự
phòng cho rò rỉ, thất thoát trên mạng lưới thường lấy b = 1.15 ÷ 1.3 , chọn b = 1.15
+c: hệ số kể đến lượng nước dung cho bản than trạm xử lý, thường chọn
c = 1.05 ÷ 1.06 , chọn c = 1.05

+ : Lượng nước tiêu thụ trong ngày dùng nước lớn nhất khu vực (m3/h)
+T: Thời gian làm việc trong ngày của trạm bơm (h).
1.15 ×1.05 ×17000 l
Q b= =855 ( m3 / h )=0.237 ( m3 / s ) =23.7( )
24 s

62
`
Vậy sơ đồ máy bơm làm việc: Gồm 1 máy bơm làm việc và 1 máy bơm dự phòng.
Xác định cột áp bơm
H = Hđh + hh + hd
+Hđh: Chiều cao bơm nước địa hình, bằng hiệu cao trình mực nước cao nhất trên trạm
xử lí hoặc bể chứa và cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn hút của công trình thu
nước.Hđh= 2000 – (– 1200) = 3200 (mm) = 3.2 (m)
hh: Tổng tổn thất thủy lực trên đường ống hút của máy bơm.
v2
hh= i x lh + ∑ ξ i
2g
lh: Chiều dài ống hút lh=10m Dh = 450mm
Q= 197(l/s). Tra bảng Dh=450mm =>1000i = 3.88; v= 1.16(m/s).
∑ ξ i: Tổng hệ số tổn thất áp lực qua các thiết bị trên ống hút ∑ ξ i = 2.1
1 côn thu (ξ=¿ 0.1)
1 khóa (ξ=¿ 1)
1 phễu thu (ξ=¿ 0.5)
1 co 900 (ξ=¿ 0.5)
2 2
v 3.88∗10 1.16
Vậy h h=i x lh+ ∑ ξ i = +2.1 x =0,18(m)
2g 1000 2 x 9,81
+hđ: Tổng tổn thất thủy lực trên đường ống đẩy của máy bơm.
v2
h đ =i x l đ + ∑ ξ i
2g
lđ: Chiều dài ống đẩy lđ=100 m
Q= 197 (l/s). Tra bảng Dđ=350mm => 1000i = 14.5; v= 1.90 (m/s)
∑ ξ i : Tổng hệ số tổn thất cục bộ qua các thiết bị trên ống đẩy∑ ξ i = 4.95
1 côn mở (ξ =0.25)
2 khóa (ξ=¿ 1 x 2 = 2)
1 van 1 chiều (ξ=¿ 1.7)
2 co 900 (ξ=¿ 2 x 0.5 = 1)
2 2
v 14.5∗100 1.90
Vậy h đ =i x l đ + ∑ ξ i = + 4.95 x =2.36(m)
2g 1000 2 x 9.81

63
`
Cột áp toàn phần của các máy bơm:
H = Hđh + hh + hđ= 3.2 + 0.18 + 2.36 = 5.74 (m).
 Chọn trạm bơm cấp I có 2 máy bơm làm việc cùng công suất ,1 bơm công tác, 1
bơm dự phòng.

3.2 TÍNH TOÁN BỂ HÒA TRỘN VÀ TIÊU THỤ HOÁ CHẤT


Nhiệm vụ: Bể hòa trộn phèn có nhiệm vụ hòa tan phèn cục và lắng cặn bẩn. Với công
suất của trạm xử lý là QTXL = 17000 (m3/ngđ) sử dụng bể hòa trộn phèn, khuấy trộn
bằng máy khuấy loại cánh phẳng.
Cấu tạo bể hòa trộn : Bộ phận khuấy trộn gồm: Động cơ điện, bộ phận chuyển động và
cánh khuấy.
Số vòng quay trên trục của cánh quạt n = 20 ÷ 30 vòng/phút; ( Xử lý nước cấp-Nguyễn
Ngọc Dung, trang 21). Chọn n = 25 vòng/phút. Chiều dài cánh quạt tính từ trục quay
lấy bằng 0.4 bề rộng của bể ( Theo TCXD 33-2006 quy phạm từ 0.4 - 0.45). Diện tích
cánh quạt lấy bằng 0.1 ÷ 0.2 m2 cho 1m3 dung dịch trong bể hòa tan ( Theo TCXD 33-
2006 quy phạm từ 0.1 ÷ 0.2 m2)
lcánh khuấy = 0.4B

3.2.1 Tính toán bể hòa trộn phèn


Như ở trên đã tính được công suất trạm xử lý: Q = 17000 m 3/ngđ = 708.3 m3/h = 0.197
m3/s = 197 l/s. Theo 6.19 TCXDVN 33 - 2006, dung tích bể hoà trộn phèn được
tính theo công thức:
q×n×P
Wh 4
(m 3).
10 ×b h × γ

Trong đó:
 q: Lưu lượng nước xử lý, q = 17000 (m3/ngđ) = 708.3 (m3/h).
 P: Liều lượng phèn, P  45 (mg/l).
¿
 n: Số giờ giữa 2 lần hòa tan phèn. Đối với trạm có công suất từ 10000 50000
(m3/h) là 8-10h; chọn n = 8h.
 : Tỷ trọng của dung dịch phèn   1 (T/m3).
 bh: Nồng độ dung dịch phèn trong thùng hòa tan (%), b h = 10 ÷ 17% (Theo 6.20-
TCXDVN 33 - 2006), chọn bh = 14%.

64
`
Vậy:
708.3 ×8 × 45
Wh= 4
=1.82( m3)
10 ×14 × 1
Thiết kế 2 bể hoà trộn phèn, một bể làm việc, một bể dự phòng trong trường hợp cần
bảo trì hoặc bể kia gặp sử cố, kích thước mỗi bể là: L × B × H = 1.4 × 1.1 × 1.2
Chiều cao bảo vệ là hbv = 0.3m.
Vậy chiều cao xây dựng Hxd = 1.2 + 0.3 = 1.5 (m)
Để hòa tan phèn dạng bột ta dùng máy khuấy trộn cánh quạt phẳng có:
+ Số vòng quay trên trục của cánh quạt n = 20 ÷ 30 vòng/phút; ( Xử lý nước cấp-
Nguyễn Ngọc Dung, trang 21). Chọn n = 25 vòng/phút.
+ Số cánh khuấy : 2 cánh
+ Chiều dài cánh quạt tính từ trục quay lấy bằng 0.4 bề rộng của bể ( Theo TCXD 33-
2006 quy phạm từ 0.4 - 0.45).  lcánh khuấy = 0.4B = 0.4 × 1.1 = 0.44 (m)
 Chiều dài toàn phần của cánh khuấy là: Lc = 2 lcánh khuấy = 2×0.44 = 0.88 (m)
+ Diện tích cánh quạt lấy bằng 0.1 m2 cho 1m3 dung dịch trong bể hòa tan ( Theo
TCXD 33-2006 quy phạm từ 0.1 ÷ 0.2 m2).  fbc = 0.1 × 1.82 = 0.182 (m2)
+ Chiều rộng mỗi cánh khuấy:
1 f bc 1 0.182
b cánhkhuấy = × = × =0.1(m )
2 Lc 2 0.88
ρ 3 4
+ Công suất động cơ của máy khuấy: N=0.5× ×h × n × d × z (kW)
μ
Trong đó:
ρ : Trọng lượng thể tích của dung dịch được khuấy trộn, ρ = 1000 kg/m3
h : Chiều rộng mỗi cánh khuấy, h = 0.1 m
n : Số vòng quay của cánh khuấy trong 1 giây, n = 25 (vòng/phút) = 0.42 ( vòng/giây)
d : Đường kính của vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra khi quay, d = Lc = 0.88 (m)
z : Số cánh khuấy trên trục cánh khuấy, chọn z = 2 (Theo TCXD 33-2006, z ≥ 2 )
μ : Hệ số hữu ích của động cơ truyền động, chọn μ = 0.8
1000 3 4
N=0.5× ×0.1 ×0.42 ×0.88 × 2=5.55( kW )
0.8
Vậy tại bể hòa trộn trang bị một động cơ khuấy trộn có công suất N = 5.55 (kW)
Dung dịch phèn 7% ở bể tiêu thụ được định lượng đều với liều lượng không đổi bằng
bơm định lượng để đưa vào bể trộn.

65
`
3.2.2 Tính toán bể tiêu thụ phèn
Theo 6.20 TCXDVN 33 - 2006, lấy nồng độ phèn trong bể tiêu thụ là 4 ÷ 10%, tính
theo sản phẩm không ngậm nước và theo 6.24 TCXDVN 33 - 2006 thì đáy bể tiêu thụ
có độ dốc không nhỏ hơn 0,005 về phía ống xả. Ống xả phải có đường kính không nhỏ
hơn 100mm, chọn D = 300 mm. Theo 6.25 TCXDVN 33 – 2006, mặt trong bể tiêu thụ
được bảo vệ bằng lớp vật liệu chịu axit.
Dung tích bể tiêu thụ được tính theo công thức 6-4 TCXDVN 33 – 2006:
W h ×b h
Wt= (m 3)
bt

Trong đó:
- Wt: Dung tích bể tiêu thụ (m3).
- Wh: Dung tích bể hoà trộn phèn. Wh = 1.86 (m3).
- bh: Nồng độ dung dịch hoá chất trong bể hoà phèn, bh = 14%.
- bt: Nồng độ dung dịch hoá chất trong bể tiêu thụ, bt = 7%
Vậy:
1.86 ×14
Wt= =3.72( m3)
7
Thiết kế 2 bể tiêu thụ phèn, một bể làm việc, một bể dự phòng trong trường hợp cần
bảo trì hoặc bể kia gặp sử cố, kích thước mỗi bể là B × L × H = 1.4 × 1.8 × 1.5 m
Chiều cao bảo vệ là 0.3m.
Vậy chiều cao xây dựng Hxd = 1.5 + 0.3 = 1.8 (m)

3.2.3 Thiết kế bể hòa trộn và bể tiêu thụ


Theo TCXD 33-2006 quy định cường độ sục khí trong bể hòa trộn W = 8 ÷ 10 l/sm2;
chọn W1= 8 l/sm2. Cường độ sục khí nén trong bể tiêu thụ W = 3 ÷ 5 l/sm2; chọn W2 =
4 l/sm2
 Có một bể hòa trộn là việc, diện tích của bể là:
F = 1.38 × 1.1 = 1.52 (m2)
Lượng gió thổi vào bể trộn: Qht =0.06 ×W × F=0.06 × 8 ×1.52=0.73 (m3/s)
 Có một bể tiêu thụ làm việc, diện tích của bể là:
F = 1.4 ×1.8= 2.52 (m2)

66
`
Lượng gió thổi vào bể tiêu thụ: Qtt =0.06 ×W × F=0.06 × 4 × 2.52=0.6 (m3/s)
Trong đó: W: Cường độ sục khí trong khí ( l/sm2)
F : Diện tích bề mặt bể (m2)
Tổng lưu lượng gió đưa vào bể hòa trộn và bể tiêu thụ
Q gió=Q ht +Qtt =0.73+ 0.6=1.33 (m3/s)

Đường kính ống gió gió chính:

Dc =
√ 4 × Qgió
πv
=
√4 × 1.33
3.14 ×12
=0.375(m)

Theo TCXD 33-2006 tốc không khí trong ống v = 10÷ 15 m/s; Chọn v = 12 m/s
Vậy: Chọn đường kính ống gió chính Dc = 400 mm
Đường kính ống dẫn gió đến thùng hòa trộn

D ht =
√ 4 ×Qht
πv
=
√ 4 ×0.73
3.14 ×12
=0.28( m)

Vậy: Chọn đường kính ống dẫn gió đến thùng hòa trộn Dht = 300 mm

3.2.4 Chọn bơm dung dịch phèn và bơm định lượng

3.2.4.1 Bơm dung dịch phèn


Dung tích từ bể hoà trộn theo định kì n = 8h bơm lên bể tiêu thụ một lần, chọn thời
gian bơm t = 2h (sau mỗi lần bơm khuấy trộn ở bể hoà tan 3h liên tục, 2h bơm và 1h
pha chế đến nồng độ bt = 7% ở bể tiêu thụ).
Lượng phèn cần thiết cho một lần bơm:
G1= Q × P ×n = 708.3 × 45 × 8 = 254988 (g) = 254.988 (kg)
Trong đó:
+ Q: Lưu lượng nước cần xử lý, Q = 17000 (m3/ngđ) = 708.3 (m3/h)
+ P là lưu lượng phèn cần để keo tụ, P = 45 (mg/l)
Nồng độ hoà tan bão hoà của phèn theo Al 2(SO4)3 theo bảng 4.1 sách Xử Lý Nước Cấp
Cho Sinh Hoạt Và Công Nghiệp Trịnh Xuân Lai thường từ 335÷364 (ứng với nhiệt độ
nước từ 10 ÷ 200C). Vì nồng độ bão hoà thay đổi theo nhiệt độ nên trước mỗi lần bơm
phải xác định nồng độ phèn ở bể hoà tan để xác định thời gian bơm cần thiết.
Chọn nồng độ dung dịch phèn bão hoà ở bể hoà tan P = 35%.

67
`
Thì thể tích dung dịch phèn cần trong 8h là:
G1 × 100 254.988 ×100
V 1= = =728(l)
P 35
Trong đó:
G1: Lưu lượng phèn cần dùng trong 8h
P : Nồng độ dung dịch phèn bão hoà ở bể hoà tan
728
Nếu bơm torng 2h là: Q= =364 (l/h) = 6 (l/phút)
2
Chọn máy bơm bằng axit có lưu lượng Q = 364 (l/h), trong trạm đặt 2 bơm ( 1 bơm
làm việc, 1 bơm dự phòng)

3.2.4.2 Chọn bơm định lượng phèn


Lưu lượng dung dịch phèn 7% cần thiết đưa vào nước trong 1h:
Q×a 708.3 × 45× 100
q= = =455 (l/h)=0.455(m 3/h)
1000× bt 1000 ×7

Trong đó:
- Q: Lưu lượng trạm xử lý.
- a: Liều lượng phèn.
- bt: Nồng độ dung dịch phèn trong bể tiêu thụ.
KẾT LUẬN: Chọn bơm định liều lượng không đổi: dùng để đưa một lượng hoá chất
không đổi vào nước xử lí. Thường sử dụng trong các trạm xử lí co công suất không
đổi.

3.2.5 Bể tiêu thụ vôi và bơm định lượng

3.2.5.1 Bể tiêu thụ vôi


Với tính toán ở trên ta cần phải dùng vôi để kiềm hóa xử lý ổn định nước nguồn. Vôi
dùng là loại vôi sữa đã được tôi sẵn trên thị trường. Vôi sữa đặc được đưa sang bể tiêu
thụ vôi. Tại đây, vôi được pha loãng đến nồng độ thích hợp rồi được đem sử dụng.

Do đó, trước khi hòa trộn vôi vào nước thì cần phải có thiết bị chuẩn bị vôi sữa.
Lượng vôi cần đưa vào để kiềm hóa nước sau keo tụ là:
Lv = 249.5 ( mg/l ) = 249.5 ¿ 10-3 ( kg/m3 )

68
`
Liều lượng vôi cần dùng trong ngày:

V1 = Lv ¿ Q = 249.5 ¿ 10-3 ¿ 17000 = 4242.5( kg/ngđ )

Dung tích thùng đựng vôi được tính theo công thức :

Q ×n × L v 3
W hv = (m )
10000 ×b v × γ

Trong đó:

- Q: Công suất trạm xử lý Q = 17000 (m3/ngđ) = 708.3 (m3/h)


- n: Số giờ giữa 2 lần pha vôi. n = 6 ÷ 12h. Chọn n = 8h
- Lv = 41,28 ( mg/l ) liều lượng vôi đưa vào.
- bv = 7% nồng độ dung dịch vôi sữa.
-  = 1 (tấn/m3) khối lượng riêng của dung dịch.
708.3 ×8 ×249.5 3
W hv = =20.2( m )
10000 ×7 ×1
Ta thiết kế 2 thùng đựng vôi sữa ( theo mục 6.34, TCXD 33:2006). Dung tích mỗi
thùng là:

W hv 20.2 3
V hv = = =10.1(m )
2 2

Bể được thiết kế hình trụ tròn, đường kính lấy bằng chiều cao công tác của bể d = h:

d hv =h=
√3

π
=

V hv ×4 3 10.1 × 4
3.14
=2.34 (m)

Chiều cao bảo vệ là hbv = 0.3m.


Chiều cao xây dựng thùng trộn: H xd = 2.34 + 0.3 = 2.64 (m)
Ta thiết kế 2 bể hoà trộn vôi, một bể làm việc, một bể dự phòng khi xảy ra sự cố.

3.2.5.2 Bơm định lượng vôi:


Lưu lượng dung dịch vôi 5% cần thiết đưa vào nước trong 1h:
Q xa 708.3 x 249.5 x 100 3
q= = =2524 ( l/h )=2.524 (m /h)
1000 x P 1000 x 7
Trong đó:

69
`
a: hàm lượng vôi cho vào nước xử lý, a = 249.5 mg/l

P: nồng độ dung dịch vôi, P = 7%

Chọn máy bơm định lượng có thể cho lưu lượng từ 2500 – 3000 l/h, áp lực H = 30m.

Trong trạm bố trí 2 máy, một máy làm việc và một máy dự phòng

3.2.6 Tính thiết bị pha chế vôi sữa

Hình 3: Bể pha vôi sữa

3.2.6.1 Tính dung tích thùng tiêu thụ chứa dung dịch vôi sữa 7%
Q × n× a 3
W v= 4
(m )
10 ×b v × γ

Trong đó:
Q : Công suất trạm xử lý (m3/ngđ); Q = 708.3 m3/h
a : Liều lượng vôi cần thiết đưa vào ( mg/l); a = 20.63 (mg/l)
n : Số giờ giữa 2 lần pha vôi; n = 8h
bv : Nồng độ vôi sữa (= 7%)

70
`
γ : khối lượng riêng của vôi sữa (= 1 T/m3)

Theo TCXD 33-2006 quy định số giờ giữa 2 lần pha vôi từ 6÷ 12 h; Chọn n = 8h
708.3 × 8× 20.63 3
vậy W v = 4
=1.67(m )
10 ×7 × 1
Lấy dung tích bể pha vôi ≈ 1.7 m 3

3.2.6.2 Tính các thông số thiết kế và thiết bị khuấy trộn ( dùng cánh quạt)
Dung tích bể pha vôi tính được ở trên: Wv = 1.7 (m3)
Bể được làm bằng betong cốt thép, phần trên là hình trụ, phần dưới là hình nón, góc
nghiêng giữa 2 phần của thành bể là 45 o ; đường kính bể lấy bằng chiều cao công tác
của bể d = h

3 4 ×W v

√ √
2 3
πd h πd 4 ×1.7
W v= = → d= =3 =1.3 (m)
4 4 π 3.14
Chiều cao phần nón:
d 1.3
h1 = = =0.65(m)
2 tan 450
2

Thể tích phần hình nón:


π R 2 h 1 3.14 × 0.652 × 0.65
W 1= = =0.29(m3 )
3 3
Thể tích phần trụ :
3
W 2=W v −W 1=1.7−0.29=1.41(m )

Chiều cao công tác của hình trụ:


W2 1.41
h2 = 2
= =1.1(m)
πR 3.14 × 0.652
Chiều cao an toàn lấy h3 = 0.3m
Chiều cao tổng cộng của bể H = h1 + h2 + h3 = 0.65 + 1.1 + 0.3 = 2.05 (m)
Theo TCXD 33-2006 số vòng quay cánh quạt θ ≥ 40 vòng/phút, chiều dài cánh quạt l =
0.4÷ 0.45d  chọn θ = 45 vòng/phút; l = 0.45d
Chiều dài cánh quạt: l cq =0.45 ×d=0.45× 1.3=0.585 (m)

Chiều dài toàn phần của 2 cánh quạt: l1 = 1.17 (m)

71
`
Diện tích mỗi cánh quạt thiết kế 0.2 m2 cánh quạt/1 m3 vôi sữa trong bể ( quy phạm
bằng 0.1 ÷ 0.2m2).  f cq=0.2× 1.7=0.34(m2)
Chiều rộng mỗi cánh quạt
1 f 1 0.34
b cq= × cq = × =0.15 (m)
2 l 1 2 1.17

Bảng 3.5 - Các thông số thiết kế bể tiêu thụ hóa chất

STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số


lượng

1 Bể hòa trộn phèn


- Chiều dài 1.4 m
- Chiều rộng 1.1 m 2

- Chiều cao (kể cả 1.2 m


chiều cao bảo vệ)

2 Bể tiêu thụ phèn


 Chiều dài 1.8 m
 Chiều rộng 1.4 m 2
 Chiều cao ( kể cả
1.8 m
chiều cao bảo vệ)

3 Bể pha vôi
 Tổng chiều cao 2.05 m
2
 Đường kính 1.3 m

4 Cánh khuấy trộn vôi


 Chiều dài toàn cánh 1.17 m
4
khuấy 0.15 m
 Chiều rộng cánh quạt

72
`
3.3 TÍNH TOÁN BỂ TRỘN ĐỨNG
Cấu taọ bể trộn đứng gồm 2 phần, phần thân trên có tiết diện vuông hoặc tròn, phần
đáy có dạng hình côn với góc hợp thành giữa các tường nghiêng trong khoảng 30 - 40o
Tốc độ chảy trong máng vm = 0.6 m/s. Thời gian nước lưu lại trong bể không vượt quá
2 phút.
Kích thước bể trộn, được tính với chỉ tiêu như sau:
 Diện tích mặt bằng của bể: F1 ≤ 15m2
 Vận tốc nước dâng ở phần thân trên: V2 = 25 – 28 mm/s
 Chiều cao bể tính theo thời gian hòa trộn:
+ Pha trộn với phèn t = 1.5 – 2 phút
+ Pha trộn với vôi t = 3 phút
 Kích thước máng thu tính theo vận tốc nước chảy trong máng V m = 0.6
m/s. Ngoài ra còn có thể sử dụng giàn ống khoan lỗ thu nước thay cho máng
vòng hoặc thu nước bằng phễu.

Hình 4: Bể trộn đứng


Công suất trạm xử lý là 17000 m3/ngđ = 708.3 m3/h = 0.197 m3/s = 197 l/s
Diện tích tiết diện ngang ở phần trên của bể trộn với vận tốc nước dâng v d = 25 mm/s =
0.025 m/s là :

73
`
Q 0.197
f t= = =7.88(m¿¿ 2)¿
v d 0.025

Ta thấy ft < 15 m2 nên có khả năng trộn đều nước thô với hóa chất.
Nếu mặt bằng phần trên của bể trộn có hình dạng vuông, thì chiều dài mỗi cạnh là:
b t= √ f t= √ 7.88 = 2.8 m.

Tra bảng tính toán thủy lực Nguyễn Thị Hồng, chọn đường kính ống dẫn nước nguồn
vào bể là: D = 450 (mm). Ứng với Q = 197 l/s thì v = 1.16 (m/s) nằm trong giới hàn
cho phép (v = 0.8-1.2 m/s)
Chọn đường kính ngoài của ống dẫn nước vào bể sẽ là: bd = 430 mm = 0.43 m
Do đó diện tích đáy bể là :
f d =0.43× 0.43=0.185 m2

Chọn góc nón ∝=400 thì chiều cao phần hình tháp sẽ là:
1 400 1 (
h d= ( b t−bd ) . cot = 2.8−0.43 ) .2.747=3.3 m
2 2 2
Thể tích phần tháp ( phần dưới ) của bể trộn bằng:
1 1
W d = h d ( f t + f d + √ f t . f d )= .3.3 × ( 7.88+0.185+ √ 7.88 ×0.185 ) =10 m
3
3 3
Thể tích toàn phần của 1 bể với thời gian lưu lại của nước trong bể là 1.5 phút là :
Q . t 708.3 ×1.5
W= = =17.7 m3
60 60
Thể tích phần trên của bể sẽ là:
3
W t =W −W d =17.7−10=7.7 m

Chiều cao phần trên của bể sẽ là:


W t 7.7
ht = = =0.98 m
f t 7.88

Chọn chiều cao bảo vệ cho bể là 0.5 (m)


Chiều cao toàn phần (chiều cao xây dựng) của bể sẽ là:
htp =ht +h d +h bv=0.98+3.3+0.5=4.78 m

74
`
Dự kiến thu nước bằng máng vòng có lỗ ngập trong nước. Nước chảy trong máng đền
chỗ dẫn nước ra khỏi bể theo 2 hướng ngược chiều nhau. Xây dựng 2 máng thu vơi lưu
lượng chảy trong mỗi máng.

Vì vậy, lưu lượng nước tính toán của máng sẽ là:

Q 708.3
q m= = =354.15 (m¿ ¿3 /h)¿
2 2

Nước trong bể sẽ tràn ra hai máng để ra mương tập trung, vận tốc nước chảy trong
máng v = 0.6 m/s. ( Điều 6.56 TCXD 33-2006)

Diện tích tiết diện máng với tốc nước chảy trong máng vm= 0.6 m/s sẽ là:

qm 354.15
f m= = =0.164 m 2
v m 0.6 × 3600

Chiều cao máng:

+ Chọn khoảng cách từ mực nước đến mép trên máng thu: 0.1 (m)

+ Chọn khoảng cách từ mực nước đến mép trên lỗ ngập: 0.3 (m)

+ Chiều cao lỗ ngập: 0.14 (m)

+ Chọn khoảng cách từ mép lỗ ngập đến đáy máng thu: 0.1 (m)

Vậy chiều cao máng: hm = 0.1 + 0.3 + 0.14 + 0.1 = 0.64 (m)

Chọn chiều rộng máng:

f m 0.164
b m= = =0.26 m
hm 0.64

Độ dốc của máng về phía ống tháo nước ra lấy bằng 0.02 tổng diện tích các lỗ ngập thu
nước ở thành máng với tốc độ nước chảy qua lỗ vl = 1 m/s sẽ là:

Q 708.3
∑ f 1= v = 1 ×3600 =0.197 m2
l

Chọn đường kính lỗ dl = 38 mm thì diện tích của mỗi lỗ sẽ là fl = 0.001134 m2. Tổng số
lỗ trên thành máng sẽ là:

75
`

n=
∑ f l = 0.197 =164 lỗ
fl 0.0012

Các lỗ được bố trí ngập trong nước 100 mm (tính đến tâm lỗ), chu vi phía trong của
máng là: Pm=4. bt = 4×2.8 = 11.2 m

Khoảng cách giữa các tâm lỗ:

Pm 11.2
e= = =0.068 m
n 164

Khoảng cách giữa các lỗ: e – dl = 0.068 - 0.038 = 0.03 m

Với Q = 197 l/s, chọn ống dẫn sang bể phản ứng d = 450 mm, ứng với v = 1.16 m/s
(Quy phạm 0.8 – 1.2 m/s)

Bảng 3.6 Các thông số thiết kế của bể trộn đứng

THÔNG SỐ SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ VẬT LIỆU

BÊ TÔNG CỐT
BỂ TRỘN ĐỨNG 01 BỂ
THÉP
Chiều dài cạnh trên
2.8 m -
bt
Chiều cao phần trên
0.98 m -
bể ht
Chiều cao phần dưới
3.3 m -
bể hd
Chiều cao toàn phần
4.78 m -
htp

Chiều rộng máng bm 0.26 m -

Chiều cao máng hm 0.64 m -

Đường kính ống dẫn


450 mm Thép
nước vào bể
Đường kính ống dẫn
450 mm Thép
nước ra

76
`
Tính toán ngăn tách khí

Vì thời gian lưu lại của nước trong bể không được nhỏ hơn 1 phút và nước đi xuống
với tốc độ không lớn hơn 0.05 m/s

Thể tích ngăn tách khí với thời gian lưu lại nước trong bể là:

Wtk = Q.t = 0.197.90 = 17.73 m3

Cấu tạo 3 ngăn tách khí, mỗi ngăn có chiều dài 4.5m, rộng 1m, vận tốc nước đi xuống
sẽ là :

Q 0.197
v= = =0.015 m/ s(¿ 0.05 m/s đảm bảo)
3 lb 3× 4.5 ×1

Chiều cao ngăn tách khí :

W tk 17.73
h= = =1.3 m( chưakể chiềucao bảo vệ )
3lb 3 ×4.5 × 1

Ống dẫn nước từ bể trộn sang đặt ngập trong ngăn tách khí với khoảng cách không
được nhỏ hơn 100mm tính từ miệng ống đến mực nước trong ngăn tách khí.

3.4 TÍNH TOÁN BỂ PHẢN ỨNG VÁCH NGĂN DẠNG ĐỨNG


3 3
Q=17000 m /ngđ =708.3 m /h

Thể tích của bể sẽ là:

Q ×t 708.3× 20 3
W b= = =236 m
60 60

t: là thời gian phản ứng ( phút ) = 20 phút

Căn cứ theo sơ đồ cao trình trạm xử lí, chọn H b =3.5 m, chiều cao bảo vệ hbv=0.5m

Diện tích mặt bằng bể phản ứng:

W b 236 2
F b= = =67.4 m
H b 3.5

Diện tích 1 ô của bể phản ứng:

77
`
Q 708.3 2 2
f= = =0.984 m =1 m
3600× v 3600 ×0.2

+v: vận tốc dòng nước dọc theo hành lang (m/s) 0.2 ÷ 0.3 m/s. Chọn v= 0.2 m2

Số ô trong bể:

F b 67.4
n= = =68 lỗ
f 1

 Chọn 70 lỗ để tiện chia tỉ lệ chiều dài và rộng

Các ô sắp xếp theo chiều rồng là 7 ô, chiều dài là 10 ô.

Chỗ ngoặt ( quy phạm m=8 ÷ 10)

n 70
m= −1= −1=9
6 7

Kích thước mỗi ô ( quy phạm l ×bkhông bé hơn 1 ×1 m)


2
l ×b=1× 1=1 m

Chiều rộng bể phản ứng:

B pư =7 × 1=7 m

Chiều dài bể phản ứng:

L pư =10 × 1=10 m

Tốc độ chuyển động của dòng nước trong bể phản ứng có tính đến bề dày của tấm chắn
(lấy δ =0.18 m )

Diện tích mỗi ô sẽ là: f ô=1−0.18=0,82m2

Vận tốc nước chảy trong các ô là: ( quy phạm v=0,2 ÷ 0,3m/ s)

Q 708.3
v ô= = =0.24 m/s
3600× f ô 3600 ×0.82

-Tổn thất áp lực trong bể phản ứng là:

h=0.15 × v 2 × m=0.15× 0.24 2 × 9=0.08 m

78
`
Tra bảng tính toán thủy lực Nguyễn Thị Hồng, chọn đường kính ống dẫn nước từ bể
phản sáng ống phân phối nước vào bể lắng là: D = 450 (mm). Ứng với Q = 197 l/s thì v
= 1.16 (m/s) nằm trong giới hàn cho phép (v = 1-1.5 m/s)
Bảng 3.7 Các thông số thiết kế của bể phản ứng vách ngăn dạng đứng

THÔNG SỐ SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ VẬT LIỆU

BÊ TÔNG CỐT
BỂ PHÃN ỨNG 01 BỂ
THÉP

Chiều rộng 7 m -

Chiều dài 10 m -

Chiều cao 3.5 m -

Ống dẫn nước vào bể D450 mm thép

Ống dẫn nước ra


D450 mm thép
khỏi bể

Số ô-lỗ 70 ô-lỗ -

3.5 TÍNH TOÁN BỂ LẮNG NGANG


Bể lắng ngang có hỉnh dạng chữ nhật, có thể làm bằng gạch hoặc bê tông cốt thép.
Được sử dụng trong các trạm xử lí có công suất lớn hơn 3000 m3 /ngđ đối với trường
hợp xử lí nước có dùng phèn và áp dụng với công suất bất kì cho các trạm xử lí không
dùng phèn

Cấu tạo bể lắng ngang gồm 4 bộ phận chính.

- Bộ phận phân phối nước vào bể


- Vùng lắng cặn
- Hệ thống thu nước đã lắng
- Hệ thống thu xả cặn

79
`
3.5.1 Tính toán kích thước bể lắng ngang
Lựa chọn xây dựng bể lắng ngang tiếp xúc thu nước ở cuối bể.Với lưu lượng nước vào
bể Q = 17000 (m3/ngđ) = 708.3 (m3/h) = 0,197 (m3/s).
Diện tích bề mặt:
Q 708.3 2
F=α × =1,5 × =537( m )
3.6 × uo 3.6 ×0.55

Trong đó:
Q: Lưu lượng nước đưa vào bể lắng, Q = 708.3 (m3/h)
α
: Hệ số kể đến sự ảnh hưởng của thành phần vận tốc rối của dòng nước theo phương
α
thẳng đứng. Chọn L/Ho = 15 nên K = 10 và = 1.5 ( Theo bảng Xử lý nước cấp, TS
Nguyễn Ngọc Dung )
uo: Tốc độ lắng tự do của hạt cặn nhỏ nhất cần giữ lại, chọn u o= 0,55 mm/s, (XLNC_TS.
Nguyễn Ngọc Dung, u0 = 0,5 – 0,6mm/s)
Q 708.3
Chiều rộng bể lắng ngang: B= 3.6 × v × H × N = 3.6 ×5.5 ×3 × 2 =6 m
tb o

Trong đó:
¿
Ho: Chọn chiều cao vùng lắng, Ho = 3 (m). Trong giới hạn 2.5 3.5 (m)
vtb: Vận tốc trung bình của dòng nước trong bể lắng
vtb = K × v0 = 10 ×0.55 = 5.5 (mm/s)
N: số bể lắng, N=2
Mỗi bể lắng có chiều rộng là 6 m

Mỗi bể lắng chia làm 2 ngăn, chiều rộng mỗi ngăn là 3 m

Chiều dài bể lắng sẽ là:

F 537
L= = =45 m
B× N 6× 2

Tỉ số L/Ho theo tính toán L/Ho = 45/3 ¿ 15. (Đúng bằng tỉ số đã chọn).
Bể lắng ngang đạt hiệu quả khi L/B >>5, L/B = 45/6¿7.5 (thỏa)

80
`
3.5.2 Tính toán ngăn phân phối, mương thu nước từ bể phản ứng
Tại mỗi bể lắng bố trí một mương thu nước sau lắng, chọn chiều rộng mương là bm = 1
m. Chọn vận tốc nước trong mương thu bằng với vận tốc nước trong máng răng cưa
thu nước, v = 0.6 (m/s), số bể lắng N= 2

Tiết diện mặt lướt mương thu:

Q 0.197
f m= = =0.165(m2)
v × N 0.6 ×2

Chiều sâu lớp nước tính toán trong mương là :

f m 0.165
h m= = =0.165 m
bm 1

Lưu lượng mỗi bể : Q’ = Q /2 = 197/2= 98.5 (l/s)

Nước từ bể phản được thu vào mương và được dẫn sang 2 bể lắng ngang bằng 2 ống
thép có D = 350 mm. Tra bảng thủy lực –Nguyễn Thị Hồng trang 49, với q = 197/2
=98.5 l/s ta có vận tốc nước trong mỗi ống dẫn là : 0.95 (m/s)

Để phân phối đều trên toàn bộ diện tích mặt cắt ngang của bể lắng cần đặt các vách
ngăn có lỗ ở đầu bể, chọn cách tường 1m ( Theo TCXD 33-2006: 1 ÷ 2m)

Diện tích công tác của vách phân phối vào bể là :

F n=B× ( H 0−0.3 )=3 × (3−0.3 )=8.1m2

Lưu lượng nước tính toán qua mỗi ngăn của bể

0.197 3
q n= =0.05 m /s
2 x2

Diện tích của các lỗ ở vách ngăn phân phối nước vào:

q n 0.05 2
Σ f lỗ 1= = =0.25 m (Quy phạm v lỗ 1=0,2÷ 0,3 m/ s )
v lỗ 0.2

- Lấy đường kính lỗ ở vách ngăn phân phối thứ nhất d1=0.06m (quy phạm 0.05 ÷ 0.15 m
). Diện tích một lỗ f lỗ1 =0.00283 m2 , tổng số lỗ ở vách ngăn phân phối thứ nhất là:

81
`
Σ f lỗ 1 0.25
n1 = = =88 lỗ
f lỗ 1 0.00283

Ở vách ngăn phân phối bố trí thành 11 hàng dọc và 8 hàng ngang tổng số lỗ đục la
11 ×8=88 lỗ. Khoảng cách giữa trục các lỗ:

- Khoảng cách giữa trục các lỗ theo hàng dọc (cách 2 mép là 0,3m)
H 0−2 x 0.3 3−2 x 0.3
= =0.34
sohangngang−1 8−1

- Khoảng cách giữa trục các lỗ theo hàng ngang ( cách 2 mép là 0,3m)
b−2 x 0.3 3−2 x 0.3
= =0.24
sohangdoc−1 11−1

Việc xả cặn dự kiến tiến hành theo chu kì với thời gian giữa hai lần xả cặn T=24 giờ.
Thể tích vùng chứa nén cặn của một bể lắng là:

3.5.3 Máng thu nước bể lắng


Máng thu nước sau bể lắng dùng hệ thống máng thu nước răng cưa.

Trong bể lắng bố trí 2 máng thu, 2 mang thu này được chia đều ra mỗi ngăn, chọn
chiều rộng máng thu nước, bm = 0.5 m

Mỗi máng cách tường 0.7 m

Tiết diện một máng thu cần thiết với vận tốc cuối máng v = 0.6 m/s ( Theo TCXD 33-
2006, điều 6.84 v = 0.6-0.8 m/s )

qn 0.05 2
F m= = =0.04 m
2× v 2× 0.6

Chiều sâu máng thu:

F m 0.04
h m= = =0.08 m
b m 0.5

Lưu lượng nước của một máng là: qm = qn = 0.05 m/s = 50 l/s

Theo TCXD 33-2006, thì lưu lượng nước theo chiều dài máng thu là 1-3 (l/s.m). Chọn
lưu lượng theo chiều dài mép máng thu là q0m = 1 l/s.m dài mép máng.

Máng thu nước từ hai phía, chiều dài mép máng thu:

82
`
qlm 50
l lm= = =50 m
qom 1

Máng thu nước hai bên nên chiều dài mỗi máng thu sẽ là:

l lm 50
L m= = =25 ( m )
2 2

Chiều sâu lớp nước tính toán trong máng;

F m 0.04
h m= = =0.08(m)
b m 0.5

Máng có độ dốc i = 0.01 về phía cuối máng

Chiều cao đầu máng: h1 = hm = 0.08 (m)

Chiều cao cuối máng: h2 = h1 + Lm×i = 0.08 + 25 x 0.01 = 0.33 (m)

Chọn tấm xẻ khe hình chữ V, góc đáy 90o để điều chỉnh cao độ mép máng. Chiều cao
hình chữ V là 5cm, đáy chữ V là 10cm, mỗi m dài có 5 khe chữ V, khoảng cách giữa
các đỉnh là 20cm.

Chiều dài một máng thu là Lm = 25 m. Vậy số khe chữ V có trên một máng là :

Lm 25
nk= = =125 khe
0.2 0.2

Lưu lượng vào một khe hình chữ V:

qlm 0.05
q k= = =0.0004 (m3 /s)
n k 125

Chiều cao mức nước qua khe:

h k =¿

3.5.4 Tính toán mương thu nước sau lắng


Tại mỗi bể lắng bố trí một mương thu nước sau lắng, chọn chiều rộng mương là bm =
0.6 m. Chọn vận tốc nước trong mương thu bằng với vận tốc nước trong máng răng cưa
thu nước, v = 0.6 (m/s), số bể lắng N= 2

Tiết diện mặt lướt mương thu:

83
`
Q 0.197
f m= = =0.165(m2)
v × N 0.6 ×2

Chiều sâu lớp nước tính toán trong mương là :

f m 0.165
h m= = =0.275 m
bm 0.8

Nước sâu lắng được thu vào mương và được dẫn sang máng thu bể lọc bằng 2 ống thép
có D = 300 mm. Tra bảng thủy lực –Nguyễn Thị Hồng trang 49, với q = 197/2 =98.5
l/s ta có vận tốc nước trong mỗi ống dẫn là : 1.3 (m/s) ( quy chuẩn 1-1.5 m/s)

Nước từ 2 đường ống từ 2 bể lắng sẽ đổ vào 1 đường ống chung bằng thép để phân
phối nước ra bể lọc, chọn ống thép có D = 400. Tra bảng thủy lực –Nguyễn Thị Hồng
trang 49, với q = 197 l/s ta có vận tốc nước trong mỗi ống dẫn là : 1.46 (m/s) ( quy
chuẩn 1-1.5 m/s)

3.5.5 Hệ thống xã cặn


TQ ×(C max −C) 24 ×708.3 ×(560−12)
W c= = =155.25 m3
N×δ 2 ×30000

Trong đó: C=12 mg/l

Cmax = Cn + K×Pp + 0,25× M + V (mg/l)


Trong đó:
- Cn: Hàm lượng cặn trong nước thô, Cn = 250 mg/ l
- K: Hệ số với phèn, đối với phèn nhôm không sạch k = 1
- Pp: Hàm lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, Pp = 45 mg/l
- M: Độ màu của nguồn nước, M = 450
- V: Lượng vôi cho vào nước, V = 249.5 mg/l
 C max=250+ 1× 45+0.25 × 45+249.5=555.75(mg /l)
Diện tích mặt bằng một bể lắng là:
F 537 2
f bể = = =268.5 m
N 2
Chiều cao trung bình của vùng chứa nén cặn là:
W c 155.25
H cặn= = =0.58 m
f bể 268.5
Chiều cao trung bình của bể lắng:

84
`
H b =H o + H cặn=3+ 0,58=3.58 m

H0 là chiều cao vùng lắng Hl = 3 m


Hc là chiều cao vùng lắng cặn Hc= 0.58 m

Độ chênh đầu và cuối bể: chọn độ dốc i = 0.02 ( quy phạm i ≤ 0.05)

∆ h=i× L=0.02 × 45=0.9 (m)

Chiều cao đầu và cuối bể:

tb ∆h 0.9
H cuối bể =H bể − =3.58− =3.13(m)
2 2

tb ∆h 0.9
H đầu bể =H bể + =3.58+ =4.03(m)
2 2

Chiều cao xây dựng của bể lắng: Chọn chiều cao bảo vệ Hbv = 0.5 m
xd
H cuối bể =H cuối bể + H bv =3.13+0.5=3.63 m

xd
H đầu bể =H đầubể + H bv =4.03+0.5=4.53 m

Vậy kích thước bể lắng : L = 45 m; B = 6m;


xd xd
Chiều cao: H cuối bể = 3.63 m ; H đầu bể = 4.53 m

Tổng chiều dài bể lắng kể cả hai ngăn phân phối và thu nước
Lb=45+1=46 m
Thể tích một bể lắng là:
3
W b =Lb × H b × B=47 ×3.58 ×6=1010 m
Lượng nước tính bằng phần tram mất đi khi xả cặn ở một bể là:
K p ×W c 1.5 ×155.25
P= × 100= × 100=2,74 %
TQ 24 ×708.3
2
Trong đó:
+Kp: hệ số pha loãng, khi xả cặn bằng thủy lực bằng 1.5
+P được tính bằng % lưu lượng nước xử lí. Thời gian một lần xả cặn có thể kéo
dài từ 8 ÷ 10 phút lấy t = 9 phút.Tốc độ nước chảy ở cuối máng không nhỏ hơn 1m/s.
Dung tích chứa cặn ở một ngăn là:

85
`
155.25 3
W c−n= =77.625 m
2
Lưu lượng cặn ở một ngăn:
W c−n 77.625 3
q c−n= = =0.144 m / s
t 9 ×60
Diện tích của máng xả cặn: chọn v m=1 m/s
0.144 2
F m= =0. 144 m
1
b
Kích thước máng a= . Nếu a=0.25 mthì b=0.5 m. Tốc độ nước qua lỗ bằng 1.5 m/s.
2
Chọn d lỗ =25 mm ( Quy phạm d lỗ ≥25 mm ). f lỗ=0.00049 m 2
Tổng diện tích lỗ trên một máng xả cặn

q c−n 0.144
Σ f lỗ = = =0. 096 m2
v lỗ 1.5

Số lỗ một bên máng xả cặn:

Σ f lỗ 0.096
n= = =98 lỗ
2 × f lỗ 2 × 0.00049

L 45
Khoản cách tâm các lỗ là: l= = =0 . 46 m (quy phạm l=0,3 ÷ 0,5 m)
n 98

Đường kính ống xả cặn với q c−n=0.144 m3 / s , chọn D c =350 mm ứng với v c =1.5 m/ s.

Tổn thất trong hệ thống xả cặn:

( )
2 2
fc vc
H= ξ d + 2 + Σ ξ × (m)
fm 2×g

Trong đó:

- ξ d : là hệ số tổn thất qua các lỗ đục của máng, lấy bằng 11.4
- Σ ξ : là hệ số tổn thất cục bộ trong máng, lấy bằng 0.5
π × d 2c π × 0.352
- f c: diện tích ống xả cặn, = =0.096 m
2
4 4
- f m: diện tích máng xả cặn: f m=0.25 × 0.5=0.125 m 2
- v c: tốc độ xả cặn, bằng 1.5m/s
- g: gia tốc trọng trường bằng 9.81

86
`

( )
2 2
0.096 1.5
H= 11.4+ +0.5 × =1.43 m
0.125 2
2× 9.81

Khi xả cặn một ngăn mực nước trong bể hạ xuống ∆ H

(q c−n −q n) ×60 ×t (0.144−0.05)× 60 ×9


∆ H= = =0.564 m
fn 45× 2

Bảng 3.8 Các thông số thiết kế của bể lắng ngang

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu

Bể lắng ngang 2 Bể Bê tông cốt thép

Chiều dài của bể 46 m -

Chiều rộng của bể 6 m -

Ống dẫn nước vào


D350 mm -
mỗi bể

Số ngăn mỗi bể 2 Bể -

Chiều cao trung


3.58 m -
bình
Chiều cao vùng
3 m -
lắng
Chiều cao vùng
0.58 m -
chứa cặn
Chiều rộng mỗi
3 m -
ngăn
Chiều cao vùng
3 m -
lắng
Tổng số lỗ trên
vách ngăn phân 88 Lỗ -
phối nước vào bể

Tổng số lỗ trên
36 Lỗ -
vách ngăn thu nước

87
`

Số lượng máng thu 4 Máng Thép

Chiều dài máng thu


11 m -
Lm
Chiều rộng máng
0.5 m -
thu bm
Chiều sâu máng thu
0.08 m -
hm
Chiều sâu mương
0.275 m Bê tông cốt thép
thu hmương
Chiều rộng mương
0.6 m -
thu bmương
Chiều cao xây dựng
3.63 m -
cuối bể
Chiều cao xây dựng 4.53
m -
đầu bể
Đường kính ống
dẫn nước vào bể D350 mm Thép
lắng
Đường kính ống
dẫn nước sang ống
D300 mm Thép
chung phân phối
nước vào bể lọc
Đường kính ống
chung thu nước D400 mm Thép
nước từ 2 bể lắng
Đường kính ống xã
D350 mm Thép
cặn

3.6 BẺ LỌC NHANH


Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ
để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có
trong nước. Hàm lượng cặn trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu chuẩn cho phép
(nhỏ hơn hoặc bằng 3 mg/l).Sau một thời gian làm việc lớp vật liệu lọc bị khít lại làm
tốc độ lọc giảm dần.Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc

88
`
bằng nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc.Bể lọc
luôn luôn phải hoàn nguyên. Chính vì vậy quá trình lọc nước được đặc trưng bởi hai
thông số cơ bản là tốc độ lọc và chu kỳ lọc.
Bể lọc nhanh có 2 lớp vật liệu lọc là cát thạch anh và than antraxit (Theo bảng 6.11
TCXDVN 33:2006) ta có:
- Cát thạch anh: Đường kính hạt d = 1.0mm; Đường kính hiệu dụng d 10 =
0.6mm;Chiều dày lớp lọc bằng cát thạch anh cát = 700mm; Hệ số không đồng nhất K =
1.5, trọng lượng rêng β = 2.7.
- Than anthracite: Đường kính hạt d = 1,2 mm, Đường kính hiệu dụng d 10 = 1 mm;
chiều dày lớp lọc bằng than anthracite = 500mm; Hệ số không đồng nhất K = 1.5, trọng
lượng rêng β = 1.5.
- Độ nở tương đối: e  50%(Theo bảng 4.5 trang 128, Sách xử lý nước cấp Nguyễn
Ngọc Dung).
- Chiều dày tổng của hai lớp vật liệu lọc là: hvl = hcát + hthan = 1200mm = 1.2 m
- Vật liệu đỡ dùng sỏi (Theo bảng 6.12 TCVN XD 33:2006)
 Đường kính d = 2 ÷ 5 mm, chiều dày d = 0.1 m.
 Đường kính d = 5 ÷ 10 mm, chiều dày d = 0.1 m.
 Đường kính d = 10 ÷ 20 mm, chiều dày d = 0.1 m.
- Tốc độ lọc ở chế độ làm việc bình thường: vbt 710 (m/h), chọn vbt = 8 (m/h).

3.6.1 Tính toán bể lọc


Tổng diện tích bể lọc của 1 đơn nguyên xử lý (Được tính theo công thức ở mục 6.103
TCXDVN 33 – 2006):
Q 17000 2
F= = =92.67(m )
T × v bt −3,6 × W × t 1 −a ×t 2 × v bt 24 × 8−3,6 ×16 × 0,1−1 ×0,35 × 8
Trong đó:
- Q: lưu lượng xử lý; Q = 2500 m3/ngđ.
- T: thời gian làm việc của trạm trong 1 ngày đêm; T = 24 giờ.
- Vtb: tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường; v bt = 8 m/h. Theo
TCXDVN 33 – 2006 mục 6.115,bảng 6.11 thì vbt = 7 – 10 m/h)
- W: cường độ nước rửa lọc; W = 16 l/s.m 2. (Theo điều 6.115 bảng 6.13 của
TCXDVN 33 – 2006 thì W = 14 – 16 l/s.m2)

89
`
- a: số lần rửa mỗi bể trong một ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường; a=1.
(Theo mục 6.102 – TCXDVN 33 - 2006, chu kỳ làm việc bể lọc lớn hơn 12(h) ở
chế độ làm việc bình thường).
- t1: thời gian rửa lọc; t1 = 0.1 giờ. (Theo bảng 6.13 TCXDVN 33-2006)
- t2: thời gian ngừng bể lọc để rửa; t2 = 0.35 giờ.
Số bể lọc cần thiết
N=0.5 √ F=0.5 √ 92.67=4.8 b ể
Chọn N = 5 bể
Kiểm tra lại tốc độ lọc tăng cường với điều kiện đóng 1 bể để rửa
N 5
v tc=v bt . =8. =10 ¿
N−1 5−1
Trong đó:
- 1: số bể lọc ngừng làm việc để rửa lọc
- vbt: Tốc độ lọc làm việc ở chế độ bình thường. Chọn vbt =8 m/h.
Nằm trong khoảng vtc= (8,5 – 12 m/h)  đảm bảo yêu cầu. Như vậy số bể lọc N = 5 là
hợp lý.
Diện tích mỗi bể lọc là:
F 92.67 2
f= = =18.54(m )
N 5
Trong đó:
- F: Tổng diện tích mặt bằng bể lọc, F = 13.63 (m2).
- N: Số bể lọc, N = n.
Chọn kích thước bể là: B× L=3.8 ×5=19(m 2 )
Hệ thống xử lý có 5 bể lọc Diện tích của các bể lọc trong 1 đơn nguyên là:
F = 5 x f = 5 x 5 x 3.8 = 95 (m2 )
 Kiểm tra tốc độ lọc:
Tốc độ lọc thực tế là:
v bt × f 1 b ể 8 ×18.54
v tt = = =7.8¿
f 1 b ể thự ct ể 19

Tốc độ lọc tăng cường thực tế ứng với diện tích bể đã chọn là:
N 5
v tc=v tt × =7.8 =9.75(m/h)
N −1 5−1
Theo TCXDVN 33 – 2006 thì vtc = 8.5 – 12 m/h. Vậy vtc = 9.75 m/h là đạt yêu cầu.

90
`
Chiều cao toàn phần của bể lọc nhanh:
H=hđ + hv +h n+ h p +hs + hc + hbv
¿ 0.3+1.2+2+0.5+ 0.5+0.1+0.5=5.2(m)

Trong đó:
- hđ: chiều cao lớp sỏi đỡ; hđ = 0.4 m.
- hv: chiều dày lớp vật liệu lọc; hv = 700 + 500 = 1200 mm = 1.2 m.
- hn: chiều cao lớp nước trên lớp vật liệu lọc, h n = 2 m. (Theo mục 6.106 – TCXDVN
33:2006, chiều cao lớp nước trên mặt lớp lọc lấy hn≥2m).
- hp: chiều cao phụ kể đến việc dâng nước khi đóng bể để rửa, h p≥0.3. Lấy hp = 0.5
m.
- hs: chiều cao từ đáy bể đến sàn đỡ chụp lọc, hs = 0.5 m. (Quy phạm 0.3 – 0.5m)
- hc: chiều cao sàn đỡ chụp lọc, hc = 0.1 m.
- hbv: Chiều cao bảo vệ, hbv = 0.5m

3.6.2Tính toán hệ thống phân bối nước vào ra bể lọc

3.6.2.1 Phân phối nước vào bể lọc


Nước sâu lắng được thu vào đường ống chung bằng thép có D=400, lưu lượng là 0.197
m3s = 197 l/s, vận tốc v = 1.46 m/s (quy chuẩn 1-1.5 m/s) và sau đó nước được phân
phối vào máng của bể lọc bằng các ống nhánh.

Lưu lượng của mỗi bể lọc:

Q 0.197 m3
q= = =0.0394( )=39.4 (l/s)
số bể 5 s

Vậy chọn ống nhanh bằng thép phân phối nước vào bể lọc có D=200, lưu lượng là
0.0394 m3s = 39.4 l/s, vận tốc v = 1.15 m/s (quy chuẩn 0.8-1.2 m/s)

Vận tốc nước chảy trong máng, theo mục 6.120 TCXDVN 33-2006, v = 0.8 - 1.2 m/s.
Chọn v = 1 m/s.
qm 0.0394 2
Diện tích mặt cắt ướt máng: F m= = =0.05 m
v 0.8
Chọn chiều rộng máng là bm = 0.2 m, chiều cao lớp nước trong máng chọn hm=0.25m.

91
`
3.6.2.2 Phân phối nước ra bể lọc
Sử dụng 1 đường ống chung thu nước sạch từ các bể lọc, sau đó từ đường ống chung sẽ
phân nhánh về các bể chưa. Đường ống chung đặt trên cao trong khối các bể lọc và dẫn
xuống thấp khi ra khỏi bể lọc.
Chọn 5 ống thu nước đã lọc dẫn về ống thu nước chung. Mỗi ống thu nước từ 1 bể.
Đường kính ống thu nước lọc 1 bể:

D ra=
√ 4Q
N ×π×v
=

4 ×0.197
5 ×3.14 × 1.5
=0.2(m)

Chọn đường kính ống thu nước đã lọc từ 1 bể D200 mm. Tra bảng II trang 41 Nguyễn
thị Hồng. Các bảng tính toán thủy lực. NXB Xây Dựng v = 1.38 m/s (thỏa mục 6.120
TCXDVN 33 - 2006 qui định v = 1-1,5m/s).
Đường kính ống chung thu nước sạch từ 2 dãy đến bể chứa, chọn v = 1.5 m/s.

D lọc =
√ 4Q
π×v
=
√4 ×0.197
3.14 ×1.5
=0.409 m

Chọn Dlọc = 400m


Chọn đường kính ống chung thu nước sạch bể lọc D lọc= 400 mm. Tra bảng II trang 42
Nguyễn thị Hồng. Các bảng tính toán thủy lực. NXB Xây Dựng v = 1.46 m/s (thỏa
mục 6.120 TCXDVN 33 - 2006 qui định V = 1-1.5m/s).

3.6.2.3 Ống xả nước rửa lọc


Theo mục 6.120 TCXDVN 33 - 2006 qui định v = 1.5 - 2 m/s. Chọn vận tốc nước chảy
trong ống thu nước sau lọc v = 1.8 m/s. Đường kính ống xả nước rửa lọc:

D rửa=
√ 4Q
N× π×v
=

4 ×0.197
5 × 3.14 ×1.8
=0.167 (m)

Chọn Drửa = 150 mm


Chọn đường kính ống xả nước lọc bằng D xả = 150 mm, với q = Q/5 = 0.197/5 = 0.0394
(m3/s) = 39.4 (l/s). Tra bảng II trang 42 Nguyễn thị Hồng. Các bảng tính toán thủy lực.
NXB Xây Dựng v = 1.99 m/s (thỏa mục 6.120 TCXDVN 33 - 2006 qui định V = 1.5 –
2 m/s).
Chọn đường kính ống dẫn nước rửa lọc bằng D xả = 350 mm, với Q = 0.197/ (m 3/s) =
197 (l/s). Tra bảng II trang 42 Nguyễn thị Hồng. Các bảng tính toán thủy lực. NXB

92
`
Xây Dựng v = 1.99 m/s (thỏa mục 6.120 TCXDVN 33 - 2006 qui định V = 1.5 – 2
m/s).

3.6.3 Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc


Quy trình rửa lọc: Sử dụng biện pháp rửa bằng gió và nước kết hợp.Theo mục 6.123
TCXDVN 33:2006, đầu tiên rửa nước với cường độ 16 (l/s.m 2), sau đó rửa gió và nước
kết hợp với cường độ gió là 17 (l/s.m2), cường độ nước là 16 (l/s.m2), để độ giãn nở
50%, sao cho cát không bị trôi vào máng thu nước rửa. Thời gian ngừng bể để thực
hiện các thao tác rửa lọc là: t2 0.35 (h). Hệ thống phân phối nước rửa và thu nước lọc
sử dụng chụp lọc xẻ đuôi dài để tránh trường hợp xáo trộn giữa lớp sỏi đỡ và lớp cát
lọc, tạo thành các hố sỏi nhỏ làm giảm khả năng lọc của bể khi rửa khí và nước kết
hợp.
Lưu lượng nước rửa 1 bể lọc
fW 19 ×16
Qr = = =0.304 ¿
1000 1000
Trong đó:
- f: Tiết diện một bể lọc, f = 8.54 m2.
- W: Cường độ rửa lọc, W = 16 l/s.m2.
Đường kính ống rửa, v c ≤ 2,0m/s
Qr Qr π d 2
≤ 2↔ ≤
W 2 4
0.304 π × d 2 2 0.304 × 4
≤ ↔d ≥ =0.194 ↔ d ≥ 0.44
2 4 2×π
Chọn D = 450 mm. Kiểm tra lại vận tốc nước rửa lọc (giới hạn cho phép vc = 2 (m/s))
Qr × 4 0.304 × 4
vc= 2
= =1.9 ¿
π×d π × 0.452
Vậy ta chọn ống thép ∅ 450mm làm ống phân phối nước chính.
Khoảng cách giữa các ống nhánh lấy bằng 0.25m.( (Theo TCXDVN 33:2006 mục
6.111, Khoảng cách giữa các trục ống nhánh cần lấy bằng 250 – 300mm).
Số ống nhánh trong một bể:
L 5
n= ×2= ×2=40(ố ng)
0.3 0.25
Trong đó:

93
`
- n : Là số nhánh trong 1 bể lọc (ống)
- L: Chiều dài của bể, L = 5 m.
Chọn số ống nhánh của một bể lọc là 40 (ống).Hệ thống phân phối nước rửa mỗi bên
20 (ống). Khoảng cách từ mép trong của thành bê tông đến tim lỗ đầu tiên của ống
nhánh là 60 (mm). Khoảng cách bảo vệ của ống nhánh khi lắp đặt là 20 (mm).
Lưu lượng nước lọc chảy qua một ống nhánh
Qr 0.304
q n= = =0.0076 ¿
m 40
Trong đó:
- Qr : Lưu lượng nước rửa cho 1 bể lọc, Qr = 0.304 (m3/s)
- m: Số nhánh trong 1 bể lọc, m = 40 (ống)
Xác định đường kính ống nhánh: vn = 1,8 – 2 m/s
qn
1.8 ≤ ≤2
W
qn π d2 qn π d2
↔ qn ≥1.8 W ∧ qn ≤2 W ↔ ≥ ∧ ≤
1.8 4 2 4

2 qn× 4 2 qn× 4 2 2
d ≥ ∧d ≤ ↔d ≤ 0.0048∧ d ≥ 0.0054
2π 1.8 π
↔ 0.069≤ d ≤ 0.073

Chọn d = 0.07 m = 70 mm.


Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống nhánh:
4 qn 4 × 0.0076
v n= 2
= 2
=2 ¿
πd π × 0.07
Vn = 1.84 m/s thỏa điều kiện vn = 1.8 – 2 m/s.
Vì vậy ta chọn ống thép ∅ 90 mm làm ống nhánh.
Như vậy chọn đường kinh ống chính là dc = ∅ 450 mm
Đường kinh ốnh nhánh là dn = ∅ 70 mm cho mỗi bể lọc.
Tiết diện ngang ống chính:
2 2
π d π ×0.45 2
Ω= = =0.159 (m )
4 4

94
`
Tổng tiết diện lỗ 25 – 50% diện tích tiết diện ngang ống chính, chọn Ωl =30%Ω
2
Ωl =0.3× 0.159=0.0477(m )

Đường kính lỗ (Theo mục 6.111, TCXDVN 33:2006,quy phạm cho phép 10 – 12mm),
chọn dl = 12 mm
Diện tích mỗi lỗ:
π d 2l π ×0.0122 2
Wl= = =0.000113( m )
4 4
Tổng số lỗ:
Ωl 0.0477
nl = = =422(l ỗ)
W l 0.000113

Số lỗ trên mỗi ống nhánh: 422/ 40 = 10 (lỗ)


Mỗi ống nhánh có 2 hàng lỗ so le nhau, các lỗ hướng xuống dưới và nghiêng một góc
450 so với mặt phẳng nằm ngang.
Số lỗ trên mỗi hàng của ống nhánh: 10/2 = 5 (lỗ)
Khoảng cách giữa các lỗ sẽ là:
3.8−0.48
a= =0.332(m)
2 ×10
Thỏa điều kiện a= 150 – 350 mm (Theo mục 6.111, TCXDVN 33:2006).
Trong đó:
- L: chiều rộng bể lọc (m), B = 3.8 (m).
- Dngoài: đường kính ngoài ống nước chính, chọn Dngoài = 480 mm
Chọn một ống thoát khí có ∅ 32mm đặt cuối ống chính có nhiệm vụ thoát hơi khí dư
khỏi hệ thống bể sau quá trình rửa lọc. (Theo mục 6.113 của TCXDVN 33:2006).

3.6.4 Tính toán hệ thông dẫn gió rữa lọc


Lưu lượng gió vào 1 bể là:
W g × f 17 × 19
Q g= = =0.323 ¿
1000 1000
Trong đó:
- Wg: là cường độ gió rửa bể lọc là Wg =15 - 20 (l/s.m2). Chọn Wg = 17 (Theo mục
6.123, TCXDVN 33:2006).

95
`
- f: là diện tích mỗi bể lọc, f = 19 (m2).
Diện tích mặt cắt ống dẫn gió rửa lọc:
Qg 0.323
F= = =0.019(m 2 )
vg 17

Trong đó:
- vg: là tốc độ gió rửa lọc vg= 15-20 (m/s). Chọn vg= 17 (m/s) (Theo mục 6.123,
TCXDVN 33:2006).
- Qg: là lưu lượng gió đi vào bể, Qg = 0.323 (m3/s).
Đường kính ống phân phối gió:

D=
√ 4× F
π
=

4 × 0.019
π
=0.15 ( m )=150(mm)

Chọn ống nhựa PVC Bình Minh ∅ 150 mm làm ống chính phân phối gió.
Kiểm tra lại đường kính ống phân phối gió đã chọn.
Diện tích mặt cắt ngang của ống gió chính:
2 2
π × D π × 0.15
Ω= = =0.0177(m2)
4 4
Vận tốc gió trong ống phân phối chính:
Q g 0.323
V g= = =18.3(m/ s)
F 0.0177
Tốc độ gió rửa lọc vg= 18.3 (m/s). Thỏa điều kiện vg= 15 - 20 (m/s) (Theo mục 6.123,
TCXDVN 33:2006).
Số ống nhánh dẫn gió lấy bằng số ống nhánh dẫn nước 26 ống.
Lưu lượng số trong ống nhánh:
Qg 0.323
q= = =0.0125 ¿
n 26
Đường kính ống gió nhánh là:

D=
√ 4 ×q
v g × 3,14
=

4 × 0.0125
17 ×3.14
=0.033 ( m )=33(mm)

96
`
Tổng diện tích các lỗ lấy bằng 40% diện tích diết diện ngang ống gió chính (quy phạm
là 35-40%), vậy ωgió = 0.4 x 0.0177 = 0.00708 m2. Chọn đường kính lỗ gió là 3mm (quy
phạm 2-5 mm), diện tích 1 lỗ gió là:
3.14 × 0.003 2
f lỗ gió = =0.000007 m2
4
Vậy tổng số lỗ gió sẽ là:
ω gió 0.00708
nl = = =1012(lỗ )
f lỗ gió 0.000007

Số lỗ trên mỗi ống nhánh:1012/ 40 = 24 (lỗ)


Mỗi ống nhánh có 2 hàng lỗ so le nhau, các lỗ hướng xuống dưới và nghiêng một góc
450 so với mặt phẳng nằm ngang.
Số lỗ trên mỗi hàng của ống nhánh: 24/2 = 12 (lỗ)
Khoảng cách giữa các lỗ sẽ là:
3.8−0.18
a= =0.15(m)
2× 12
Thỏa điều kiện a= 150 – 350 mm (Theo mục 6.111, TCXDVN 33:2006).
Trong đó:
- L: chiều rộng bể lọc (m), B = 3.8 (m).
- Dngoài: đường kính ngoài ống gió chính, chọn Dngoài = 180 mm

3.6.5 Cấu tạo khe hở của chụp lọc


Hệ thống phân phối chụp lọc (loại có khe hở). Theo mục 6.112, TCXDVN 33:2006 số
lượng chụp lọc lấy không dưới 35 – 50 (cái) trên 1 m2 diện tích công tác của bể. Chọn
số chụp lọc n =30 (cái/ m2).

Với diện tích bể là 4,54 (m2) thì: Số chụp lọc là 40 x 19 = 760 (cái)

Vậy phân bố chụp lọc 30 x 25 =750 (cái). Ta sẽ bố trí theo chiều rộng 3.8 m thành 25
hàng và mỗi hàng có 30 chụp lọc.

Mỗi chụp lọc có 24 khe hở với kích thước mỗi khe (15 x 0,5)mm.
Diện tích khe hở của 1 chụp lọc là 24 x 15 x 0,5 = 180 (mm2) =0.00018 (m2)
Vận tốc hỗn hợp gió nước qua khe hở:

97
`
qhh 0.627
v hh = = =4.64 ¿
∑F 0.00018× 750

Trong đó:
- qhh là lưu lượng của hỗn hợp gió và nước, được xác định:
q hh=( W n +W g ) × f =( 16+ 17 ) × 19=627 ¿

Vận tốc nước rửa lọc qua khe:


qn 0.304
v n= = =2.25 ¿
∑F 0.00018 ×750

Trong đó:
- qn = (Wn) x f =16 x 19 =304 (l/s) = 0.304 (m3/s)
Vận tốc chuyển động của nước hoặc hỗn hợp gió và nước qua khe hở của chụp lọc đều
không nhỏ hơn 1,5 m/s (Theo mục 6.112, TCXDVN 33:2006).

3.6.6 Tính toán máng phân phối nước lọc và thu nước rửa lọc
Chọn mỗi bể bố trí 2 máng theo chiều dài của bể, có đáy của máng có hình tam giác,
khoảng cách giữa các tâm máng thu:

B 3.8
d= = =1.9(m)
2 2

Thỏa điều kiện theo TCXDVN 33:2006điều 6.117 : d≤ 2,2 m

Lượng nước rửa thu vào mỗi máng là:


qm = W.d.l = 16 x 1.9 x 5 = 152 (l/s) = 0.152 (m3/s)
Trong đó
- W: cường độ rửa lọc, W=16 (l/s.m2)
- d: khoảng cách giữa các tâm máng, d = 1.9 (m)
- l: chiều dài của máng , l = 5 (m)
Chiều rộng máng:

√ √
2 2
5 qm 5 0.152
Bm=K × 3
=2.1× 3
=0.5 (m)
(1.57+ a) (1.57 +1.5)

Trong đó:

98
`
- K: hệ số đối với máng có tiết diện 5 cạnh, lấy bằng 2,1 (Theo mục 6.117,
TCXDVN 33:2006).
- a: tỉ số giữa chiều cao của phần chữ nhật với nửa chiều rộng của máng, chọn a =
1.5 (tiêu chuẩn 1 – 1,5) (Theo mục 6.117, TCXDVN 33:2006).
Chiều cao phần máng hình chữ nhật (hcn):
h cn B × a 0.5 ×1.5
a= →h cn= m = =0.375 (m)
B m /2 2 2

Chọn chiều cao phần đáy tam giác = 2/3 chiều cao phần hình chữ nhật:
2 2
h đ = ×hcn = × 0.5=0.25(m)
3 3
Vậy chiều cao phần máng chữ nhật là 0.375 (m). Chiều cao phần đáy tam giác là hđ =
0.25 (m). Độ dốc đáy máng lấy về phía cuối bể (tập trung nước) là i=0,01. Chiều dày
thành máng lấy δ m = 0,08m.
Chiều cao phần đầu của máng thu:
Hd = hcn + hđ + δ m = 0.375 + 0.25 + 0.08 = 0.705 (m)
Chiều cao phân cuối máng:
Hc = Hd + L x i = 0.705 + 5 x 0.01 = 0.755 (m)
Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến mép trên máng thu nước tối thiểu là :
L×e 1.2 ×50
∆ Hm= +0.25= + 0.3=0.9(m)
100 100
Trong đó:
- L: chiều dày lớp vật liệu lọc; L = 1200 (mm) = 1.2 (m)
- e: độ giãn nở tương đối của lớp vật liệu lọc; e = 50% (Theo bảng 6.13, TCXDVN
33:2006).
Theo quy phạm, khoảng cách giữa đáy dưới cùng của máng nằm cao hơn lớp vật liệu
lọc tối thiểu là 0.07 (m), chọn 0.1 (m)
∆ H m =0.9+0.1=1(m)

Chiều cao phần đầu của máng thu nước rửa là H d = 0.705 (m). Độ dốc đáy máng lấy
về phía máng tập trung nước là i = 0,01 và chiều dài của máng thu nước rửa là 5 m,
chiều cao phần cuối của máng Hc = 0.755
Vậy ∆ H m phảilấy bằng :

99
`
∆ H m =0.755+0.1=0.855(m)

Nước rửa lọc từ máng thu tràn vào máng tập trung nước.
Khoảng cách từ đáy máng thu đến đáy máng tập trung xác định theo công thức:

√ q 2M

2
3 0.304
H=1.75 × 2
+ 0.2=1.75 × 3 + 0,2=0.67 (m)
g× A 9.81× 0.72
Trong đó:
- qM: Lưu lượng nước chảy vào máng tập trung nước (m3/s); qM = 0.304(m3/s).
- A : chiều rộng máng tập trung, chọn A = 0,7 (m) (Theo TCXDVN 33:2006, A ≥
0,6m).
- g: gia tốc trọng trường g = 9.81m/s2.

3.6.7 Tính tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh


Tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng giàn ống khoan lỗ:

(m)
Trong đó:
- vo: tốc độ nước chảy ở đầu ống chính; vo = 1,8 (m/s)
- vn: tốc độ nước chảy ở đầu ống nhánh; vn = 1,83 (m/s)

- : hệ số sức cản;
(Với: kW = 0,3 là tỷ số giữa tổng diện tích các lỗ trên ống, và diện tích tiết diện ngang
của ống chính).
Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ:
h đ =0.22. Ls . W =0.22 × 0.4 ×16=1.408 m

Trong đó:
- Ls: chiều dày lớp sỏi đỡ; Ls = 0.4 (m).
- W: cường độ rửa lọc; W = 16 (l/s.m2).
Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc:
h vl=( a+bW ) × L ×e=( 0.76+ 0.014 ×16 ) × 1.2× 0.5=0.6 (m)

100
`
Trong đó:
- L: chiều dày lớp vật liệu lọc; L= 1.2 (m).
- e: độ nở tương đối của lớp vật liệu lọc; e = 0.5.
- a, b:Các thông số phụ thuộc kích thước hạt trang 135 xử lý nước cấp của
TS.Nguyễn Ngọc Dung với d = 0.5÷ 1.5 (mm)  a = 0.76; b = 0,014.
- Áp lực để phá vỡ kết cấu ban đầu của lớp cát lọc lấy hbm = 2 (m).
- W: là cường độ rửa lọc, W = 16 (l/s.m2).
Vậy tổn thất áp lực tổng trong bể lọc là:
ht= hp + hđ + hvl + hbm = 4.37 + 1.408+ 0.6 + 2 = 8.378 (m)
Tổn thất áp lực rửa lọc:
Hr = hhh + hống + Hp + Hđ + Hvl + Hbm + hcb
= hhh + hống + ht + hcb
Trong đó:
- ht: tổn thất áp lực tổng cộng trong bể lọc nhanh, ht= 8.378 (m)
- hhh: độ cao hình học đưa nước tính từ mức nước thấp nhất trong bể chứa đến mép
máng thu nước rửa lọc (m); hhh = 4 + 3.5 – 2 + 0.855 = 6.355 (m),
(4 - chiều sâu mức nước trong bể chứa (m), 3.5 - độ chênh mực nước giữa bể lọc và bể
chứa (m), 2 - Chiều cao lớp nước trong bể lọc (m), 0.855 - Khoảng cách từ lớp vật liệu
lọc đến mép máng (m)).
- hống: tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước từ bơm nước rửa đến bể lọc.
Giả sử chiều dài ống dẫn nước rửa l = 100m. Đường kính ống dẫn nước rửa lọc D =
450 mm bằng thép, lưu lượng Qr = 304 (l/s). (Bảng tính toán thủy lực của Nguyễn Thị
Hồng), ta được hệ số tổn thất 1000i = 9.17.
Vậy:
h ống =i× L=9.17 ×10−3 ×100=0.917(m)

- hcb : tổn thất áp lực cục bộ ở các bộ phận nối ống và van khóa
v2 1,82
h cb=∑ ξ × = 2× 0.98+0.26+2 ×1 ×
( ) =0.7( m)
2g 2× 9.81
Giả sử trên đường ống dẫn nước rửa lọc có các thiết bị phụ tùng như sau : 2 co 900, 1

van khóa, 2 ống ngắn có hệ số sức kháng như sau:

101
`
+ Co 900 : 0,98
+ Van khóa: 0,26
+ Ống ngắn : 1
 v: vận tốc nước chảy trong ống, v =1,8 m/s. Vậy tổn thất áp lực khi rửa
lọc là:
Hr = hhh + hống+ ht +h cb = 6.355 + 0.917 + 8.378+ 0.7 = 16.35 (m)
Công suất bơm:
ρ × g ×Q × H r 998× 9.81× 1095× 15.35
N= = =205699 ( W )=205.7 ( KW )
1000 η 1000 × 0.8
Trong đó:
- Q: lưu lương bơm, Q = 0.304 (m3/s)=1095 (m3/h)
- ρ : khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ phòng, ρ = 998kg/m3
- g: gia tốc, g = 9,81m/s2
- η: hiệu suất của bơm, η = 80%

Chọn bơm chìm có các thông số: Q = 1095 (m 3/h), Hr = 15.35 (m) , N = 205.7(kW)
(Ngoài 1 máy bơm rửa lọc công tác, phải chọn 1 máy bơm dự phòng).
Tỷ lệ lượng nước rửa lọc so với lượng nước vào bể lọc (công suất trạm):
W × f ×t 1 ×60 × N × 100 16 × 19× 6 ×60 ×5 ×100
P= = =6.8 %
Q ×T o ×1000 708.3 ×11 .38 × 1000

Trong đó:
- W: Cường độ rửa lọc, W = 16 l/s.m2
- f: diện tích 1 bể lọc, f = 19 m2
- N: số bể lọc, N = 5
- Q: công suất trạm xử lý, Q = 708.3 m3/h
- T0: thời gian công tác của bể giữa 2 lần rửa.
T 24
T 0= −( t 1 +t 2+t 3 )= −( 0.1+0.17+0.35 )=11.38(gi ờ)
n 2
Với: T - thời gian công tác của bể lọc trong 1 giờ, T = 24 giờ
 n -số lần rửa bể lọc trong 1 ngày, n = 2
- t1 - thời gian rửa, t1 = 0.1 giờ
- t2 - thời gian xả nước lọc đầu, t2 = 0.17 giờ
- t3 -thời gian chết của bể, t3 = 0.35 giờ

102
`
Đường ống xả kiệt: chọn ống nhựa PVC Bình Minh ∅ 100 (TCXD 100- 200mm).
Bảng 3.9 Các hạng mục công trình của bể lọc nhanh 2 lớp vật liệu lọc

Số
STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
lượng

Chiều dài 5 m
1 Chiều rộng 3.8 m
Chiều cao (bảo vệ 0.5m) 5.2 m

Vật liệu lọc (cát thạch anh)


+ Đường kính 1 mm
+ Đường kính hiệu dụng 0.6 mm

+ Chiều dày 700 mm


2
Vật liệu lọc (than anthracite)
+ Đường kính 1.2 mm

+ Đường kính hiệu dụng 1 mm


500 mm
+ Chiều dày

Lọc
3 + Tốc độ lọc bình thường 8 m/h
+ Tốc độ lọc tăng cường 10 m/h

+ Rửa nước thuần túy


 Cường độ 16 l/s.m2
4  Thời gian 5 phút
Số bể một lần rửa lọc 1 bể

5 Mương tập trung nước từ bể lắng sang 2


+ Rộng 0.2 m

103
`

+ Chiều cao lớp nước 0.25


m
+ Vận tốc nước 1
m/s
Máng thu nước rưả lọc đấy tam giác
+ Chiều rộng 0.5
+ Chiều cao hình chữ nhật m
0.375
+ Chiều cao phần đáy tam m
0.25
giác
m

6 Chụp lọc bố trí 1 m2 có 25 hàng x 30 cột 40 cái

Ống kỹ thuật
 Ống thép dẫn nước vào bể lọc D200 mm
 Ống thép dẫn nước rửa lọc D450 mm
 Ống thép dẫn khí rửa lọc D150 mm
 Ống thép thu nước đã lọc 1 bể D200 mm
 Ống thép thu nước chung sau lọc D400 mm
7
 Ống thoát khí đạt ở cuối ống D32 mm
chính mm
 Ỗng xã chính D350 mm
 Ống xã từng bể D150 mm
 Ống xã kiệt D100

5 bể

104
`
3.7 TÍNH TOÁN BỂ CHỨA

3.7.1Bảng thống kê lưu lượng giờ dùng nước trong ngày dùng nhiều nhất
Ta có tổng công suất khu đô thị cần đến năm 2045 là 17000 m3/ngđ.
Từ đó ta có:
Lưu lượng nước trạm bơm cấp II phát vào mạng lưới cho giai đoạn 2020 là:
QTBII = 17000 m3/ngđ
Tương tự như lập luận trên ta có:
Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt:

Lưu lượng nước dùng cho ngày dùng nước lớn nhất trạm cung cấp:
Qngaymax
sh = 6785 m3/ngđ.
Lưu lượng nước cho trường học:
QTH =153.07(m3 /ngày . đêm)

Lưu lượng nước cấp cho công trình y tế:


Q yte =10( m3/ngày . đêm)

Lưu lượng nước dùng cho tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ trạm cung cấp:
QTTCN = 678.5 m3/ngđ.
Lưu lượng nước dùng cho công trình công cộng trạm cung cấp:
QCTCC = 1017.75 m3/ngđ.
Lưu lượng nước dùng cho khu công nghiệp với số công nhân là 7500
QCNTT = 3315 m3/ngđ.
Lưu lượng nước tưới đường tưới cây:
Qtưới=678.5 (m3 / ngđ )

Qt . đường=407.1(m3 /ngđ )
3
Qt . cây =271.4 (m /ngđ )

105
`
3.7.2 Hệ số không điều hoà lớn nhất cho khu đô thị
 Hệ số dùng nước không điều hoà K hmax giờ cấp cho sinh hoạt dân cư được xác định
theo công thức:
Khmax = max × bmax = 1.5 × 1.2 = 1.8 Chọn Khmax = 1.8
Trong đó:

+ Theo TCXDVN 33-2006: αmax = 1.2 – 1.5. Chọn αmax = 1.5


+ bmax: Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư. Với dân số của khu đô thị thiết kế
là 28270 người, theo bảng 3.2 TCXDVN 33 – 2006, bmax = 1.2
 Chế độ tiêu thụ nước trường học:
Đối với trường học, việc sử dụng nước thường bắt đầu từ lúc 6h sáng đến 6h chiều,
phân bố đều, do đó lượng nước tiêu thụ như nhau tức lấy Kgiờ = 1.
 Chế độ tiêu thụ nước ở trạm y tế:
Đối với trạm y tế, nước được sử dụng 1 cách liên tục bất kể ngày đêm, do đó lượng
nước tiêu thụ như nhau tức lấy Kgiờ = 1
 Chế độ tiêu thụ nước cho công nghiệp
Đối với nước cung cấp cho công nghiệp, chế độ tiêu thụ nước phụ thuộc vào dây
chuyền công nghệ. Thông thường các xí nghiệp có bể điều hòa và trạm bơm cục bộ
riêng nên chế độ tiêu thụ nước cho công nghiệp thường lấy đồng đều cho các ca làm
việc. Vì vậy, từng giờ trong ca có lượng nước tiêu thụ như nhau tức lấy Kgiờ = 1.
Đa phần các nhà máy trong khu công nghiệp làm việc ngày 2 ca, bắt đầu đầu từ 5h
sáng dến 21h đêm
 Chế độ tiêu thụ nước cho công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp
Lưu lượng nước cho công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp coi như phân bố
đều cho các giờ trong ngày, do đó lấy Kgiờ = 1
 Chế độ tiêu thụ nước tưới cây, rửa đường
Nước tưới cây thường được phân bố vào lúc sáng sớm ( từ 6h-8h) và chiều tối ( từ 16h-
18 giờ), mỗi lần kéo dài trong vòng 2h
Nước rửa đường phân đều trong 8 tiếng từ 8h-16 hằng ngày.
 Chế độ tiêu thụ nước cho công trình công cộng

106
`
Chế độ tiêu thụ nước cho công trình công cộng này rất đa dạng, vì vậy có thể coi như
phân bố đều cho các giờ trong ngày, do đó lấy Kgiờ = 1
 Nước rò rỉ dự phòng
Nước rò rì dự phòng coi như phân bố đều trong ngày, do đó lấy Kgiờ = 1
Bảng 3.10 - Bảng tổng hợp lưu lượng các giờ dùng nước trong ngày

Lưu lượng Nước


nước sinh Lưu Lưu Nước cho Nước tưới Nước
hoạt lượng lượng cho công cho Lưu lượng tổng
nghiệ Nước rò
nước nước công công cộng cấp cho
p địa rỉ dự
Giờ cho cho nghiệ Tưới trình mạng lưới cấp
phươn phòng
trong trườn trạm p tập Tưới đường công nước
Kgiờ = 1.8
ngày g học xá trung g cây cộng

%Qs
m3 m3 m3 m3 m3 m3 m3 m3 m3 m3 %Qngđ
h

0-1 2.2 149 0.416 21.84 32.77 105.3 309.3 2

1-2 2.3 156 0.416 21.84 32.77 105.3 316.3 2.06

2-3 2.4 162 0.416 21.84 32.77 105.3 322.3 2.12

3-4 2.5 170 0.416 21.84 32.77 105.3 330.3 2.15

4-5 3.0 203 0.416 21.84 32.77 105.3 363.3 2.37

5-6 5.5 373 0.416 207.2 21.84 52.42 32.77 105.3 793 5.2

6-7 5.5 373 12.75 0.416 207.2 21.84 52.42 32.77 105.3 805.7 5.3

7-8 4.5 305 12.75 0.416 207.2 21.84 32.77 105.3 685.3 4.5

8-9 4.1 278 12.75 0.416 207.2 21.84 39.32 32.77 105.3 697.6 4.6

9-10 4.2 285 12.75 0.416 207.2 21.84 39.32 32.77 105.3 704.6 4.61

10-11 5.0 340 12.75 0.416 207.2 21.84 39.32 32.77 105.3 759.6 5

11-12 4.2 285 12.75 0.416 207.2 21.84 39.32 32.77 105.3 704.6 4.62

12-13 4.1 278 12.75 0.416 207.2 21.84 39.32 32.77 105.3 697.6 4.6

107
`
13-14 4.2 285 12.75 0.416 207.2 21.84 39.32 32.77 105.3 701.6 4.61

14-15 4.3 292 12.75 0.416 207.2 21.84 39.32 32.77 105.3 711.6 4.64

15-16 5.4 366 12.75 0.416 207.2 21.84 39.32 32.77 105.3 785.6 5.13

16-17 7.0 475 12.75 0.416 207.2 21.84 52.42 32.77 105.3 908 5.9

17-18 7.5 509 0.416 207.2 21.84 52.42 32.77 105.3 929 6.1

18-19 6.4 434 12.75 0.416 207.2 21.84 32.77 105.3 814.3 5.37

19-20 4.5 305 0.416 207.2 21.84 32.77 105.3 672.5 4.43

20-21 3.5 237 0.416 207.2 21.84 32.77 105.3 604.5 3.99

21-22 3.0 203 0.416 207.2 21.84 32.77 105.3 570.5 3.76

22-23 2.5 170 0.416 207.2 21.84 32.77 105.3 537.5 3.54

23-24 2.2 149 0.416 207.2 21.84 32.77 105.3 516.3 3.4

Tổng
100 6785 153.07 10 3315 524.3 209.7 314.6 524.3 2528 15166 100
cộng

Biểu đồ chế độ tiêu thụ nước


7
6
5
% Lưu lượng

4
3
2
1
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Giờ trong ngày

Biều đồ 3.1 : Chế độ tiêu thụ nước

3.7.3 Tính toán kích thước bể chứa


Dung tích bể chứa được xác định theo công thức:

108
`
Wbc = Wđh + Wbt + Wcc
Trong đó:
- Wđh: Dung tích điều hoà của bể chứa (m3).
- Wbt : Dung tích dự trữ nước cho bản thân trạm xử lý (m3).
- Wcc : Dung tích nước phục vụ cho chữa cháy (m3).
Trạm bơm cấp I làm việc điều hoà suốt ngày đêm với chế độ bơm của trạm bơm I là:
100%
Q = 24 = 4.17%.
Trạm bơm cấp II làm việc theo 2 chế độ, bể chứa được xác định bằng sự chênh lệch
giữa trạm bơm cấp I và chế độ tiêu thụ nước của khu vực.
Áp dụng công thức xác định công suất bơm làm việc với 2 chế độ:
(8× Qb) + (b×2×0.9× Qb) + (c×3×0.85×Qb) = 100
Trong đó:
- + a là số giờ chạy của một bơm
- + b là số giờ chạy của hai bơm
- + c là số giờ chạy của 3 bơm
Hệ số giảm lưu lượng lấy như sau:
- Với 2 bơm làm việc song song thì α = 0.9
- Với 3 bơm làm việc song song thì α = 0.85
Từ công thức trên ta xác định được: Q1b=2.7174 % Qngđ và Q2b=4.8913% Qngđ
Từ 5h – 21h: bơm với chế độ 4.8913% Q ngđ
Từ 21h – 5h sáng hôm sau: bơm với chế độ 2.7174% Q ngđ
Trạm bơm cấp I làm việc điều hoà suốt ngày đêm, trạm bơm cấp II làm việc theo 2 chế
độ với lưu lượng tổng cộng là:

4.8913 % Qngđ ×16 h+2.7174 % Qngđ ×8 h=100 % Qngđ

Bảng 3.11 – Dung tích điều hòa của bể chứa

Giờ Lượng Bơm cấp II Nước vào Nước ra Còn lại


nước tiêu (%Qngđ) bể chứa bể chứa (%Qngđ)

109
`

thụ theo
giờ trong
ngày
(%Qngđ) (%Qngđ) (%Qngđ)

0-1 1.778 2.7174 0.9394 1.2224

1-2 1.820 2.7174 0.8974 2.1198

2-3 1.862 2.7174 0.8554 2.9752

3-4 1.905 2.7174 0.8124 3.7876

4-5 2.114 2.7174 0.6034 4.3910

5-6 5.244 4.8913 0.3527 4.0383

6-7 5.244 4.8913 0.3527 0.0000

7-8 4.405 4.8913 0.4863 0.4863

8-9 4.552 4.8913 0.3393 0.8256

9-10 4.593 4.8913 0.2983 1.1239

10-11 4.930 4.8913 0.0387 1.0852

11-12 4.593 4.8913 0.2983 1.3835

12-13 4.552 4.8913 0.3393 1.7228

13-14 4.593 4.8913 0.2983 2.0211

14-15 4.636 4.8913 0.2553 1.7658

15-16 5.097 4.8913 0.2057 1.5601

16-17 5.875 4.8913 0.9837 0.5764

17-18 5.055 4.8913 1.1637 1.7401

110
`

18-19 5.518 4.8913 0.6267 1.1134

19-20 4.620 4.8913 0.2713 0.8421

20-21 4.300 4.8913 0.5913 1.4334

21-22 4.090 2.7174 1.3726 0.0608

22-23 3.879 2.7174 1.1616 1.2224

23-24 3.754 2.7174 1.0366 0.1858

100 100 7.2857 7.2947

Theo bảng thống kê, dung tích điều hòa lớn nhất của bể chứa là 4.3910% Q ngđ. Lưu
lượng cấp vào mạng lưới khoảng 90% Qtxl = 0.9 x 17000 = 15300 m3/ngđ = 637.5 m3/h.
Dung tích điều hòa bể chứa

Wđh = 4.3910 % x Qngđ = (4.3910 x 15116)/100 = 663.8 (m3)

Lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý là 5% QML


Wbt = 0.05 x 15116 = 755.8 (m3)
Ta có dung tích nước phục vụ cho chữa cháy: Wcc = 540 (m3/ngđ) ( Tính ở chương 1)
Vậy: Dung tích bể chứa: Wbc = Wđh + Wbt + Wcc = 663.8 + 755.8 + 540 = 1960 (m3)
Xây dựng 2 bể chứa hình chữ nhật với dung tích mỗi bể là : q = Q/2 = 1960/2 = 980
(m3)
2
Chọn chiều cao mỗi bể là 4 m, chọn B= L
3
2 3
Ta có: V bc =L × B× H=L × L ×4=980 m  L = 19 (m) và B = 13 (m)
3
Chiều cao xây dựng bể kể cả 0.5 m chiều cao bảo vệ là 4.5m
Chọn kích thước bể chứa là : L × B× H = 19 × 13 × 4 .5
Ống dẫn nước vào bể

111
`
Nước đã lọc sau khi cho hóa chất khử trùng được được đưa vào bể chứa nước sạch.
Trên đường ống dẫn nước vào bể, bố trí van khóa đóng mở.
Đường kính ống dẫn nước:

D=
√ 4 ×Q
π×v ×N
=
√4 ×0.197
3.14 ×1 ×2
=0.35(m)

Trong đó:
o Q: lưu lượng tính toán, Q = 0.197 m3/s
o v: vận tốc nước đi vào bể chứa, chọn v = 1.2 m/s ( v = 0.8 – 1.2 m/s )
o N: số bể chứa, 2 bể
 Chọn ống nhựa PVC Bình Minh ∅ 350mm
Ống dẫn nước vào bể có côn mở rộng hướng lên mặt nước, bằng cao độ mực nước thiết
kế trong bể để đảm bảo độ chênh áp giữa mực nước trong bể lọc và bể chứa được ổn
định, đảm bảo cho bể lọc làm việc ổn định.
Ống xả tràn
Ống xả tràn có độ cao hơn mực nước thiết kế trong bể là 0.1 m. Miệng ống tràn hình
côn, đường kính miệng 0.5m, đường kính ống tràn bằng đường kính ống đưa nước vào
bể là 400 mm. Ống tràn được nối với xiphon để tạo ra một tấm chắn nước không cho
vật lạ xâm nhập vào ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ngoài miệng ống tràn có bố trí
cửa nắp bằng thép có bản lề để tránh động vật chui vào.
Ống xả cặn
Khi bể chứa hoạt động, ống xả cặn được đóng chặt, khi tháo rửa bể chứa thì ống xả cặn
được mở, cặn được bơm ra ngoài, đường kính 100mm.
Ống thông hơi
Ống thông hơi có nhiệm vụ thông hơi khí Clo trong bể. Ta bố trí 2 hàng ống thông hơi,
mỗi hàng 4 ống dọc theo chiều dài bể, đường kính ống 0.05 m. Chiều dài ống thông hơi
là 0.7 m. Đầu ống thông hơi có chụp dạng hình nón ngăn không cho nước mưa rơi
xuống bể và có lưới để ngăn côn trùng xâm nhập vào.
Bảng 3.12– Các thông số thiết kế bể chứa

Số
STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
lượng

1 Chiều dài 19 M 2

112
`

Chiều rộng
Chiều cao 13 m
4.3 m

Ống xả tràn D350 mm 2


Ống dẫn nước vào bể D350 mm 2
2
Ống thông hơi D50 mm 16
Ống xã cặn D100 mm 2

2 bể

3.8 TÍNH TOÁN BỂ LẮNG BÙN CẶN


Số lượng bùn khô thải ra từ bể lắng trong 1 ngày được tính:

(g)
Trong đó:
- Q: Lưu lượng nước xử lý: Q = 17000 (m3/ngđ).
- C1: Hàm lượng cặn trong nước đi vào bể lắng, C1 = 240.85 (mg/l) = 0.241 (mg/m3)
- C2: Hàm lượng cặn trong nước đi ra bể khỏi bể lắng, C 2 = 10 (mg/l) = 0.01(mg/m3).
TCXDVN 33 – 2006, C2 = 10 – 12 mg/l.
17000×(240.85−10)
 G1 = =¿3924.45 (kg/ngày)
1000

Khối lượng cặn chứa trong 1 tháng: G1 = 3924.45 × 30 = 117733.5 (kg)


Thể tích hố chứa bùn:
G 1 117733.5
V= = =1070 (m3)
a 110

Với a: tải trọng hồ lắng bùn, a = 110 (kg/m3)

113
`
Thiết kế hố chứa bùn : L × B × H = 12 × 10× 9 = 1080 m3
Chiều cao bảo vệ hbv= 0.5m
Bảng 3.13 Các hạng mục của hố chứa bùn

Hạng mục Thông số

Kích thước hố chứa bùn L × B × H = 12 x 10 x 9

Số ngăn hố chứa bùn 1

Ống dẫn bùn từ bể lắng vào hố chứa bùn 350mm

Ống dẫn bùn từ bể lọc vào hố chứa bùn 350mm

3.9 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH PHỤ

3.9.1 Tính toán lưu lượng chất khử trùng Clo.


Khử trùng nước là khâu bắt buộc cuối cùng trong quá trình xử lý nước ăn uống và sinh
hoạt. Khử trùng nước để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh bị giữ lại trong nước
sau khi qua bể lọc và ngăn chặn tảo phát triển trong đường ống làm tắc nghẽn đường
ống.
Chọn phương pháp khử trùng nước bằng Clo lỏng, cơ sở của phương pháp này là dùng
chất oxi hóa mạnh để oxi hóa men của tế bào vi sinh vật và tiêu diệt chúng. Ưu điểm là
vận hành đơn giản, rẻ tiền. Sử dụng thiết bị phân phối Clo bằng Clorator.
Lượng Clo được sử dụng sau khi xử lý và được châm vào trên đường ống dẫn nước từ
bể lọc sang bể chứa. Lượng Clo cho vào lấy sơ bộ từ 23 (mg/l). Chọn LCl = 2.5 (mg/l).
Lượng này phải đủ để sau khi tiếp xúc khử trùng trong bể chứa phải đảm bảo lượng
Clo khi đưa vào mạng lưới phải không nhỏ hơn 0,3 (mg/l) và không lớn hơn 0,5 (mg/l).
Vậy tổng lượng Clo cho vào trong quá trình xử lý là:
LCl = 2.5 (mg/l) = 2.5 (g/m3)
Lượng Clo cho vào trong một ngày đêm được xác định theo công thức:

Q × Lcl 17000 ×2.5


Qcl = = =42.5(kg/ngđ ); Q Cl =1.8 kg /h
1000 1000 h

114
`
Lượng nước tính toán để cho Clorator làm việc lấy bằng 0.6 m3 cho 1 kg Clo.

Lưu lượng nước cấp cho trạm Clo là:

Q = 0.6 × QClh = 0.6 × 1.8 = 1.08 (m3/h) = 0.0003 (m3/s) = 0.3 (l/s)

Đường kính ống dẫn nước được xác định theo công thức:

D= (m)

Trong đó:

- Q: Lưu lượng nước vào trạm Clo: Q = 0.0003 (m3/s)


- v: Vận tốc nước Clo chảy trong ống: v = 0.6 (m/s)

D=
√ 4 × 0.0003
3.14 × 0.6
=0.025(m)

Chọn D = 250 mm

Lượng Clo dự trữ trong 30 ngày được xác định:

QClth = 30 × QClng = 30 x 42.5 = 1275 (kg).

3.9.2 Cấu tạo trạm khử trùng


Nhà kho được bố trí cuối hướng gió.
Trạm Clo được xây 2 ngăn riêng biệt: 1 gian đặt Clorator, 1 gian đựng bình Clo
lỏng, các gian có cửa thoát dự phòng riêng.
Cửa được xây cách ly với xung quanh bằng các cửa kín và có hệ thống thông gió
bằng các quạt với tần suất 12 lần tuần hoàn trong 1 h.
Trong nhà kho có giàn phun nước áp lực cao và có bể chứa dung dịch trung hòa
Clo khi có sự cố.
Đường kính ống PPR dẫn Clo được xác định:

(m)
- Trong đó:

115
`
- Q: Lưu lượng giây lớn nhất của Clo lỏng được lấy bằng từ 35 lần lưu lượng trung
bình giờ:
5 ×1.8
Q=5 × QCl h= =0.0025( kg/ s)
3600
Với trọng lượng riêng của clo là 1.4 (kg/l). Ta có:
0.0025 −6
Q= 3
=1.8× 10 (m 3/s )
1.4 ×10
- v: Tốc độ trong đường ống dẫn Clo lỏng lấy 0.1 (m/s).


−6
1.8× 10
D=1.2 × =0.005 (m).Chọn D=50(mm)
0.1
Ống dẫn khí Clo có độ dốc i = 0,01 về phía thùng đựng Clo lỏng và không có các mối
nối.
Lượng Clo được dự trữ trong 1 tháng là: 1275 (kg/tháng). Để pha Clo vào nước ta
dùng bình đựng Clo lỏng ở áp suất cao, khi giảm áp suất Clo biến thành hơi và hoà tan
vào nước. Dùng thiết bị châm Clo là máy châm Clorator.
Clo lỏng là một dạng Clo nguyên chất có màu vàng xanh, trọng lượng riêng là 1.4
(kg/l). Với lượng tiêu thụ một ngày 42.5 kg/ngày/1.4 = 30.36 lít.
 Lượng clo cần dữ trữ trong kho là: Vclo30 = Vclo1.30 = 30× 30.36 = 910.8 lít
Trong trạm đặt các bình clo có dung tích 300 lít, khi đó số bình clo cần dữ trữ trong
trạm là : N = Vclo/300 = 3 ( bình)

3.9.3 Tính toán kho chứa vôi


Diện tích sàn kho vôi
QPTα
F v= (m 2)
10000 P k h G0

Trong đó :
- Q : Công suất trạm xử lý (m3/ngđ)
- P : Liều lượng hóa chất tính toán 249.5 (g/m3)
- T : Thời gian giữ hóa chất trong kho, T = 30 ngày
- α : Hệ số tính đến diện tích đi lại và thao tác trong kho, α =1.3
- Pk : Độ tinh khiết của hóa chất (%), Pk = 50%
- h : Chiều cao cho phép của lớp hóa chất, h = 1,5m

116
`
- G0 : Là khối lượng riêng của hóa chất = 1.1 tấn/ m3
QPTα 17000× 249.5× 30 ×1,3 2
F v= = =200(m )
10000 P k h G0 10000× 50 ×1.5 ×1.1

Vậy kích thước của kho vôi : B x L x H = 10m x 20m x 2m

3.9.4 Tính toán kho chứa clo


Diện tích sàn kho vôi
QPTα 2
F v= (m )
10000 P k h G0

Trong đó :
- Q : Công suất trạm xử lý (m3/ngđ)
- P : Liều lượng hóa chất tính toán 2.5 (g/m3)
- T : Thời gian giữ hóa chất trong kho, T = 30 ngày
- α : Hệ số tính đến diện tích đi lại và thao tác trong kho, α =1.3
- Pk : Độ tinh khiết của hóa chất (%), Pk = 50%
- h : Chiều cao cho phép của lớp hóa chất, h = 2.5m
- G0 : Là khối lượng riêng của hóa chất = 1.1 tấn/ m3
QPTα 17000× 2.5× 30 ×1.3 2
F v= = =1.2(m )
10000 P k h G0 10000× 50 ×2.5 ×1.1

Vậy kích thước của kho Clo : B x L x H = 1m x 1.2m x 3m

3.9.5 Tính toán kho chứa phèn


Diện tích sàn kho vôi
QPTα 2
F v= (m )
10000 P k h G0

Trong đó :
- Q : Công suất trạm xử lý (m3/ngđ)
- P : Liều lượng hóa chất tính toán 45 (g/m3)
- T : Thời gian giữ hóa chất trong kho, T = 30 ngày
- α : Hệ số tính đến diện tích đi lại và thao tác trong kho, α =1.3
- Pk : Độ tinh khiết của hóa chất (%), Pk = 50%
- h : Chiều cao cho phép của lớp hóa chất, h = 22m

117
`
- G0 : Là khối lượng riêng của hóa chất = 1.1 tấn/ m3
QPTα 17000 × 45 ×30 ×1.3 2
F v= = =21(m )
10000 P k h G0 10000× 50× 2.5 ×1.1

Vậy kích thước của kho Clo : B x L x H = 3m x 7m x 2.5m


Bảng 3.14 Các hạng mục công trình phụ

Hạng mục Thông số

Nhà chứa vôi B × L × H = 10m x 20m x 2m

Nhà chứa clo B × L × H = 1m x 1.2m x 3m

Nhà chứa phèn B × L × H = 3m x 7m x 2.5m

3.10 TÍNH TOÁN CAO TRÌNH CÁC HẠNG MỤC

3.10.1 Tính toán cao trình và bố trí bể chứa


Bể chứa nước sạch được xây bể chìm dưới mặt đất, trên mặt bể được phủ đất trồng cây
để tạo cảnh quan.
Zn-bể chứa = +0.65 m
Cốt đáy bể chứa:
Zđáy-bchứa = Zn-bể chứa – hbể chứa = 0.65 – 4 = – 3.35(m)
Cốt đỉnh bể chứa: Zđ-bchứa = Zn-bể chứa + hbv = 0.65 + 0.5 = 1.15 (m)

3.10.2 Tính toán cao trình và bố trí bể lọc nhanh


Tổn thất áp lực trong bể lọc: hbl = 3.5 (m) (Điều 6.355 TCXD 33:2006, 3 – 3,5m)
Tổn thất áp lực từ bể lọc sang bể chứa: hl-bc = 0.8m (Điều 6.355 TCXD 33:2006, 0.5 –
1m)
Cốt mực nước trong bể lọc
Zn-blọc = Zn-bchứa + hbl + hl-bc = 0.65 +3.5 + 0.8 = +4.95 (m)
Cốt đáy bể lọc
Zđáy-blọc = Zn-blọc – Hlọc = 4.95 – (5.2 – 0.5) = +0.25 (m)
Trong đóHlọc = Hblọc – hbv (Hblọc: chiều cao bể lọc, Hblọc = 5.2 m, hbv: chiều cao lớp bảo
vệ, hbv = 0.5 (m)

118
`
Cốt đỉnh bể lọc
Zđỉnh-blọc = Zn-blọc + hbv = 4.95+0.5 = +5.45 (m)

3.10.3 Tính toán cao trình và bố trí bể lắng ngang


Tổn thất áp lực trong bể lắng: hlắng = 0.6m, (Điều 6.355 TCXD 33:2006, 0.4 – 0.6m)
Tổn thất áp lực từ bể lắng sang bể lọc: hlắng-lọc = 0,6 m (Điều 6.355 TCXD 33:2006)
Cốt mực nước trong bể lắng
Zn-blắng = Zn-blọc + hlọc-lắng + hlắng = 4.95 + 0.6 + 0.6 = +6.15 (m)
Cốt đáy cuối bể lắng
Zc-đblắng = Zn-blắng – (Hcuối lắng – hbv) = 6.15 – (3.63– 0.5) = +3.02 (m)
Trong đó H cuối lắng: Chiều cao cuối bể lắng, Hcuối lắng = 3.63m
hbv: Chiều cao bảo vệ, hbv = 0.5 m
Cốt đáy đầu bể lắng
Zđ-đblắng = Zn-blắng – (Hđầu lắng – hbv) = 6.15 – (4.53– 0.5) = +2.12 (m)
Trong đó: H đầu lắng: Chiều cao cuối bể lắng, Hcuối lắng = 4.53 m
hbv: Chiều cao bảo vệ, hbv = 0.5 m
Cốt đỉnh bể lắng
Zđỉnh-blắng = Zn-blắng + hbv= 6.15 + 0.5 = +6.65 (m)

3.10.4 Tính toán cao trình bể phản ứng


Tổn thất áp lực trong bể phản ứng là: 0.08m
Tổn thất áp lực từ bể phản ứng sang bể lắng: h pư-lắng = 0.6 m (Điều 6.355 TCXD
33:2006)
Cao trình mực nước bể phản ứng:
Zpu = hpư-lắng + Zn-pư + hpư = 6.15 + 0.6 + 0.6 = +7.35 (m)
Cốt đáy bể phản ứng
Zđáy-pư = Zn-pư – Hpư = 7.35 – (4 – 0.5) = +3.85 (m)
Trong đó Hpư = Hbpư – hbv (chiều cao bể lọc: Hblọc = 4 m; chiều cao lớp bảo vệ, h bv =
0.5m)
Cốt đỉnh bể lọc

119
`
Zđỉnh-bpư = Zn-bpư + hbv = 7.35+0.5 = +7.85 (m)

3.10.5 Tính toán cao trình và bố trí bể trộn đứng


Tổn thất áp lực trong bể trộn đứng: h trộn = 0.6 (m) (Điều 6.355 TCXD 33:2006, 0,4 –
0,6m)
Tổn thất áp lực từ bể trộn sang bể phản ứng: h trộn-pư= 0.4 (m) (Điều 6.355 TCXD
33:2006, 0,3 – 0,4m)
Cốt mực nước bể trộn
Zn-bể trộn = Zn-bpư + htrộn + htrộn-pư = 7.35 + 0.6+0.4 = 8.35 (m)
Cốt đáy bể trộn
Zđáy-bể trộn = Zn-bể trộn – (Hb.trộn – hbv) = 8.35 – (4.78 – 0.5) = +4.07(m)
Trong đó Hpư = Hbpư – hbv (chiều cao bể lọc: Hb.trộn = 4.78 m; chiều cao lớp bảo vệ, h bv =
0.5m)
Cốt đỉnh bể trộn
Zđỉnh-bể trộn = Zn-bể trộn + hbv = 8.35 + 0.5 = +8.85 (m)

3.11 TRẠM BƠM CẤP II


Ta phải xây dựng trạm bơm cấp II để cung cấp toàn bộ lượng nước vào mạng lưới
cấp nước và cung cấp nước chữa cháy trong giờ có cháy phục vụ cho xã Định Thủy và
Phước Hiệp

3.11.1 Ống hút, ống đẩy


 đối với ống hút: thiết kế 2 ống hút bằng thép, chiều dài mỗi ống là 20m, đường
kính Dh = 350 mm
 đối với ống đẩy: thiết kế 2 ống đẩy bằng thép, chiều dài mỗi ống là 1000m chạy
dọc đường bộ của khu đô thị, đường kính Dđ = 300 mm

3.11.2 Bơm cấp nước sinh hoạt


Lưu lượng
Lưu lượng nước cấp vào mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất trong ngày;
Q1 = 6.84%Qm = 0,0684 x 15166
 Q1 = 1037.4(m3/h) = 288 (l/s)
Xác định cột áp của máy bơm sinh hoạt:
Chiều cao cột áp bơm được tính như sau:
Hb = ZB + Hhh +Hh + Hđ +Hdt + Hyc (m)

120
`
Trong đó:
ZB: cốt mặt đất tại nơi xây dựng trạm bơm, ZB = 3.8 (m)
Hyc: áp lực yêu cầu cung câp vào mạng lưới tại điểm đầu tuyến. Hyc = 24 m
Hhh: chiều cao hút hình học tính từ mực nước thấp nhất trong bể chứa đến độ cao
mặt đất tại trạm bơm cấp II.
Hhh = Zđ - MNTNBC = 2.40 –(- 0.50) = 2.90 m
Hdt: áp lực dự trữ lấy Hdt = 0.5m
Hh, Hđ: tổn thất áp lực trong đường ống hút và đẩy của trạm bơm.
Trên ống hút
2
vh
∑ hh=i .lh +∑ ξ × 2. g
Trong đó:
lh: chiều dài ống hút sơ bộ, lấy lh = 20 (m)
vh: vận tốc nước trong ống hút.
Với lưu lượng phát vào mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất là 177,4 l/s thì lưu
lượng qua mỗi đoạn ống là:
288
Q1 ống = =144(l/ s)
2
Theo thiết kế ta dùng 2 ống hút đường kính D350.
Khi đó ta có 1000i = 7.76; vh = 1.39 (m/s)
∑ ξ: tổng hệ số cục bộ qua các thiết bị.
1 côn mở ξ = 0.1
2 khóa ξ = 2 × 1 = 2
1 phễu thu ξ = 0.5
1 tê, ξ = 1.5
2 cút 900 ξ = 2 × 0.5 = 1
2
7.76 × 20 ( 1.39
h h= + 0.1+ 2+ 0.5+1.5+1 ) × =0.66(m)
1000 2 × 9.81
Trên ống đẩy
2
v
∑ hđ =i× lđ + ∑ ξ 2. đg
Trong đó:
lđ: là chiều dài ống dẫn nước từ trạm bơm cấp II đến điểm đầu tuyến của mạng lưới cấp
nước, lđ = 500 m chạy dọc đường nội bộ khu đô thị
vđ: vận tốc nước trong ống đẩy
Lưu lượng qua mỗi ống đẩy là 144.1 l/s từ trạm bơm cấp II về điểm đầu mạng lưới
cấp nước, đường kính mỗi ống D300. Khi đó ta có 1000i = 17.6; vđ = 1.9 (m/s)

121
`
∑ ξ: là tổng hệ số cục bộ qua các thiết bị lắp đặt trên ống đẩy
1 côn mở ξ = 0.25
2 khóa ξ = 2×1 = 2
1 van một chiều ξ = 1.7
2 cút 900 ξ =2 × 0.5 = 1
2
17.6 ×500 1.9
hđ= + ( 1+2+0.25+1.7 ) × =9.7(m)
1000 2 ×9.81
Vậy ta có:
Hh + Hđ = 0.66 + 9.7 = 10.36 (m)
Như vậy ta có:
HB = 3.8 + 2.9 + 10.36 + 0.5 + 24 = 41.56 (m)
Chọn bơm
288.1
Ta chọn bơm có: Qb = =144 (l/s) = 0.144 m3/s
2
Hb = 41.56 (m)
Với các thông số trên ta chọn được bơm là máy bơm li tâm dạng xoáy đàu gang
NTP2100 – 11520 (20HP)
Thông số máy bơm như sau:
Công suất: 20 HP (15 KW)
Điện áp: 3 phase-380V
Cột áp tiêu chuẩn: 40 m
Lưu lượng tiêu chuẩn: 518.4 m3/h (8640 lít/phút)
Đường kính xả: 100 mm / 4 inches
Hãng sản xuất: NTP
Xuất xứ: Đài Loan
Bảo hành: 12 tháng
Ta lắp 3 bơm trong trạm bơm trong đó có 2 bơm làm việc 1 bơm dự trữ.

3.11.3 Bơm chữa cháy


Lưu lượng
theo kết quả tính toán ta có lưu lượng của trạm bơm cấp II nhà máy cung cấp thêm vào
mạng lưới khi có cháy xảy ra là 22.5 m3/h.
Cột áp toàn phần: theo kết quả tính toán tủy lực mạng lưới cấp nước trong giờ có
cháy xảy ra ta có áp lực nước tại điểm 1 là 20 (m).
Như vậy cột áp toàn phần trong giờ có cháy xảy ra là:
tp cc cc
H b =H b +h h + H nb (m)
Trong đó:

122
`
H cc cc
b : áp lực nước tại thời điểm đặt bơm giờ có cháy, H b = 20 (m).

h cc
h : độ chênh hình học hút nước, tính từ mực nước thấp nhất trong bể chứa đến mặt đất

tại vị trí trạm bơm cấp II.


h cc
h =Z b −Z MNNT =2,90− (−0,5 ) =3.40(m).

H nb :tổn thất áp lực trong nội bộ trạm bơm bao gồm tổn thất trên đường ống đẩy và tổn
thất trên ống hút.“
H nb=¿ hh + hđ
Trên ống hút:
2
vh
h h=(i .l h + ∑ ξ . ) (m)
2. g
Trong đó:
lh: chiều dài ống hút, lh = 20 (m).
vh: vận tốc nước trong ống hút.
Với lưu lượng phát vào mạng lưới khi có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất
là 6.25l /s thì lưu lượng qua mỗi ống là:
6.25
Q1ống = = 3.125 (l/s)
2
Theo thiết kế ta dùng 2 ống hút đường kính D100.
Khi đó ta có: 1000i = 2.37 ; vh = 0.32 (m/s)
∑ ξ:là tổng hẹ số cục bộ qua các thiết bị.
1 côn mở ξ = 0.1
2 khóa ξ = 2×1 = 2
1 phễu thu ξ = 0.5
1 tê, ξ = 1,5
1 cút 900 ξ = 0.5
2
2.37 × 20 ( 0.32
h h= + 0.1+ 2+ 0.5+1.5+0.5 ) × =0.07( m)
1000 2× 9.81
Trên ống đẩy:
v 2đ
h đ =(i .l đ + ∑ ξ . ) (m)
2. g
Trong đó:
l đ : chiều dài ống đẩy, l đ = 500 (m).
vđ: vận tốc nước chảy trong ống đẩy.
Lưu lượng qua mỗi ống đẩy là 6.25 (l/s). Theo thiết kế ta dùng 2 ống đẩy đường
kính D150. Khi đó ta có 1000i = 41.1; vđ = 1.03 (m/s)
∑ ξ:là tổng hệ số cục bộ qua các thiết bị

123
`
1 côn mở ξ = 0.25
2 khóa ξ = 2×1= 2
1 van 1 chiều:ξ = 1.7
2 cút 900 ξ = 2×0.5 = 1
2
41.1 x 500 ( 1.03
hđ = + 1+2+0.25+1.7 ) × =20.82(m)
1000 2 × 9.81
Vậy ta có: H nb=¿ hh + hđ = 0,35 + 10 = 10,35 (m)
Như vậy ta có cột áp toàn phần:
tp cc cc
H b = H b +h h + H nb =¿20 + 0.35 +20.82 = 41.17 (m)
Vì cột áp của bơm chữa cháy gần bằng cột áp của trạm bơm cấp II trong giờ dùng nước
lớn nhất nên ta chọn bơm chữa cháy cùng loại với bơm sinh hoạt. Khi có cháy ta mở
thêm một bơm dự phòng, do đó trong giờ có cháy ta mở 3 bơm làm việc song song.

124
`

CHƯƠNG 4: KHÁI TOÁN CHI PHÍ

4.1 CHI PHÍ XÂY LẮP THIẾT BỊ VẬT TƯ


Bảng 4.1 - Chi phí mua sắm thiết bị chính
Thành
ST Thiết bị vật tư chủ Đơn vị Đơn giá tiền
Số lượng
T yếu tính (triệu
VNĐ)
(1) (2) (3) (4) (5)
Công trình thu,
1 140
trạm bơm cấp 1
Song chắn rác 2 Bộ 1.200.000 2.4
Lưới chắn rác 2 Bộ 800.000 1.6
Bơm cấp 1
Q = 197 l/s, H = 4 cái 34.000.000 136
15m
Đường ống chuyển
2 491.5
tải nước thô
Ống hút
Thép D 450 + Phụ 2.00.000/ 5m
4 x 280 m 448
kiện dài
Ống đẩy
Thép D350 + Phụ 2.900.000/
6 x 15 m 43,5
kiện 6m dài
3 Trạm xử lý nước 5.133,316
Chuẩn bị hoá chất
Bộ motor và cánh
khuấy ở các bể hóa 4 Bộ 6.000.000 24
chất (phèn + vôi)
Bơm dung dịch 2 bơm 7.000.000 14
Bơm định lượng 4 bơm 10.000.000 40
Đường ống dẫn
dung dịch uPVC 120 m 18.000 2,16
Ø50

125
`
Bể trộn đứng
Ống thép thu nước
6x8 m 299.000 14,35
Ø450
Ống thép Ø450 dẫn
4.830.000/6
nước sang bể phản 2x6 m 9,66
m dài
ứng
Ống xả cặn uPVC
2 x 12 m 193.000 4,63
Ø200
Bể phản có vách ngăn dạng đứng
Bộ motor và cánh
4 Bộ 12.000.000 48
khuấy
Ống thép thu nước,
dẫn nước sang bể 4 Bộ 299.000 1,196
lắng Ø450
Bể lắng
Ống thép thu nước,
dẫn nước sang bể 10 Bộ 299.000 2,99
lắng Ø350
Ống xả bùn uPVC
10 Bộ 193.000 1,93
Ø200
Bơm bùn 2 Bộ 20.000.000 40
Bể lọc
Cát lọc 10 x 77380 kg 1700 1,3
Sỏi đỡ 10 x 35040 kg 1700 5,9
Bơm rửa lọc 2 Bộ 15.000.000 30
Bơm gió rửa lọc 2 Bộ 20.000.000 40
Chụp lọc dài nhựa
583 Bộ 24.200 14,1
ABS
Ống thép dẫn nước 4.200.000/6
24 m 14
rửa lọc Ø 450 m dài
Ống thép dẫn gió 2.000.000/6
48 m 16
rửa lọc Ø150 m dài
2.800.000/6
Ống thép Ø200 60 m 28
m dài
4 Trạm biến áp 2.000
Máy biến áp và 2 cái 1.00.000.000 2000

126
`
máy phát điện
Tổng 7.764,816 triệu đồng

Bảng 4.2 - Chi phí xây dựng

Xây lắp -
ST
Hạng mục Vật liệu xây dựng
T
(Triệu VNĐ)

(1) (2) (3)


1 Công trình thu, trạm bơm cấp 1 5000
Công trình thu, trạm bơm cấp 1 4300
Hệ thống điện 350
Cổng, hàng rào, san nền, sân,
350
đường nội bộ
2 Đường ống chuyển tải nước thô 500
3 Cụm xử lý 47.660
-Bể trộn 1105
-Bể phản ứng, bể lắng 10000
-Bể lọc 8000
-Bể chứa 9000
-Trạm bơm cấp 2 1500
-Nhà hoá chất 850
-Sân phơi bùn 1050
4 Công trình phụ trợ 10.450
-Cổng, hàng rào, nhà bảo vệ 1000
-San nền 31950
-Sân, đường nội bộ, cây xanh 4000
-Nhà hành chánh 1000
-Trạm biến áp 150
-Nhà kho xưởng 1000
-Nhà để xe 300
-Đường ống thoát nước 1200
Tổng 63.610

Bảng 4.3 - Chi phí khác

127
`
Giá trị (triệu
STT Hạng mục
VNĐ)
(1) (2) (3)
1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 1450
Bảng 4.4 - - Khảo sát phục vụ lập Báo Cáo 100 Tổng
kinh phí Nghiên cứu khả thi 100 xây
dựng - Lập Báo Cáo Nghiên cứu khả thi 150
- Thẩm định, phê duyệt Báo Cáo 100

2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 4.420


- Khảo sát phục vụ thiết kế 250
- Thiết kế 1.300
- Thẩm định thiết kế, dự toán 100
- Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ
sơ dự thầu 100
- Giám sát thi công xây lắp và lắp 370
đặt thiết bị
- Quản lí dự án 500
- Bảo hiểm 450
- Đền bù, giải toả khu vực trạm
bơm 500
nước thô, xin phép xây dựng
- Đền bù, giải toả khu nhà máy xử
lý, xin phép xây dựng 8050
3 Giai đoạn kết thúc đưa dự án vào 2050
khai thác sử dụng
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết 150
toán
- Nghiệm thu, bàn giao, khánh
thành 100
- Chi phí đào tạo 300
- Chi phí chạy thử 200
Tổng cộng 7870

Giá trị (triệu


Stt Hạng mục
VNĐ)

128
`
1 Chi phí mua sắm thiết bị 7.764,816
2 Chi phí xây dựng 63.610
3 Chi phí khác 7.870
4 Dự phòng 7.998,6
Tổng cộng 87.243,416
(Với chi phí dự phòng bằng 5% chi phí mua sắm thiết bị + chi phí xây dựng + chi phí
khác)
Tổng mức đầu tư của dự án làm tròn là: VĐT = 87.250 triệu đồng
4.2. CHI PHÍ VẬN HÀNH
4.2.1 Chi phí hoá chất, điện năng, nhân công
Bảng 4.5 – Chi phí hoá chất, điện năng, nhân công
Khối lượng cho Chi phí hàng
Loại sản Khối lượng Giá năm
chi phí xuất 1 m nước
3
cả năm (Triệu VNĐ)
Phèn 0,04 kg/m 3
657.000 Kg 2.500 đ/kg 1.642,500
Vôi 0,0686 kg/m 3
1126,755Kg 1.200 đ/kg 1.352,106
Clo 0,005 kg/m 3
82.125 Kg 9.000 đ/kg 739,125
Điện 0,349 kWh/m 3
5.732.325 kWh 2000 đ/kg 11.464,650
Nhân công 30 người 30 x 12 3 triệu/tháng 1080
Tổng cộng 16.278,381

C1 = 16278,381(triệu đồng/năm)

4.2.2 Chi phí sữa chữa nhỏ


Ước tính bằng 1% tổng chi phí trên
C2 = 1% C1 = 1% x 16278,381 = 162,79 (triệu đồng/năm).

4.2.3 Chi phí khấu hao hàng năm


Công trình được tính toán khấu hao trong 15 năm
VĐT 87310
C3 = = = 5820,67 (triệu đồng/năm) .
15 15

4.2.4 Chi phí khác


Các chi phí khác bao gồm chi phí sữa chữa lớn, chi phí quản lí hàng năm. Chi phí khác
ước tính bằng 10% của các chi phí trên
C4 = 0,1×(C1 + C2 + C3) = 0,1×(16278,381 + 162,79 + 5820,67 ) = 2226,18 (triệu
đồng/năm)

129
`
4.3 TÍNH GIÁ THÀNH 1 M3 NƯỚC

4.3.1 Suất đầu tư xây dựng 1 m3 nước


VĐT 87310
S= = =¿8,3 (triệu đồng/m3)
10500 m /ngđ 10500
3

4.3.2 Giá thành cho một m3


C 1+C 2+C 3+C 4 16278,381+162,79+5820,67+2226,18
G= = =¿ 6389,5 (đồng/ m3)
10500 x 365 10500 x 365
Giá bán 1m3 nước cho người tiêu dùng
Giá bán 1 m3 nước có tính thuế:
gb = g(1 + L + T)
Trong đó:
+ L: Lãi suất định mức của nhà máy, L = 5%;
+ T: Thuế VAT đối với kinh doanh nước sạch, T = 5%.
gb = 6389,5 (1 + 0,05 + 0,05) = 7028,5 (đồng). Lấy tròn 7100 đồng/m3.
Hiện nay trên thị trường tỉnh Đồng Nai giá nước dao động từ 3700 đồng/m 3 đến 8500
đồng/m3. Như vậy giá 7100m3 là hợp lý và có tính khả thi.

130
`

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Nguyễn Thị Hồng (2001), Các bảng tính toán thủy lực, Nhà Xuất Bản Xây Dựng
Hà Nội.
[2]. Nguyễn Ngọc Dung (2003), Xử lý nước cấp, Nhà Xuất Bản Xây Dựng.
[3]. Nguyễn Ngọc Dung (2003), Cấp nước đô thị, Nhà Xuất Bản Xây Dựng.
[4]. Trịnh Xuân Lai (2002), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, Nhà Xuất
Bản Khoa Học Kỹ Thuật.
[5]. Th.S Hồ Ngô Anh Đào, Giáo trình Công nghệ xử lý nước cấp, Khoa Môi trường
và Bảo hộ lao động, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
[6]. Luận văn

131
`

132

You might also like