You are on page 1of 5

Câu 1:

Sau năm 1975, tình hình đất nước vẫn chưa thể ổn định với những áp lực từ trong và
ngoài nước. Đầu tiên là nền kinh tế vốn đã thấp kém, gặp nhiều thiên tai đã ảnh hưởng
không nhỏ đến người dân. Thứ hai là chiến tranh hai đầu biên giới xảy ra, Việt Nam bị
bao vây bởi đế quốc Mỹ và các thế lực chống đối trong khi nguồn dự trữ và viện trợ
nguyên vật liệu dần cạn kiệt, cấm vận kinh tế… đã cản trở công tác hồi phục kinh tế rất
nhiều. Bên cạnh đó, tư tưởng chủ quan, muốn nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội cộng
với những khuyết điểm trong mô hình xã hội chủ nghĩa và cơ chế kế hoạch hóa tập trung
kinh tế đã được bộc lộ rõ, đẩy đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
Những áp lực này đã bắt buộc chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm, phải
có những tìm tòi thử nghiệm và cách làm ăn mới, đưa ra biện pháp tháo gỡ cho những
vấn đề đặt ra.

Bước đột phá đầu tiên cho quá trình này là Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979). Hội
nghị đã đánh giá về thực trạng đất nước, tập trung bàn về phương hướng phát triển hàng
tiêu dùng và công nghiệp địa phương nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nghiêm trọng
tcác mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Trong đó thông qua hai nghị quyết là Nghị quyết số
20-NQ/TW về tình hình và nhiệm vụ cấp bách và Nghị quyết 21-NQ/TW về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương. Tất
cả đều nhắm đến mục tiêu là tháo gỡ dần những ràng buộc trong cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp bấy giờ, quyết tâm làm cho sản xuất “bung ra” để nâng cao kinh tế, nâng cao
đời sống cho nhân dân.

Sau hội nghị này, càng nhiều các quyết định, chính sách về kinh tế được đưa ra. Một
điểm sáng trong số đó là Chỉ thị số 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng
"khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác xã nông nghiệp.
Có thể nói, khi chỉ thị được ban hành, nền nông nghiệp như được “cởi trói, các tầng lớp
nhân dân đều phấn khởi vui mừng vì được khuyến khích đứng dậy làm chủ, từ đó tạo nên
động lực thúc đẩy cho ngành kinh tế quan trọng phát triển.

Bước đột phá thứ hai về đổi mới tư duy kinh tế là Hội nghị Trung ương 8 khóa V
(6/1985). Hội nghị đã bàn về vấn đề giá - lương - tiền và chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp, chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp và thực hiện đúng
cơ chế một giá, chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ
nghĩa. Qua đó lên kế hoạch cho cuộc cải cách toàn diện về giá – lương – tiền lần thứ hai.
Hội nghị Trung ương lần này có thể coi là một bước tiến mới về tư duy trên lĩnh vực lưu
thông, phân phối với điểm quan trọng là sự thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy
luật của hàng hóa.
Tuy nhiên, sau này cuộc tổng điều chỉnh đó đã thất bại trong tình trạng lạm phát “phi mã”
từ 1986 đến 1988 buộc Nhà nước phải tiếp tục sử dụng lại chính sách hai giá (1985).
Nguyên nhân có thể nói là vì sự nóng vội, hấp tấp và không chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt
cho cuộc cải cách này.

Hội nghị Bộ Chính Trị khóa 5 (1986) được coi là bước đột phá thứ ba về tư duy kinh tế
với “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Kết luận bao gồm ba
điểm lớn như sau: “a) Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp
làm mặt trận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được phát
triển có chọn lọc; b) Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; c) Trong cơ chế
quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ
hàng hoá - tiền tệ, dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; chính sách giá
phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá” ( Nguồn: Đổi mới tư
duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (hdll.vn) – Tác giả: TS Lê Minh Nghĩa – Hội đồng
lí luận Trung ương; phát hành ngày 17/12/2018 )

Như vậy, ba bước đột phá nói riêng và cả quá trình đổi mới tư duy nói chung có vai trò
và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước. Cả quá trình ấy đã thể hiện rất rõ được nhận
thức của Đảng, Nhà nước ta về sự cần thiết của việc đổi mới tư duy kinh tế để tạo động
lực khích lệ nhân dân lao động, giải phóng các ngành nghề, lực lượng sản xuất. Và tất cả
đều hướng tới một mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế, xây dựng đời sống ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân. Dù cho trong quá trình thử nghiệm đó không có ít cả thành công
và thất bại, đây vẫn là tiền đề, là cơ sở cho một sự kiện hết sức trọng đại sau này – Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) – Đại hội của đổi mới.

Nguồn tham khảo:

- Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Tập thể tác giả: PGS, NGND. Lê
Mậu Hãn; PGS. TS. Vũ Quang Hiển; TS. Lê Văn Thai; TS. Ngô Quang Định; TS.
Phạm Xuân Mỹ; PGS, TS. Trình Mưu; GS, TS. Mạch Quang Thắng; PGS, TS.
Ngô Đăng Tri; TS. Đinh Xuân Lý) (Đường dẫn: Bộ giáo dục và đào tạo (udn.vn)
tái bản lần 2; trang trích dẫn/tham khảo gồm 136,138,144)
- Văn kiện Đảng toàn tập 9 (tập 46), trang 141,142,143,144 – Đảng Cộng sản Việt
Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia (Hà Nội,2006) – Đường dẫn: Microsoft
Word - VK Dang TT - Tap 46 (dangcongsan.vn)
- Những cơ sở hình thành đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội VI (1986) –
Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Hiền – phát hành: 24/04/2020 – Đường dẫn: Những cơ
sở hình thành đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội VI (1986) (kontum.gov.vn)
- Đổi mới tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Tác giả: TS Lê Minh
Nghĩa – Hội đồng lí luận Trung ương; phát hành ngày 17/12/2018 – Đường dẫn:
Đổi mới tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (hdll.vn)
- Nhìn lại sự đột phá, đổi mới về tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam –
Tác giả: Th.S Trần Văn Hòa, Phó Trưởng Khoa Lí luận cơ sở - Ngày phát hành
16-12-2021 – Đường dẫn: Nhìn lại sự đột phá, đổi mới về tư duy kinh tế của Đảng
Cộng sản Việt Nam | TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẾN TRE
(truongchinhtribentre.edu.vn)

Câu 2:

Nguyên nhân khiến cho năm 1986, đổi mới đất nước là vấn đề sống còn, bức thiết của
Việt Nam phải kể đến những áp lực cả trong và ngoài nước trong giai đoạn 1976-1986.

Đầu tiên, dù chúng ta đã chiến thắng Đế quốc Mỹ nhưng cũng không thể nào khôi phụ
nhanh chóng những thiệt hại, hậu quả nghiêm trọng chúng gây ra cho xã hội và nền kinh
tế nước nhà. Mà ngược lại, ta còn phải chịu thêm lệnh cấm vận từ cả Mỹ và các nước
đồng minh. Cùng với đó là các nguồn viện trợ cũng giảm dần hoặc cắt hẳn trong khi nước
ta có phụ thuộc rất lớn. Một đất nước vốn đã có nền kinh tế yếu kém nay lại càng kiệt quệ
hơn. Ngoài ra, chúng ta không thể không nhắc đến hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới
phía Bắc (1979) và phía Tây Nam (1978-1989). Chúng đã gây ra thiệt hài không hề nhỏ
về cả người và kinh tế, đặc biệt, hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung còn
gây ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao của nước ta, vốn đã bị cô lập trên trường quốc tế.
Đồng minh lớn nhất của Việt Nam là Liên Xô cũng gặp tình hình không mấy khả quan,
thậm chí, đến năm 1985, quá trình sụp đổ đã bắt đầu xảy ra. Như vây, hoàn cảnh quốc tế
lúc bấy giờ không hề có lợi cho đất nước.

Tiếp theo, những áp lực trong nước chủ yếu đến từ kết quả của các chính sách đổi mới từ
1976-1986. Hai kế hoạch 5 năm gồm 1976-1980 và 1981-1985 ngoài đạt được một số
thành tựu thì vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Nổi bật là với kế hoạch 1976-1980, tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước đã thừa nhận những sai lầm trong
tư duy, công tác chuẩn bị không kĩ càng cũng như sự hấp tấp nóng vội đưa đất nước
thẳng tiến xã hội chủ nghĩa: “Về tình hình kinh tế - xã hội trong nước, bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, sự giảm sút của sản xuất vào cuối những năm 70 cùng với những
sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là bố trí đầu tư và xây dựng cơ bản của 5 năm
1976-1980, đã để lại hậu quả nặng nề” (Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng –
do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
V), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trình bày ngày 15 tháng 12 năm 1986)

Nền kinh tế có cải thiện bằng nhiều chính sách cải cách mang tư duy kinh tế mới nhưng
không thể coi là phát triển vượt bậc. Thậm chí, từ 1975-1986, có lúc nền kinh tế nước ta
lâm vào khủng hoảng, đời sống của nhân dân còn đang gặp vô và khó khăn thử thách.
Đặc biệt là 3 năm 1983-1985, nghiêm trọng nhất là năm 1985 sau đợt đổi tiền lần thứ 3
năm trong kế hoạch giá – lương – tiền. Tâm lí chủ quan và sự chuẩn bị không cẩn thận về
mọi mặt đã gây ra siêu lạm phát trong các năm tiếp theo. Nếu không có chính sách và
đường lối đổi mới ngay sau đó thì hậu quả có thể khó lường hơn rất nhiều.

Những nguyên nhân trên đều chỉ ra sự nhận thức của Đảng ta về tình hình, bối cảnh lúc
bấy giờ. Việt Nam để có thể phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa cần phải có một
đường lối mới, một tư duy kinh tế mới. Quá trình tìm tòi và khảo nghiệm đường lối đổi
mới kinh tế với 3 bước đột phá về tư duy đã giúp Đảng ta có thêm nhiều bài học kinh
nghiệm từ những sai lầm, bất cẩn lúc trước. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng
và Nhà nước ta không chỉ thẳng thắn vạch trần những cái sai trong công tác chỉ đạo, quản
lí, tâm lí chủ quan, nóng vội mà quan trọng hơn, nhận thức được những hậu quả để lại
cho nền kinh tế, cho đời sống nhân dân. Từ những áp lực trong và ngoài nước, đến những
yêu cầu không thể thiếu cho nhân dân, Đảng đã coi năm 1986 là năm mà vấn đề đổi mới
phải là vấn đề sống còn, bức thiết của đất nước. Cũng chính vì vậy mà Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng cũng được coi là Đại hội của đổi mới, thể hiện một
tư duy kinh tế mới toàn diện đã trải qua quá trình khảo nghiệm đầy khó khăn.

Đại hội VI đó đã rút ra được 4 bài học kinh nghiệm như sau: “Một là, trong toàn bộ hoạt
động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động… Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế,
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan… Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của
dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới…. Bốn là, phải xây dựng Đảng
ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa.” (Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa V trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng – do
đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V),
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trình bày ngày 15 tháng 12 năm 1986). Bài học thứ
nhất. “lấy dân làm gốc”, xuất phát từ lợi ích của dân là bài học xuyên suốt cả quá trình
phát triển của Đảng, nó luôn luôn đúng và mang ý nghĩa vô cùng triết lí và thấm thía.
Đây cũng là bài học mà không chỉ có Đảng mới có thể vận dụng vào đường lối chính
sách, mà bản thân em, bản thân mỗi người dân Việt Nam đều có thể vận dụng cho chính
bản thân mình. Ta có thể xem tư tưởng “lấy dân làm gốc” theo góc nhìn từ nhân dân
nghĩa là một người vì mọi người và mọi người cũng vì một người. Muốn xã hội phát triển
toàn diện, những nỗ lực của Đảng là chưa đủ, nhân dân cũng phải góp sức không nhỏ cho
quá trình này, mà để có được thành quả tốt đẹp nhất, nguyên tắc là không bao giờ để tư
lại, lợi ích cá nhân lên hàng đầu, mà ngược lại, ưu tiên trước nhất phải là lợi ích của cả
cộng đồng, dân tộc. Phải giữ cho bản thân luôn trong sạch, liêm chính không chỉ là
nguyên tắc của cá nhân trong Đảng mà còn phải áp dụng cho mỗi người dân. Bản thân
em là sinh viên, sau này phải có trách nhiệm là góp một phần công sức để xây dựng đất
nước. Vì vậy, bài học trên là vô cùng cần thiết.

Nguồn tham khảo, trích dẫn:

- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng – do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trình
bày ngày 15 tháng 12 năm 1986 ( đường dẫn: Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng | ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VI | TTXVN (daihoidang.vn)
- Báo: Đất nước qua 30 năm đổi mới: Đổi mới là bức thiết, là sống còn – Tác giả:
Quốc Phong – phát hành 25/1/2016 – đường dẫn: Đất nước qua 30 năm đổi mới:
Đổi mới là bức thiết, là sống còn (thanhnien.vn)
- Báo: 3 lần khủng hoảng và 3 lần kinh tế Việt Nam chuyển mình sau 1975 – do
Hoàng Nhật thực hiện – phát hành: 1/5/2019 – đường dẫn: 3 lần khủng hoảng và 3
lần kinh tế Việt Nam chuyển mình sau 1975 - Báo Gia Lai điện tử - Tin nhanh -
Chính xác (baogialai.com.vn)

You might also like