You are on page 1of 39

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM

1. Khái niệm NHTM


2. Các loại hình NHTM
3. Chức năng của NHTM
4. Đặc điểm của NHTM
5. Tài sản và nguồn vốn của NHTM
6. Thu nhập và chi phí của NHTM
7. Môi trường pháp lý của NH
8. Cạnh tranh của NHTM

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM

I. Khái niệm NHTM


• Tại Hoa Kỳ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh
doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và
hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
• Tại Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp
hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền
bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới
các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính
họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài
chính

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM

I. Khái niệm NHTM


• Tại Việt Nam: NHTM là tổ chức được thành lập theo
quy định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới
nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các chủ
thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận

Theo điều 4, luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 6 năm
2010 có viết như sau:Ngân hàng thương mại là loại hình ngân
hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu
lợi nhuận.

3
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM bao gồm:
a. Huy động vốn
–Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức có
kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm
–Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu...
theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi theo đúng thời
gian quy định
b. Cấp tín dụng
–Cho vay bằng tiền
–Chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh
ngân hàng ...

4
c. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
–Thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi
–Nhờ thu, ủy nhiệm thu
–Thẻ ngân hàng
–Thanh toán khác cho khách hàng
d. Các hoạt động kinh doanh khác
–Dịch vụ ngân quỹ
–Dịch vụ ủy thác
–Dịch vụ mội giới tiền tệ
–Dịch vụ kinh doanh ngoại hối
–Dịch vụ khác: quản lý tài sản, tư vấn tài chính
–Dịch vụ ngân hàng điện tử

5
Phân biệt giữa NHTM với các tổ chức tín dụng phi
NH
NHTM Tổ chức tín dụng phi NH
 Là tổ chức tín dụng  Là tổ chức tín dụng
 Được thực hiện toàn bộ  Được thực hiện một số
hoạt động NH hoạt động NH
 Là tổ chức nhận tiền gửi  Là tổ chức không nhận
 Cung cấp dịch vụ thanh tiền gửi
toán  Không cung cấp dịch vụ
thanh toán

6
II. Chức năng của NHTM
1. Trung gian tài chính: huy động vốn nhàn rỗi trong xã
hội tập trung vào NHTM sau đó phân phối vốn này
cho tổ chức và cá nhân có nhu cầu vốn dưới hình
thức cấp tín dụng
2. Trung gian thanh toán: NHTM mở các tài khoản
thanh toán cho khách hàng, cung cấp các phương
tiện thanh toán, thanh toán cho khách hàng
2. Tạo tiền ( tạo ra bút tệ )
U1 là số tiền gửi đầu tiên của một khách hàng
số tiền gửi tổng cộng được tạo ra là Sn và được tính
theo công thức như sau:

7
U1 q: là công bội cấp số
Sn = nhân
1- q
q= 1- tỷ lệ dự trữ bắt
buộc theo quy định

Ví dụ một khách hàng gửi tiền vào một NHTM với số tiền là
1000 đơn vị tiền tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định là 20%
Tổng số tiền bút tệ tạo ra về tiền gửi là :

1000
Sn   5000
1  0.8

8
Số bút tệ gia tăng về cho vay là 4000 và bút tệ gia tăng về dự
trữ là 1000 tổng cộng là 5000 bằng với bút tệ về tiền gửi

800
Sn   4000
1  0.8
200
Sn   1000
1  0.8

9
III- Đặc điểm và vai trò của NHTM

1. Đặc điểm của NHTM


• NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính – tiền tệ
• NHTM hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào lòng tin
và mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với NH
• NHTM hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro : rủi ro
thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro hệ
thống ….
• NHTM hoạt động kinh doanh chựu ảnh hưởng dây
chuyền với nhau, mang tính hệ thống, cạnh tranh
nhằm cùng tồn tại chứ không phải là triệt tiêu lẫn
nhau
10
2. Vai trò của NHTM

• Điều tiết nguồn vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cho nền kinh tế
• Tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính phát triển
• Góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
• Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia
với nền tài chính quốc tế.

11
IV.Các loại hình NHTM

1. Các loại hình NHTM


a. Ngân hàng thế giới
• Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính
quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy
kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương
trình vay vốn. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu
chính của mình là giảm thiểu đói nghèo.
• Nhóm Ngân hàng Thế giới là một tổ chức tài chính đa
phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh
tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng
cao năng suất lao động ở các nước này.

12
b. Quỹ tiền tệ
Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ
thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái
và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ
tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở
Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.
c. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế là một tổ chức quốc tế của
các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân
hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế
giới. BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng
trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài
chính. Hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban,
ban thư ký của nó và bởi hội nghị toàn thể các thành viên
được tổ chức hàng năm. BIS cũng cung ứng các dịch vụ
ngân hàng, nhưng chỉ cho ngân hàng trung ương, hoặc các
tổ chức quốc tế tương tự nó. BIS được thành lập
năm 1930 theo Hiệp ước Hague và có trụ sở chính
tại Basel, Thụy Sĩ.

13
d. Ngân hàng bán buôn (wholesale bank)
• Loại giao dịch ngân hàng này với các khách hàng lớn,
chẳng hạn như các tập đoàn lớn và các ngân hàng khác,
trong khi ngân hàng bán lẻ tập trung nhiều hơn vào cá
nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ.
• Các dịch vụ ngân hàng được coi là "bán buôn" chỉ dành
riêng cho các cơ quan Chính phủ, quỹ hưu trí, các tập
đoàn có tài chính mạnh và các khách hàng tổ chức khác có
qui mô và sức ảnh hưởng tương tự. Những dịch vụ này
bao gồm quản lí tiền mặt, tài trợ thiết bị, các khoản vay
lớn và dịch vụ ủy thác, và các dịch vụ khác.

• Ngân hàng bán buôn cũng đề cập đến việc vay và cho vay
giữa các tổ chức ngân hàng. Loại cho vay này xảy ra trên
thị trường liên ngân hàng và thường liên quan đến khoản
tiền cực kì lớn.

14
e. Ngân hàng bán lẻ (retail bank)

• Ngân hàng bán lẻ, hay còn gọi là ngân hàng của người tiêu
dùng, là việc cung cấp các dịch vụ bởi một ngân hàng với
công chúng, chứ không phải cho các công ty, các tập đoàn
hoặc các ngân hàng khác, mà thường được mô tả như ngân
hàng bán buôn.
• Các dịch vụ ngân hàng được coi là bán lẻ bao gồm cung cấp
tài khoản tiết kiệm và giao dịch, thế chấp, cho vay cá nhân,
thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Ngân hàng bán lẻ cũng được phân
biệt với ngân hàng đầu tư hoặc ngân hàng thương mại.
• Nó cũng có thể đề cập đến một bộ phận hoặc một phòng ban
của một ngân hàng liên quan đến khách hàng cá nhân.

15
f. Ngân hàng điện tử

• Ngân hàng điện tử nhìn chung được hiểu là một loại


hình thương mại về tài chính ngân hàng có sự trợ giúp
của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính, điện thoại
và công nghệ mạng.
• Ngân hàng điện tử là một phương thức cung cấp các
sản phẩm mới và sản phẩm truyền thống đến khách
hàng thông qua các kênh phân phối điện tử tương tác.
• Dịch vụ ngân hàng điện tử là hình thức thực hiện các
giao dịch tài chính, ngân hàng thông qua các phương
tiện điện tử.

16
2. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

a. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống


NHTMVN
• Ngày 6/5/1951,Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh
15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam
• 21/1/1960 ban hành thông tư số 20/VP-TH đổi tên
Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam thành NH Nhà nước
Việt Nam
• 26/3/1988, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ký nghị định
53 hình thành hệ thống NH hai cấp

17
• Cấp NH nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về
lĩnh vực tiền tệ và các NH kinh doanh
• Cấp NH kinh doanh là các tổ chức tín dụng NH và các tổ
chức tín dụng phi NH thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ
• 5/1990 Pháp lệnh NH Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chínhđược ban hành
đánh dấu sự hoàn thiện cơ chế mới về hoạt động NH.
• 12/1997 Luật NH Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín
dụng có hiệu lực
• 17/6/2010 Quốc Hội đã ban hành luật các tổ chức tín dụng

• 18
HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG

19
b. Hệ thống NHTMVN

• NHTM Nhà nước


• NHTM cổ phần
• Chi nhánh NH nước ngoài
• NH liên doanh
• NH 100% vốn của nước ngoài

20
c. Cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT


TỔNG GIÁM ĐỐC

KHỐI KHỐI KHỐI KHỐI


KHÁCH QUẢN LÝ NGHIỆP HÀNH CHÍNH
HÀNG RỦI RO VỤ SỰ NGHIỆP
21
d. Sơ đồ tổ chức theo công ty cổ phần

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

KHỐI KHỐI KHỐI KHỐI


KHÁCH HÀNG QUẢN LÝ NGHIỆP HÀNH CHÍNH
DN/CN RỦI RO VỤ SỰ NGHIỆP

22
e. Mạng lưới hoạt động

HỘI SỞ

SỞ GIAO DỊCH

VP CHI ĐƠN VỊ CÔNG TY


ĐẠI DIỆN NHÁNH SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC

PHÒNG ĐIỂM QUỸ MÁY


GIAO DỊCH GIAO DỊCH TIẾT KIỆM ATM

23
V. Tài sản và nguồn vốn của Ngân hang
1. TÀI SẢN
• Cho vay
• Đầu tư
• Tiền mặt
• Các tài sản khác
2. NGUỒN VỐN
• Tiền gủi
• Vốn chủ sở hữu
• Nguồn vốn khác

24
25
3. Các nghiệp vụ của NHTM
a. Nghiệp vụ nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Từ cấp phát của nhà nước; Góp vốn của các chủ sở hữu
ngân hàng; Bổ sung từ lợi nhuận; Vốn chủ sở hữu của
NHTM chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng
là nguồn vốn không phải hoàn trả và thường hình thành
những tài sản cố định của NHTM.
Nguồn vốn huy động:
• Huy động vốn bằng các nghiệp vụ: nhận tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn; nhận tiền gửi tiết kiệm; phát hành
kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các công cụ nợ
khác
• Vốn huy động chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn và
thường sử dụng vào mục đích kinh doanh; nguốn vốn huy
động là nguồn vốn phải hoàn trả khi đến hạn
26
Nguồn vốn vay
• Vay từ các tổ chức tín dụng khác trong nước
• Vay từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài
• Vay từ NH trung ương
Nguồn vốn khác
• Vốn tài trợ, ủy thác của các chủ thể trong và ngoài nước
• Vốn chiếm dụng phát sinh trong thanh toán
• Vốn điều hòa trong hệ thống NHTM

27
b. Nghiệp vụ sử dụng vốn
Mua sắm tài sản cố định
Thiết lập dự trữ
Cấp tín dụng
• Cho vay
• Chiết khấu giấy tờ có giá
• Bảo lãnh
• Bao thanh toán
• Thấu chi tài khoản tiền gửi
• Cho thuê tài chính
Hoạt động đầu tư
• Hùn vốn, góp vốn liên doanh với các tổ chức tài chính
khác, mua cổ phần của các NHTM cổ phần hoặc các tổ
chức kinh tế khá
• Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá, các loại chứng khoán
có tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính
28
c. Nghiệp vụ trung gian

• Dịch vụ ngân quỹ


• Dịch vụ thanh toán
• Dịch vụ giữ hộ tài sản
• Dịch vụ tư vấn tài chính
• Các dịch vụ khác

29
VI.Thu nhập và chi phí của NHTM
1. Thu nhập của một NHTM
• Các khoản thu từ hoạt động tín dụng
• Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ
• Các khoản thu từ hoạt động khác: lãi góp vốn, kinh
doanh chứng khoán, ngoại tệ, vàng, tư vấn, bảo hiểm …
2. Các khoản chi phí của một NHTM
• Chi phí về hoạt động huy động vốn
• Chi phí cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
• Chi phí cho hoạt động khác
• Chi phí nộp thuế, các khoản phí, lệ phí
• Chi phí cho nhân viên
3. Lợi nhuận của một NHTM
Lợi nhuận = Thu nhập - Chi phí
30
31
32
33
VII. Môi trường pháp lý của NH

1. Vai trò của môi trường pháp lý trong hoạt


động NH
• Ngăn chặn sự gián đoạn của nền kinh tế
• Bảo vệ tiền gửi của khách hàng
• Mục tiêu xã hội

34
2. Quy định pháp lý của NH

• Điều lệ của NHTM


• Quy định của NHTM
• Giám sát của NHTM
• Kiểm tra của NHTM

35
3. Tại sao ngân hàng thất bại

• Rủi ro hệ thống
• Thất bại trong quản lý ngân hàng
• Bất chấp qui định về đảm bảo an toàn
• Cho vay lớn mà không có đảm bảo
• Do các khoản vay dài hạn với lãi suất cố định
• Sự can thiệp của chính phủ
• Đầu tư nguy hiểm, kế toán giả mạo
• Cho vay bất động sản quá nhiều
• Do các qui định và giám sát yếu kém
• Gặp cú sốc về kinh tế vĩ mô
• Thẩm định tín dụng không đúng cách
• Chi phí hoạt động không cân xứng
• Gặp vấn đề về gian lận
• Không quản lý được rủi ro
36
4. Giám sát hoạt động NH

• Ban hành các văn bản pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân
hàng
• Ban hành các văn bản hướng dẫn phục vụ cho việc thanh tra
trên cơ sở rủi ro.
• Ban hành Sổ tay về thanh tra, quy chế về quản trị rủi ro Ban
hành quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với ngân hàng
• Ban hành quy định về xếp hạng ngân hàng về CAMELS (vốn,
chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh
doanh, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị
trường)
• Để hoạt động giám sát hiệu quả cần có: Một bộ máy tổ chức tối
ưu, quy trình giám sát hiệu quả, phương pháp giám sát, công cụ
giám sát phù hợp, hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại
phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

37
VIII.Cạnh tranh ngân hàng

1. Cạnh tranh về khách hàng


2. Cạnh tranh về công nghệ
3. Cạnh tranh về lợi nhuận
4. Cạnh tranh về nhân viên ngân hàng
• Dịch vụ khách hàng
• Tinh thần trách nhiệm
• Đáng tin cậy
• Chuyên nghiệp
• Sự nghiệp của nhân viên ngân hàng
• Đào tạo nhân viên ngân hàng
38
5. Cạnh tranh về hoạt động truyền thông

• Quảng cáo
• Xúc tiến bán hàng
• Quan hệ cộng đồng
• Bán hàng trực tiếp
• Marketing trực tiếp

39

You might also like